Tiểu luận: Nâng giá tiền tệ và bình luận về sự kiện nâng giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giai đoạn 2006 2011 theo nhận định của nhiều nước đặc biệt là Mỹ và nhiều quốc gia khác có quan hệ thương mại với Trung Quốc cho rằng đồng Nhân Dân Tệ đang bị định giá thấp so với giá trị thực tế của nó, gây ra nhiều bất lợi cho thương mại toàn cầu
GVHD: PGS.TS Đặng Thị Nhàn Trang 1 Tiểu luận Tài chính quốc tế Hà Nội, 2012 Tiểu luận Nâng giá tiền tệ và bình luận về sự kiện nâng giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giai đoạn 2006- 2011 GVHD: PGS.TS Đặng Thị Nhàn Trang 2 Tiểu luận Tài chính quốc tế Hà Nội, 2012 LỜ I MỞ ĐẦU Trung Quốc, được coi là "công xưởng" của thế giới với ngành chế tạo có quy mô khổng lồ, đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhữn g năm gần đây. Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc được định giá thấp đã hỗ trợ rất lớn cho xuất khẩu hàng hóa của Tr ung Quốc trong một thời gian dài. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều nước đặc biệt là Mỹ và nhiều quốc gia khác có quan hệ thương mại với Trung Quốc cho rằng đồng Nhân Dân Tệ đang bị định giá thấp so với giá trị thực tế của nó, gây r a nhiều bất lợi cho thương mại toàn cầu. Do vậy, Trung Quốc cần có những chính sách nâng giá đồng Nhân dân tệ, đảm bảo công bằng cho giao dịch thương mại quốc tế. Chính vì vậy, nhóm học viên đã chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng giá tiền tệ và bình luận về sự kiện nâng giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giai đoạn 2006- 2011”. I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NÂNG GIÁ TI ỀN TỆ GVHD: PGS.TS Đặng Thị Nhàn Trang 3 Tiểu luận Tài chính quốc tế Hà Nội, 2012 1. 1. Định nghĩa • Nâng giá tiền tệ là việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, cao hơn sức mua thực tế của nó (PGS.T S Đinh Xuân Trình,2002, trang 32) •Nâng giá tiền tệ (revaluation) là hành động NHTW điều chỉnh tỷ giá trung tâm giảm xuốn g, làm nội tệ lên giá (GS.T S Nguyễn Văn Tiến, 2010, trang 315) Ví dụ: Giả sử NHTW thiết lập: 1 USD = 20 500 VND, NHTW tiến hành nâng giá tiền tệ : 1USD = 18 000 VND Khi đó, Tỷ giá hối đoái ở Việt Nam đã giảm: VND nâng giá lên (20 500 – 18 000)/18000 = 13, 51% USD giảm giá (18 000 – 20 500)/20 500 = - 12, 2% Giá của VND đã tăng từ 1 VND = 4, 88 .10 -5 USD lên 1 VND = 5, 56 . 10-5 USD Tháng 10/1969, Mác Đức nâng giá lên 9,29%, tức là ở Đức tỷ giá hối đoái 1USD = 4 Mác đã giảm còn 1 USD = 3,66 Mác, tức là đô la giảm giá, ngược lại giá của Mác tăng từ 1 Mác = 0,25 USD lên 1 Mác = 0,27 USD. Từ đó, ta có thể lưu ý: •Nâng giá tiền tệ (revaluation) là thuật ngữ được dùng đối với tỷ giá cố định. Trong chế độ tỷ giá cố định, tỷ giá là cố định, trong khi cung cầu ngoại tệ trên FOREX luôn biến độn g, làm cho tỷ giá trung tâm lệch khỏi tỷ giá thị trường. Khi tỷ giá trung tâm quá cao so với tỷ giá thị trường thì đồng nội tệ chịu áp lực nâng giá. Tỷ giá trung tâm là tỷ giá do NHTW ấn định cố định, được áp dụng trong các chế độ tỷ giá cố định. Thông thường, NHTW cho phép tỷ giá giao dịch trên FOREX được dao động xung quanh tỷ giá trung một tỷ lệ ±% nhất định, gọi là biên độ dao động, thường từ 0,1% đến 5%. Các thành viên tham gia FOREX chỉ được m ua, bán trong biên độ dao động cho phép xung quanh tỷ giá trung tâm. 1.2. Nguyên nhân Một quốc gia nâng giá tiền tệ có thể do bốn nguyên nhân chính sau: 1.2.1. Áp lực của nước khác Đây là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới việc một nước phải thực hiện chính sách nâng giá tiền tệ của mình. Đức là một nước có cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa đối v ới Mỹ, Anh và Pháp. Để hạn chế x uất khẩu hàng hóa c ủa Đức vào nước mình, Mỹ, Anh và Pháp thúc ép Đức phải nâng giá Mác Đức. Sau khi nâng hàm lượng vàng của Mác Đức lên 5% vào năm GVHD: PGS.TS Đặng Thị Nhàn Trang 4 Tiểu luận Tài chính quốc tế Hà Nội, 2012 1961, chính phủ Đức đã phải nhiều lần nâng giá đồng tiền của mình dưới áp lực của các nước như Mĩ, Anh, Pháp và Ý. Đối v ới Nhật Bản, vào năm 1985, dưới áp lực của Mỹ, ngân hàng Nhật Bản buộc phải đồng ý nâng giá đồn g Yên. Chỉ trong vòng mấy tháng sau khi thỏa thuận Plaza được kí kết giữa các nước Mỹ, Anh, Nhật, Đức Pháp, tỉ giá đồng Yên Nhật từ 250 JPY đổi 1 USD đã tăng lên mức 149 JPY đổi 1USD. Yên đã lên giá quá cao USD/JPY = 102 vào năm 1996, so với USD/JPY =360 vào năm 1971. Một ví dụ kh ác về một nước cũng bị sức ép về nâng giá tiền tệ là Trung Quốc. Có thể thấy nền kinh tế của Trung Quốc phát triển rất nhanh, Trung Quốc được biết đến nh ư là một “ công x ưởng của thế giới”, hàng hóa từ Trung Quốc xuất khẩu tràn ngập thị trường nước ngoài với ưu thế là giá rẻ. Một trong những nguyên nhân tạo ra lợi thế so sánh đó cho Trung Quốc là do Nhà nước của Trung Quốc duy trì đồng Nhân dân tệ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, thu ngoại tệ. Mà theo như một số nước đánh giá là Trung Quốc duy trì chế độ tỉ giá cố định “bẩn”, đi ngược lại quy luật chung của thương mại toàn cầu. Điều này tạo ra sự đe dọa lớn đối với các n gành sản xuất của các nền kinh tế khác, đặc biệt là Mỹ, thị trường tiêu thụ sản phẩm của Trung Quốc lớn nhất thế giới. Dưới sức ép từ Mỹ và các nước khác trên thế giới, Trung Quốc đã phải đồng ý thi hành chính sách nâng giá đồng Nhân dân tệ. 1.2.2. Hạ nhiệt nền kinh tế phát triển nóng “Tăng trưởng nóng” là tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, tăng trưởng tương đối cao so với tình trạng kinh tế của nước đó (tốc độ tăng trưởng thường trên 2 con số). Hay nói cách khác, “tăng trưởng nón g” là hiện tượng nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc, vượt mức sản lượng tiềm năng. Tại mức sản lượng tiềm năng các tiềm lực kinh tế được sử dụng một cách hiệu quả nhất, tỷ lệ lạm phát vừa phải, thất nghiệp thấp nhất, tức là vẫn còn một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho phép để ổn định nền kinh tế. Tăng trưởng nóng tạo nên một số chỉ tiêu vượt bậc về kinh tế từ đó gây ra một số hệ quả không tốt cho nền kinh tế Biểu hiện của một nền kinh tế “tăng trưởng nón g” là lạm phát tăng cao, giá chứng khoán tăng, đầu tư trong nước tăng đột biến và nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng. Một nền kinh tế tăng trưởng nóng sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suy thoái sau cơn “phát nhiệt”, đặc biệt khi có những cú sốc ngoại lai, nếu không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời để làm nguội dần nền kinh tế trước khi đưa nó về trạng thái phát triển cân bằng và ổn định. Khi một quốc gia đang tăng trưởng nóng, một trong những biện pháp hữu hiệu là có biện pháp giảm xuất khẩu hàng hóa, đồng thời cần phải khuyến khích nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại, bên cạnh đó cần ph ải hạn chế đầu tư vào trong nước. Đó chính là lúc nhà nước đưa ra chính sách nâng giá tiền tệ. Để thực hiện được những mục tiêu“giảm nhiệt” cho nền kinh tế. Tuy nhiên, tùy vào trình độ phát triển và GVHD: PGS.TS Đặng Thị Nhàn Trang 5 Tiểu luận Tài chính quốc tế Hà Nội, 2012 tình hình thực tế mà mỗi quốc gia cần phải biết cách lựa chọn thời điểm để tiến hành nâng giá tiền tệ sao cho ph ù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. 1.2.3. Xây dựng sự ảnh hưởng ra nước ngoài Chính phủ của các nước có thể xem xét sử dụng biện pháp nâng giá tiền tệ để có thể nâng cao sự ảnh hưởng của nước mình đối với các nước khác trên thế giới. Một khi thực hiện biện pháp này sẽ tăng cường đầu tư và xuất khẩu vốn ra bên ngoài, từ đó sẽ khiến nền k inh tế của nước nhận đầu tư sẽ ph ần nào bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế của nước đầu tư. Nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở các nước có nền kinh tế đã phát triển, lượng vốn đang ở trạng thái bão hòa, khôn g còn có thể tăng được h iệu quả của dòn g vốn đầu tư. Do đó, những nhà đầu tư mong muốn di chuyển nguồn vốn của mình ra những nước có nền kinh tế kém phát triển hơn. Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Việc nâng giá đồng Yên của Nhật Bản không những đã tạo điều kiện cho Nhật Bản chuyển vốn đầu tư và giữ vững được thị trường bên ngoài mà Nhật Bản đã tạo được một sự ảnh hưởng lớn đến các nước nhận đầu tư, nhằm xây dựng một nước Nhật “kinh tế” trong lòng các nước khác. 1.2.4. Tránh luồng đầu tư ồ ạt từ nước ngoài vào nước mình Nguyên nhân n ày có thể xảy ra ở những nước không m uốn phụ thuộc và chịu ảnh hưởng từ nước có sử dụng đồng tiền đô la yếu. Những nước này muốn ngăn ch ặn nguồn vốn nước ngoài ồ ạt chạy vào nước mình, chi phối lớn đến các ngành kinh tế của đất nước. Nếu không có biện pháp ngăn chặn này thì các n ước mạnh hơn sẽ lợi dụn g xuất khẩu tư bản để gây tác động đến tình hình k inh tế trong nước và từ đó ảnh hưởng tới chính trị, x ã hội làm cho đất nước ph ải ph ụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Một trong những biện pháp được chính phủ áp dụng là việc nâng giá đồng nội tệ. Ví dụ, để tránh phải tiếp nhận các đồng đô la mất giá của Mỹ và Anh, chính ph ủ Đức và Nhật nâng giá đồng tiền của mình để ngăn ngừa đô la mất giá chạy vào nước mình và giữ vững lưu thông tiền tệ và tín dụng, duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái. 1.3. Tác động của nâng giá tiền tệ 1.3.1. Mặt tích cực - Nâng giá tiền tệ, làm tăng giá của đồng nội tệ, giảm giá đồng ngoại tệ sẽ làm giảm gánh nặng nợ nước ngoài của một quốc gia. Biện pháp này đã được nhiều quốc gia áp dụng đặc biệt là đối với một quốc gia nợ nước ngoài nhiều và kéo dài. - Ngoài ra, n âng giá tiền tệ sẽ làm cho giá trị thực tế của các khoản thu nhập bằng tiền của mọi tầng lớp trong xã hội được tăng lên, h ay nói cách khác sức mua của toàn xã hội tăng lên, lưu thông hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, từ đó tác độn g tích cực tới thu ngân sách nhà nước và khuyến khích sản x uất. GVHD: PGS.TS Đặng Thị Nhàn Trang 6 Tiểu luận Tài chính quốc tế Hà Nội, 2012 - Nâng giá tiền tệ cũng sẽ khuyến khích dòng vốn từ trong nước chảy ra nước ngoài với các mục đích như đầu tư, chuyển kiều hối… - Hơn nữa, nâng giá tiền tệ về bản chất là man g tính quốc tế, cho nên nó có ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ kinh tế. 1.3.2. Mặt tiêu cực Bên cạnh những mặt tích cực có thể thấy rõ khi một quốc gia áp dụng chính sách nâng giá đồng nội tệ, thì khi ngân hàng trung ương nâng giá, ấn định tỷ giá thấp hơn tỷ giá cân bằng sẽ làm phát sinh những hậu quả như sau: - Do tỷ giá giao dịch thấp h ơn tỷ giá cân bằng (tỷ giá thị trường) nên sẽ khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài, ảnh hưởng đến sản x uất trong nước. Hạn chế thu hút vốn đầu tư, kiều hối, du lịch vào tron g nước. - Do tỷ giá luôn chịu sức ép tăn g một chiều kh iến cho những nhà đầu cơ vào cuộc. Họ sẽ nắm giữ ngoại tệ, chờ thời cơ tỷ giá tăng để bán ra kiếm lời. Điều này sẽ khiến cho thị trường ngoại hối càng trở nên căng thẳng, khó quản lý và tạo ra sức ép mạnh hơn lên phá giá nội tệ. - Tỷ giá thấp dẫn đến việc doanh số mua bán n goại tệ giảm phần nào đã kìm hãm phát triển giao dịch thương mại quốc tế, gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến việc phân bố các nguồn lực trong xã hội. GVHD: PGS.TS Đặng Thị Nhàn Trang 7 Tiểu luận Tài chính quốc tế Hà Nội, 2012 II. SỰ KIỆN NÂNG GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ C ỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2006- 2011 2.1. Sức ép nâng giá đồng nhân dân tệ của Trung Q uốc 2.1.1. Sức ép từ phía Mỹ Trong những năm gần đây nền kinh tế Trung Quốc phát triển rất nhanh, hàng hóa x uất khẩu Trung Quố c tràn ngập trên thị trường quốc tế với ưu thế giá rẻ. Điều này khiến cho sức ép buộc T rung Quốc phải nâng giá đồn g nhân dân tệ là rất lớn, đặc biệt là Mỹ thị trường tiêu thụ sản phẩm Trung Quốc lớn nhất thế giới hiện nay. Việc Mỹ liên t ục ra tăng sức ép lên Trung Quốc về việc nâng giá đồng nhân tệ xuất phát từ cả nguyên nhân về kinh tế lẫn chính trị. Trước hết là v ề kinh tế, Mỹ cho rằng Trung Quốc luôn cố tình định giá đồng nhân dân tệ thấp hơn so với giá trị thực của nó để hưởng lợi trong xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ. Các nhà sản x uất Mỹ cho rằng đồng nội tệ của Trung Quốc đang bị ghìm thấp hơn 40% so với giá trị thực của nó và đây cũng là lý do chính khiến thâm hụt ngân sách của Mỹ đối với Trung Quốc ngày càng lớn, lên tới 273 tỷ USD trong năm 2010 và trở thành mức thâm hụt ngân sách lớn nhất giữa Mỹ và các nước trên thế giới. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập trên thị trường Mỹ khiến cho các doanh nghiệp sản xuất Mỹ gặp rất nhiều bất lợi, thị trường trong và ngoài nước bị mất đi khiến cho các doanh nghiệp buộc phải thực hiện chính sách cắt giảm nhân công, dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở Mỹ gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện nay là 9,7% và đang có x u hướng tiếp tục tăng. Hiện nay, Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với lợi thế năm giữ hơn 1000 tỷ trái phiếu của Bộ Tài Chính Mỹ. Nhiều nhà phân tích Mỹ lo n gại khả năn g từ chỗ lệ thuộc vào chủ nợ Trung Quốc, Mỹ sẽ lệ thuộc nhiều vấn đề kh ác kể cả an n inh. Nếu sức ép buộc Trung Quốc phải nâng giá đồng nhân dân tệ của Mỹ thành công thì cùng với sự nâng giá của đồng nhân dân tệ, khoản nợ của Mỹ cũng theo đó giảm đi. Có điều nỗ lực của Mỹ trong suốt giai đoạn 2000-2006 không làm Trung Quốc nhượng bộ và đồng nhân dân tệ chỉ được thả lỏng một phần và cho lên giá từ từ so với đồn g USD từ năm 2006 trở lại đây. Tuy nhiên dù đồng nhân dân tệ đã bắt đầu tăng giá nhưng thặng dư mậu dịch của Trung Quốc với Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng. Về nguyên nhân về chính trị. Nền kinh tế Trung Quốc giờ đây đang nằm trong danh sách 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thực lực và tham vọng về kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc luôn là một nguy cơ đối với Mỹ và là điểm nóng trong mối quan hệ giữa hai nước. Nước Mỹ rất lo ngại về sự lớn mạnh dường như không gì cưỡng lại nổi của Trung Quốc đã làm thay đổi cán cân quyền lực và ảnh hưởng không chỉ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy,Mỹ gây sức ép buộc đồng nhân dân tệ tăng GVHD: PGS.TS Đặng Thị Nhàn Trang 8 Tiểu luận Tài chính quốc tế Hà Nội, 2012 giá kết hợp với một loạt chính sách ngoại giao khác để tăng cường ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á, kiềm chế Trung Quốc. Nước Mỹ muốn đẩy mạnh việc xây dựng một khu vực tự do mậu dịch khu vực Thái Binh Dương để cạnh tranh, ảnh hưởng với Hiệp dịnh mậu dịch tự do giữa Trung Quốc v à ASEAN. Ngoài ra, Mỹ cần gia tăng sức ép để các chính khách Mỹ tranh thủ lá phiếu cử tri tháng 11/2010 là năm nước Mỹ có kỳ bầu cử nên các nghị sĩ phải chứng tỏ rằng họ quan tâm tới việc làm của n gười dân và quyền lợi doanh nghiệp. Cho nên cả hành pháp và lập pháp Mỹ đều m uốn nâng sức cạnh tranh của Mỹ và n găn ngừa khả n ăng cạnh tranh của Trung Quốc bằng hối suất thấp. Để thực h iện ý đồ của mình từ năm 2003, nhiều đoàn đại biểu Mỹ đã san g Trung Quốc để kêu gọi Trung Quốc thay đổi chính sách kinh tế tài chính hòng đối phó với những vấn đề song phương giữa hai nước. Trong đó nổi bật nhất là chuyến đi của bộ trưởng ngân khố Mỹ John Snow sang Trung Quốc vào đầu tháng 9 năm 2003 nhằm đòi hỏi nước này phải thả nổi tỷ giá đồng nhân dân tệ. Ngày 30/3/2010 Chính phủ Mỹ thông báo sẽ tăng thuế đánh vào các mặt hàng giấy nhập khẩu từ Trung Quốc từ 10,9% tới 20,4% với lý do trừng phạt các biện pháp trợ cấp của Bắc Kinh dành cho các công ty trong nước. Ngày 28/9/2010 Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật gây sức ép buộc Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ. Dự luật sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ Mỹ bổ sung thêm thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước bị coi là để giá đồng tiền của họ thấp hơn nhằm hỗ trợ xuất khẩu. Mặc dù dự luật không đề cập cụ thể đến Trung Quốc nhưng sẽ tạo điều kiện cho bộ tài chính Mỹ dễ dàng hơn trong việc quy kết Bắc Kinh lũng đoạn tiền tệ của mình và tạo điều kiện cho các công ty Mỹ tìm kiếm các biện pháp thuế quan để trả đũa hàng hóa Trung Quốc. 2.1.2. Sức ép của châu Âu và các tổ chức quốc tế Cũng tương tự Mỹ, các nước châu Âu cũng đang gặp phải rất nhiều vấn đề lo ngại trước chính sách neo tỷ giá thấp hơn giá trị thật của Trun g Quốc. Xét về tỷ trọng, mức độ thâm hụt của khối này với Trung Quốc cũng chiếm tới hơn 50% tổng kim ngạch thương mại. Và đây cũng là mức độ thâm hụt thương mại khó có thể chấp nhận được đối với EU. Gần đây các nước Tây Âu cũng bắt đầu công khai tăng áp lực cho việc yêu cầu Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ. Ủy ban Châu Âu còn mở cuộc điều tra với nghi vấn Trung Quốc đang đưa ra biện pháp hỗ trợ thiếu công bằng với các công ty sản xuất giấy của nước này. Trọng tâm điều tra của Ủy ban châu Âu là việc liệu các công ty sản xuất giấy dùng cho sách và tờ rơi có nhận được hỗ trợ tài chính và bán sản phẩm giấy tại châu Âu với mức giá thấp hơn giá trên thị trường, hành vi được coi là bán phá giá. GVHD: PGS.TS Đặng Thị Nhàn Trang 9 Tiểu luận Tài chính quốc tế Hà Nội, 2012 Ngày 17/3/2010, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã lên tiếng ủng hộ Mỹ trong việc kêu gọi Trung Quốc xem xét nâng giá trị nhân dân tệ. Bởi theo đánh giá của IMF, chính sách thương mại của Trung Quốc có bất lợi cho các nền kinh tế khác. Chỉ riêng việc giữ giá nhân dân tệ ở mức thấp cũng đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động xuất khẩu của các nền kinh tế đang phát triển khác, chứ khôn g chỉ riêng với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Tại hội n ghị thượng đỉnh Âu - Á mới đây, Chủ tịch EU và Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn m ạnh với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo rằng châu Âu mong m uốn Bắc Kinh phải ấn định một tỉ giá chuyển đổi nhân dân tệ tương xứng với đồng euro để tránh hạn chế xuất khẩu của châu Âu và từ đó tăng trưởng của châu Âu khôn g bị ảnh hưởng. Ngân hàng thế giới (WB) cũng khuyên Bắc Kinh nên để thả nổi đồng nhân dân tệ. 2.1.3. Nguyên nhân bên trong Trung Quốc tăng giá đồng tiền của m ình một mặt vì sức ép từ bên ngoài, mặt khác cũng vì lợi ích của bản thân. Thứ nhất, với chính sách nâng giá tiền tệ sẽ giảm rủi ro đối với khối tài sản dưới dạng giấy tờ có giá của nước ngoài của Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang giữ trái phiếu của Mỹ và chứng từ có giá khác của nước n goài trị giá hơn 3 nghìn tỷ USD và họ đang đứng trước hai nguy cơ rõ rệt: lạm phát ở Mỹ, châu Âu và sự mất giá của đồn g USD so với đồn g EUR và các đồng tiền khác. Lạm phát ở Mỹ hay Châu Âu làm giảm giá trị của trái phiếu dựa trên đồng USD hay đồn g EUR. Ngay cả khi lạm phát ở Mỹ không tăng nhưng đồng USD mất giá thì cũng làm giảm giá trị khối lượng tài sản này của Trung Quốc. Để giảm rủi ro này Trung Quốc buộc phải giảm khối lượng giấy tờ có giá của mình bằng n goại tê. Ngoài ra với một đồn g nhân dân tệ mạnh hơn sẽ làm giảm lạm phát ở trong nước. Một đồng nhân dân tệ mạnh sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn và có lợi cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp Trung Quốc. Giá nhập khẩu giảm có ý nghĩa rất lớn với T rung Quốc vì Trung Quốc là nước phải nhập khẩu nhiều loại hàng tiêu dùng, máy m óc, thiết bị cũn g như nguyên liệu. Trong tương lai điều n ày còn có ý nghĩa lớn hơn vì Trung Quốc chủ trương kích cầu trong nước đặc biệt là khuyến kh ích các hộ gia đình đẩy mạnh tiêu dùng. Một trong những mục tiêu chính của kế hoạch năm năm lần thứ 12 là tăng thu nhập cũng như tăng tiêu dùng của các hộ gia đình nhanh hơn tăng trường GDP. Trong tình hình xuất khẩu như hiện nay thì việc tăng tiêu dùng của các hộ gia đình sẽ dẫn đến thiếu hụt sản xuất điều này sẽ làm tăng nhanh giá hàng hóa sản xuất trong nước. Như vậy có nghĩa là để kích thích tiêu dùng thì phải giảm xuất khẩu, một trong những biện pháp được áp dụng là tăng giá trị đồng nhân dân tệ GVHD: PGS.TS Đặng Thị Nhàn Trang 10 Tiểu luận Tài chính quốc tế Hà Nội, 2012 2.2 Q uá trình nâng giá đồng C NY của Trung Q uốc giai đoạn 2006-2011 Ngày 21/7/2005, Ngân hàng Nhân dân T rung Quốc, sau gần một thập kỷ cố định tỷ giá đồng nhân dân tệ (NDT) với đồng USD trong một khung dao động rất hẹp là 8,26 - 8,28 USD/nhân dân tệ kể từ năm 1996, đã tuyên bố khởi động cải cách cơ chế hình thành tỷ giá đồng NDT, bắt đầu thực hiện chế độ thả nổi tỷ giá hối đoái có quản lý với việc lấy cung cầu của thị trường làm cơ sở, tham khảo rổ tiền tệ để tiến hành điều tiết. Nâng tỷ giá hố i đoái của đồng NDT so với đồng USD một lần lên 2%, tức là 8,11 NDT đổi 1 USD, được coi là giá trung gian trong giao dịch giữa các ngân hàng ngoại hối được chỉ định trên thị trường ngoại hối giữa các ngân hàng. Trước sức ép từ nhiều phía Trung Quốc tính toán rằng mức nâng giá 2% đủ để xoa dịu Mỹ và các đối tác thương mại của Trung Quốc, đồng thời báo hiệu rằng đồng NDT sẽ còn được điều chỉnh trong tương lai. Bước vào quý 3 của năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp của Mỹ đã khiến cho các nước bao gồm cả Trung Quốc phải áp dụng biện pháp khác thường. Cơ quan giám sát quản lý tiền tệ Trung Quốc đã áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái đặc biệt là đồng NDT thực sự nhắm vào đồng USD, mức dao độn g bình quân trong ngày của đồng NDT từ 0,5% thu hẹp xuống còn 0,3%, đồng NDT trong một mức độ nhất định đã giữ được sự ổn định tương đối, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Nhưng, cùng với việc ph ục hồi mạnh mẽ của kinh tế thế giới và kinh tế Trung Quốc, làm cho đồng NDT tiếp tục tăng giá so với các đồng tiền khác (không tính đến đồng USD); năm 2009, áp lực tăng giá của đồng NDT so với đồn g USD lại ập đến. Đối mặt với sự thay đổi của tình hình kinh tế trong và ngoài nước, tháng 6/2010 Ngân hàng TW Trung Quốc đã khởi động lại tiến trình cải cách tỷ giá hối đoái và được nước n goài gọi là “Cuộc cải cách tỷ giá hối đoái lần thứ 2”. Từ thời điểm Trung Quốc n gừng neo giá đồng NDT, đồng NDT đã tăng giá 12% và gần 22% so với năm 2005. Diễn biến của đồng NDT: Ngày 21/7/2005, Ngân hàng TW Trung Quốc tuyên bố thực hiện chế độ thả nổi tỷ giá hối đoái có quản lý, nâng tỷ giá hối đoái lên 8.11 NDT đổi lấy 1USD Ngày 23/9/2005, Ngân hàng TW Trung Quốc ra quyết định nới rộn g một cách thích đáng mức độ giao dịch giá hối đoái của đồng NDT, mở rộng mức giao động của giá giao dịch thanh toán ngay trên thị trường ngoại hối giữa đồng NDT với đồng ngoại tệ không phải là USD, từ biên độ giao động cũ là 1,5% mở rộng đến biên độ giao động mới là 3%, mở rộng một cách thích hợp mức sai lệch giá niêm yết hối đoái USD của ngân hàng đối với người giao dịch, và hủy bỏ hạn chế mức sai lệch giá niêm yết ngoại tệ phi USD của ngân hàng đối với người giao dịch. [...]... sách nâng giá tiền tệ sẽ giảm r ủi ro đối với khối tài sản dưới dạng giấy tờ có giá của nước ngo ài của Trun g Quố c T run g Quốc hiện đan g giữ trái phiếu của Mỹ và chứng từ có giá kh ác của nước n goài trị giá hơn 3 nghìn tỷ USD và họ đan g đứn g trước hai nguy cơ rõ rệt: lạm phát ở Mỹ, châu Âu và sự mất giá của đồn g USD so với đồn g E UR và các đồng tiền khá c Lạm phát ở Mỹ hay Châu Âu làm giảm giá. .. n Trang 14 KẾT LUẬN Với v ị thế ngày càn g cao trong hoạt độn g thươn g m ại quốc tế, việc duy trì tỷ giá cố định của Trung Quốc t rong một thời gian dài đã tạo ra lợi thế rất lớn cho quốc gia này trong việc khuyến khích x uất khẩu của các doanh n ghiệp Việc Trung Quốc t iến hành nân g giá tiền tệ trong giai đoạn 2006- 2011 đã phần nào làm giảm áp lực của hàn g x uất khẩu giá rẻ Trung Quốc đan g tràn... 6,0 5,5 5,0 2005 2006 Năm 2005 CNY/USD 8,1826 2007 2006 7,9602 2008 2007 2008 7,5811 6,9253 2009 2009 6,8314 2010 2010 6,7668 2011 2011 6,4581 Nguồn: ht tp://www.chin ability.com Tiểu luận Tài chính quố c tế Hà Nội, 2012 GVH D: P GS.TS Đặ ng Thị Nhà n Trang 12 III TÁC ĐỘ NG C ỦA SỰ KIỆN TRUNG Q UỐ C NÂNG GIÁ TIỀN TỆ 3.1 Những lợi ích đối với Trung Q uốc Trung Quốc tăn g giá đồng tiền của m ình một m... thâm h ụt thương m ại của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2006- 2011 liên tục tăng và khôn g có dấu hiệ u nào của việc suy giảm: nếu như năm 2006, Việt Nam nhập siêu 4.1 tỷ USD thì đến năm 2011 con số này đã lên đến 13.8 tỷ USD 3.2.3 Trong lĩnh vực đầu tư Khi đồn g nhân dân tệ tiếp tục tăng giá, thì khả năng đầu tư ra nước ngo ài của Trung Quốc sẽ còn lớn hơn so với hi ện nay, và Việt Nam sẽ là m ột... giảm giá trị của trái phiếu dựa trên đồng USD hay đồn g EUR N gay cả khi lạm phát ở Mỹ không tăng nhưn g đồng USD m ất giá thì cũng làm giảm giá trị khối l ượn g tài sản này của T r un g Quốc Để giảm rủi ro này Tr ung Quố c buộc phải giảm khối lượng giấy tờ có giá c ủa m ình bằn g n go ại tê Ngoài ra với một đồn g nhân dân tệ mạnh hơn sẽ làm giảm lạm phát ở trong n ước Một đồng nhân dân tệ m ạnh sẽ... nh iều đến xuất khẩu của Việt Nam san g Trung Quốc Tiểu luận Tài chính quố c tế Hà Nội, 2012 GVH D: P GS.TS Đặ ng Thị Nhà n Trang 13 3.2.2 Trong lĩnh vực nhập khẩu Trung bình, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc lớn gấp 2-3 lần x uất khẩ u, và thâm hụt thương mại từ Trung Quố c thì chiếm phần lớn trong thâm hụt thương mại của Việt Nam Nhóm hàng nhập khẩ u nhiề u nhất từ Trung Quốc là m áy móc thiết... ảnh h ưởn g của c uộc kh ủng hoản g tài ch ính, Trung Quốc đã áp dụng cơ chế tỷ giá đặc biệt là đồn g NDT thực sự nhắm vào đồn g USD Ngày 19/6/2010, Ngân h àn g TW T rung Quốc tuyên bố, trên cơ sở cải cách tỷ giá c ủa năm 2005 thúc đẩy hơn nữa cải cách cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái của đồn g NDT, t ăng cườn g tính đàn hồi c ủa tỷ giá hối đo ái đồn g NDT Tỷ giá CNY/USD giai đ oạn 2005 -2011 8,5 8,0... 04/01 /2006, Ngân hàn g TW Trung Quốc ra quyết định đưa phương thức tham vấn giá vào thị trường n goại hố i giao dịch n gay giữa các n gân h àn g, đồn g thời đưa chế độ thông báo giá m ua bán hai chiều v ào thị trườn g n goại hố i giữa các n gân hàn g, tạo ra t ính lưu động cho thị trường, từ đó cải tiến phương thức hình thành giá trun g gian của tỷ giá hối đoái đồng NDT Ngày 15 /5 /2006, giá trung gian của. .. đối với bạn hàn g Trung Quốc Tuy nhiên, x uất khẩu Việt Nam sang T run g Quốc cũn g không có sự đột biến nào, các m ặt hàng đứn g đầu như khoán g sản, n guyên liệu thô và nông sản t hự phẩm tiểu ngạch giá trị rất thấp và không ổn định Giá cả của nhữn g hàng hóa này ph ụ thuộc nhiều v ào giá thế giới và m ức độ co giãn cầu đối v ới giá cũng không nhiề u Nh ư vậy, việc điều chỉnh nh ẹ tỷ giá sẽ không có... khẩu, m ột trong những biện pháp được áp dụn g là tăng giá trị đồng nhân dân tệ 3.2 Tác động đối với Việt Nam 3.2.1 T rong lĩnh vực xuất khẩu Theo lý thuyết thì khi đồng NDT tăng giá, hàn g x uất khẩu c ủa Trun g Quốc t rở nên đắt hơn, đây sẽ là cơ hội đối v ới n gành x uất khẩ u của Việt Nam để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc đặc biệt là khi đồn g tiền thanh toán là đồn g đô la Qua đó Việt Nam có thể . Trang 1 Tiểu luận Tài chính quốc tế Hà Nội, 2012 Tiểu luận Nâng giá tiền tệ và bình luận về sự kiện nâng giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giai đoạn 2006- 2011 GVHD:. Thị Nhàn Trang 7 Tiểu luận Tài chính quốc tế Hà Nội, 2012 II. SỰ KIỆN NÂNG GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ C ỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2006- 2011 2.1. Sức ép nâng giá đồng nhân dân tệ của Trung Q uốc 2.1.1 giá tiền tệ và bình luận về sự kiện nâng giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giai đoạn 2006- 2011 . I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NÂNG GIÁ TI ỀN TỆ GVHD: PGS.TS