tiểu luận thời đại Hùng Vương này dưới nhiều dạng khác nhau

19 1K 1
tiểu luận thời đại Hùng Vương này dưới nhiều dạng khác nhau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tiểu luận Trần Thị Hương Trà - K54A Việt Nam học A - PHẦN MỞ ĐẦU C. Mac đã từng nói rằng: “Lịch sử không chỉ là sự tích lũy của cải vật chất và tinh thần do các thế hệ sau tạo ra mà còn là sự tích lũy những đức tính ưu việt và sức mạnh lớn lao của dân tộc” [11;470]. Việt Nam - đất nước có nền văn minh lâu đời với hàng năm lịch sử. Từ thời đại xa xăm nào đó, cái lâu đài lịch sử văn hoá ấy đã được khởi công xây dựng. Chính tổ tiên ta từ thời đó, bằng những viờn đỏ đẽo thô sơ, bằng bàn tay lao động sáng tạo tài tình, bằng đấu tranh quật cường gian khổ đã đặt nền móng xây dựng lờn cỏi lâu đài đó. Càng đi sâu vào, ta càng bị thuyết phục trước một sự thật “ ngay từ những bước chập chững đầu tiên cho lịch sử, những người lao động Việt Nam đã có sức sống dồi dào và khả năng sáng tạo xuất sắc” [12; 5]. Những người lao động Việt Nam, sau hàng chục vạn năm, gian khổ lao động và sáng tạo, từ những công cụ đá thô sơ đó tiến đến sự phát minh ra kỹ thuật luyện kim, nghề làm gốm, nông nghiệp trồng lúa nước…Đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ ngày càng được nâng cao, từng bước làm thay đổi bộ mặt xã hội, đưa đến hình thành một lãnh thổ chung, một nền văn hoá, văn minh chung và một tổ chức chính trị xã hội chung. Đó là quốc gia, nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, đánh dấu bước chuyển biến cơ bản trong lịch sử xã hội Việt Nam và mở ra một thời đại mới - thời đại dựng nước. Với đặc trưng lịch sử như vậy, cũng như với tinh thần tìm tòi, tham khảo và niềm đam mê cỏ nhõn. Người viết đi vào tìm hiểu, tổng hợp khai thác và làm rõ hơn về: “ Sự phát triển đồ gốm dưới thời Hùng Vương dựng nước ”. Bởi đây là một thời đại đã đi vào huyền thoại lịch sử với sự tồn tại gần 300 năm, trải qua 18 đời vua Hùng trị vì và gắn theo đú chớnh là sự ra đời của nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Nghiờn cứu tìm hiểu “ Sự phát triển đồ gốm dưới thời Hùng Vương dựng nước ” để thấy được đồ gốm có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử buổi đầu dựng nước của dân tộc ? Hơn nữa có thể thấy rằng: Nếu đứng trên góc độ chuyên môn khảo cổ học thì đồ gốm có giá trị vô cùng lớn lao. Nhưng trong đời sống lịch sử kinh tế thì đồ gốm có ý nghĩa hai chiều, bởi nó khụng gây ra được bước ngoặt lịch sử nào cả. Mà chính bản thõn nó là kết quả, là sự biểu hiện của những bước ngoặt lịch sử. Nói như vậy để thấy được: Đõy là một trong những phát minh quan trọng, thể hiện bước cải tiến kỹ thuật quan trọng trong đời sống con người. Đồng thời cũng do những đặc điểm của nền kinh tế sản xuất, nên đõy là một trong những ngành có khả năng đi tới chuyên môn hoá cao, quy mô sản xuất lớn và phân công lao động sớm đạt trình độ sâu sắc hơn nhiều ngành thủ công khác trong cùng thời đại lịch sử đó. Bài tiểu luận Trần Thị Hương Trà - K54A Việt Nam học Bài tiểu luận Trần Thị Hương Trà - K54A Việt Nam học B - PHẦN NỘI DUNG Chương I NHỮNG NÉT CHUNG VỀ THỜI HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC 1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Dân tộc ta có một hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt: vừa bước vào thời kỳ dựng nước chưa được bao lâu thì mất nước.Hơn một nghìn năm bị đô hộ, lịch sử văn hiến của người Việt đã hầu như bị xóa mất mọi dấu vết về một thời văn minh của dân tộc. Do vậy lịch sử dựng nước của dân tộc ta không được ghi chép để truyền lại. Điều duy nhất mà những thế lực đô hộ không thể xoá được là ký ức của nhân dân về lịch sử của cha ông mỡnh. Chớnh vì lẽ đó mà thời kỳ lập quốc của dân tộc Việt Nam, trong một thời gian dài, chỉ được phản ánh trong các huyền thoại hoặc truyền thuyết dân gian. Những câu chuyện kể về 18 đời vua Hùng nối nhau trị nước hay những truyền thuyết về sự tích “Bánh chưng, bánh dầy”, sự tích “ Trầu cau”… liên quan đến phong tục tập quán và cuộc sống của người xưa là những mảng màu còn giữ được trong ký ức của nhân dân, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác về thời đại Hùng Vương. Huyền thoại Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và thiên anh hùng ca Thỏnh Gióng là những hình tượng khái quát do nhân dân sáng tạo nên để truyền cho nhau về sự nghiệp của cha ông thời mở nước. Những “pho sử” không thành văn này đã tỏ ra có sức sống mãnh liệt trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Sau khi giành được độc lập, đất nước ta bước vào kỷ nguyên phục hưng và phát triển. Nhu cầu nhận thức về nguồn gốc và ý thức tự tôn dân tộc thôi thúc các nhà sử học yêu nước tìm hiểu về lịch sử thời Hùng Vương. Đến thời Trần – Lê những truyền thuyết và huyền thoại bấy lâu chỉ lưu truyền trong dân gian lần đầu tiên được sưu tầm, biên khảo và ghi chép lại trong các tài liệu thành văn. Các bộ sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên và Lĩnh Nam chớch quỏi của Trần Thể Pháp lần lượt ra đời. Đặc biệt, đến thế kỷ XV, nhà sử học Ngô Sĩ Liờn đó chính thức đưa những tư liệu dân gian đó vào bộ chính sử đồ sộ, do ông và các sử thần triều Lê biên soạn. Trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liờn đó dành riêng một kỷ đặt tên là “Kỷ Hồng Bàng” để trình bày một cách có hệ thống các truyền thuyết mà ông tập hợp được với một diễn biến thế phổ: Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân – Hùng Vương. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra những niên đại tuyệt đối cho thời đại lịch sử này. Theo đó, Kinh Dương Vương (ông nội của Hùng Vương thứ nhất) lên ngôi vào thời Chu Noãn Vương thứ 57 (?) (năm 2879 trước Công nguyên – TCN) và năm cai trị cuối cùng của Hùng Vương thứ 18 là năm 258 TCN. Nhưng sự cố gắng chứng minh Việt Nam có lịch sử văn minh lâu đời của Ngô Sĩ Liên không khỏi gây ra sự băn khoăn, hoài nghi của các nhà sử học thuộc các thời đại sau. Ông viết như vậy, nhưng không nêu ra được những cơ sở khoa học có sức thuyết phục. Bài tiểu luận Trần Thị Hương Trà - K54A Việt Nam học Chính bản thõn ụng theo sự trình bày những điều trên cũng phải hạ bút viết câu: “ Hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi” [ 16 ]. Quả thực, những điều Ngô Sĩ Liên đưa vào chính sử đều là huyền thoại và truyền thuyết. Các chuyên gia về văn học dân gian thừa nhận rằng các truyền thuyết và huyền thoại luôn chứa đựng trong nó những cốt lõi lịch sử. Nhưng đó không phải là lịch sử. Không thể dựa vào truyền thuyết để xác định niên đại tuyệt đối cho các sự kiện lịch sử. Vả lại khung niên đại về thời gian trị vì của 20 ông vua thời dựng nước do Ngô Sĩ Liên đưa ra lên tới 2622 năm (2879 – 258 tr.CN) là điều phi lý, không thể chấp nhận. Trong khoảng thời gian đó, mỗi ông vua trung bình phải cai trị tới hơn 130 năm Như vậy có thể thấy rằng: Thời đại lịch sử này được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu và nhiều tài liều đề cập tới. Bởi: * Ngay từ các triều đại phong kiến Việt Nam, ngoài các bộ sách kể trên đã có thêm một số bộ sách khác cũng đề cập đến thời đại Hùng Vương này dưới nhiều dạng khác nhau: truyền thuyết, lịch sử hay địa lý. Như: “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi; “Việt sử thông giám ” của Vũ Quỳnh…Tuy vậy, các nhà sử học nước ta thời đú cũn tỏ ra hoài nghi về sự tồn tại của thời kỳ lịch sử này. Có lẽ họ chưa đủ cứ liệu đáng tin cậy ? [1;33]. * Sang thời Pháp thuộc, với sự thành lập trường Viễn Đông Bác Cổ (1900), công tác nghiên cứu thời đại này được chú trọng hơn. Việc tìm kiếm, thăm dò, khai quật và nghiên cứu được quan tõm và có nhiều bước chuyển biến mới: “Từ năm 1924 khi khu di tích văn hoỏ Đụng Sơn được khai quật do nhà khảo cổ học người Pháp Pagiụ đó phát hiện được nhiều đồ đông, đồ gốm, đồ sắt…” [1;34]. Tiếp sau đó, nhiều nhà khảo cổ học nước ngoài khác cũng tham gia vào việc nghiên cứu thời đại lịch sử này, như: H.ghenđec, O.Yanxe…với nhiều di tích khảo cổ đã được phát hiện và khai quật. Tuy vậy các nhà nghiên cứu cũng chỉ tập trung nghiên cứu niên đại ra đời, sự tồn tại và nguồn gốc một số nền văn hoá đặc trưng của thời kỳ lịch sử này [1;35]. * Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là từ năm 1954 sau khi Thực dân Pháp bại trận ở Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, ngành sử học và khảo cổ học Việt Nam chính thức ra đời, phát triển. Việc nghiên cứu toàn diện về thời Hùng Vương mới thực sự được chú trọng phát triển, đạt nhiều thành tựu to lớn. Các cuốn sách: “Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thuỷ ở Việt Nam” của Trần Quốc Vượng và Hà Văn Tấn; “Xã hội nước Văn Lang – Âu Lạc” của Văn Tân; “Kỉ yếu Hùng Vương dựng nước” tập I (1970), tập II (1972), tập III (1973), tập IV (1974). [1; 35&36]. * Ngày nay có khá nhiều sách báo, tạp chí, kỉ yếu khảo cổ học đề cập đến thời kì lịch sử này, cũng như lịch sử phát triển đồ gốm. Nhìn chung đó cú sự nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn. Bài tiểu luận Trần Thị Hương Trà - K54A Việt Nam học Tuy nhiên để có một chuyên khảo cụ thể về “Sự phát triển đồ gốm dưới thời Hùng Vương dựng nước ” thì hầu như chưa có tác giả nào đề cập chi tiết, mà chỉ là những số liệu khảo cổ học hoặc những nét khái quát về đặc trưng hay sự phát triển của đồ gốm trong thời kì lịch sử này mà thôi. Chính vì vậy, trên cơ sở tham khảo, tổng hợp những nguồn tư liệu đó, người viết đi vào tìm hiểu để làm rõ hơn về đồ gốm cũng như sự phát triển của nó trong buổi đầu dựng nước - thời các Vua Hùng. 2. Dấu tích - niên đại thời Hùng Vương Dấu tích – niên đại thời Hùng Vương dựng nước được khá nhiều nhà lịch sử, nhà khảo cổ học quan tâm. Dựa vào các nguồn tài liệu, nhiều nhà khảo cổ học và sử học cho rằng: thời Hùng Vương dựng nước trải qua 4 giai đoạn phát triển nối tiếp nhau liên tục và ngày càng cao, trên cơ sở kế thừa giai đoạn trước. Đó là các giai đoạn phát triển: - Giai đoạn Phùng Nguyờn tồn tại vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ II TCN. Theo kết quả xác định niên đại bằng phương pháp các bon phóng xạ (C14), văn hoỏ Phùng Nguyờn (thuộc giai đoạn sơ kỳ đồ đồng) tồn tại cách ngày nay khoảng trên dưới 4000 năm. Nêu theo quan niệm dân gian thì thời điểm nhà nước đầu tiên xuất hiện trên đất nước ta tương ứng với niên đại của văn hoỏ Đụng Sơn. Nhưng các chứng cứ vật chất được khảo cổ học phát hiện đã không cho phép kết luận như vậy. Ở thời Phùng Nguyờn, mặc dù đã sớm bước vào thời đại đồ đồng, nhưng công cụ bằng đá vẫn còn phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối. Các nhà sử học đã thống nhất nhận định rằng cư dân thời Phùng Nguyờn chưa vượt ra khỏi phạm trù của hình thái công xã nguyên thủy. Có nghĩa là không thể nói từ cách đây 4000 năm, nước ta đã bước vào thời đại văn minh, đã có nhà nước. - Giai đoạn Đồng Đậu tồn tại vào nửa sau thiên niên kỉ II TCN. Di tích khảo cổ này được phát hiện năm 1964. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều di tích khảo cổ thuộc văn hoá Đồng Đậu ở các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội. Đây là giai đoạn phát triển kế tiếp và cao hơn giai đoạn Phùng Nguyờn. - Giai đoạn Gò Mun tồn tại vào nửa đầu thiên niên kỉ I TCN, thuộc huyện Phong Châu – Phú Thọ. Di tích khảo cổ học này được phát hiện năm 1961. - Giai đoạn Đông Sơn tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ I sau CN. Địa điểm khảo cổ học Đông Sơn được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1924, là thời kì phát triển rực rỡ của đồ đồng sang sơ kì đồ sắt. Nhiều tài liệu khảo cổ học cho thấy nền kinh tế thời Đông Sơn phát triển khá cao. Đặc biệt, sự phõn hoỏ giai tầng cũng đó cú những biểu hiện rõ nét. Chẳng hạn, trong di chỉ mộ táng Việt Khê (Hải Phòng), được xác định niên đại tuyệt đối là 2415 ± 100 năm (tính đến năm 1950), thuộc thời đại Đông Sơn, các nhà khảo cổ học phát hiện 4 ngôi mộ chôn quan tài hình thuyền. Ba ngôi trong số đó hoàn toàn không có hiện vật chôn theo. Trong khi đó, có một ngôi người chết được chôn theo 107 hiện vật với 73 hiện vật bằng đồng, trong đó có những đồ dùng sang Bài tiểu luận Trần Thị Hương Trà - K54A Việt Nam học trọng như thạp, thố, bỡnh, õu, khay, ấm… Như vậy thì chỉ có thể dùng niên đại của Văn hoỏ Đụng Sơn làm giới hạn đầu cho thời đại dựng nước của Việt Nam. Cách đây khoảng 2.500 – 2.700 năm. Điều này phù hợp với ghi chép của sách Việt sử lược - một bộ sử khuyết danh nhưng được biên soạn sớm nhất ở nước ta. Như vậy căn cứ vào các di tích khảo cổ mà thấy rằng thời Hùng Vương từ giai đoạn Phùng Nguyờn đến giai đoạn Đông Sơn về mặt không gian không những có sự mở rộng dần, tập trung ở những vùng đồng bằng ven các con sông lớn của Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mà các khu cư trú thường rộng lớn, có thể tới vài vạn m 2 với tầng văn hoỏ khỏ dày, nhất là giai đoạn Đông Sơn, khu cư trú rộng tới 250.000m 2 . . 3. Nguồn gốc lịch sử thời Hùng Vương dựng nước - Sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Trong cuốn Thế thứ các triều đại vua Việt Nam (Nguyễn Khắc Thuần, Nxb Giáo Dục 1997) đã viết: "Trái với ghi chép của chính sử cũ và các tài liệu dã sử khỏc, cỏc nhà nghiên cứu cho rằng: Nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại trong khoảng 300 năm và niên đại tan rã khoảng năm 208 tr.CN. Với 300 năm, con số 18 đời Hùng Vương là con số dễ chấp nhận. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà khẳng định rằng nước Văn Lang thực sự có 18 đời vua Hùng nối tiếp nhau trị vì. Tóm lại, nước Văn Lang là một thực thể có thật của lịch sử Nhưng nước Văn Lang chỉ tồn tại trước sau khoảng 300 năm và con số 18 đời vua Hùng cho đến nay vẫn chỉ là con số của huyền sử”. [13;15]. Quan niệm mới cho rằng thời Hùng Vương tồn tại khoảng 300 năm. Qua bài báo đăng trên một tạp chí được phát hành rộng rãi là “Kiến thức ngày nay”, số 256, phát hành ngày 1/9/1997 - với tựa đề “Thời điểm lập quốc và quốc hiệu Việt Nam” của tác giả Nguyễn Anh Hùng, đã viết: “Cỏc nhà sử học ngày càng thống nhất chung quan điểm khi cho rằng nhà nước đầu tiên trên đất nước ta chỉ có thể xuất hiện vào thời văn hóa Đông Sơn. Quan niệm này được cộng đồng khoa học thế giới thừa nhận - chẳng hạn trong nhiều công trình lịch sử, xã hội học của các tác giả nước ngoài đó dựng từ “văn minh” (civilization) thay vì “văn húa” (culture) khi bàn về văn hóa Đông Sơn. Do vậy chỉ có thể dùng niên đại văn hóa Đông Sơn làm giới hạn đầu cho thời kỳ lập quốc của dân tộc ta cách đây chừng 25 - 27 thế kỷ”. Trong tạp chí “Thế giới mới” số 89 năm 1994 qua bài “Cú phải Việt Nam lập quốc cách đây 4000 năm?”, trong mục “Nhỡn lại lịch sử” tác giả Tiến sĩ Vũ Minh Hoàng đã viết: “Mỗi quốc gia đều có thời điểm bắt đầu lịch sử văn minh của mình. Đó là lúc nhà nước đầu tiên xuất hiện.Trong lịch sử Việt Nam, điểm khởi đầu là thời các vua Hùng dựng nước. Từ lâu có một quan niệm phổ biến gần như hiển nhiên, cho rằng cách đây 4000 năm, chúng ta đã bước vào thời lập quốc. Những cụm từ như “4000 năm lịch sử”, Bài tiểu luận Trần Thị Hương Trà - K54A Việt Nam học “4000 năm dựng nước và giữ nước” hay “4000 năm văn hiến”… trở thành rất quen thuộc trong tiếng Việt. Quan niệm trên đây thực ra chưa từng được khoa học chứng minh và vì vậy cần xem nó cú chính xác hay không?” So sánh các quan điểm mới về thời Hùng Vương được trình bày ở trên với một số bộ chính sử của các triều đại Việt Nam trước đây ghi chép lại, thì thời kỳ Hùng Vương tồn tại 2622 năm (từ 2879 tr.CN đến 258 tr.CN).Bởi: Dựa vào các tài liệu khảo cổ học cũng như các thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương [1;46&47], có thể thấy rằng nhà nước Văn Lang ra đời với tư cách là một nhà nước sơ khai. Nhưng dù sao cũng đánh dấu một bước phát triển lớn lao có ý nghĩa thời đại trong lịch sử Việt Nam - mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc ta. - Sách “Việt sử lược ” ghi rằng: đến đời Trang Vương nhà Chu (696 – 682 TCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang. Ngụi Hựng Vương cha truyền con nối. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các lễ nghi tôn giáo. - Sách “ Lịch triều hiến chương loại chí ” cũng ghi: đời Hùng Vương dựng nước gọi là nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, chia nước ra làm 15 bộ, vốn là 15 bộ lạc trước đó. Lạc tướng (tù trưởng) cũng thế tập cha truyền con nối, còn gọi là phụ tướng, bộ đạo. Dưới bộ là các công xã nông thôn. Đứng đầu kẻ chạ, chiềng là các bộ chính (già làng). Bên cạnh đú cũn cú một nhóm người đại diện cho hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc của kẻ chạ, chiềng. Mỗi công xã nông thôn có một nơi để hội họp, sinh hoạt cộng đồng, thường là một ngôi nhà công cộng.). Như vậy, giữa quan niệm của một số học giả hiện nay và sử cũ có một khoảng cách quá lớn. Sự chênh lệch thời gian của khoảng cách này là gần 2500 năm, tức là xấp xỉ một nửa lịch sử của nhân loại kể từ khi các quốc gia cổ đại đầu tiên của loài người được thành lập. Để thấy rằng: Thời Hùng Vương đã đi vào huyền sử, còn sót lại một số truyền thuyết được ông cha lưu truyền qua bao thăng trầm của lịch sử đến ngày nay. Hầu hết những tư liệu về thời Hùng Vương chỉ được viết lại sau khi người Việt giành được độc lập, kể từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần tức là hàng ngàn năm sau đó. May thay, sự phát triển của khoa học lịch sử những năm gần đây qua những di vật tìm được đã khẳng định: Thời Hùng Vương là một thời đại có thật ! Bài tiểu luận Trần Thị Hương Trà - K54A Việt Nam học Chương II ĐẶC TRƯNG ĐỒ GỐM DƯỚI THỜI HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC 1. Nguồn gốc ra đời chung của đồ gốm. Hầu hết những đồ gốm mà thế hệ trước làm ra đều còn lại, phần đa là những mảnh vỡ. Nhờ đó người ta dễ xác định niên đại phát sinh và phát triển của ngành gốm. L.Morgan cho rằng: đồ gốm phát sinh từ việc lấy đất trát bên ngoài các đồ đựng bằng nan hay bằng gỗ để nó khỏi cháy. Qua sự thể nghiệm này, con người hiểu được thuộc tính mới của đất, là bản thân đất có thể làm được đồ đựng, từ đó người ta bỏ cái lõi bên trong đi. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng: đồ gốm phát sinh từ việc lấy đất trát bên trong các đồ đựng bằng nan để đựng các chất lỏng. Khi các đồ đựng được đem ra đun nấu, nan bên ngoài bị cháy đi, đất bên trong vẫn còn và lại càng cứng hơn. Từ đó người ta phát minh ra đồ gốm. Cũng cú thờm một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng: đồ gốm là một phát minh độc lập, bắt nguồn từ việc đào lỗ đất để đựng nước hay đựng các vật phẩm khỏc… Có thể thấy rằng: mỗi dân tộc đi tới đồ gốm bằng những con đường cụ thể khác nhau, có kỹ thuật sản xuất khác nhau. Nhưng đại đa sỗ các dân tộc đều biết chế tạo đồ gốm từ khi bước sang thời kì đồ đá mới, từ việc nặn bằng tay rồi người ta chuyển sang dùng bàn xoay để lặn và nung gốm trong nhiệt độ cao. Ở Việt Nam, những mảnh gốm đầu tiên ở nước ta thường có vết khuôn nan ở ngoài, chứng tỏ tổ tiên ta bắt đầu làm gốm bằng cách trát đất vào bên trong khuôn nan. Sau đó kỹ thuật làm gốm có bước phát triển quan trọng: người ta bắt đầu làm gốm trực tiếp bằng tay và đến hậu kỳ đá mới kỹ thuật dùng bàn xoay ra đời. Tuy nhiên vẫn còn in những vết nan đan, có thể đây là một cách trang trí của người nguyên thuỷ. Sang các giai đoạn sau, kỹ thuật đã thay đổi, chức năng kỹ thuật của vết khuôn nan đã hết mà thay vào đó là chức năng thẩm mỹ của nó [12; 34 - 37]. Như vậy đồ gốm là một trong những phát minh quan trọng, thể hiện bước tiến trong kỹ thuật và đời sống con người, góp phần cải thiện cuộc sống và mang vai trò to lớn trong lịch sử dân tộc. 2. Đặc trưng của đồ gốm dưới thời Hùng Vương dựng nước. Căn cứ vào nguồn tài liệu khảo cổ học mà thấy rằng: nghề làm gốm thời kì này có sự phát triển thêm một bước. Từ chất liệu, loại hình, kỹ thuật chế tạo cho đến nghệ thuật trang trí hoa văn…[14; 74-80]. 2.1 Về chất liệu gốm. Chất liệu chủ yếu để làm gốm thời kì này chính là các loại đất sét dẻo được khai thác ở ngay gần nơi ở của con người. Để giảm dẻo, chống dính, giảm độ co, tăng khả năng chịu lửa của đất sét, người xưa đã pha trộn thêm vào đất sét dẻo các chất không dẻo khác nhau như: cỏt, đỏ sạn sỏi tán vụn, vỏ nhuyễn thể, bã thực vật… Bài tiểu luận Trần Thị Hương Trà - K54A Việt Nam học Trong quá trình sản xuất đồ gốm, chất liệu gốm không ngừng được chọn lọc để nâng cao về chất lượng, bằng cách chọn dùng những nguyên liệu tốt, loại bỏ nguyên liệu xấu: tăng chất pha trộn bằng cát, hạn chế hoặc loại bỏ nhuyễn thể và bã thực vật. Bởi thế gốm càng ở những giai đoạn cao càng có chất liệu tốt. Nhưng để có được quy trình tạo chất liệu gốm tốt, con người phải tiến hành nhiều thử nghiệm khác nhau. Sự hiện diện đồng thời nhiều loại gốm khác nhau (gốm mịn, gốm thô, gốm xốp…) trong cùng một di chỉ hay một giai đoạn văn hoỏ đó chứng minh cho quá trình thử nghiệm chọn lọc chất liệu gốm của người xưa. Rõ ràng qua thực tế sản xuất, con người đã dần biết được thuộc tính của đất sét, của các chất pha trộn khác nhau giữa các thành phần tạo nên chất liệu gốm. Nhờ đó con người thấy được ưu điểm, nhược điểm của từng loại nguyên liệu trong quá trình tạo gốm. Song song đó con người cũng không ngừng nâng cao nhiệt độ nung để nâng cao chất lượng gốm (nhiệt độ nung gốm ở giai đoạn Phùng Nguyờn khoảng 600 – 700 o C thì ở giai đoạn Gò Mun, Đông Sơn lên khoảng 800 – 900 o C). 2.2 Về loại hình gốm. Nếu như thời kì trước (sơ và trung kỡ đỏ mới) số lượng cũn ớt, nghèo nàn về loại hình, chủ yếu gồm một số loại nồi có miệng loe, miệng đứng, miệng khum và cú đỏy trũn, đỏy nhọn, đáy bằng. Thì bước sang thời kì này, cùng với sự xuất hiện, phát triển của bàn xoay, các loại hình gốm ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Hàng loạt các đồ đựng với hình dáng và kích thước khác nhau ra đời. Đó là các loại nồi, niờu, bỡnh vũ, cốc chén, bát đĩa, chậu, thạp, thố , chừ…Mỗi loại gồm nhiều kiểu loại khác nhau. Nhiều loại gốm đẹp với cấu tạo phức tạp ra đời, như gốm miệng đa giác, bình con tiện, gốm có chân đế, gốm có tai… Ngoài đồ đựng, người ta còn tạo ra nhiều loại gốm với nhiều hình dạng và công cụ khác nhau (chì lưới, dọi xe chỉ, nồi nấu rót kim loại, khuôn đúc công cụ và vũ khí). Các loại đồ trang sức (vòng tay, khuyên tai). Các loại tượng nghệ thuật, các loại gốm chưa rõ công dụng (chân chạc, con dấu, gốm hình hộp, gốm sừng bò) và các loại đồ minh khí. Với chiếc bàn xoay, với kinh nghiệm ngày càng phong phú và với đôi bàn tay ngày càng khéo léo, con người thời kì này đã biết cải biến những hình dạng cũ ở thời kì trước thành những sản phẩm mới độc đáo hơn nhiều. Ví dụ: cấu tạo dáng gốm sơ trung kỡ đỏ mới (gốm miệng loe, miệng đứng, miệng khum, có cổ, đỏy trũn hoặc đáy bằng), thì đến thời kì này trờn cỏi nền đó, con người đã tiếp thu hình mẫu của người trước với nhiều sáng tạo mới sao cho thích hợp với nhu cầu mới, như chắp thờm chõn đế, gắn thêm tai, thay đổi tỉ lệ giữa các phần và tạo ra loại hình mới. Sự sáng tạo trong tạo dáng chủ yếu tập trung ở việc tạo dáng miệng gốm. Ví dụ: người Phùng Nguyờn thớch cỏc gốm miệng loe, miệng đứng với mép miệng được đắp dày thêm và cú thờm 1- 2 gờ đắp nổi ở ngoài bản miệng; người Gò Mun đặc biệt ưa thích các loại gốm có miệng loe góy…Và trong khi cải tiến cấu tạo miệng, người xưa bao giờ cũng chú ý điều chỉnh các bộ phận như cổ, thõn, đỏy, đế sao cho hình dáng gốm chắc khoẻ, cân đối, hài hòa. Bài tiểu luận Trần Thị Hương Trà - K54A Việt Nam học Như vậy tính phong phú, đa dạng của gốm thời kì này không chỉ được thể hiện ở hình loại mà còn cả chức năng sử dụng. Tính phong phú, đa dạng và sự hoàn thiện của hình loại không chỉ phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào đòi hỏi của thực tại đời sống của từng khu vực, cộng đồng người trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của lịch sử. Có thể nói, toàn bộ kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm của người thợ gốm được thể hiện tập trung trong tạo hình sản phẩm gốm. 2.3 Về hoa văn gốm Hoa văn gốm thời kì này rất phong phú và đa dạng, thể hiện rõ tài năng sang tạo và tư duy thẩm mỹ của người xưa. Qua kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, cho thấy: Về những hoa văn truyền thống (hay những hoa văn có nguồn gốc kỹ thuật): văn thừng, văn chải và văn in dập ở thời trung kỡ đỏ mới được gắn liền với kỹ thuật tạo dáng bằng bàn đập, hũn kờ. Bước sang thời kì này, các loại văn này có ý nghĩa trang trí nhiều hơn. Tuy nhiên văn thừng chiếm ưu thế nhiều hơn. Những hoa văn mang sắc thái riêng của từng giai đoạn văn hoá: - Hoa văn gốm Phùng Nguyờn phong phú và độc đáo chưa từng có. Đó là các loại hoa văn in lăn, in chấm, khắc vạch, các loại hoa văn khắc vạch trong các hoạ tiết khắc vạch, khắc vạch trên nền thừng (chải hay in đập), các hoa văn đệm và miếng láng. Đặc biệt hoa văn được cấu tạo bởi những đường cong uốn lượn uyển chuyển, các hoạ tiết được liờn kết với nhau rất chặt chẽ và trang trí theo quy luật đối xứng. Các hoa văn này được bố trí chủ yếu trên thõn gốm. - Hoa văn gốm Đồng Đậu: Khác với người Phùng Nguyờn, người Đồng đậu thích trang trí hoa văn trên phần cổ và miệng gốm, nhất là mặt trong hay trờn trờn miệng. Người Đồng Đậu hình như không chuộng những hình đóng kín có vẻ gò bó, những dải hoa văn do tính cân xứng chặt chẽ tạo nên, mà thích trang trí theo lối phối hợp nhiều kiểu hoa văn, tạo nên một lối bố cục phóng khoáng, sáng tạo. Phong cách sử dụng hoa văn phù trợ làm nền được phát triển phong phú. Sự phối hợp tài tình giữa hai loại hoa văn chủ đạo và hoa văn phù trợ đã gây cho người qua sát cảm giác nhẹ nhõm, tự do. Đường nét giai đoạn này được thể hiện bằng một dụng cụ khắc vạch có nhiều răng như bút kẻ khuông nhạc. Bắt đầu xuất hiện hoa văn hình nan hoa. Nhìn chung hoa văn giai đoạn này ghi nhận một xu hướng phát triển theo phong cách đơn giản hoá. - Hoa văn gốm Gò Mun: Người Gò Mun không chỉ làm “cuộc cách mạng” trong tạo hình mà cả trong tạo hoa văn. Người Gò Mun ưa chuộng nhất các loại hoa văn khắc vạch với những đường nét góy gúc trang trí trong miệng đồ đựng. Đây là hướng quán xuyến trong cả trong tạo dáng và tạo hoa văn. Ngoài ra, nếu như giai đoạn Phùng Nguyờn thường có văn thừng mịn, trên gốm mịn có thành mỏng, thì giai đoạn này chủ yếu là loại văn thừng thụ. Cũn văn in ô vuông tồn tại rải rác ở các giai đoạn trước thì đến nay xuất hiện ngày càng nhiều, chiếm vị trí chủ đạo. Loại hoa văn đắp nổi xuất hiện ở thõn, đáy và đế, thường được kết hợp với văn khắc vạch để làm tôn hình dáng của hiện vật. Loại hoa văn phổ biến và độc đáo của giai đoạn này là hoa văn nan chiếu và hoa văn khắc vạch. Những đường nét phối trí hài hoà [...]... triển văn hoá, cung như những đong góp nhiều mặt của nghề gốm trong việc tạo dựng bản sắc dân tộc Việt ngay từ buổi đầu dựng nước - thời Các Vua Hùng dựng nước Bài tiểu luận Nam học Trần Thị Hương Trà - K54A Việt Chương III DI CHỈ ĐỒ GỐM VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ DƯỚI THỜI HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC 1 Các di chỉ đồ gốm thời Hùng Vương dựng nước Những di chỉ gốm ở thời kì này, sau mấy chục năm tìm kiếm và thu thập... vật chất và tinh thần thì cư dân thời Hùng Vương nói riêng và cư dân thời đại dựng nước nói chung đã góp phần làm thay đổi bước đầu quan hệ cộng đồng nguyên thuỷ Bài tiểu luận Nam học Trần Thị Hương Trà - K54A Việt C - KẾT LUẬN CHUNG 1 Kết luận Có thể thấy rằng trên cơ sở những di vật đồ gốm cũng như sự phát triển của đồ gốm thời Hùng Vương dựng nước, lịch sử thời kì này đã thống nhất các giai đoạn... phần nâng cao, cải thiện đời sống cư dân dưới thời Hùng Vương Đây chính là những cơ sở, tiền đề quan trọng góp phần hình thành, phát triển ngành gốm nói riêng cũng như các ngành kinh tế khác ở các thời đại sau 2.2 Đối với đời sống xã hội Dưới thời Hùng Vương, nghề gốm phát triển đã tạo điều kiện làm cho đời sống xã hội con người tăng lên: Chủ nhân văn hoỏ Phùng Nguyên đã biết đan rất đẹp, các dấu nan... với nhau, đã tạo ra được nhiều loại hoa văn, nhiều mụ típ trang trí đẹp và phức tạp mang dấu ấn riêng của từng vùng văn hoá, từng khu vực hay giai đoạn phát triển 3 Tiểu kết Qua nghiên cứu bước đầu về nguồn gốc phát sinh, những đặc trưng cơ bản của đồ gốm ở thời Hùng Vương dựng nước,mà cụ thể qua từng giai đoạn phát triển trong thời kỳ này, ta thấy được đồ gốm không ngừng được biến đổi, phát triển nhiều. .. Lịch sử Hùng Vương thực sự là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài hàng nghìn năm lịch sử dân tộc ta, đánh dấu nét đỉnh cao của tổ tiên ta về thời đại buổi đầu dựng nước của dân tộc 2 Hướng nghiên cứu tiếp Lịch sử thời Hùng Vương dựng nước là vấn đề lịch sử to lớn và quan trọng cần chúng ta nghiên cứu để từ đó có hướng bảo tồn những thành tựu mà thời kì này đã mang lại Đề tài nghiên cứu này có... bản và phát triển vượt bậc Với chiếc bàn xoay, rất nhiều gốm khác nhau ra đời, như các loại nồi niêu, bỡnh vũ, bát đĩa, cốc chén, chậu, thố, thạp…Loại gốm nào cũng có số lượng lớn, có nhiều quy mô kích thước khác nhau, có đủ loại hình: dạng từ đơn giản đến phức tạp, từ thô sơ đến hoàn mỹ… Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ học cho rằng: bàn xoay thời kỳ này có thể có các kiểu loại sau: - Bàn kê quay không... nghị nghiên cứu thời kỡ Hựng Vương (tập II)- Hùng Vương dựng nước” – NXBKH – HN 1972 6 Nguyễn Linh - Về sự tồn tại của nước Văn Lang - Tạp chí nghiên cứu lịch sử - HN, số 112 T7/ 1968 7 Một số vấn đề về văn hoỏ Phùng Nguyờn - Tạp chí nghiên cứu lịch sử - HN, số 112 T7/1968 8 Trần Quốc Vượng (Chủ biên) – Cơ sở văn hoá Việt Nam – NXB Giáo dục – HN 1997 9 Văn Tâm (Chủ biên) - Thời đại Hùng Vương – NXB KHXH... cách khác nhau, phát triển theo những đặc trưng riêng biệt: + Về kỹ thuật chế tạo và độ nung: gốm ở lớp dưới mỏng và mềm hơn, càng lên trên gốm dày và cứng dần + Về loại hình có sự biến đổi nhất định: miệng có xu hướng loe dần Lớp dưới không có loại miệng gãy, lớp giữa hầu như không có, đến lớp trên trở thành phổ biến + Về hoa văn có nhiều nét khác nhau về phong cách, vị trí trang trí: từ lớp dưới. .. hoá thời Hùng Vương, các nhà khảo cổ học đã khảo sát và sưu tầm những tài liệu cần thiết sau đây: - Giai đoạn Phùng Nguyên: đến nay những di chỉ thuộc văn hoỏ Phùng Nguyờn phát hiện được ngày một nhiều Theo tài liệu hiện có, những di chỉ thuộc văn hoỏ Phùng Nguyên chủ yếu phân bố ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội, Hà Bắc(cũ) Trong số những di chỉ phát hiện được, ngoài nội dung cơ bản giống nhau. .. trọng Loại gốm này tìm thấy rải rác với tỉ lệ ít trong một vài địa điểm của văn hoỏ Phùng Nguyờn ” [5;63] Điều này đã chứng tá đời sống vật chất không những được nâng lên mà đời sống tinh thần cũng rất phong phó 3 Tiểu kết Như vậy, con người thời Hùng Vương đó có đóng góp rất lớn những sản phẩm đồ gốm có giá trị không chỉ cho đời sống của chính mình, cho đất nước mà còn cho cả thế hệ sau này Cùng với . Bởi: * Ngay từ các triều đại phong kiến Việt Nam, ngoài các bộ sách kể trên đã có thêm một số bộ sách khác cũng đề cập đến thời đại Hùng Vương này dưới nhiều dạng khác nhau: truyền thuyết, lịch. - thời các Vua Hùng. 2. Dấu tích - niên đại thời Hùng Vương Dấu tích – niên đại thời Hùng Vương dựng nước được khá nhiều nhà lịch sử, nhà khảo cổ học quan tâm. Dựa vào các nguồn tài liệu, nhiều. vật tìm được đã khẳng định: Thời Hùng Vương là một thời đại có thật ! Bài tiểu luận Trần Thị Hương Trà - K54A Việt Nam học Chương II ĐẶC TRƯNG ĐỒ GỐM DƯỚI THỜI HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC 1. Nguồn gốc

Ngày đăng: 23/04/2015, 11:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan