1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Qui trình đào tạo công nhân may

55 3,7K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 3,05 MB

Nội dung

- Sau khi đã tìm được vị trí đặt các dụng cụ phù hợp nhất với mục đích sử dụng của công việc và bảo quản chúng sạch sẽ, gọn gàng, thường xuyên thì nên lập một tiêu chuẩn, một quy định ch

Trang 1

NỘI DUNG ĐÀO TẠO

I) PHỔ BIẾN NỘI QUY PHÒNG ĐÀO TẠO- THỰC HIỆN 6S VS MÁY

MÓC NHÀ XƯỞNG

II) CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1) Các bài học cơ bản

Bài 1 : Tập taychân mắt kết hợp Bài 2 : Trở đầu đinh

Bài 3 : Bốc bi bỏ lỗ Bài 4 : Hướng dẫn nhận định các chi tiết & các từ chuyên môn trong ngành may

Bài 5 : Tập kiểm tra lỗi trên sản phẩm A- Tìm hiểu RATING,EFFICIENCY

2) Bài học áp dụng cho các máy may công nghiệp

A/ -Đào tạo may máy 1 kim

Bài 1 : Làm quen và điều khiển máy 1 kim Bài 2 : Thực hành may trên máy

Bài 3 : Kiểm tra đánh giá trình độ học viên Máy 1 kim điện tử

www.congnghemay.net

Trang 2

B/ -Đào tạo máy vắt sổ

C/ -Đào tạo máy KANSAI

www.congnghemay.net

Trang 3

D/- Đào tạo máy LAPSIM

1- khái quát một số tình huơng thường găp trong sản xuất

2- Thực hành sản xuất thử-hình thành cơ cấu chuyền may

3- Kiểm tra & đánh giá kết quả học viên

4- Bàn giao sản xuất

www.congnghemay.net

Trang 4

PHẦN NỘI QUY DÀNH CHO CÔNG NHÂN ĐÀO TẠO

1 ) Thời gian học :

+ Công nhân đến sớm ít nhất 15phút ( 7giờ 15phút )

+ Thời gian nghỉ trưa từ 11giờ 30 phút đến 12giờ 30 phút

+ Thời gian ra về 18giờ 30 phút

2) Trước khi vào học :

+ Công nhân phải xếp hàng theo đúng số thứ tự trên danh sách

+ Điểm danh

+ Đi theo hàng vào xưởng và để giày, dép, vật dụng cá nhân đúng nơi quy định

+ Lấy đồng phục theo đúng thứ tự đã quy định

+ Vào vị trí học và vệ sinh sạch sẽ máy móc và xung quanh khu làm việc

3) Trong quá trình học :

+ Đồng phục mang theo đúng quy định và phải mang trong suốt quá trình học

+ Không tự ý rời khỏi vị trí làm việc khi không có sự đồng ý của giáo viên

+ Công nhân phaỉ tập trung trong quá trình học, không nói chuyện gây ồn ào, mất trật tự

+ Hoàn thành bài học theo đúng lịch đã sắp xếp

+ Vệ sinh máy móc và nơi học theo đúng giờ quy định của giáo viên (3giờ 1 lần)

+ Khi máy hư, công nhân ngồi tại chỗ và cắm cờ ( nếu cắm cờ quá 5phút mà nhân

viên cơ điện chưa sửa thì công nhân báo giáo viên)

+ Khi công nhân có vấn đề gì khác xảy ra thì công nhân đứng dậy tại chỗ để giáo viên đến giải quyết

4) Trong quá trình nghỉ trưa :

+ Không nô đùa, gây mất trật tự trong xưởng

+ Không mang bất kì vật dụng cá nhân nào vào trong xưởng

+ Không ra khỏi khu vực xưởng

5) Trước khi ra về :

+ Vệ sinh máy móc, nơi học sạch sẽ

+ Trả lại đồng phục, các vật khác theo thứ tự và để đúng nơi quy định

www.congnghemay.net

Trang 5

+ Lấy vật dụng cá nhân theo thứ tự và xếp hàng ngay ngắn

CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN 6S

I/ Khái niệm

- 6S : Là chương trình hành động giúp cho mỗi người tư ïtạo ra cho mình và tập thể một môi trường làm việc lành mạnh, sạch sẽ, thoáng mát và năng động, mang lại tinh thần thoải mái và sự tự tin, yêu thích công việc của mỗi người, đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng công việc cho mỗi người

- Có 6 bước để thực hiện chương trình này Cụ thể như sau :

1) Bước 1 : Sàng lọc ( Phân loại )

a) Cách thực hiện :

- Thống kê lại tất cả các vật dụng,đồ dùng xung quanh nơi làm việc

- Phân loaị chúng theo công dụng và mục đích sử dụng

- Lựa chọn , xác định vật dụng cần dùng hiện tại thì giữ lại, số còn lại thì lưu trữ và bảo quản

2) Bước 2 : Sắp xếp theo trật tự

- Đối với mỗi vật dụng tìm một chỗ để cất giữ theo mục đích sử dụng sao cho thuận tiện khi sử dụng và không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh

- Lập các bảng tên cho từng khu vực để các dụng cụ

3) Bước 3 : Vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng và nơi làm việc

- Vệ sinh các đồ dùng và nơi làm việc trước, trong quá trình làm việc và trước khi ra về

- Có ý thức giữ gìn và bảo quản các đồ dùng, dụng cụ, và luôn giữ xung quanh khu vực làm việc được gọn gàng, sạch sẽ và ngăn nắp

www.congnghemay.net

Trang 6

4) Bước 4 : Tiêu chuẩn hoá

- Sau khi đã tìm được vị trí đặt các dụng cụ phù hợp nhất với mục đích sử dụng của công việc và bảo quản chúng sạch sẽ, gọn gàng, thường xuyên thì nên lập một tiêu chuẩn, một quy định cho các vị trí này để mọi người thực hiện theo những gì đã đề ra

- Có thể lập thời khoá biểu để thực hiện các việc trên dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao hơn

5) Bước 5 : Duy trì ( Sẵn sàng, tập quán hoá)

- Mỗi ngươì làm việc dựa trên các tiêu chuẩn, quy định đã đưa ra và biến chúng thành những thói quen trong cuộc sống hàng ngày

- Dựa vào đó để phổ biến, bàn luận với mọi người xung quanh, để những việc này trở lên hữu ích với tất cả mọi người hoặc từ đó mọi người có thể tìm một phương pháp khác khiến chúng có ích lại càng có ích hơn cho mỗi người cũng như cho tập thể

6) Bước 6 : An toàn

- Khi thực hiện tất cả các bước kể trên, nguyên tắc an toàn cho người sử dụng và mọi người xung quanh, luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trước khi đưa ra một quyết định nào đó :

+ Không thiệt hại đến sản xuất

+ An toàn cho người sử dụng

+ Không làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh

+ Đặt lợi ích của người công nhân len

II) CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

HỌC CƠ BẢN

www.congnghemay.net

Trang 7

Bài 1 : TẬP TAY, CHÂN, MẮT, KẾT HỢP

1 Mục đích và yêu cầu :

- Rèn luyện cho người học bước đầu làm quen với các cử động, sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân và mắt

- Người học phải thao tác giữa tay và chân kết hợp đạt yêu cầu :

- Ngồi trên ghế – bàn cao bằng máy may, lưng thẳng, mắt nhìn thẳng về phía trứơc,

hai chân đặt song song và vuông góc với cơ thể, hai tay đặt thả lỏng trên đùi

- Tay phải : lòng bàn tay úp đưa từ ngực về phía trước 50cm, đồng thời chân trái đưa cùng chiều với tay phải : cự ly 30cm

- Tay trái : lòng bàn tay ngửa đưa từ trước về phía ngực 50cm đồng thời chân phải đưa cùng chiều với tay trái

( Trong quá trình tập, thao tác tay kết hợp với chân và phối hợp đếm số lần thao tác giữa tay và chân Hai tay thực hiện liên tục một chuỗi cử động lặp đi lặp lại)

nên cho người học khởi động các khớp gối, khớp cổ tay, cổ chân ( Bước nhỏ tại chỗ và di chuyển) kết hợp ở tư thế

www.congnghemay.net

Trang 8

vai)

Bài 2 : ĐẢO ĐẦU ĐINH

Bàn đinh là bàn có khoan các lỗ tròn, thẳng hàng vuông góc và song song với nhau vừa đủ chứa đinh Bàn đinh có 8 x 13 hàng đinh, 14 lỗ trống

1 Mục đích yêu cầu :

- Phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt

- Rèn luỵên cho người học sự nhanh nhẹn, chính xác và tập trung cao độ trong công việc.- Nhấc, bỏ đinh lên xuống vào lỗ chứa đinh chính xác, tiếng đinh rơi nghe đều tai

- Thời gian hòan thành :

+ Tuần 1 : 0.726 phút/1 lượt

hai đinh lên khỏi mặt bàn đinh bằng ngón cái và ngón trỏ theo hướng vuông góc với bàn đinh

www.congnghemay.net

Trang 9

* Bước 2 : Dùng ngón tay giữa bẻ gập đầu đinh phía dưới đồng thời xoay đinh giữa ngón tay trỏ và ngón cái Vừa thực hiện động tác này vừa di chuyển tay về vị trí lỗ đinh trống kế tiếp phía dưới

phía dưới đồng thời thu ngón tay về kết thúc 1 chu kỳ

Dời tay về tiếp tục thực hiện hàng đinh tiếp theo Thao tác này lập đi lập lại cho đến khi hết bàn đinh, sau đó quay trở lại đầu bàn đinh để tiếp tục

www.congnghemay.net

Trang 10

Lưu ý :

 Hai tay phải thực hiện các cử động giống nhau và cùng lúc, nếu một trong hai tay thực

hiện sai hoặc không chính xác thì tay còn lại phải ngưng chờ tay kia thực hiện đúng và kịp

thời thì mới tiếp tục chuỗi cử động trên

 Khi rút đinh lên và bỏ đinh xuống lỗ chứa đinh đều nên đưa theo hướng vuông góc với

bàn đinh, khi rút đinh lên phải cầm giữa thân đinh (tức là sát mặt bàn đinh), hai tay úp xuống

và luôn hướng vào nhau khi thực hiện các cử động

Bài 3 : BỐC BI BỎ LỖ

Dụng cụ bài học “Bốc bi bỏ lỗ” bao gồm hộp đựng bi, bàn dẫn bi làm bằng gỗ

1 Mục đích và yêu cầu:

- Rèn luyện sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt, giúp cho người học có khả

năng nhìn nhận chính xác, tập trung cao độ trong công việc

- Lấy bi bỏ vào lỗ chính xác hai tay phối hợp nhịp nhàng, kết hợp với mắt nhìn để

có kết quả tốt nhất

- Thời gian hoàn thành :

+ Tuần 1 : 0.756phút/ 50bi

Trang 11

b) Cách thực hiện :

- Dùng tay trái lấy bi từ hộp đựng bi, nhấc lên bỏ bi vào lỗ phía trên cao, tay phải hứng bi ở lỗ bi phía dưới rồi đặt bỏ bi vào hộp đựng bi bên cạnh Chuỗi cử động này lặp đi lập lại, sau đó đổi tay và thực hiện lặp lại như bước đầu

Bài 4 : Hướng dẫn nhận định các chi tiết & các từ chuyên môn trong nghành may

 Nhân định các chi tiết phổ biến( Thân trước, thân sau, tay, cổ, chính,phối,nguyên phụ liệu,gòn,dưng,…)

 Nhận định cách phối kiện ra hàng,đánh số.( Chia tập,chia bàn,size,ráp đúng số + tập đúng bàn+ đúng size

www.congnghemay.net

Trang 12

Áo polo

BẢNG THỐNG KÊ CHI TIẾT

 QUẦN THUN

www.congnghemay.net

Trang 13

BẢNG THỐNG KÊ CHI TIẾT

Bài 5 : TẬP KIỂM TRA LỖI TRÊN SẢN PHẨM - PHÁT HIỆN LỖI KHÁC MÀU VẢI

www.congnghemay.net

Trang 14

Khái niệm về lỗi khác màu : Lỗi khác màu là các chi tiết trên cùng sản phẩm

không cùng tông màu

1 Mục đích và yêu cầu :

- Huấn luyện cho người công nhân tự kiểm tra sản phẩm của mình trong quá trình may và sau khi may để phát hiện và chỉnh sửa lỗi kịp thời, không để sản phẩm lỗi chạy trên chuyền, gây khó khăn cho công đoạn khác và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm của chuyền may

- Nâng cao nhận thức về chất lượng sản phẩm đối với người công nhân

- Công nhân phải nắm vững được các lỗi trên sản phẩm, phân biệt được sản phẩm lỗi và sản phẩm đạt chất lượng

2 Phương pháp thực hiện :

- Bước 1: Đưa một số sản phẩm hoặc bán thành phẩm bất kì cho mỗi công nhân ( sản phẩm hoặc bán thành phẩm đạt và không đạt )

- Bước 2 : Cho công nhân làm QC để kiểm tra sản phẩm hoặc bán thành phẩm đó

- Bước 3 : Công nhân kiểm tra và dán ticker vào những lỗi trên sản phẩm hoặc bán thành phẩm mà công nhân phát hiện được

- Bước 4 : Giáo viên đặt câu hỏi cho công nhân tự trả lời : Sản phẩm đạt hay không đạt

? Vì sao ?

- Bước 5 : Giáo viên nhận xét và hướng dẫn lý thuyết về những lỗi thường gặp như :

 Đứt chỉ: Đường may bị gián đoạn, không liên tục,…làm sản phẩm may ra không

an toàn, không mang tính thẩm mỹ

 Bỏ mũi: Chỉ trên đường may có mũi chỉ ngắn dài không đều nhau Sản phẩm may ra sẽ không bền, không đảm bảo chất lượng

 Sản phẩm bị rách, dơ : Trong quá trình may sản phẩm bị dơ do nhiều nguyên nhân như : công nhân tháo chỉ nhiều lần, vệ sinh máy móc thiết bị, dụng cụ … không sạch, sản phẩm rơi xuống đất, dính dầu máy, sử dụng kéo không cẩn thận làm rách vải…làm cho sản phẩm bị hỏng

 Sụp mí: Đường may diễu không nằm trên phần đường ráp dẫn đến sản phẩm không đạt chất lượng

www.congnghemay.net

Trang 15

 Lỗi sợi: Nổi sợi , đứt sợi, lỗi sợi khác màu vải … Đây là do lỗi vải trong quá trình dệt Lỗi sợi gây tác hại nghiêm trọng :sản phẩm không đạt chất lượng, công nhân phải sửa hàng mất rất nhiều thời gian, phải thay thế chi tiết của sản phẩm tốn chi phí

 Đường may nhăn vặn , nổi chỉ : Đường may không êm làm biến dạng mặt vải , chỉ bị nổi hạt, căng, lỏng hoặc sùi chỉ… làm cho sản phẩm không bền, không đạt chất lượng

 Lỗi khác màu , loang màu vải : Trên sản phẩm đã hoàn chỉnh các chi tiết không đồng màu, màu không đồng nhất trên một bán thành phẩm, làm cho sản phẩm không đạt chất lượng và không thẩm mĩ, nên phải thay thế sẽ tốn thời gian và chi phí sản xuất

- Bước 6 : Kiểm tra lại khả năng tiếp thu của công nhân sau khi học lý thuyết Quá trình kiểm tra kéo dài trong suốt quá trình học may cho tất cả công nhân Cách thức kiểm tra :

+ Trong quá trình học may cơ bản cũng như học may công đoạn, giáo viên cố tình đưa những bán thành phẩm có lỗi cho công nhân học

+ Theo dõi phản ứng của công nhân :

a) Trường hợp 1 : Công nhân phát hiện ra lỗi thì giáo viên đưa tiếp bán

thành phẩm có lỗi khác cho công nhân

b) Trường hợp 2 : Công nhân không phát hiện ra lỗi, thì chuyển bán thành

phẩm đó cho công nhân khác

2) BÀI HỌC ÁP DỤNG CHO CÁC MÁY MAY CÔNG NGHIỆP

A/- May máy 1kim

Bài 1 : LÀM QUEN & ĐIỀU KHIỂN MÁY

I/ CẤU TẠO - CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN CỦA MÁY

1 Mục đích, yêu cầu:

Công nhân nắm được các bộ phận cấu tạo chính của máy và chức năng, công dụng của chúng, từ đó biết cách sử dụng và tận dụng, áp dụng tất cả các chức năng của chúng sao cho phù hợp và thuận lợi đối với công việc

www.congnghemay.net

Trang 16

2 Phương pháp thực hiện:

Cấu tạo và các chức năng của các bộ phận cấu tạo chính của máy:

- Hệ thống dẫn chỉ: bao gồm giá đỡ chỉ, các mắt dẫn chỉ, kim: dùng để dẫn chỉ trên đi theo một trật tự nhất định nhằm không làm rối chỉ và đứt chỉ

- Trụ kim

- Trụ chân vịt

- Cụm đồng tiền

- Cụm đánh suốt

- Volăng

- Bàn đạp

- Mô tơ- công tắc

- Bộ phận nâng chân vịt

- Hộp điều khiển tự động

- Bộ phận lại mũi

- Ổ chao, thuyền suốt

- Bàn lừa, mặt nguyệt

-

II/ HƯỚNG DẪN VỆ SINH MÁY

1 Mục đích, yêu cầu :

Công nhân phải biết cách vệ sinh và bảo quản máy móc, thiết bị, đồng thời có thói quen vệ sinh máy trước và sau khi làm việc

2 Phương pháp thực hiện:

Hướng dẫn cho công nhân biết vệ sinh các bộ phận của máy theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài

- Lau sạch máng đèn, bóng đèn, dây dẫn điện

- Máng đỡ, giá mắc chỉ

- Đầu máy ( thân máy và các mắt dẫn chỉ, cụm đồng tiền

- Bộ phận đánh suốt chỉ dưới

- Trên mặt bàn máy

www.congnghemay.net

Trang 17

- Hộc máy, ổ chao

- Mô tơ máy, gạt gối

- Chân máy, bàn đạp

-

III/ KIỂM TRA MÁY TRƯỚC KHI SỬ DỤNG

Trước khi sử dụng máy cần phải kiểm tra lại máy có đủ điều kiện an toàn cho sản xuất không, các yếu tố cần kiểm tra lại như sau:

-Bàn máy có chắc chắn không?

-Mặt bàn và đầu máy có bằng phẳng không?

-Chân vịt có tiếp xúc với mặt nguyệt không?

- Mặt nguyệt có bằng khẳng không?

- Hệ thống dẫn chỉ có chắc chắn và đầy đủ không?

- Ghế ngồi học có chắc chắn, và vừa tầm với cơ thể người ngồi học không?

- Máy may có tiếp điện không?

- Máy có dễ dàng điều khiển không?( bàn đạp có quá cao hoặc quá thấp, khó khăn cho việc điều khiển máy theo ý muốn không)

IV/ TẬP CHÂN TRÊN MÁY

1 Mục đích và yêu cầu :

- Giúp công nhân làm quen với cách sử dụng máy may trong công nghiệp, làm chủ đựơc tốc độ máy, điều khiển máy theo ý muốn một cách dễ dàng

- Yêu cầu người học phải thật tập trung quan sát quá trình, sự di chuyển tạo thành mũi chỉ của kim, từ đó có cái nhìn tổng quát sơ bộ về máy may đồng thời nắm được nguyên tắc

di chuyển để tạo mũi của kim

2 Phương pháp thực hiện:

a/ Tư thế ngồi

www.congnghemay.net

Trang 18

Người học ngổi ngay ngắn trên ghế, lưng thẳng, đầu hơi cúi ( 15 độ so với phương thẳng đứng), mắt nhìn thẳng và quan sát sự di chuyển của trụ kim, trọng lực cơ thể dồn vào phần mông tiếp xúc với ghế ngồi

- Hai tay đặt trên bàn máy ( chỉ tiếp xúc các đầu ngón tay và phần trên sát khớp cổ tay) hai cánh tay tuyệt đối không được tiếp xúc với mặt bàn máy đồng thời luôn cách mặt bàn máy một khoảng nhất định

- Chân trái đặt trên thành chân máy, đầu gối chân phải đặt gần sát và ngang tầm với bộ phận gạt gối của máy, Bàn chân phải đặt vuông góc với bàn đạp đồng thời chia đều trọng lực của chân ở giữa trsên mặt bàn đạp của máy

- Ban đầu người học tập vói tốc độ chậm sau đó nâng dần cường độ đạp máy đồng thời tăng dần vận tốc di chuyển của kim nhưng vâõn bảo đảm người học phải kiểm soát được số lần kim lên xuống(số mũi kim được tạo thành)

V/ TẬP THAO TÁC LẤY BÁN THÀNH PHẨM

* CÁC THAO TÁC THỰC HIỆN MỘT CHUỖI CỬ ĐỘNG KHI THỰC HIỆN MỘT

CÔNG ĐOẠN MAY

1) Lấy bán thành phẩm

a) Lấy hai bán thành phẩm hai tay cùng lúc

b) Lấy hai bán thành phẩm hai tay không cùng lúc

- Lấy hai bán thành phẩm lớn

- Lấy một bán thành phẩm lớn và một bán thành phẩm nho.û

www.congnghemay.net

Trang 19

2) Ghép bán thành phẩm

a) Hai bán thành phẩm ghép ở khoảng không trước mặt rồi đưa vào chân vịt

b) Hai bán thành phẩm ghép với nhau trên mặt bàn máy rồi đưa vào chân vit

c) Hai bán thành phẩm ghép với nhau ở vị trí chân vịt

d) Hai bán thành phẩm ghép với nhau khi kim cắm xuống ít nhất một bán thành phẩm

3) Chỉnh so mí hai hay nhiều bán thành phẩm ( thao tác lặp đi lặp lại )

a) So theo mép vải (đường cắt của bán thành phẩm)

b) So theo dấu phấn

c) Vừa may vừa dải đều bán thành phẩm trên đoạn may hai tay phối hợp nhịp nhàng theo cữ căn

4) Cách rải bán thành phẩm khi may (thao tác lặp đi lặp lại)

a) Khi may công nhân gom hết hoặc một phần đường may, rồi vừa may vừa rải bán thành phẩm này lên bán thành phẩm khác trong khi may

b) Người may lấy một đoạn ngắn trên chiều dài đường may sau khi chỉnh ,may rồi tiếp tục lấy rồi chỉnh và may tiếp Theo cách này công nhân rất lâu mới hoàn thành sản phẩm

5) Kết thúc đường may

a) Sau khi gần may xong , công nhân dừng máy chỉnh xong rồi mới may hết đường may

b) Công nhân vừa may khi đến gần cuối giảm tốc độ máy rồi vừa chỉnh vừa may hết chiều dài đường may

6) Lấy bán thành phẩm lớn ra khỏi chân vịt

a) Sau khi may xong công nhân rời tay kiểm tra đường may rồi lấy bán thành phẩm ra khỏi chân vịt

www.congnghemay.net

Trang 20

b) Sau khi may xong công nhân lấy ra khỏi chân vịt rồi kiểm tra mới bỏ bán thành phẩm qua một bên

7) Đặt bán thành phẩm vào vị trí sau khi may xong

a) Công nhân thả bán thành phẩm vào giỏ đựng

c) Công nhân xếp bán thành phẩm lại rồi bỏ xuống ghế hoặc bỏ lên băng chuyền

II./ MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ THAO TÁC LẤY BÁN THÀNH PHẨM

Yêu cầu các thao tác nhanh, chính xác và dứt khoát

Bài 1 : Lấy bán thành phẩm bằng hai tay cùng lúc so mí đưa vào chân vịt

1- Lấy bán thành phẩm bằng hai tay cùng lúc

2- So mí hai bán thành phẩm

www.congnghemay.net

Trang 21

3-Đặt bán thành phẩm vào chân vịt

Bài 2 Lấy bán thành phẩm đặt chính xác lên bán thành phẩm khác

1- Lấy bán thành phẩm lớn

2 – Đặt bán thành phẩm lớn vào chân vịt

www.congnghemay.net

Trang 22

3- Tay phải lấy bán thành phẩm nhỏ

4- Đặt chính xác bán thành phẩm nhỏ lên bán thành phẩm lớn

Bài 3 Lấy và so mí hai bán thành phẩm không cùng lúc

1- Lấy chi tiết thứ nhất

www.congnghemay.net

Trang 23

2- Lấy chi tiết thứ hai đặt chính xác lên chi tiết thứ nhất và so mí

Trang 24

Bài 4 Lấy bán thành phẩm , gấp cạnh , đưa vào chân vịt

1- Tay trái lấy chính xác bán thành phẩm

Trang 25

Bài 5 Gom-Thả bán thành phẩm

1- Tay trái lấy chính xác điểm đầu bán thành phẩm

2 Đặt vào chân vịt

3- Gom bán thành phẩm (lưu ý mép vải phải bằng nhau)

www.congnghemay.net

Trang 26

4- Thạ baùn thaønh phaơm

BAØI 2: THÖÏC HAØNH MAY TREĐN MAÙY

- Taôp may nhöõng ñöôøng cô bạn töø deê ñeân khoù, töø ñôn giạn ñeân phöùc táp: may ñöôøng

thaúng, goùc vuođng , löôïn soùng … ñöôïc thöïc haønh tređn giaây sau ñoù chuyeơn sang vại

1 Múc ñích vaø yeđu caău :

- Giuùp cho cođng nhađn laøm quen vôùi toâc ñoô maùy, thao taùc khi may vaø caùch may caùc loái ñöôøng may vôùi ñoô phöùc táp khaùc nhau

- Ngöôøi hóc phại laøm chụ ñöôïc toẫc ñoô maùy vaø vaôn haønh maùy theo yù muoân deê daøng trong quaù trình laøm vieôc

2 Phöông phaùp thöïc hieôn :

NOÔI DUNG

ÑAØO TÁO

PHÖÔNG PHAÙP THÖÏC HIEÔN

YEĐU CAĂU KYÕ THUAÔT

THÔØI GIAN HÓC SMV (TG

CHUAƠN)

www.congnghemay.net

Trang 27

I PHẦN TH MAY GIẤY

- Lấy giấy bằng hai tay đưa chính xác vào chân vịt ngay điểm đầu của đường may thứ nhất

- May 5cm dừng chính xác , nhấp máy đưa kim lên, nâng chân vịt dời giấy tới vị trí điểm đầu của đường may thứ hai

Quy trình may cứ thế tiếp tục cho đến hết bài

- May chính xác, không vượt số mũi chỉ qui định

- Không thiếu mũi ở đầu vào và đầu ra

- Thao tác tay phải nhanh nhẹn

- Đường may nằm chính xác trên đường vạch

- Không thiếu mũi,thừa mũi chỉ

- Thao tác lấy và

www.congnghemay.net

Ngày đăng: 23/04/2015, 10:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w