Nguồn vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.doc (Trang 49 - 52)

III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOAN HỞ CÔNG TY DỤNG CỤ CẮT VÀ ĐO LƯỜNG CƠ KHÍ GIAI ĐOẠN 1997 ĐẾN NĂM 2001.

00 -149,311 10 Lợi nhận hoạt động bất

1.3. Nguồn vốn kinh doanh.

Nguồn vốn kinh doanh của Công ty qua các năm 1997 - 2001 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 9: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty từ năm 1997 đến 2001

(Đơn vị; triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2001

A. Vốn lưu động (TSLĐ) 10.267,569 10.499,110 10.598,048 10.562,659 1. Tiền mặt 507,614 191,642 328,076 356,191 2. Phải thu 2688,943 2.649,112 3.675,121 3.745,986 3. Hàng tồn kho 7021,769 7.587,313 6.373,046 7.102,931 4. TSLĐ khác 49,243 71,043 221,805 857,551 B. Vốn cố định 5.221,678 4.972,277 4.929,277 4.976,136 TSCĐ 5.221,678 4.972,277 4.972,277 4.976,136

(Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí)

Theo bảng số liệu trên ta thấy vốn kinh doanh của Công ty có xu hướng ngày càng tăng, từ 15489,247 triệu đồng của năm 1997 đến năm 2001 đã tăng lên thành 15538,795 triệu đồng. Trong khi vốn cố định lại ngày càng giảm từ năm 1997 đến năm 1999, năm 1997 tổng vốn cố định là 5221,678 triệu đồng, năm 1999 chỉ còn là 4929,277 triệu đồng. Như vậy vốn cố định năm 1999 giảm so với năm 1997 một lượng là 292,401 triệu đồng. Đến năm 2001 lượng vốn cố định lại tăng thêm thành 4976,136 triệu đồng. Vốn cố định năm 2001 tăng hơn năm 1999 là 46,859 triệu đồng là do mở chi nhánh bán hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Ta có bảng số liệu biểu hiện sự tăng, giảm nguồn vốn:

Bảng 10: Tốc độ tăng nguồn vốn qua các năm

Năm

Tốc độ tăng vốn lưu động Tốc độ tăng vốn cố định Chênh lệch

(tr.đồng) % Chênh lệch (tr.đồng) %

1998 1197,499 187,67 - 13,864 96,13

1999 506,215 120,0 - 35,121 89,8

2000 668,096 121,71 58,507 118,9

(Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí)

Vốn lưu động có xu hướng ngày càng tăng. Năm 1997 vốn lưu động là 10.267,569 triệu đồng. Đến năm 1999 thì vốn lưu động là 10.598,048 triệu

đồng tức là hơn 330.479 triệu đồng so với năm 1997. Đến năm 2001 thì lượng vốn lưu động giảm 35,389 triệu đồng so với năm 1999, tức là chỉ còn 10.562,659 triệu đồng.

Bảng 11: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty từ năm 1997 đến năm 2001.

Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2001

- Vốn lưu động/tổng vốn 79,22% 88,15% 90,84% 91,04% - Vốn cố định/tổng vốn 20,78% 11,85% 9,16% 8,96%

(Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí)

Như vậy, vốn lưu động có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Vốn lưu động năm 1997 là 10267,569 triệu đồng chiếm 66,29% vốn kinh doanh đã tăng 231,541 triệu đồng lên thành 10499,110 triệu đồng (chiếm 67,86% vốn kinh doanh) vào năm 1998 và tiếp tục tăng 98,938 triệu đồng lên thành 10598,048 triệu đồng (chiếm 68,25% vốn kinh doanh) vào năm 1999. Đến năm 2001 vốn lưu động giảm chỉ còn 10562,659 triệu đồng (chiếm 67,98% vốn kinh doanh). Vốn cố định lại có xu hướng ngày càng giảm về tỷ trọng trong tổng vốn kinh doanh của Công ty. Năm 1997 chiếm tỷ trọng 33,71% trong tổng số vốn, năm 1998 chỉ còn 32,14%, năm 1999 tiếp tục giảm còn 31,75%. Đến năm 2001 tăng lên 32,02%.

Nguyên nhân của tình hình trên là do:

- Vốn lưu động ngày càng tăng chủ yếu là do khoản chi phải thu tăng. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty là sản xuất các loại máy móc thiết bị cơ khí đòi hỏi vốn lớn nên khách hàng mua máy của Công ty thường thanh toán bằng hình thức trả chậm, chiếm dụng vốn của Công ty, trong khi công ty ngày càng sản xuất và tiêu thụ được nhiều dây chuyền sản xuất thiết bị dụng cụ cắt và đo lường cũng như các sản phẩm phục vụ ngành dầu khí. Do vậy, số vốn bị chiếm dụng ngày càng nhiều, khoản phải thu tăng dẫn đến vốn lưu động tăng.

- Vốn cố định từ năm 1997 đến năm 1999 ngày càng giảm do tài sản cố định của công ty là các máy móc thiết bị cũ kỹ, dùng lâu, đã gần hết khấu hao nhưng không được bổ sung làm giảm vốn cố định. Đến năm 2001 nhận thấy cần phải thay đổi một số máy móc thiết bị tốt để mở rộng thị trường, phục vụ sản xuất kinh doanh nên công ty mua thêm một số máy móc thiết bị mới làm tăng vốn cố định của năm 2001.

Vốn vay ngắn hạn ngân hàng:

Bảng 12: Vốn vay ngắn hạn ngân hàng qua các năm 1997 đến 2001.

(Đơn vị: triệu đồng)

Năm 1997 1998 1999 2001

Vốn vay ngân hàng 4564,013 5.222,515 4.485,359 4.931,861

(Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí)

Do đặc điểm về ngành nghề kinh doanh của Công ty đòi hổi vốn lớn mà nguồn vốn do Nhà nước cấp và nguồn vốn tự có của Công ty còn ít, không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất nên Công ty buộc phải vay ngắn hạn ngân hàng để mua sắm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.doc (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w