Phần trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo án Địa 8 (Trang 27)

C. Tiến trình lên lớp:

A.Phần trắc nghiệm

Câu 1: Theo chiều vĩ tuyến, lãnh thổ nước ta trải dài khoảng

a. 13 vĩ độ b. 17 vĩ độ

c. 15 vĩ độ d. 19 vĩ độ

Câu 2: Trên lược đồ khoáng sản Việt Nam, kí hiệu ô vuông màu đen là kí hiệu của

loại tài nguyên khoáng sản nào?

a. Sắt b. Bô xít

c. Than d. Dầu khí

Câu 3: Theo thứ tự từ Bắc vào Nam, lần lượt là các tỉnh

a. Thanh Hóa - Quảng Bình - Quảng Trị - Khánh Hòa b. Quảng Trị - Khánh Hòa- Thanh Hóa - Quảng Bình c. Khánh Hòa- Quảng Trị - Quảng Bình - Thanh Hóa d. Thanh Hóa - Quảng Bình - Khánh Hòa - Quảng Trị

Câu 4: Vùng biển nước ta rộng gấp mấy lần diện tích của đất liền:

a. 2 lần b. 3 lần

c. 4 lần d. 5 lần

Câu 5: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của địa lí tự nhiên nước ta:

a. Nội chí tuyến và gần trung tâm Đông Nam Á

b. Là cầu nối giữa biển và đất liền, giữa các nước Đông Nam Á đất liền với các nước Đông Nam Á hải đảo.

c. Có hệ thống núi cao đồ sộ và nhiều hoang mạc rộng lớn. d. Là nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật .

Câu 6: Đảo nằm ở Phía Nam của Tổ quốc có diện tích lớn nhất với 567km2 có tên là:

a. Cồn Cỏ b. Lí Sơn

c. Phú Quốc d. Trường Sa

Câu 7: Hoàn thành các địa danh hành chính và các tọa độ địa lí của các điểm cực ở

nước ta trên phần đất liền theo bảng sau: (2 điểm)

Điểm

cực Địa danh hành chính Vĩ độ Kinh độ

Bắc Nam Đông

Tây

B. Tự luận

Câu 1: Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó

khăn gì đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ? (3 điểm)

Câu 2: Vẽ hình minh họa các loại tài nguyên khoáng sản thể hiện trên lược đồ:

Sắt, Bô xít, Than, Dầu mỏ, Vàng, Đồng, Thiếc, Ti tan, A pa tít, Crôm? (2 điểm)

A. Trắc nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi: 1 2 3 4 5 6

Câu trả lời đúng: c c a b c c

B. Tự luận

Câu 1: Học sinh phải nêu được:

Nội chí tuyến và gần trung tâm Đông Nam Á. Là cầu nối giữa biển và đất liền, giữa các nước Đông Nam Á đất liền với các nước Đông Nam Á hải đảo, là nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

Kéo dài qua 15 vĩ độ với nhiều cảnh quan tự nhiên và đặc điểm khí hậu khác nhau thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp có cơ cấu mùa vụ đa dạng.

Đường biên giới dài, vùng biển rộng với gần 4000 đảo nên khó khăn cho việc bảo vệ chủ quyền an ninh Quốc gia.

Câu 2: Theo các kí hiệu trong SGK.

Tiết 34 Ngày soạn:

13/03/2009

Bài 28

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAMA.Mục tiêu: A.Mục tiêu:

1.Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:

Núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. Địa hình nhiều bậc của nước ta và tính chất nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của con người.

2.Kĩ năng:

Đọc và phân tích sơ đồ. Lược đồ địa hình Việt Nam.

3.Thái độ:

Hiểu biết và yêu quê hương đất nước. Bảo vệ môi trường thiên nhiên.

B.Phương pháp:

B.Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

Lược đồ địa hình Việt Nam. Các tranh ảnh có liên quan. 2. Học sinh:

Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

C. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức2. Kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra bài cũ:

Không.

3. Triển khai bài:3.1. Đặt vấn đề: 3.1. Đặt vấn đề:

Nước ta có ¾ diện tích đồi núi trên toàn thể lãnh thổ đất liền, đồi núi chúng ta là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng và khai thác có hiệu quả sẻ đem lại nguồn lợi to lớn. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm địa hình Việt Nam, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này.

3.2. Triển khai bài mới.

Hoạt động của Thầy và trò Nội dung chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động 1

GV treo lược đồ địa hình Việt Nam

? Dựa vào lược đồ địa hình Việt Nam, em có nhận xét gì về đặc điểm địa hình nước ta?

? Hãy xác định trên lược đồ các dãy núi Phan xi păng và Ngọc Linh?

HS thảo luận và trả lời GV chuẩn xác

? Em có nhận xét gì về đặc điểm địa hình đồng bằng trên lãnh thổ phần đất liền nước ta?

? Hãy tìm trên lược đồ một số dãy núi ăn lan sát biển hoặc phá vở sự chia cắt của đồng bằng?

HS thảo luận và trả lời GV chuẩn xác

Hoạt động 2

? Hãy nêu các giai đoạn hình thành địa hình nước ta?

HS trả lời GV chuẩn xác

? Hãy tìm trên lược đồ các vùng núi cao, các sơn nguyên ba dan, các đồng bằng trẻ của địa hình nước ta?

Một phần của tài liệu Giáo án Địa 8 (Trang 27)