SKKN nâng cao năng lực học sinh THPT để giải bài toán xác suất

31 337 0
SKKN nâng cao năng lực học sinh THPT để giải bài toán xác suất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “ “ N N Â Â N N G G C C A A O O N N Ă Ă N N G G L L Ự Ự C C H H Ọ Ọ C C S S I I N N H H T T H H P P T T Đ Đ Ể Ể G G I I Ả Ả I I B B À À I I T T O O Á Á N N X X Á Á C C S S U U Ấ Ấ T T ” ” PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ khi xuất hiện xác suất đã khẳng định đó là một môn mới và có tính hấp dẫn cao được áp dụng phổ biến trong cuộc sống. Xác suất được ứng dụng rộng rãi trong nhiều nghành khoa học khác nhau như Toán học, Vật lý, Khoa học và kỹ thuật, y học, công nghệ thông tin và các nghành kinh tế. Trong trường phổ thông thì đòi hỏi học sinh phải biết giải bài toán xác suất và áp dụng được vào các môn học đặc biệt là môn sinh học, vật lý Đối với học sinh phổ thông chương trình sách giáo khoa đã đưa xác suất vào dạy ở lớp 11 nên việc làm quen, áp dụng và giải các bài toán về xác suất là học sinh rất bỡ ngỡ và thấy khó. Việc giải bài toán xác suất liên quan đến đại số tổ hợp và những bài toán liên quan đến công thức xác suất là học sinh chưa phân biệt được và hay bị nhầm lẫn. Trong những năm gần đây các bài toán xác suất là một trong các chủ đề có mặt trong các kỳ thi tuyển sinh vào Đại học và Cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ( đây là một trong các nội dung ở câu số 7 của đề thi ), chính vì thế nên tôi đã chú trọng vào việc dạy kỹ lý thuyết cho học sinh và phân dạng các loại toán xác suất từ dễ đến khó và có hệ thống móc nối giữa các kiến thức cũ và mới để học sinh có hứng thú học, say mê tìm hiểu và giải quyết được các dạng bài tập trong chương trình phổ thông. II. GIẢI QUYẾT VÂN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề Xuất phát từ những bài toán trên thực tế đã hình thành nên môn xác suất chính vì thế khi bắt đầu dạy lý thuyết cho học sinh tôi cũng dùng các ví dụ cụ thể và cho học sinh tự làm ví dụ và ghi kết quả sau đó hình thành định nghĩa và liên hệ với kiến thức trong tập hợp và trong đại số tổ hợp để dần dần hình thành công thức tính xác suất đơn giản. Để có thể học tốt xác suất học sinh phải nắm vững các khái niệm cơ bản của xác suất đồng thời phải biết vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các bài toán và tình huống cụ thể. Trên thực tế học sinh khó hiểu được các khái niệm và các định nghĩa, trong khi sách tham khảo về nội dung này cũng không có nhiều, khai thác kỹ hơn thì học sinh lại phải đọc thêm nhiều lý thuyết ngoài sách giáo khoa. Trên thực tế đó đòi hỏi giáo viên phải có những phương pháp dạy hợp lý và phát huy tính sáng tạo của học sinh. Với mong muốn giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản về xác suất đồng thời biết vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức đó để giải quyết nhiều tình huống khác nhau, tôi chọn đề tài: “ Nâng cao năng lực của học sinh THPT để giải bài toán xác suất ”. 2. Thực trạng của vấn đề. Xác suất là khái niệm mới và khó nên học sinh lười nghiên cứu, tuy ứng dụng thực tế của nó rất lớn nhưng học sinh học trong thời gian ngắn nên việc áp dụng thành thạo các bài tập cơ bản đối với nhiều học sinh chưa được tốt. Trong quá trình dạy phụ đạo và ôn luyện thi đại học tôi luôn quan tâm đến vấn đề này dạy cho học sinh hiểu bài không chỉ dạy lý thuyết mà phải có áp dụng đi cùng. Qua thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy: đa số các em chưa hiểu thấu đáo các khái niệm cơ bản như: không gian mẫu, biến cố, biến cố độc lập, biến cố xung khắc, biến cố đối,… các em chỉ biết giải bài toán xác suất trong một số kiểu bài tập quen thuộc độc lập. Đa số học sinh chưa biết sử dụng linh hoạt các quy tắc để giải quyết các tình huống cụ thể. Khi chọn đề tài này đã phần nào giúp học sinh tháo gỡ việc nhận thức học xác suất và có công cụ giải quyết được một số dạng bài tập mà từ trước đến nay học sinh cho là khó và đã áp dụng được vào các môn học liên quan. 3. Mục đích yêu cầu: - Giúp học sinh hiểu rõ các khái niệm về xác suất, liên hệ và áp dụng được vào các dạng bài tập liên quan. - Hưởng ứng phong trào tự học, tự sáng tạo, nâng cao chuyên môn, học hỏi đồng nghiệp qua đợt viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học mà nhà trường và sở phát động. 4. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề. - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu liên quan khác, khai thác trên mạng … - Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình dạy và học tại trường PTTH Nguyễn Siêu. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức dạy cho học sinh khối 11 và một số lớp 12 ôn thi đại học sau đó khảo sát các lớp dạy. PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ a. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu: Một phép thử ngẫu nhiên (ký hiệu T) là một thí nghiệm hay một hành động mà có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong các điều kiện giống nhau, kết quả của nó không dự đoán trước được và có thể xác định được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra. Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử gọi là không gian mẫu của phép thử, ký hiệu Ω. b. Xác suất các biến cố: Định nghĩa : Giả sử phép toán thử T có không gian mẫu Ω là một tập hợp hữu hạn và kết quả của T là đồng khả năng. Nếu A là một biến cố liên quan với phép thử T và Ω A là tập hợp các kết quả mô tả A thì xác suất của A là một số ký hiệu là P(A), được xác định bởi công thức: () A PA    trong đó A  và  lần lượt là số phần tử của tập Ω A và Ω - Biến cố chắc chắn (luôn xảy ra khi thực hiện các phép thử T) có xác suất bằng 1. - Biến cố không thể (không bao giờ xảy ra khi thực hiện phép thử T) có xác xuất bằng 0. 2. CÁC QUY TẮC TÍNH XÁC SUẤT 2.1. Quy tắc cộng xác suất a. Biến cố hợp Cho hai biến cố A và B cùng liên quan đến phép thử T. Nếu “biến cố A hoặc biến cố B xảy ra”, kí hiệu là AB được gọi là hợp của hai biến A và B. Nếu kí hiệu Ω A và Ω B lần lượt là tập hợp mô tả A và B thì tập hợp mô tả biến cố AB và Ω A  Ω B . Một cách tổng quát: Cho k biến cố A 1 , A 2 , …, A k cùng liên quan đến phép thử T. Biến cố “ có ít nhất một trong các biến cố A 1 , A 2 , …, A k xảy ra, ký hiệu là 1 2 k A A A   , được gọi là hợp của k biến cố đó. b. Biến cố xung khắc Cho hai biến cố A và B cùng liên quan đến phép thử T. Hai biến cố A và B được gọi là xung khắc nếu biến cố này xảy ra thì biến cố kia không xảy ra. Hai biến cố xung khắc nếu và chỉ nếu. Ω A  Ω B =  c. Quy tắc cộng xác suất Nếu hai biến cố A và B xung khắc thì xác suất để A hoặc B xảy ra là: ( ) ( ) ( ) (1)P A B P A P B   Một cách tổng quát: Cho k biến cố A 1 , A 2 , …, A k đôi một xung khắc thì ta có: 1 2 1 2 ( ) ( ) ( ) ( ) (2) kk P A A A P A P A P A       d. Biến cố đối Cho biến cố A thì biến cố “ Không xảy ra A”, ký hiệu là ¸A  được gọi là biến cố đối của A. Cho biến cố A xác suất của biến cố đối ¸A  là: ( ) 1 ( )P A P A   (3) 2.2. Quy tắc nhân xác suất a. Biến cố giao Cho hai biến cố A và B cùng liên quan đến phép thử T. Biến cố “ Cả A và B cùng xảy ra”, ký hiệu là A.B, được gọi là giao của hai biến cố A và B. Nếu Ω A và Ω B lần lượt là tập hợp các kết quả thuận lợi cho A và B thì tập hợp các kết quả thuận lợi cho AB là Ω A  Ω B . Một cách tổng quát: Cho k biến cố A 1 , A 2 , …, A k cùng liên quan đến phép thử T. Biến cố “ tất cả k biến cố A 1 , A 2 , …, A k xảy ra “, ký hiệu là 1 2 k A A A , được gọi là giao của k biến cố đó. b. Biến cố độc lập Cho hai biến cố A và B cùng liên quan đến phép thử T. Hai biến cố A và B được gọi là độc lập với nhau nếu việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố này không làm ảnh hưởng tới việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố kia. c. Quy tắc nhân xác suất Nếu hai biến cố A và B xung khắc thì xác suất để A hoặc B xảy ra là: ( ) ( ). ( )P AB P A P B Một cách tổng quát : Cho k biến cố A 1 , A 2 , …, A k độc lập thì ta có: 1 2 1 2 ( ) ( ). ( ) ( ) kk P A A A P A P A P A II. CÁC DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA DẠNG 1: Nhận biết biến cố hợp, biến cố xung khắc, biến cố đối, biến cố giao, biến cố độc lập Đây là bước đầu tiên xác định giả thiết trong bài toán tính xác suất, nếu không phân biệt kỹ và hiểu kỹ thì học sinh (đặc biệt là học sinh trung bình, yếu) không giải quyết được bài tập, hoặc sẽ bị nhầm lẫn khi áp dụng quy tắc tính xác suất, do đó tôi nhấn mạnh cho học sinh phân biệt được các loại biến cố bằng cách nhận biết ở dạng đơn giản trước. Bài 1: Chọn ngẫu nhiên một học sinh của lớp 11A1 trường THPT Nguyễn Siêu. Gọi A là biến cố “Bạn đó là học sinh giỏi Toán” và B là biến cố “ Bạn đó là học sinh giỏi Văn”. a. A và B có phải là hai biến cố xung khắc hay không? b. Biến cố AB là gì? Hƣớng dẫn a. A và B là hai biến cố không xung khắc vì một học sinh có thể vừa học giỏi Toán vừa học giỏi Văn. b. Biến cố AB là “ Bạn đó là học sinh giỏi Toán hoặc giỏi Văn”. Bài 2: Gieo một con súc sắc hai lần liên tiếp. Gọi A là biến cố “ lần gieo thứ nhất được số chấm trên mặt con súc sắc là chẵn”, B là biến cố “ lần gieo thứ hai được số chấm trên mặt con súc sắc là lẻ”. a. Hai biến cố A và B độc lập hay không ? b. Giao của hai biến cố A và B là biến cố gì ? Hƣớng dẫn a. Hai biến cố A và B độc lập vì việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố A không làm ảnh hưởng tới việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố B b. Giao của hai biến cố A và B là biến cố” lần gieo thứ nhất được số chẵn và lần thứ hai được số lẻ” Nhận xét: Khi xác định các biến cố độc lập hay xung khắc thông thường học sinh hay dựa vào các khái niệm hoặc thực tế việc xảy ra của biến cố. Nhưng cũng có những bài toán xác đinh được điều đó phải dựa vào quy tắc tính xác suất, dưới đây là một ví dụ minh hoạ Bài 3: Cho 2 ( ) ; 5 PA 5 ( ) ; 12 PB  1 () 6 P AB  . Hỏi hai biến cố A và B có: a. Xung khắc hay không? b. Độc lập với nhau hay không? Hƣớng dẫn a. Vì 1 ( ) 0 6 P AB  nên A và B không xung khắc. b. Vì 2 5 1 ( ) ( ) ( ) 5 12 6 P A P B P AB    Vậy A và B là hai biến cố độc lập. Bài tập tƣơng tự: Một chi tiết máy được lấy ngẫu nhiên.Chi tiết loại 1(chi tiết A);chi tiết loại 2(chi tiết B);chi tiết loại 3(chi tiết C). Hãy mô tả các biến cố sau đây: a. AB b. AB c. ( . )A B C d. .AC DẠNG 2: Áp dụng các quy tắc tính xác suất 1. Những bài toán biến đổi công thức xác suất và tính xác suất trực tiếp. Đối với học sinh THPT vì mới được học xác suất nên các em thường ít đọc sách tham khảo và có nhiều học sinh cho rằng đây là dạng bài tập khó. Trong khi áp dụng công thức thì hay bị nhầm nên thường bỏ không làm, thậm chí có học sinh không thuộc công thức để áp dụng, nên đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp khắc phục tình trạng đó. Nhằm giúp học sinh phân biệt đựơc công thức áp dụng và cũng thành thạo khi áp dụng tôi đã chia nhỏ, lồng ghép khéo léo dạng này để học sinh hiểu rõ hơn, chủ động và thành thạo hơn khi áp dụng, tạo động lực để học sinh có hứng thú học những dạng tiếp theo. Bài 1: Gieo một con xúc sắc, gọi A là biến cố gieo được mặt có số chấm là chẵn và B là biến cố gieo được mặt có số chấm là bội số của 2. Chứng minh rằng: ( ) ( ) ( ) ( )P A B P A P B P AB    Hƣớng dẫn Ta có A = { 2, 4, 6 } , B = { 3, 6 }. Do đó   2,3,4,6AB và AB = {6} Nên 3 1 2 1 1 ( ) , ( ) , ( ) 6 2 6 3 6 P A P B P AB     Mà 42 () 63 P A B   Vậy: 1 1 1 2 ( ) ( ) ( ) ( ) 2 3 6 3 P A P B P AB P A B        . (ĐPCM) Như vậy : Nếu A và B là hai biến cố bất kỳ thì công thức sau còn đúng không? ( ) ( ) ( ) ( )P A B P A P B P AB    Bài 2: Cho hai biến cố bất kỳ A và B. Chứng minh rằng: ( ) ( ) ( )P A P AB P AB Hƣớng dẫn Ta có ( ) ( )A AB AB vì sự xảy ra của A là kết quả của sự xảy ra :của A và B hoặc là sự xảy ra của A và không xảy ra của B Mà AB và AB là hai biến cố xung khắc. Vậy: ( ) ( ) ( )P A P AB P AB Bài 3: Xét không gian mẫu E và hai biến cố xung khắc A và B biết 31 ( ) , ( ) 10 2 P A P B . Tính ( ); ( ); ( ); ( )P AB P A B P A P B Hƣớng dẫn Vì A và B là hai biến cố xung khắc nên 84 ( ) 0; ( ) ( ) ( ) 10 5 P AB P A B P A P B      Ta có: 7 ( ) 1 ( ) 10 P A P A   và 1 ( ) 1 ( ) 2 P B P B   Bài 4: Một công nhân phải theo dõi hoạt động của hai máy dệt A và B. Xác xuất để người công nhân phải can thiệp máy dệt A trong một giờ là 1 7 và máy dệt B trong cùng thời gian trên là 1 2 . Tính xác suất để người công nhân không phải can thiệp máy nào trong một giờ. Hƣớng dẫn Xác suất để máy dệt A hỏng độc lập với xác suất để máy dệt B hỏng Ta có P( A ) = 1- P(A) = 1- 1 7 = 6 7 với A là biến cố máy dệt A không hỏng và P( B ) = 1- 1 5 = 4 5 với B là biến cố máy dệt B không hỏng. Vậy xác suất để người công nhân không phải can thiệp máy nào trong một giờ là P( .AB )= 64 . 75 = 24 35 =0,69 Bài 5: Trong một nhà máy có 3 máy dệt. Trong một ngày, xác suất để máy thứ nhất bị sự cố là 0,05, xác suất để máy thứ hai bị sự cố là 0,1 và xác suất để máy thứ ba bị sự cố là 0,15. Tính xác suất để trong một ngày mà : a. Chỉ có một máy bị sự cố b. Chỉ có hai máy bị sự cố c. Không có máy nào bị sự cố Hƣớng dẫn Cách 1 : Hướng dẫn học sinh làm trực tiếp a. Xác suất để một và chỉ một máy bị sự cố là: P 1 = 0,05 + 0,10 + 0,15 – 2(0,05  0,10+0,05  0,15 + 0,10  0,15) + +3(0,05  0,10  0,15) = 0,25 b. Xác suất để chỉ có hai máy bị sự cố là: P 2 = 0,05  0,10+0,05  0,15 + 0,10  0,15 - 3(0,05  0,10  0,15) = 0,025 c. Xác suất để không có máy nào bị sự cố là: P 3 = 0,95  0,90  0,85 = 0,727 Cách 2 : Hướng dẫn học sinh làm gián tiếp( Tức là sử dụng các biến cố đối) 2. Những bài toán tính xác suất khi biết xác suất của biến cố liên quan Để áp dụng công thức tính thì phải yêu cầu học sinh biết cách sử dụng khái niệm biến cố và phân biệt mối quan hệ của các biến cố trong bài toán. Khi chưa phân biệt đựơc thì việc tính toán sẽ khó khăn, học sinh không thể tiếp cận đến công thức được. Với suy nghĩ này tôi đã chọn cách dạy phân tích bài toán để bước đầu học sinh biết tìm ra các biến cố, tìm mối quan hệ của các biến cố và tính được xác suất của biến cố theo yêu cầu. Bài 1: Một lớp học gồm 40 học sinh trong đó có : 15 học sinh giỏi toán, 10 học sinh giỏi Lý và 5 học sinh giỏi Toán lẫn Lý. Chọn ngẫu nhiên một học sinh. Hãy tính xác suất để học sinh đó giỏi toán hay giỏi lý. Hƣớng dẫn GV: Yêu cầu học sinh chỉ ra các biến cố, mối quan hệ các biến cố là gì? Từ đó học sinh tự áp dụng công thức để tính. A là biến cố học sinh giỏi toán B là biến cố học sinh giỏi lý Ta có: AB là biến cố học sinh giỏi toán và lý A  B là biến cố học sinh giỏi toán hay lý Ta có: P(A)= 15 40 = 3 8 ; P(B)= 10 40 = 1 4 ; P(AB)= 5 40 = 1 8 Vậy P(A  B) = P(A) + P(B) – P(AB) = 3 8 + 1 4 - 1 8 = 4 8 = 1 2 Bài 2: Chọn ngẫu nhiên một lá bài trong cỗ bài 52 lá, ghi nhận kết quả rồi trả lại lá bài trong cỗ bài và rút một lá bài khác. Tính xác suất để được lá bài là bích và lá bài là cơ. Hƣớng dẫn Gọi A là biến cố “chọn lá bài thứ nhất là bích” B là biến cố “chọn được lá bài thứ hai là cơ” Ta tìm P(AB) Ta biết A và B là hai biến cố độc lập vì ta trả lại lá bài thứ nhất trước khi rút lá bài thứ hai. Do đó P(AB) = P(A).P(B) Mà P(A) = 1 52 và P(B) = 1 52 . Vậy P(AB) = 1 52 . 1 52 Bài 3: Trong một lớp học có 6 bóng đèn, mỗi bóng có xác suất bị cháy là 1 4 . Lớp học có đủ ánh sáng nếu ít nhất 4 bóng đèn sáng. Tìm xác suất để lớp học có đủ ánh sáng Hƣớng dẫn Gọi A, B, C tương ứng là các biến cố “ lớp có 6 bóng đèn sáng ”, “ lớp có 5 bóng đèn sáng ” và “ lớp có 4 bóng đèn sáng ”. [...]... nữa để sau mỗi lần áp dụng thì thu được thành công tốt hơn, phát huy được khả năng học của học sinh II Kết luận 1 Kết luận Việc giải bài toán bài toán xác suất trong học sinh phổ thông là bài toán khó nên để tạo đựoc hứng thú cho hoc sinh cũng là rất cần thiết , mục tiêu hướng tới của tôi là tạo niềm say mê cho học sinh và để học sinh có động lực giải được các dạng toán xác suất trong chương trình THPT. .. câu trả lời sai sẽ bị trừ đi 1 điểm Một học sinh kém làm bài bằng cách chọn hú họa một câu trả lời Tìm xác suất để : 1 Học sinh được 13 điểm 2 Học sinh đó bị điểm âm Hƣớng dẫn 1 Gọi x là số câu trả lời đúng, 12 – x là số câu trả lời sai Để được 13 điểm ta cần có : 4x – (12 –x) = 13  x=5 Bài toán trở thành : Tìm xác suất để học sinh trả lời 5 câu đúng Xác suất để có câu trả 1 5 lời đúng là điểm là :... lớn hơn 0,95 Bài 2: Trong đề cương môn học gồm 10 câu hỏi lý thuyết và 30 bài tập Mỗi đề thi gồm có 1 câu hỏi lý thuyết và 3 bài tập được lấy ngẫu nhiên trong đề cương Một học sinh A chỉ học 4 câu lý thuyết và 12 câu bài tập trong đề cương Khi thi học sinh A chọn 1 đề thị một cách ngẫu nhiên Với giả thiết học sinh A chỉ trả lời được câu lý thuyết và bài tập đã học Tính xác suất để học sinh A : a Không... lời được 2 câu bài tập c Đạt yêu cầu Biết rằng muốn đạt yêu cầu thì phải trả lời được câu hỏi lý thuyết và ít nhất 2 bài tập Bài 3: Biết xác suất để một học sinh thi đậu ở lần thi thứ nhất, thứ hai lần lượt là 0,9 và 0,6 Tính xác suất để học sinh ấy thi đậu trong kì thi, biết rằng mỗi học sinh được phép thi tối đa 2 lần Bài 4: Một căn phòng điều trị có 3 bệnh nhân bệnh nặng với xác suất cần cấp cứu... xen kẽ quy tắc cộng, quy tắc nhân xác suất và quy tắc tính xác suất của biến cố đối - Nhiều học sinh bị nhầm việc xác định không gian mẫu do học sinh chưa xác định kỹ mối quan hệ của biến cố với định nghĩa tổ hợp Bài tập áp dụng Bài 1:.Trong một trò chơi điện tử, xác suất để An thắng trong một trận là 0,4 (không có hòa ) Hỏi An phải chơi tối thiểu bao nhiên trận để xác suất An thắng ít nhất một trận trong... số: 50 ) 81 Bài 4: Một người bỏ ngẫu nhiên bốn lá thư vào bốn chiếc phong bì thư đã đề sẵn địa chỉ Tìm xác xuất để ít nhất có một lá thư bỏ đúng địa chỉ (Đáp số: 5 ) 8 3 Những bài toán tính xác suất khi phải xác định các biến cố và không gian mẫu Khi phân tích công thức tính xác suất của biến cố thì đòi hỏi học sinh tìm được biến cố để xác định mối quan hệ của biến cố với các giả thiết ở bài toán và nhằm... tắc cộng xác suất ta có: P(X) = P(A) + P(B) + P(C) = 0,5583 Bài 2: Một người bước 8 bước Mỗi bước anh tiến lên phía trước 0,5 m hoặc lùi lại phía sau 0,5m với xác suất như nhau Tìm xác xuất để 1 Anh ta trở lại vạch xuất phát 2 Anh ta cách điểm xuất phát hơn 2m Hƣớng dẫn Để giải được bài toán này việc xác định các biến cố là quan trong, do đó học sinh phải xác định mối quan hệ của các giả thiết để tìm... từ S, tính xác suất để chọn là số chẵn PHẦN III: HIỆU QUẢ, KẾT LUẬN I Hiệu quả : Trong những năm được phân công dạy khối 11, tôi thấy học sinh rất nản khi phải học và làm bài toán xác suất Điều đó làm tôi suy nghĩ và tôi đã tìm tòi, tham khảo đọc tài liệu để tìm ra một cách dạy cho riêng mình mà khuyến khích được học sinh học và thúc đẩy niềm say mê, tính sáng tạo và ham tìm tòi của học sinh. Tôi đã... trên học sinh chỉ việc đọc kỹ và hiểu khái niệm là các em đã áp dụng công thức để tính, nhưng trên thực tế các bài toán xảy có rất nhiều giả thiết và các mối quan hệ ràng buộc của các biến cố nhiều hơn nên tôi đưa ra cho học sinh một lớp các bài toán tính xác suất nhưng chú trọng tới việc xác định biến cố, không gian mẫu, không gian các kết quả thuận lợi kết hợp với các bài toán tổ hợp Bài 1: Một bài. .. kiếm những phuơng pháp giải hay, đơn giản, và sát với nội dung học của học sinh Tôi đã mạnh dạn dạy phần này để gây hứng thú, chủ động tích cực của học sinh Đó là nhu cầu cần thiết của người học toán: - Khả năng vận dụng, khả năng liên hệ kết nối kiến thức - Khả năng tư duy và tự học - Tính sáng tạo và đổi mới, ham học và tích luỹ kiến thức biết liên hệ, vân dụng vào thực tế 2 Bài học kinh nghiệm: Người . lực của học sinh THPT để giải bài toán xác suất ”. 2. Thực trạng của vấn đề. Xác suất là khái niệm mới và khó nên học sinh lười nghiên cứu, tuy ứng dụng thực tế của nó rất lớn nhưng học sinh. xác suất 1. Những bài toán biến đổi công thức xác suất và tính xác suất trực tiếp. Đối với học sinh THPT vì mới được học xác suất nên các em thường ít đọc sách tham khảo và có nhiều học sinh. được xác suất của biến cố theo yêu cầu. Bài 1: Một lớp học gồm 40 học sinh trong đó có : 15 học sinh giỏi toán, 10 học sinh giỏi Lý và 5 học sinh giỏi Toán lẫn Lý. Chọn ngẫu nhiên một học sinh.

Ngày đăng: 23/04/2015, 17:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan