1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chỉ đạo công tác ra đề kiểm tra cấp trường, công tác coi – chấm bài kiểm tra cuối năm và xét duyệt học sinh lên lớp cuối năm 2011-2012

5 470 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 80 KB

Nội dung

PHÒNG GD – ĐT GIÁ RAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH PHONG PHÚ A Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO THAM LUẬN Chỉ đạo công tác ra đề kiểm tra cấp trường, công tác coi – chấm bài kiểm tra cuối năm và xét duyệt học sinh lên lớp cuối năm 2011-2012 I. ĐẶT VẤN ĐỀ : Để thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và không để học sinh ngồi nhầm lớp” do Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động, mỗi nhà trường cần phải tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh của đơn vị mình. Chúng ta cần triển khai kế hoạch kiểm tra, để giáo viên hiểu được ý nghĩa tầm quan trọng của việc kiểm tra, nắm được kỹ năng ra đề - coi chấm bài thật đúng theo quy chế về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Từ đó, họ sẽ có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ . Cụ thể là giáo viên phải dạy đầy đủ kiến thức cho học sinh, hướng dẫn các em ôn tập, chuẩn bị kiến thức và tự giác làm bài bằng chính năng lực học tập của mình . II. NỘI DUNG YÊU CẦU : - Thực hiện công văn số 323/SGD&ĐT ngày 16/04/2008 của SGD-ĐT Bạc Liêu về việc hướng dẫn ra đề, tổ chức kiểm tra định kỳ để nâng cao mặt bằng về chất lượng dạy và học cùng các kế hoạch số 217ngày 17/04/2012 của PGD-ĐT về kế hoạch kiểm tra cuối năm 2011-2012 và công văn số 447 ngày 04 /10/2010 của PGD – ĐT về kỹ năng ra đề kiểm tra. -Trường tổ chức kiểm tra đánh giá bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, thực chất và tự chịu trách nhiệm về kết quả giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh . - Tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh . Nội dung kiểm tra phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học, giúp học sinh có khả năng ứng dụng và phát triển tư duy, tránh hiện tượng : “học tủ, học vẹt và quay cóp”. - Sau mỗi lần kiểm tra định kỳ, nhà trường tổ chức tổng kết để đánh giá kết quả học tập của học sinh có tiến bộ hoặc sa sút, công tác giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, từ đó ghi nhận lại kết quả để làm cơ sở xếp loại thi đua học kỳ, cả năm. 1. Giải pháp thực hiện : a/ Tổ chức ra đề kiểm tra : - Thành lập ngân hàng đề thi ở trường, tất cả giáo viên đều phải soạn đề kiểm tra. Để có chất lượng, đạt được mức độ chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản, hàng năm chúng tôi mở chuyên đề ra đề kiểm tra. Nội dung phải phù hợp theo từng khối lớp, từng giai đoạn học tập của học sinh. Đề kiểm tra phù hợp và phân hoá theo bốn đối tượng học sinh : giỏi, khá, trung bình, yếu. Đảm bảo tính vừa sức, cần phải tính đến học sinh diện khó khăn, dân tộc nhằm đảm bảo nguyên tắc kiểm tra kiến thức – kỹ năng theo hướng : Nhớ - Hiểu biết – Vận dụng và phát triển sáng tạo”. - Bên cạnh việc ra đề , tổ khối phải soạn bộ đáp án chi tiết đến 0,25 điểm (Mỗi bài có thể giải nhiều cách , nhưng kết quả phải đúng chính xác). • Bước 1 : - Mỗi giáo viên chủ nhiệm ra 1 đề kiểm tra Tiếng việt và Toán . - Tổ chuyên môn họp thẩm định, đánh giá từng đề của giáo viên theo các tiêu chuẩn : Chuẩn kiến thức kỹ năng cơ bản, tính chính xác, tính khoa học, đáp án có đạt yêu cầu không ? và điều chỉnh lại khi thấy có sự chênh lệch. Sau đó mỗi đề cắt ra thành những nhóm câu hỏi nhỏ cho vào phong bì niêm phong. Đề kiểm tra gồm bao nhiêu câu chia thành bấy nhiêu phong bì trình về Ban giám hiệu. • Bước 2 : Phó hiệu trưởng chuyên môn chọn ra một đề chung, thống nhất toàn trường. Tuỳ theo cấu trúc đề, từng khối lớp có bao nhiêu câu sẽ trộn lại cử đại diện 1 giáo viên bốc ngẫu nhiên lần lượt ở mỗi phong bì từ câu 1 đến câu cuối để thành 1 đề kiểm tra chung, cuối cùng niêm phong theo từng khối lớp. • Bước 3 : Thành lập tổ sao in đề kiểm tra phải đảm bảo tính bảo mật theo quy định. b/ Về tổ chức coi kiểm tra : - Ban giám hiệu phải soạn kế hoạch coi – chấm thi theo kế hoạch chung của Phòng Giáo dục – Đào tạo và ra quyết định coi – chấm. Mỗi phòng thi ít nhất có 2 giám thị và cứ hai phòng thi thì có 1 giám thị số ba muốn đảm bảo yêu cầu này chúng ta cần sử dụng giáo viên bộ môn và giáo viên khác khối dạy khác buổi. Mỗi ngày có thể kiểm tra từ 1 đến 2 khối lớp, làm như thế đảm bảo các lớp khác sẽ học bình thường. Khi phân công giám thị, chúng tôi không phân công giáo viên coi thi ngay lớp mình dạy, trừ môn chính tả từ lớp 1 đến lớp 5 phải do giáo viên chủ nhiệm coi kiểm tra, cùng với 1 người tổ giám sát của trường. - Ngoài ra chúng tôi còn thông báo thời gian phát đề kiểm tra, làm bài và thu bài. Qui định hiệu lệnh trống báo giờ. Qui định nội qui làm bài kết hợp tiết chào cờ đầu tuần. - Về phân bổ phòng thi không quá 30 em/phòng. Sơ đồ chỗ ngồi do Ban giám hiệu qui định (Riêng lớp 5 tập trung về khu trung tâm để kiểm tra đề của SGD-ĐT theo qui định Phòng Giáo dục – Đào tạo). c/ Tổ chức chấm bài kiểm tra : Chủ tịch hội đồng đánh mã phách và cắt phách tất cả bài làm của học sinh, phân công giáo viên chấm theo từng cặp bài chấm 2 vòng độc lập (mỗi bài có 2 giám khảo chấm) (không chấm bài của học sinh lớp mình dạy), giám khảo trước khi chấm cần nghiên cứu lại bài và đáp án, sau cùng thống nhất cách chấm. Tổ chức chấm bài tại trường, Phó chủ tịch hội đồng thi giúp Chủ tịch phân phối và quản lý các bài kiểm tra. Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch hội đồng cần chấm lại từ 5 – 10% số bài kiểm tra ở mỗi môn/khối lớp. Nếu điểm chấm lại chênh lệch 0,5 thì giữ nguyên điểm cũ đã chấm, còn nếu chênh lệch 1 điểm trở lên 2 giám khảo phải thảo luận lại, nếu không thì hiệu trưởng quyết định. Khi chấm bài xong, phân công giám khảo hồi phách và lên điểm. Mỗi tổ lên điểm gồm 3 – 4 người : 1 người đọc, 1 người ghi và 1 người kiểm tra đọc và ghi. Sau đó tất cả bài thi đóng gói , lưu trữ văn phòng theo thời gian qui định. Trong thời gian này nhà trường thu thập các lượng thông tin từ phụ huynh và học sinh trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh và công tác giảng dạy giáo viên. Khi thống kê xong, chúng tôi có kết quả kiểm tra của lớp, từng khối cùng với bảng theo dõi diễn biến học tập của học sinh, căn cứ theo kiểm tra thi đua đầu năm của GVCN, Ban giám hiệu kết hợp tổ trưởng tiến hành kiểm tra chuyên đề nâng cao chất lượng học tập, tìm giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện các chỉ tiêu đăng ký đầu năm. Nội dung rà soát, đối chiếu như sau : + Sĩ số học sinh hiện có so với đầu năm tăng hay giảm ? Lý do ? + Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm. + Kết quả kiểm tra cuối kỳ I. + Kết quả kiểm tra cuối năm? Mỗi lần kiểm tra có bao nhiêu học sinh tiến bộ, hoặc ở mức cũ và bao nhiêu học sinh sa sút. Đánh giá nhận xét ưu, khuyết điểm của từng giáo viên. Giáo viên chủ nhiệm phải nêu được các nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu hoặc sa sút so với đầu năm ,GVCN phải chịu trách nhiệm trực tiếp vì đã qua gần 9 tháng giảng dạy. Riêng lớp 1 : Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm trực tiếp về chất lượng học sinh sau khi có kết quả kiểm tra cuối kỳ I. d/ Xét duyệt học sinh lên lớp : ( 1-2-3-4 ) Ban giám hiệu triển khai lại thông tư 32/2009 cho tất cả giáo viên chủ nhiệm nắm vững. Giáo viên lập danh sách tổng hợp chất lượng của lớp nộp về Ban giám hiệu. Chúng tôi thành lập hội đồng xét duyệt rà soát lại giữa sổ điểm, học bạ và sổ liên lạc của từng khối lớp. Hiệu phó chun mơn chỉ đạo cho 5 tổ trưởng kiểm tra chéo về việc xét duyệt học sinh lên lớp và khen thưởng, đây là vấn đề rất nhạy cảm đối với phụ huynh và học sinh, cụ thể từng lớp phải có đủ minh chứng để xét duyệt thi đua khen thưởng của giáo viên cuối năm. e/ Xét duyệt học sinh lớp 5 HTCTTH : Căn cứ kế hoạch số 217/PGD-ĐT ngày 17/04/2012 về việc xét duyệt học sinh lớp 5 đã hồn thành CTTH năm 2011-2012. Nhà trường và giáo viên có nhiều biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém, ơn tập theo chương trình, để các em có đủ điều kiện hồn thành CTTH nhưng phải đảm bảo khơng để xảy ra tình trạng học sinh ngồi nhằm lớp. Trước khi nhà trường thành lập hội đồng xét duyệt Ban giám hiệu cho giao viên sơ duyệt trước. Đợt 1 : Giáo viên khối 5 kiểm tra chéo các lớp với nhau. Đợt 2 : Giáo viên khối 4 kiểm tra lại tất cả hồ sơ của lớp 5 theo quy định của Phòng giáo dục. Đợt 3 : Ban giám hiệu thành lập hội đồng kiểm tra hồ sơ từ lớp 1 đến lớp 4. Đợt 4 : Thành lập hội đồng xét duyệt theo quyết định của Phòng giáo dục Ban giám hiệu cần nhắc nhở hội đồng xét đối với học bạ lớp 5 phải kiểm qua 2 thơng tư 30 và thơng tư 32 từ năm học 2009-2010 các mơn nhận xét cần ghi đầy đủ số lần nhận xét số “tích” của mơn đó theo cơng văn 717 BGD-ĐT quy định. Về phần giấy khai sinh phải hợp pháp chúng ta nên kiểm tra vào cuối học kỳ I để có đủ thời gian nhắc nhở phụ huynh bổ sung cho khai sinh hợp lệ. Về sổ điểm giáo viên chủ nhiệm phải ghi đúng và đầy đủ theo quy định thơng 32/2009/BGD-ĐT. Rà sốt lại giữa sổ điểm phải chính xác các số liệu, sổ điểm nào có sửa chữa nhiều Ban giám hiệu cho giáo viên thiết lập lại ( Trừ điểm thi đua cuối năm nếu các số liệu khơng khớp ) 2/ Bảng so sánh chất lượng học tập của học sinh BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ HỌC LỰC MÔN MÔN: TIẾNG VIỆT:THỜI ĐIỂM KSCLĐN :2011-2012 VỚI CUỐI HKI: 2011-2012 TỔNG MÔN:TIẾNG VIỆT Ghi chú Xếp loại KSCLĐN: 2011-2012 CUỐI HỌC KỲ I 2011 -2012 Tăng Giảm SL % SL % SL % SL % Giỏi 164 15,63 266 25,36 102 9,72 -102 -9,724 1049 Khá 309 29,46 377 35,94 68 6,48 -68 -6,48 1049 TB 356 33,94 289 27,55 -67 -6,39 67 6,39 Yếu 220 20,97 117 11,15 -103 -9,82 103 9,82 BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ HỌC LỰC MÔN MÔN: TỐN :THỜI ĐIỂM KSCLĐN :2011-2012 VỚI CUỐI HKI: 2011-2012 TỔNG MÔN: TOÁN Ghi chú Xếp loại KSCLĐN: 2011-2012 CUỐI HỌC KỲ I 2011 -2012 Tăng Giảm SL % SL % SL % SL % Giỏi 176 16,78 271 25,83 95 9,06 -95 -9,056 1049 Khá 311 29,65 314 29,93 3 0,29 -3 -0,29 1049 TB 285 27,17 263 25,07 -22 -2,10 22 2,10 Yếu 277 26,41 201 19,16 -76 -7,24 76 7,24 III. KẾT LUẬN : Qua 5 lần kiểm tra/1 năm học, Trường TH Phong Phú A đã thực hiện một số biện pháp vừa nêu trên, tuy chưa thật sự thuyết phục đối với các đồng nghiệp, nhưng nó cũng giúp cho đơn vị tơi nhiều năm liền đạt kết quả sau : - Nâng cao được tỉ lệ chun cần, nhất là các lớp dạy phụ đạo học sinh yếu giảm 0,5%. - Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học so với các năm về trước đạt hiệu quả cao (Khơng có học sinh bỏ học trong 2 năm liền kề ) - Việc sắp xếp lớp theo trình độ học sinh giúp giáo viên dễ dạy hơn trong cơng tác “ Dạy học có phân hóa đối tượng học sinh” - Nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ mơn giúp học sinh ngày càng có ý thức hơn trong thói quen, nền nếp học tập tốt, trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh đạt hiệu quả. Trên đây là một số hoạt động trong cơng tác chỉ đạo ra đề kiểm tra cấp trường, coi - chấm bài kiểm tra cuối năm và xét duyệt học sinh lên lớp cuối năm của nhà trường, mong các đồng chí tham khảo và đóng góp ý kiến. Phong Thạnh Đơng A, ngày 04 tháng 05 năm 2012 Hiệu trưởng Nguyễn Thị Cơ . nếp học tập tốt, trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh đạt hiệu quả. Trên đây là một số hoạt động trong cơng tác chỉ đạo ra đề kiểm tra cấp trường, coi - chấm bài kiểm tra cuối năm và xét duyệt. – ĐT GIÁ RAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH PHONG PHÚ A Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO THAM LUẬN Chỉ đạo công tác ra đề kiểm tra cấp trường, công tác coi – chấm bài kiểm tra. đầu năm. + Kết quả kiểm tra cuối kỳ I. + Kết quả kiểm tra cuối năm? Mỗi lần kiểm tra có bao nhiêu học sinh tiến bộ, hoặc ở mức cũ và bao nhiêu học sinh sa sút. Đánh giá nhận xét ưu, khuyết điểm

Ngày đăng: 24/04/2015, 06:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w