Tiểu Luận: Cho Vay Kích Cầu Đối Với Các Doanh Nghiệp Của Các Ngân Hàng Thương Mại Ở Việt Nam

10 313 0
Tiểu Luận: Cho Vay Kích Cầu Đối Với Các Doanh Nghiệp Của Các Ngân Hàng Thương Mại Ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

iểu luận: Cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam nêu cơ sở lý luận chung về hoạt động cho của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp. Thực trạng cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguy ễn Đức Trung 0 Lớp: Cao Học-Ngân Hàng-Ngày 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG  TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Đề tài : CHO VAY KÍCH CẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: TS . Lại Tiến Dĩnh Học viên thực hiện: Nguyễn Đức Trung Lớp: Cao Học – Ngân Hàng – Ngày 1 Khóa: 17 Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2008 Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguy ễn Đức Trung 1 Lớp: Cao Học-Ngân Hàng-Ngày 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm về cho vay. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Thời hạn nhất định ở đây là thời hạn cho vay và dựa và thời hạn có thể chia cho vay doanh nghiệp thành cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. ˆ Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. ˆ Cho vay trung hạn là khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. ˆ Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. 1.2. Nguyên tắc cho vay. Thông thường cho vay dựa trên 3 nguyên tắc sau: + Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ghi vào trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay sau này. + Tiền vay phải hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì phần lớn vốn của ngân hàng là nguồn vốn huy động của khách hàng. Do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định, khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng cả gốc và lãi. + Tiền vay phải có tài sản đảm bảo đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Tài sản đảm bảo có thể tồn tại dưới nhiều dạng như: tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay ngân hàng, tài sản đảm bảo là tài sản của người đi vay, tài sản đảm bảo còn có thể là tín chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba. Tuy nhiên, xu hướng trên thế giới hiện nay thì nguyên tắc cho vay chủ yếu có 2 nguyên tắc đó là: + Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. + Tiền vay phải hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 1.3. Điều kiện vay vốn. Mặc dù khi cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải bảo đảm các nguyên tắc như vừa nêu trên nhưng thực tế không phải khách hàng nào cũng có thể tuân thủ đúng các nguyên tắc này. Do vậy, để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thỏa mãn một số điều kiện Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguy ễn Đức Trung 2 Lớp: Cao Học-Ngân Hàng-Ngày 1 vay nhất định. Theo quy chế cho vay khách hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành, các điều kiện vay vốn khách hàng cần có bao gồm: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; - Có mục đích vay vốn hợp pháp; - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; - Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, các điều kiện vay vốn trên đây chỉ là hướng dẫn chung cần thiết cho các ngân hàng thương mại. Khi cụ thể hóa các điều kiện cho vay này, các ngân hàng thương mại có thể cụ thể hóa và đặt ra các điều kiện riêng của mình. 1.4. Hồ sơ vay vốn. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng một bộ hồ sơ vay vốn thông thường bao gồm: - Giấy đề nghị vay vốn; - Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động; - Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư; - Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất; - Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay; - Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết. Trên đây là hướng dẫn chung về các tài liệu khách hàng phải xuất trình trong hồ sơ vay vốn. Khi cụ thể hóa hồ sơ vay vốn, các ngân hàng thương mại có thể yêu cầu khách hàng nộp cho ngân hàng những tài liệu cần thiết phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng ngân hàng. 1.5. Thẩm định và quyết định cho vay. Thẩm định là căn cứ để ra quyết định cho vay hay không cho vay. Có hai loại thẩm định là: thẩm định dự án cho vay ngắn hạn, thẩm định dự án cho vay trung và dài hạn. Đối với dự án ngắn hạn thì thẩm định phương án sản xuất kinh doanh. Còn đối với dự án trung và dài hạn thì thẩm định dự án đầu tư. Trong trường hợp quyết định cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ ký kết hợp đồng tín dụng và thực hiện các khâu tiếp theo của quy trình tín dụng. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay. 1.6. Hợp đồng tín dụng. Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng và hợp đồng này gồm có các nội dung về điều kiện vay sau: - Mục đích sử dụng vốn vay; - Phương thức cho vay; - Số tiền vay; - Lãi suất vay; - Thời hạn vay; - Phương thức trả nợ; - Hình thức bảo đảm và giá trị tài sản bảo đảm; - Quyền và nghĩa vụ của hai bên ngân hàng và khách hàng; - Những cam kết khác được các bên thỏa thuận. Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguy ễn Đức Trung 3 Lớp: Cao Học-Ngân Hàng-Ngày 1 1.7. Giới hạn và hạn chế cho vay. Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng thương mại bị giới hạn cho vay theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn. Các giới hạn tín dụng khi cho vay ngắn hạn bao gồm: ˆ Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các ngân hàng có thể cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt nam. ˆ Trong trường hợp đặc biệt, ngân hàng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay theo quy định vừa nêu khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể. ˆ Việc xác định vốn tự có của các ngân hàng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số hạn chế như ngân hàng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tượng sau đây: ˆ Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay, kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay; ˆ Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng; ˆ Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 77 của Luật các Tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. 1.8. Những trường hợp không cho vay. Ngoài những giới hạn và hạn chế tín dụng như trên, ngân hàng còn không được cho vay trong những trường hợp sau: ˆ Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc(Phó giám đốc) của tổ chức tín dụng; ˆ Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay; ˆ Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc(Giám đốc), phó tổng giám đốc (Phó giám đốc). 1.9. Các phương thức cho vay. Phương thức cho vay là cách thức thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng của ngân hàng. Hiện nay trong cho vay đối với doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại có thể thỏa thuận với khách hàng về sử dụng loại phương thức cho vay. Thông thường có các loại phương thức cho vay như: - Cho vay từng lần; - Cho vay theo hạn mức tín dụng; - Cho vay theo dự án đầu tư; - Các phương thức cho vay khác. 1.10. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp. 1.10.1. Xác định nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cần đầu tư vốn vào tài sản lưu động và tài sản cố định. Về nguyên tắc, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn để tài trợ đầu tư vào tài sản lưu động. Tín dụng ngắn hạn có thời gian cho vay đến 12 tháng. Có các loại tài trợ ngắn hạn như sau: Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguy ễn Đức Trung 4 Lớp: Cao Học-Ngân Hàng-Ngày 1 - Tài trợ ngắn hạn thường xuyên như tiền mua nguyên vật liệu hoặc hàng hóa dự trữ cho sản xuất kinh doanh; - Tài trợ ngắn hạn thời vụ như các doanh nghiệp sản xuất theo thời vụ nên cần vốn ngắn hạn trong thời điểm đó. 1.10.2. Phương thức cho vay. Có hai loại là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng. + Cho vay từng lần: Đặc điểm của phương thức này là mỗi lần khách hàng vay món nào thì phải làm hồ sơ vay món đó. + Cho vay theo hạn mức tín dụng: Đặc điểm của phương thức này là khách hàng chỉ cần lập một bộ hồ sơ vay vào đầu kỳ kế hoạch và có thể sử dụng cho nhiều món vay. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đối với phương thức cho vay này, một hợp đồng tín dụng được sử dụng cho cả quý. Đến cuối quý, hợp đồng tín dụng s ẽ được thanh lý và sang đầu quý sau, khách hàng muốn vay phải nộp một bộ hồ sơ vay mới. 1.11. Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp. 1.11.1. Mục đích của tín dụng trung và dài hạn. Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay đến 60 tháng. Cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên. Mục đích của cho vay trung và dài hạn là nhằm đầu tư vào tài sản cố định hoặc một phần tài sản lưu động thường xuyên của doanh nghiệp, hoặc đầu tư vào các dự án đầu tư. Mục đích nữa là tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. 1.11.2. Thủ tục vay vốn trung và dài hạn. Để vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng, khách hàng phải lập và nộp bộ hồ sơ vay vốn. Nhìn chung hồ sơ vay vốn cũng tương tự như là bộ hồ sơ vay vốn ngắn hạn chỉ khác ở chỗ khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng dự án đầu tư vốn dài hạn, thay vì gửi cho ngân hàng phương án sản xuất kinh doanh hoặc kế hoạch vay vốn như khi vay ngắn hạn. 1.11.3. Thẩm định dự án đầu tư. Sau khi lập dự án đầu tư, khách hàng nộp vào ngân hàng cùng với các giấy tờ cần thiết khác quy định trong hồ sơ vay vốn. Trước khi xem xét và quyết định cho vay hay không, ngân hàng sẽ thẩm định lại dự án đó và đứng trên gốc độ của ngân hàng để thẩm định. Sau đó ngân hàng sẽ quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Nếu từ chối ngân hàng sẽ giải thích lý do tại sao không cho vay. 1.11.4. Các phương thức cho vay trung và dài hạn. Có các phương thức cho vay sau: - Cho vay mua sắm máy móc thiết bị; - Cho vay đầu tư dự án. Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguy ễn Đức Trung 5 Lớp: Cao Học-Ngân Hàng-Ngày 1 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHO VAY KÍCH CẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2008 2.1. Tình hình kinh tế thế giới trong năm 2008. Năm 2008 là một năm hết sức khó khăn đối với kinh tế thế giới. Mở đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu tại nước Mỹ. Mầm móng khởi nguồn từ trước ngày 6 tháng 8 năm 2007 khi Công ty Thế chấp nhà Mỹ (American Home Mortgage) làm đơn xin phá sản. Tiếp theo sự khởi nguồn này là nhiều ngân hàng và công ty lâm vào khó khăn và bộc lộ rõ nét là sự sụp đổ và khó khăn của các ngân hàng và công ty tài chính lớn và nổi tiếng ở Mỹ như: Wachovia, Washington Mutual Inc, Bear Sterns, Fannie Mae, Fredie Mac, Lehman Brothers, Merrill Luynch, Tập đoàn bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIG), Goldman Sachs , MorganStanley, … và đến cuối năm 2008 đã có 17 ngân hàng bị giải thể. Bên cạnh sự sụp đổ các tên tuổi lớn, hàng loạt các tổ chức tài chính khác cũng đã sụp đổ theo với các khoản nợ có liên quan tới các vụ sụp đổ nói trên và sự giảm mạnh về giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Khủng hoảng trên thị trường chứng khoán đã bùng phát và nó đã lan rộng tới tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới như thị trường chứng khoán Châu Âu, thị trường chứng khoán Châu Á, … giá cổ phiếu đã giảm rất mạnh. Đứng trước cuộc suy thoái kinh tế trên, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã có những quyết định để cứu vãn tình hình kinh tế suy giảm. Mở đầu là nước Mỹ với 263 phiếu thuận và 171 phiếu chống Hạ Viện Mỹ đã thông qua kế hoạch 700 tỷ USD vào ngày 3 tháng 10 năm 2008 nhằm giải cứu ngành tài chính nước này thoát khỏi khủng hoảng. Kế tiếp là hàng loạt các nước trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều kế hoạch để vượt qua khủng hoảng. Vào tháng 10 năm 2008 Chính phủ Đức đã đưa ra kế hoạch giải cứu ngành ngân hàng trị giá tới 500 tỷ EURO. Tuy nhiên đến nay chưa có nhiều ngân hàng được tiếp cận nguồn tài chính này bởi điều kiện hết sức chặt chẽ. Ngoài ra Chính phủ Đức còn đưa ra kế hoạch 67 tỷ USD cứu nền kinh tế với gói kích thích tăng trưởng kinh tế có thời hạn đến năm 2010, chủ yếu phát triển đường sá, trường học, giảm thuế và được coi là một trong những kế hoạch quy mô lớn nhất trong số các chính phủ Châu Âu. Kế tiếp Nhà nước Trung Quốc đã đưa ra gói kích cầu trị giá 4.000 Nhân Dân Tệ tương đương 586 tỷ USD với 10 giải pháp cụ thể sau: - 280 tỷ nhân dân tệ dành cho xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp, cải tạo nhà ổ chuột, công trình định cư cho dân du mục, thí điểm cải tạo nhà xuống cấp nguy hiểm ở nông thôn. - 370 tỷ nhân dân tệ cho các công trình khí sinh học, nước uống và đường sá ở nông thôn, lưới điện nông thôn, thủy lợi, xóa đói giảm nghèo. - 1.800 tỷ nhân dân tệ cho đường sắt, đường bộ, sân bay, lưới điện. - 40 tỷ nhân dân tệ cho y tế, văn hóa, giáo dục, mạng lưới y tế cơ sở, ký túc xá trường học ở nông thôn, miền Trung, miền Tây. - 350 tỷ nhân dân tệ cho môi trường sinh thái như xử lý rác thải, nước thải, rừng phòng hộ. - 160 tỷ nhân dân tệ cho đầu tư điều chỉnh cơ cấu, tự chủ đổi mới như hỗ trợ công nghệ cao, phòng thí nghiệm, internet, công nghệ mới. Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguy ễn Đức Trung 6 Lớp: Cao Học-Ngân Hàng-Ngày 1 - 1.000 tỉ nhân dân tệ cho tái thiết sau thiên tai chủ yếu cho vùng chịu động đất ở Tứ Xuyên. Với những kế hoạch trên thì hy vọng trong năm 2009 kinh tế các nước trên thế giới sẽ sớm vượt qua những khó khăn, thách thức do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra. 2.2. Tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2008. Kinh tế Việt Nam trong năm 2008 gặp rất nhiều khó khăn do ảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Sau một giai đoạn tăng trưởng mạnh từ cuối năm 2007 đến tháng 9 năm 2008 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng chậm lại và có xu hướng giảm dần từ tháng 10 năm 2008, đến tháng 11 năm 2008 CPI đạt 147,07 tăng 24,2% so với tháng trước. Bên cạnh đó, có thể thấy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của nước ta chậm dần theo quý từ đầu năm 2008 đến nay, tăng trưởng GDP quý I là 7,95%, quý II là 6,2%, quý III là 6,48% và GDP cả năm 2008 chỉ là 6,23% so với năm 2007, GDP năm 2006 là 8,2%, GDP năm 2007 là 8,5%. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chậm lại. Nguyên nhân phần lớn là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu khiến thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, hàng hóa nước ta chủ yếu xuất sang các thị trường bị ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng này như Mỹ, các nước Châu Âu, … Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đội ngũ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 96,5% trong tổng số gần 350.000 doanh nghiệp trong cả nước, hàng năm đóng góp khoảng 40% GDP, thu hút 50% trong tổng số lao động trong khu vực doanh nghiệp. Những tháng đầu năm 2008, giá nguyên vật liệu như: xi măng, sắt, thép giá tăng vọt, nhưng đến những tháng cuối năm 2008 giá cả các mặt hàng này giảm rất mạnh. Điển hình như giá sắt, thép, từ tháng 5 năm 2008 đến nay giá đã giảm tới 50% do giá thép trên thị trường giảm mạnh và nhu cầu trong nước cũng đã ít đi. Thị trường bất động sản đóng băng, hàng loạt dự án xây dựng phải dừng, giãn tiến độ khiến cho giá xi măng cũng giảm mạnh. Nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước giảm đã khiến một số mặt hàng phải cắt giảm sản lượng như: cuối tháng 10 năm 2008 dầu thô khai thác chỉ bằng 86,3%, than khai thác giảm 8,5%, vải dệt giảm gần 5%, giấy bìa giảm 4,5%, thép tròn chỉ bằng 59,1%, biến thế điện giảm 13,9%, ti vi giảm 5,8%, … so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 4 tháng cuối năm 2008 kim ngạch xuất khẩu giảm bình quân 400 triệu USD/tháng so với mức bình quân 8 tháng đầu năm 2008. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 3 quý đầu năm 2008 mới chỉ đạt 18% bằng 60% kế hoạch đề ra, ngân hàng dư thừa vốn khả dụng nhưng rất khó tìm được dự án khả thi để cấp tín dụng. Thị trường hàng hóa trong nước có thể bị chiếm lĩnh bởi các nước khác đặc biệt là Trung Quốc khi mà hàng hóa các nước này mất thị trường ở Mỹ và các nước Châu Âu sẽ chuyển hướng sang các nước có thị trường mới như nước ta. 2.3. Thực trạng cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong năm 2008. Trước ảnh hưởng trầm trọng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, Chính phủ các nước đã đưa ra hàng loạt các giải pháp trong đó phải kể đến các gói kích thích nhằm ngăn chặn đà suy thoái. Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngày 3 tháng 12 năm 2008 Chính phủ Việt Nam đã công bố gói kích cầu trị giá 1 tỷ USD tương đương 17.000 tỷ VND nhằm kích thích sản xuất và nhu cầu tiêu dùng, tạo động lực cho Việt Nam phát triển bền vững. Gói kích thích này được đưa ra đúng vào thời điểm các doanh nghiệp đang hết sức khó khăn, nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Đây là một động thái rất kịp thời của chính phủ được các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp và Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguy ễn Đức Trung 7 Lớp: Cao Học-Ngân Hàng-Ngày 1 các nhà kinh tế đánh giá cao. Nguồn vốn tài trợ của gói kích cầu này được lấy từ 3 nguồn chính sau: Nguồn thứ nhất là từ phát hành trái phiếu chính phủ. Nguồn này được sử dụng để đầu tư vào những công trình mục tiêu như: trường học, bệnh viện, cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi và các công trình nhà ở xã hội. Nguồn thứ hai là chính phủ sẽ miễn, giảm, hoãn, chậm thu thuế để các doanh nghiệp có nguồn đầu tư. Đối với thuế giá trị gia tăng (VAT) thì sẽ hoàn trước kiểm tra sau, đối với thuế nhập khẩu thì giãn thời gian nộp thuế, ân hạn thuế cho các doanh nghiệp đặc biệt là sẽ ưu tiên cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguồn thứ ba là chính phủ sẽ sử dụng quỹ dự trữ nhằm để đầu tư cho một số mục tiêu hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm để thúc đẩy tiêu dùng. Tuy nhiên, gói kích cầu trị giá 1 tỷ USD chủ yếu sử dụng để hỗ trợ lãi suất cho vay các dự án và chương trình đầu tư thực hiện trong hai năm 2009 và năm 2010. Lãi suất ưu đãi theo nguyên tắc có hoàn trả, dự án phải có đầy đủ thủ tục đầu tư hoặc đang trong quá trình triển khai thi công nhưng chưa huy động được vốn. Các dự án kết cấu hạ tầng giao thông quy mô lớn, các dự án đường bộ cao tốc, một số sân bay, cảng biển, các dự án đầu tư ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, xây dựng quỹ nhà xã hội cho người nghèo có thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ và vừa,… sẽ được hỗ trợ 4% lãi suất cho vay trong năm 2009 đến năm 2010. Dự kiến bù lãi suất cho vay các dự án hạ tầng giao thông và hạ tầng các khu kinh tế khoảng 50% tương đương 7.170 tỷ VND, các dự án cho khu vực nông nghiệp, nông thôn khoảng 25% tương đương 3.585 tỷ VND, nhà xã hội khoảng 5% tương đương 717 tỷ VND, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khoảng 20% tương đương 2.868 tỷ VND. Bên cạnh các giải pháp của chính phủ để đưa nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì ngành ngân hàng thương mại cũng đã có những biện pháp để góp phần vào công việc chung đó. Cụ thể qua các văn bản, chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước như: Chỉ thị số 06/2008/CT-NHNN nêu rõ, các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất, dự trữ, kinh doanh hàng hóa để đáp ứng yêu cầu của thị trường trước và trong dịp Tết Nguyên Đán , nhất là hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Trong điều kiện doanh nghiệp, hộ sản xuất đang gặp khó khăn, các tổ chức tín dụng cần mở rộng tín dụng có hiệu quả, phù hợp, áp dụng lãi suất cho vay hợp lý, xử lý kịp thời các vướng mắc về nợ vay và tiếp cận tín dụng. Đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn của hộ nông dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, cần thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, không phạt do quá hạn trả nợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới. Ngày 24 tháng 12 năm 2008 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 11170/NHNN-TD đề nghị các ngân hàng thương mại thực hiện một số nội dung liên quan tới việc hỗ trợ ngành sản xuất thép. Cụ thể, đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn thuộc các doanh nghiệp ngành thép do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới làm cho sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, các ngân hàng thương mại thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại văn bản số 