1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hai tiêu chí ĐG XL GV

24 584 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 99 KB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI NĂNG LỰC GIÁO VIÊN 1. Tiêu chí đánh giá giờ dạy GV - Tính tư tưởng – thực tiễn - Tính khoa học - Tính nghiệp vụ Trong 3 yêu cầu này, thì tính khoa học là trọng tâm: GV phải truyền thụ kiến thức SGK sao cho chính xác, rõ ràng; làm cho HS hiểu được bài và được khơi gợi về tư duy khoa học, biết vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập, thực hành. Về tính tư tưởng- thực tiễn là bài dạy phải nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS một cách phù hợp, gắn kiến thức bài dạy với thực tiễn đời sống; còn tính nghiệp vụ là GV phải vận dụng các phương pháp dạy học một cách phù hợp và nhuần nhuyễn, có đổi mới (hoặc sáng tạo), lôi cuốn HS. Đánh giá giờ dạy người dự cần nêu ra những ưu điểm và thiếu sót về từng mặt nói trên. Người dạy có quyền phản biện lại ý kiến nhận xét, đánh giá của người dự đối với giờ dạy của mình, cho đến khi ngã ngũ đúng, sai, hay, dở. Cuối cùng, người dự xếp loại giờ dạy theo các mức độ: Giỏi (Tốt), Khá, Trung bình, Yếu kém. Tuy nhiên, có một thực tế rất phổ biến, là: Việc nhận xét, đánh giá, xếp loại giờ dạy của GV ở các địa phương lâu nay rất hình thức, không nghiêm túc, không trung thực, nhiều cảm tính và mắc “bệnh thành tích” rất nặng; cho nên rất kém tác dụng và hiệu quả. Thực tế là, trước khi dự giờ, thì nhiều tổ chuyên môn đã cùng nhau thiết kế giáo án cho GV lên lớp, rồi cho GV này tập giảng nhiều lần. Bởi vậy, bài giảng của GV để kiểm tra, đánh giá nhiều khi không thể hiện được thực chất năng lực của người dạy, mà là những kiến thức vay mượn của người khác, theo kiểu “ăn xổi ở thì”. Vì thế, nhiều GV lên lớp không trình bày được thanh thoát giáo án mà tập thể đã thiết kế cho mình. Sau tiết dạy, tập thể góp ý, nhận xét, đánh giá, xếp loại thì thường là xuê xoa, xuôi chiều, hời hợt, “cho đẹp lòng nhau”(?!). Nhiều người dự giờ nhưng lại không có ý kiến nhận xét, đánh giá; phần vì ngại va chạm, mang tâm lý “dễ người, dễ ta”; phần vì năng lực hạn chế, không phát hiện được những ưu, khuyết điểm của GV lên lớp. Một số người khác có tâm trạng: vì đã góp phần thiết kế giáo án cho bạn, chẳng lẽ lại phê phán những điểm yếu của bạn- hoá ra là tự phê phán mình! Thêm nữa, nếu GV lên lớp là người thân thiết với mình, thì họ sẵn sàng bỏ qua cho nhau về những thiếu sót của người dạy. Lại có những GV lên lớp - là tổ trưởng chuyên môn, thì những người dạy này rất được nể nang, những cái dở của bài dạy cũng được biến thành những cái hay, thậm chí được tâng bốc một cách quá đáng! Đáng buồn là, có không ít GV xun xoe, nịnh bợ những người sẽ đến dự giờ của mình, đặc biệt là người có vai trò lãnh đạo, các cán bộ phụ trách chuyên môn. Hiện trạng phức tạp này, đã biến rất không ít giờ dạy yếu kém được xếp loại “Giỏi”, biến nhiều GV yếu kém thành “GV Giỏi” (?!). Ngược lại với tình trạng nêu trên, có thực tế như sau: Một là, có sự góp ý chân thành với GV lên lớp. Do thực trạng nhiều GV yếu kém năng lực, nên một số người đã góp ý thẳng thắn, nêu ra và phân tích những cái được và cái chưa được trong giờ dạy. Đây là cách góp ý và đánh giá rất đúng đắn. Tiếc rằng số người góp ý như thế rất ít và nhiều khi họ lại không được lòng tập thể. Hai là, có một số người, vì không thân thiện, có ác cảm với GV lên lớp, nên đã bới lông tìm vết, quy chụp, biến tốt thành xấu, biến hay thành dở. [...]... cho GV) Việc này, phải làm thường xuyên, nhất là đối với các GV yếu kém chuyên môn và mới vào nghề Năm là: Sau khi đã đánh giá, xếp loại đúng, thì nhà trường và các tổ chuyên môn cần có biện pháp nhân điển hình tốt, khen thưởng những GV có năng lực chuyên môn vững vàng, kể cả việc đề nghị khen thưởng và đưa vào tiêu chí xếp loại thi đua cho họ; đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho các GV. .. đánh giá khá chính xác về năng lực chuyên môn (cũng như phẩm chất đạo đức) của mỗi GV Ai dạy hay, ai dạy dở, các em nắm được cả Chỉ có điều, do đang học tại trường, HS không dám nói ra những yếu kém của một số thầy, cô Bởi vậy, Ban giám hiệu, tổ chức đoàn thể trong trường cần tổ chức và động viên HS góp ý kiến về chất lượng giảng dạy của GV Bốn là: Việc đánh giá, xếp loại năng lực của GV không chỉ...Sự thật, cả hai cách đánh giá như vậy đều gây nên những căng thẳng, mất đoàn kết, thậm chí thù hằn nhau trong sinh hoạt hàng ngày Đây là điều có thật và khá phổ biến trong các trường học Cho nên, không phải không có lý, khi phần đông GV (và công chức các ngành khác) lựa chọn cách sống “dĩ hoà vi quý” Đánh giá, xếp loại giờ dạy, nhằm để đánh giá, xếp loại năng lực chuyên môn của GV Đây là một công... giá, xếp loại năng lực chuyên môn của GV đang là vấn đề bức thiết của ngành GD-ĐT Làm tốt công việc này, đảm bảo tính khoa học, tránh được “bệnh thành tích”, tránh xuê xoa hoặc đố kỵ, sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ GV; từ đó nâng cao chất lượng GD-ĐT, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế Những tiêu chí để xếp loại chung tiết dạy Loại Tốt:... đánh giá, xếp loại (GV) phải tự mình thiết kế bài giảng, không ỷ lại vào tập thể Phải có tinh thần thực sự cầu thị, tiếp thụ những ý kiến đóng góp chân thực, đúng đắn; nhưng cũng phải có bản lĩnh để phản bác lại những lời nhận xét, đánh giá không đúng, không công tâm Ba là: Những người được giao trách nhiệm đánh giá GV cần quan tâm, tham khảo dư luận (đúng đắn) của HS đối với GV được đánh giá Các... vừa mang tính nhân văn! Bởi nó đụng chạm tới danh dự, uy tín và ảnh hưởng đến đời sống của GV Nhận xét hay – dở, xếp loại tốt – xấu, với tinh thần khách quan, công tâm, trong sáng, có cơ sở khoa học của những người đánh giá, sẽ làm cho người được đánh giá (GV) tâm phục, khẩu phục, tạo nên niềm phấn khởi cho GV, khích lệ họ cố gắng hơn nữa, hoặc nhìn nhận ra thiếu sót, hạn chế của bản thân để phấn đấu... xếp loại giờ dạy của GV phải là những người thật sự có năng lực chuyên môn và phải có cái tâm trong sáng Đây là điều hết sức quan trọng Phải cùng chuyên môn với người dạy, có hiểu biết vững vàng về môn mình dự giờ Có tâm trong sáng tức là không thiên vị, nể nang hoặc thành kiến, ác cảm với người dạy Có như thế, mới phát hiện, đánh giá được những cái đúng sai, hay - dở của giờ dạy Hai là: Bản thân người... từ đó nâng cao chất lượng GD-ĐT, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế Những tiêu chí để xếp loại chung tiết dạy Loại Tốt: Xây dựng giờ dạy đảm bảo: - Tính chính xác của kiến thức,tính lô gích và hệ thống của bài dạy - Nội dung kiến thức, kỹ năng rèn luyện cho học sinh được xây dựng đầy đủ, hợp lý, thể hiện rõ được trong tâm - Chọn lựa và kết hợp các phương... tác dụng phát huy trí lực học sinh - Học sinh hứng thú trong tiếp nhận tri thức, tích cực tham gia vào việc giải quyết các tình huống đặt ra trong tiết học Loại Khá : Xây dựng giờ dạy đảm bảo: - Tính chính xác của kiến thức,tính lô gích và hệ thống của bài dạy - Xây dựng được những nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản - Phương pháp giảng dạy hợp lý, phần đông học sinh nắm và vận dụng được kiến thức, . NĂNG LỰC GIÁO VIÊN 1. Tiêu chí đánh giá giờ dạy GV - Tính tư tưởng – thực tiễn - Tính khoa học - Tính nghiệp vụ Trong 3 yêu cầu này, thì tính khoa học là trọng tâm: GV phải truyền thụ kiến. “Giỏi”, biến nhiều GV yếu kém thành GV Giỏi” (?!). Ngược lại với tình trạng nêu trên, có thực tế như sau: Một là, có sự góp ý chân thành với GV lên lớp. Do thực trạng nhiều GV yếu kém năng. thì nhiều tổ chuyên môn đã cùng nhau thiết kế giáo án cho GV lên lớp, rồi cho GV này tập giảng nhiều lần. Bởi vậy, bài giảng của GV để kiểm tra, đánh giá nhiều khi không thể hiện được thực

Ngày đăng: 24/04/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w