MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC BẢO ĐẢM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.doc (Trang 37 - 42)

ĐẾN VIỆC BẢO ĐẢM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỤNG CỤ CẮT VÀ ĐO LƯỜNG CƠ KHÍ.

1. Đặc điểm về sản phẩm và công nghệ sản xuất.

Cho đến nay, Công ty dụng cụ và cắt và đo lường cơ khí tiến hành sản xuất các loại sản phẩm khác nhau với chủng loại rất đa dạng và phức tạp (hàng ngàn loại). Mỗi một sản phẩm có những tính năng, tác dụng khác nhau với các thông số kinh tế kỹ thuật cũng rất khác nhau. Chính vì thế mà làm cho Công ty rất khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình thể hiện ở chỗ:

- Các loại sản phẩm khác nhau đòi hỏi phải được làm từ các nguyên vật liệu khác nhau làm cho chủng loại vật tư, nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm của Công ty cũng vô cùng phức tạp khó khăn cho công tác cung ứng vật tư phục vụ sản xuất.

- Mỗi loại sản phẩm đều có một quy trình công nghệ sản xuất riêng ví dụ: - Quy trình sản xuất ta rô:

- Quy trình sản xuất Bàn rèn:

Thép phay Máy Lăn số

chuyên Máy Máy phay vạn Máy tiện Nhiệt luyện Tẩy rửa M i à lưỡi cắt Nhập kho

Thép Máy m ià khoanMáy Máy phay cắn renMáy

Đóng số số Nhiệt luyện Tẩy rửa Nhuộm đen Chống rỉ Đánh bóng M i à lưỡi cắt M i hai à mặt 37

Như vậy, tính đa dạng sản phẩm dẫn đến tính đa dạng về quy trình công nghệ sản xuất gây khó khăn trong việc bố trí máy móc thiết bị sản xuất và hoạt động bàn giao ở các công đoạn sản xuất.

Do sự đa dạng về sản phẩm, mỗi loại sản phẩm đòi hỏi một trình độ khác nhau về sự khéo léo, chính xác của người sản xuất. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc bố trí đội ngũ lao động trong Công ty cho phù hợp với các loại công việc, các loại sản phẩm. Nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Hơn thế nữa, trong giai đoạn hiện nay, sản phẩm mới và khó của Công ty chiếm tỷ trọng lớn (gần bằng 60%) trong tổng giá trị sản lượng làm cho những khó khăn nói trên lại càng thêm khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả của Công ty.

2. Đặc điểm về thị trường.

Như chúng ta đã biết sản phẩm xuất ra nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu thị trường nên yếu tố thị trường có ảnh hưởng rất nhiều tới việc nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh. Đối với Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí trong giai đoạn này thì yếu tố thị trường càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Hiện nay, mặc dù chủng loại sản phẩm của Công ty rất đa dạng nhưng có thể chia thành các loại thị trường sau:

- Thị trường sản phẩm cắt gọt, đo lường

- Thị trường sản phẩm dầu khí, xây dựng cơ bản

- Thị trường sản phẩm cho sản xuất bánh kẹo và cho sản xuất dầu khí - Thị trường sản phẩm cho sản phẩm khác

Ta sẽ điểm qua tình hình của từng loại thị trường, qua đó đánh giá ảnh hưởng của chúng tới việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Đầu tiên là thị trường dụng cụ cắt gọt và đo lường. Đây là thị trường truyền thống của Công ty. Trong những năm gần đây ngành công nghiệp nặng nói chung và ngành cơ khí nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước có

chính sách tập trung vào ngành xuất khẩu như: Da giầy, may mặc, nông sản (gạo, cà phê, điều…), hải sản… và ít quan tâm phát triển công nghiệp nặng. Vì vậy việc mở rộng thị trường này của Công ty gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do nhu cầu thị trường ngày một phức tạp, đòi hỏi ngày càng cao. Đây cũng là trở ngại mà Công ty cần vượt qua.

Đối với các thị trường còn lại, tình hình khá khả quan cho Công ty. - Thị trường xây dựng cơ bản: Hiện nay đất nước trong giai đoạn và phát triển, hệ thống cầu đường giao thông cũng cần cải tạo và xây dựng để đáp ứng, phù hợp với điều kiện mới. Vì vậy, thị trường các sản phẩm về cầu đường sẽ có tiềm năng phát triển.

- Thị trường công nghiệp nhẹ: Đây là thị trường mà Nhà nước đang quan tâm, ưu tiên phát triển. Do đó các nhu cầu về phụ tùng máy móc thiết bị để chế biến cũng sẽ tăng theo. Đây là thị trường rất nhiều tiềm năng mà Công ty có thể khai thác, tận dụng.

Tuy nhiên đây là những sản phẩm mới của Công ty, chính vì thế các sản phẩm đòi hỏi phải vừa nghiên cứu vừa sản xuất nên cũng gây khá nhiều khó khăn cho Công ty.

Bên cạnh những khó khăn như thế thì mức độ cạnh tranh ở trên các thị trường ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Ngoài các công ty cơ khí của Quân đội cạnh tranh với Công ty ngày càng cao. Công ty KATO của Nhật cũng đã đem máy móc thiết bị vào Việt Nam để sản xuất kinh doanh. Điều này đã làm cho những khó khăn của công ty lại càng trở lên khó khăn hơn và việc quan tâm chú trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty thực sự là điều kiện để Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí có thể tồn tại và phát triển.

3. Đặc điểm về máy móc thiết bị.

Năng lực của máy móc thiết bị cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ở Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí thì máy móc thiết bị ảnh hưởng đến việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty thể hiện ở những điểm sau:

Số lượng máy móc thiết bị của Công ty tương đối nhiều nhưng rất lạc hậu khó khăn cho việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và khó khăn trong công tác kiểm tra, chuẩn bị, bảo dưỡng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Hiện nay, Công ty có gần 300 máy móc các loại như sau:

Bảng 3: Các loại máy móc thiết bị của Công ty

STT Tên thiết bị Số lượng (cái) Nước chế tạo)

1 Máy khoan các loại

34 Liên Xô 6 Tiệp Khắc 4 Đức 16 Việt Nam 2 5 Việt Nam 7 Liên Xô 3 Đức

3 Máy mài các loại

7 Việt Nam 80 Liên Xô 11 Đức 1 Đài Loan 1 Nhật 4 Máy phay 46 Liên Xô 5 Đức 1 Hungari 5 Máy cưa 4 Việt Nam 1 Nhật 1 Rumani 2 Liên Xô 6 Máy dập 2,5 tấn 3 Việt Nam 5 tấn 3 Việt Nam 250 tấn 1 Liên Xô 400 tấn 1 Liên Xô

7 Máy cắt tôn 1 Việt Nam

1 Liên Xô

8 Máy búa 400 kg 1 Trung Quốc

STT Tên thiết bị Số lượng (cái) Nước chế tạo)

10 Máy ép, lăn số, máy cắt ren và máy xọc

4 Việt Nam

14 Liên Xô

1 Tiệp Khắc

2 Đức

(Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí)

Đại bộ phận máy móc thiết bị của Công ty đã qua nhiều năm sử dụng nên năng lực sản xuất là rất ít (còn từ 30-35%), dễ hỏng hóc, độ chính xác thấp, nên rất khó khăn cho việc đảm bảo tình hình sản xuất của Công ty. Hơn nữa hoạt động sửa chữa bảo dưỡng và đổi mới máy móc thiết bị của Công ty còn rất yếu. Số lượng máy móc thiết bị được sửa chữa, bảo dưỡng hàng năm của Công ty hết sức khiêm tốn.

Năm 1999 : Sửa chữa 17 máy và lắp đặt vận hành 3 thiết bị mới. Năm 2000 : Sửa chữa lớn 14 thiết bị lớn và sửa chữa đột xuất 15 máy. Năm 2001 : Sửa chữa lớn 15 thiết bị lớn và sửa chữa đột xuất 17 máy.

4. Đặc điểm về lao động.

Nhân tố lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối với lao động sản xuất nhìn chung nhân tố này ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện qua các điểm như trình độ tay nghề (bậc thợ), kinh nghiệm sản xuất (thâm niên công tác) và thái độ làm việc ở Công ty Dụng vụ cắt và Đo lường cơ khí hiện nay đội ngũ lao động là một điểm mạnh, chứa đựng một tiềm năng vô cùng lớn, nếu phát huy tốt sẽ là điểm hết sức quan trọng tác động đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Hiện nay, số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty là 413 người. Trong đó: Số kỹ sư, đại học: 64 người

Số trung cấp kỹ thuật: 25 người

Tổng số lượng cán bộ lãnh đạo quản lý của Công ty là 162 người. Trong đó có 64 người có trình độ đại học, 25 người có trình độ trung cấp, 73 sơ cấp. Như vậy, số người có trình độ đại học chiếm 39,5%.

Số người có trình độ trung cấp chiếm 15,4% tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty. Đây là một tỷ lệ tương đối cao, nó thể hiện ở số cán bộ quản lý có trình độ cao. Điều này tạo điều kiện tốt cho Công ty trong việc điều hành và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Số lao động gián tiếp chiếm 39,2% tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty. Với chức năng chính của Công ty là sản xuất kinh doanh thì việc có nhiều lao động gián tiếp so với số lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty nên có biện pháp giảm bớt số lao động gián tiếp này.

Năm 2001 Công ty có 251 công nhân sản xuất với cơ cấu bậc thợ như sau:

Bậc thợ 1/7 2/7 3/7 4/7 5/7 6/7 7/7

Số ca 17 21 33 31 81 68

(Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí)

Bậc thợ bình quân = 251 7 68 6 81 5 31 4 33 3 21 2 17x + x + x + x + x + x ≈ 5,36

Số lượng công nhân kỹ thuật, bậc thợ cao trong Công ty chiếm tỷ lệ lớn: Công nhân thợ bậc 5 - 7 là 180 người, chiếm 71,7% tổng số công nhân của Công ty. Công nhân bậc thợ 3-4 là 54 người, chiếm 21,5% tổng số công nhân của Công ty. Như vậy công nhân bậc thợ 3-7 chiếm 93,2% tổng số công nhân của Công ty. Đây là một tỷ lệ khá cao góp phần rất quan trọng trong việc tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Với trình độ cán bộ công nhân viên kỹ thuật cao, nếu Công ty biết bố trí lao động một cách hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.doc (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w