9776/NHNN-CSTT ngày 3 tháng 11 năm 2008. Các ngân hàng thương mại tiếp tục xem xét, thẩm định hồ sơ vay mới Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguy ễn Đức Trung 8 Lớp: Cao Học-Ngân Hàng-Ngày 1 của doanh nghiệp ngành thép trên cơ sở hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất phôi thép và sản phẩm thép đang có khối lượng tồn đọng lớn. Các ngân hàng thương mại căn cứ tình hình thực tế để xem xét gia hạn nợ, xử lý nợ vay theo quy định hiện hành tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục khó khăn, tiếp tục duy trì sản xuất. Thực hiện theo các văn bản, chỉ thị trên thì các ngân hàng thương mại ở nước ta đã tiếp tục cho vay, khoanh nợ, giãn nợ các doanh nghiệp trong những ngành sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn như: ngành sản xuất xi măng, sản xuất sắt thép, may mặc, da giầy, … Bước đầu cũng đã giúp các doanh nghiệp này vượt qua một số khó khăn tạm thời và tạo đà để vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguy ễn Đức Trung 9 Lớp: Cao Học-Ngân Hàng-Ngày 1 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP CHO VAY KÍCH CẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1. Cho vay kích cầu doanh nghiệp theo ngành của các ngân hàng thương mại Việt Nam. - Nếu xét doanh nghiệp theo ngành để cho vay kích cầu thì nên tập trung cho những ngành chế biến lương thực, thực phẩm, ngành chế biến hàng hóa tiêu dùng như: ngành may măc, da giầy, … và công nghiệp chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất. Đây là 3 ngành nên được chú trọng kích cầu vì các ngành này sử dụng nhiều lao động. Nếu những lao động này bị thất nghiệp thì sẽ nẩy sinh nhiều tiêu cực cho an sinh xã hội như: tệ nạn xã hội, … Mặt khác những ngành này có sức lan tỏa lớn nhất và độ nhạy cao hơn mức bình thường nên khi các ngành này phát triển sẽ kích thích nền kinh tế phát triển theo. - Các ngân hàng thương mại nên chú trọng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp khó khăn vì số lượng của các doanh nghiệp này là rất lớn và sử dụng rất nhiều lao động. Do đó, khi người lao động có việc làm và làm ra tiền thì họ sẽ dùng tiền này để chi tiêu cho tiêu dùng. Từ đó kích thích tiêu dùng và nâng cao an sinh xã hội. Cho nên có thể nói rằng giữ được việc làm cho người lao động là gốc cho ổn định xã hội. - Các ngân hàng thương mại cũng cần dành một phần vốn của mình để cho vay các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và chứng khoán để vực dậy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này tránh nguy cơ bị phá sản. - Ngân hàng thương mại không được cho vay các doanh nghiệp hay dự án sử dụng nhiều nhiên liệu, hiệu quả thấp và gây ô nhiễm môi trường. 3.2. Lãi suất và thời hạn cho vay kích cầu doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại Việt Nam. - Lãi suất cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp nên áp dụng mức lãi suất hợp lý không quá cao cũng không quá thấp, sao cho cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Trong thời gian cho vay kích cầu, các ngân hàng không cần phải lời nhiều để chia sẽ khó khăn với doanh nghiệp bởi vì ngân hàng không thể tồn tại nếu không cho vay được một khách hàng nào cả. - Sau khi thời kỳ khủng hoảng qua đi, các doanh nghiệp đã ổn định sản xuất, kinh doanh thì lúc đó ngân hàng có thể tăng lãi suất cho vay lên. - Thời hạn cho vay kích cầu đối với các doanh nghiệp nên cho vay theo thời hạn là trung và dài hạn để các doanh nghiệp có thời gian vừa đủ để khôi phục lại sản xuất, kinh doanh. . các loại phương thức cho vay như: - Cho vay từng lần; - Cho vay theo hạn mức tín dụng; - Cho vay theo dự án đầu tư; - Các phương thức cho vay khác. 1.10. Cho vay ngắn hạn đối với doanh. hạn cho vay và dựa và thời hạn có thể chia cho vay doanh nghiệp thành cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. ˆ Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. ˆ Cho vay. khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. ˆ Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. 1.2. Nguyên tắc cho vay. Thông thường cho vay

Ngày đăng: 24/04/2015, 21:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan