PHÒNG GD-ĐT GIÁ RAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH TÂN THẠNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO THAM LUẬN DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HỌC SINH YẾU MÔN TOÁN ĐỂ ĐỦ ĐIỀU KIỆN HTCTTH CUỐI NĂM NĂM HỌC 2011-2012 Tân Thnh, ngy 28 thng 02 năm 2012 Bo co tham luận - 1 – Trần Quốc Khới PHÒNG GD-ĐT GIÁ RAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH TÂN THẠNH Độc lập – Tự do – Hạnh – phúc Số : 01/BC-THTT Tân Thnh, ngy 28 thng 02 năm 2012 BÁO CÁO THAM LUẬN Duy trì sĩ số học sinh và các biện pháp khắc phục học sinh yếu môn Toán để đủ điều kiện HTCTTH cuối năm I. NHẬN THỨC - Trong những năm qua thực hiện Nghị Quyết 03/NQ-TU, ngày 12/02/2008 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và chương trình hành động số 24/CTr-HU, ngày 17/03/2008 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về việc chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Giáo dục – Đào tạo. Ngành Giáo dục – Đào đạo Gía Rai đã phát động hai phong trào lớn đó là công tác duy trì sĩ số học sinh và phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém. - Tình hình học sinh bỏ học, học sinh yếu kém là nỗi lo và bức xúc của các cấp, các địa phương, nhất là đối với các trường học. Nó ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại trà và hiệu quả công tác phổ cập giáo dục – thanh toán mù chữ, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. - Tiếp tục tăng cường làm chuyển biến rõ nét công tác duy trì sĩ số học sinh và và giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán từ học kỳ 2 đến cuối năm học 2011- 2012. Thông qua phong trào thi đua làm cho mỗi CB-GV nâng cao nhận thức, trách nhiệm, toàn tâm toàn ý khắc phục triệt để tâm lý ngán học, sợ học của học sinh để hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học, trốn học bảo đảm duy trì sĩ số, nâng cao tỷ lệ chuyên cần, chăm ngoan học tốt đến cuối năm. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng phối hợp tích cực trong công tác khắc phục học sinh bỏ học và được sự hỗ trợ của các công ty, doanh nghiệp trong địa bàn cấp học bỗng cho học sinh nghèo hiếu học, học sinh khó khăn đột xuất được yên tâm học tập. - Đội ngũ CB-GV đa số nêu cao tinh thần trách nhiệm trong phong trào thi đua khắc phục tình trạng học sinh bỏ học và giúp đỡ học sinh yếu kém, công tác dự báo, dự đoán và phân tích nguyên nhân bỏ học, học yếu kém kịp thời để có giải pháp giúp đỡ học sinh. 2. Khó khăn - Có 67 học sinh ngoài địa bàn chuyển đến đầu năm học 2011-2012, đa số các em nhà xa đi đò đến trường, trong đó phần nhiều cha mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà hoặc chú bác để đi học, đối tượng này rất nhạy cảm trong việc bỏ học và học yếu. Bo co tham luận - 2 – Trần Quốc Khới - Một số gia đình đông con đi học hoàn cảnh kinh tế khó khăn phải lo cuộc sống gia đình, chưa phối hợp tốt với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí học sinh tự học ở nhà. - Một số ít CB-GV chưa mạnh dạn, chịu khó đổi mới phương pháp dạy học, công tác chủ nhiệm lớp đôi lúc còn ngại khó khăn, ít đi thăm gia đình học sinh để nắm tình hình và phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc giúp đỡ học sinh học yếu kém. - Nhà trường thiếu phòng học để dạy phụ đạo học sinh yếu kém, nên việc bố trí phân công giáo viên dạy phụ đạo vào ngày thứ báy hoặc chủ nhật hết sức khó khăn, học sinh không có đò đưa rước để đi học phụ đạo. - Tình trạng học sinh yếu kém môn Toán qua khảo sát đầu năm còn khá cao, cụ thể như sau : KHỐI T.SỐ YẾU ĐẦU NĂM GHI CHÚ SL % MỘT 87 25 28, 73 HAI 72 4 5, 56 BA 83 28 33, 73 BỐN 68 38 55, 88 NĂM 81 47 58, 02 Cộng : 401 142 35, 41 III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Về duy trì sĩ số học sinh - Tăng cường chỉ đạo công tác chủ nhiệm, phân công giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên dự báo tình hình học sinh có khả năng bỏ học trong năm học, nhất là ở học kỳ 2, báo cáo kịp thời về Ban giám hiệu để có biện pháp khắc phục. - Nhà trường tích cực tham mưu với UBND xã và phối hợp với chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tạo điều kiện giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn yên tâm đến trường. - Tuyên truyền vận động CB-GV tăng cường trách nhiệm thực hiện kế hoạch phong trào “ Nhà giáo Gía Rai nhận đỡ đầu học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” để tạo điều kiện giúp đỡ các em về vật chất lẫn tinh thần. - Trường hợp các em bị bệnh nằm viện hoặc trong quá trình điều trị kéo dài thời gian thì nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức đi thăm, động viên các em sớm bình phục trở lại học. - Những trường hợp học sinh đi học bằng phương tiện đò, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà trường tham mưu với xã vận động các công ty, xí nghiệp hỗ trợ một phần tiền đò để các em giảm bớt khó khăn trong quá trình đi học. - Tăng cường công tác chủ nhiệm 15 phút đầu giờ, giờ sinh hoạt tập thể, thường xuyên theo dõi sự chuyên cần học tập của các em, kịp thời phát hiện những học sinh có dấu hiệu bỏ học để phối hợp giúp đỡ và khắc phục. Bo co tham luận - 3 – Trần Quốc Khới - Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện liên hệ với những gia đình học sinh có dấu hiệu bỏ học bằng điện thoại, gặp trực tiếp thông qua các kỳ họp cha mẹ học sinh hoặc tổ chức đi thăm gia đình học sinh tìm hiểu nguyên nhân có khả năng bỏ học, qua đó tạo điều kiện động viên, giúp đỡ không để các em bỏ học. 2. Về khắc phục học sinh yếu môn Toán để đủ điều kiện lên lớp và hoàn thành chương trình cuối năm - Nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém ngay đầu năm học, sau khảo sát chất lượng đầu năm, phân công giáo viên có năng lực, nhiệt tình để dạy các lớp phụ đạo học sinh yếu, bênh cạnh đối với các lớp có số lượng học sinh yếu quá ít, không đủ để tổ chức thành lớp phụ đạo thì phân công giáo viên dạy kèm ở trên lớp. - Phân công GVCN điều tra, nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhận học sinh học yếu kém để xây dựng nội dung, phương pháp bài dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh yếu kém, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được kiến thức qua bài dạy của giáo viên. Phải trình duyệt giáo án dạy phù đạo cho Ban giám hiệu trước khi lên lớp. - Qua mỗi lần kiểm tra trường tiến hành rà soát, đối chiếu chất lượng lần kiểm tra trước với lần kiểm tra sau của từng lớp. Qua đó, tổ chức cuộc họp đánh giá kết quả công tác phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém, để giáo viên rút kinh nghiệm nhằm điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh trung bình, yếu. - Chỉ đạo cho Tổ chuyên môn tổ chức chuyên đề, thao giảng dạy học môn Toán cho đối tượng học sinh trung bình và yếu, để giáo viên rút kinh nghiệm vận dụng vào quá trình giảng dạy có hiệu quả hơn. - Tổ chức thực hiện tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ bằng các hình thức như: tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà, GVCN phân công cán bộ lớp và học sinh khá giỏi hướng dẫn cho học sinh yếu giải bài tập, tổ chức học tổ, học nhóm theo sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. - Tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần của lớp để phát huy tính chủ động, tự quản và thi đua học tập của lớp, đánh giá kết quả tình hình học tập của lớp trong tuần, biểu dương khen ngợi kịp thời các học sinh yếu kém có nhiều nỗ lực vươn lên. . . qua đó GVCN có cơ hội nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh từng đối tượng học sinh để có biện pháp giúp đỡ thiết thực. - Tăng cường kiểm tra, dự giờ theo dõi quá trình giảng dạy của giáo viên được phân công dạy lớp phụ đạo học sinh yếu kém và theo dõi quá trình học tập của từng học sinh, cũng như biểu hiện học lực tiến bộ hay sa sút, để phối hợp giữa nhà trường với giáo viên chủ nhiệm và gia đình, tạo điều kiện động viên giúp đỡ các em. - Chỉ đạo cho giáo viên dạy và học trên lớp từng giờ học chính khóa phải tăng cường giáo dục học sinh cá biệt, giúp đỡ kèm cặp học sinh yếu kém. Bảo đảm nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, tạo cơ hội cho học sinh yếu kém được tham gia phát biểu, xây dựng bài, chữa bài trước lớp. Tổ chức phương pháp học tập thảo luận nhóm, hoạt động nhóm giải Bo co tham luận - 4 – Trần Quốc Khới quyết vấn đề để học sinh yếu kém được tham gia cùng nhóm, tự tin hơn trong học tập. - Tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc quản lí giờ giấc tự học ở nhà, đặc biệt là giáo dục cho học sinh thái độ, động cơ học tập đúng đắn. - Tổ chức cho Tổng phụ trách Đội hàng tuần sinh hoạt dưới cờ nắm danh sách các em học sinh yếu kém học tập có tiến bộ để tuyên dương sự cố gắng của các em và động viên các em học yếu còn lại phấn đấu học tập tiến bộ. - Phân công trong Ban giám hiệu, các bộ phận, Tổ chuyên môn chịu trách nhiệm về chất lượng phụ đạo học sinh yếu kém của các lớp phụ đạo tập trung, trong đó giao trách nhiệm cho Phó hiệu trưởng chuyên môn và Tổ trưởng chuyên môn 4&5 chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng lớp phụ đạo học sinh yếu kém môn Toán 4 và 5 để đảm bảo chất lượng lên lớp và hoàn thành chương trình tiểu học cuối năm học 2011-2012. - Tăng cường thời lượng để dạy phụ đạo môn Toán cho học sinh yếu kém, bố trí phòng học dạy phụ đạo học sinh yếu kém cho lớp 4&5 mỗi tuần hai buổi. - Hiệu trưởng cùng TPT Đội sắp xếp mỗi tuần họp mặt số học sinh yếu kém lớp 4 &5 một lần sau buổi học phụ đạo hoặc cuối buổi học ngày thứ sáu, để biểu dương khen ngợi sự tiến bộ của các em và động viên khuyến khích các em còn lại cố gắng học tập, tạo sự gần gũi để giáo dục, cảm hóa các em có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết quả - So sánh kết quả học sinh yếu môn Toán đầu năm với cuối học kỳ 1 LỚP ĐẦU NĂM CUỐI HỌC KÌ I SO SÁNH SL % SL % Tăng Giảm MỘT 25 28, 73 3 3, 45 25, 28 HAI 4 5, 56 3 4, 23 1, 33 BA 28 33, 73 0 0 33, 73 BỐN 38 55, 88 38 48, 72 7, 16 NĂM 47 58, 02 32 40, 51 17, 51 Cộng : 142 35, 41 76 19, 20 16, 21 - Từ đầu năm học đến nay không có học sinh bỏ học. - Vận động các công ty, xí nghiệp, các đoàn thể hỗ trợ 18 xuất học bỗng cho học sinh nghèo hiếu học, số tiền : 13.600.000 đồng. Bo co tham luận - 5 – Trần Quốc Khới - Bảy em học sinh bệnh nằm viện và điều trị thời gian dài được nhà trường và Ban đại diện CMHS vận động số tiền 350.000 đồng tổ chức đi thăm, sau khi bình phục đã trở lại học bình thường. - Tỷ lệ học sinh yếu môn Toán giảm so đầu năm là 19, 29 %, tuy có sự tiến bộ nhưng nhà trường nhìn nhận với tỷ lệ học sinh yếu môn Toán cuối học kỳ 1 còn 19, 20%, tỷ lệ này khá cao, cần phải phấn đấu bằng nhiều giải pháp thiết thực hơn ở học kỳ 2. - Ý thức của giáo viên được phân công dạy phụ đạo học sinh yếu kém càng có trách nhiệm cao hơn, quyết tâm hơn, học sinh yếu kém có tâm lý thoải mái hơn, có niềm tin và sự cố gắng nhiều hơn, cha mẹ học sinh học yếu kém có sự quan tâm kết hợp với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm quản lý việc tự học, tự làm bài tập, nền nếp học tập tốt hơn. 2. Bài học kinh nghiệm - Cần có sự quan tâm, đầu tư của lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch khắc phục tình trạng học sinh bỏ học và phụ đạo học sinh yếu kém càng cụ thể, chặt chẽ, manh tính khả thi thì hiệu quả càng cao. - Công tác tham mưu với các cấp, các ngành một cách kiên trì, tích cực, hiệu quả là điều kiện đem lại kết quả cao trong thực hiện kế hoạch đã đề ra. - Công tác phối hợp tốt với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sĩ số học sinh và phụ đạo học sinh yếu kém có hiệu quả. - Công tác kiểm tra, dự giờ thăm lớp thường xuyên làm cho CB-GV có ý thức trách nhiệm cao hơn, ý thức học tập của học sinh được chấn chỉnh tốt hơn. 3. Kiến nghị - Phòng GD&ĐT : có kế hoạch đầu tư xây dựng thêm phòng học để tổ chức thực hiện dạy trên 5 buổi/tuần và có đủ phòng học để sắp xếp dạy bồi dường học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Trên đây là báo cáo tham luận về công tác duy trì sĩ số học sinh và các biện pháp khắc phục học sinh yếu môn Toán để đủ điều kiện hoàn thành chương trình cuối năm học 2011-2012. Trong quá trình báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp của lãnh đạo và quý thầy cô ở các trường. TRƯỜNG TH TÂN THẠNH Bo co tham luận - 6 – Trần Quốc Khới . CÁO THAM LUẬN DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HỌC SINH YẾU MÔN TOÁN ĐỂ ĐỦ ĐIỀU KIỆN HTCTTH CUỐI NĂM NĂM HỌC 2011-2012 Tân Thnh, ngy 28 thng 02 năm 2012 Bo co tham. thng 02 năm 2012 BÁO CÁO THAM LUẬN Duy trì sĩ số học sinh và các biện pháp khắc phục học sinh yếu môn Toán để đủ điều kiện HTCTTH cuối năm I. NHẬN THỨC - Trong những năm qua thực hiện Nghị Quyết. tác duy trì sĩ số học sinh và phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém. - Tình hình học sinh bỏ học, học sinh yếu kém là nỗi lo và bức xúc của các cấp, các địa phương, nhất là đối với các trường học.