1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi học sinh giỏi văn học 9

2 1,9K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 30 KB

Nội dung

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆNMÔN:NGỮ VĂN THỜI GIAN:12OPHÚT A/ VĂN-TIẾNG VIỆT 10đ 1/ “Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” a Hai câu thơ trên trích trong tá

Trang 1

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN

MÔN:NGỮ VĂN THỜI GIAN:12OPHÚT

A/ VĂN-TIẾNG VIỆT (10đ)

1/ “Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

a) Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm (hay đoạn trích) nào ? Cho biết tên tác giả?

b) Nêu nội dung nghệ thuật hai câu thơ trên

2/ Phân tích 8 câu thơ cuối của đoan trích kiều ở lầu ngưng bích

3/ Xét về phương châm hội thoại nhân vật MÃ GIÁM SINH đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào trong đoạn thơ sau?vì sao?

“Gần miền có một mụ nào

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh”

Hỏi tên,rằng Mã Giám Sinh

Hỏi quê rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần

4/ Phân tích ý nghĩa của biện pháp nói quá trong việc diễn tả tình cảm của tác giả

ở đoạn văn sau:

Ta thường tới bũa quên ăn,nữa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt,nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng

B/ TẬP LÀM VĂN(10Đ)

Suy nghĩ về vấn đề thanh niên phải sống có lý tưởng

ĐÁP ÁN

A/VĂN –TIẾNG VIỆT

Câu 1: 2đ

a) Hai câu thơ trên trích trong đoạn trích “chị em thúy kiều” của tác giả Nguyễn

Du (1đ)

b) Nội dung:giới thiệu vẻ đẹp duyên dáng thanh cao, trong trắng của hai chị em kiều và nét riêng từng người.(0.5đ)

- Nghệ thuật:ẩn dụ mai cốt cách, bút pháp ước lệ tượng trưng gợi tả(0.5đ)

Câu 2(3đ)

Phân tích 8 câu thơ cuối của đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích

Tả cảnh ngụ tình

-Cảnh buổi chiều bên bờ biển,với những cánh buồm thấp thoáng lám cho thúy kiều nhớ quê, nhớ nhà,nhớ cha mẹ mong được sum họp

-Cảnh hoa trôi giữa dòng thác nói lên sự cô đơn buồn cho thân phận trôi nổi bấp bênh giữa dòng đời

-Cảnh nội cỏ mênh mông vói một màu xanh rầu rầu cho ta thấy được nổi buồn man mác, buồn cho cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt

-Cảnh gió cuốn và tiếng sóng quanh ghế ngồi thể hiện tâm trạng nàng đang lo cho cuộc đời mình sẽ gặp nhiều bất trắc

Trang 2

- Nghệ thuật:

+ Ân dụ: ngọn nước, hoa ,gió, óng

+ Từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh,ầm ầm

+ Điệp ngữ: buồn trông như là một điệp khúc của thơ của tâm trạng

+ Câu hỏi tu từ: Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Câu 3: (2.5đ)

Trong đoạn thơ trên MÃ GIÁM SINH đã không tuân thủ các phương châm hội thoại sau:

- Phương châm lịch sự: Trả lời cộc lốc nhát gừng, thiếu tôn trọng người nghe

- Phương châm về lượng: Nội dung trả lời chưa đáp ứng yêu cầu của giao tiếp: Hỏi tên mà chỉ trả lời họ và chức danh

- Phương châm về chất: Mã Giám Sinh đã nói những điều không đúng sư thật đã nói là viễn khách mà lại nói mình ở huyện Lâm thanh cũng gần…

Câu 4: (2.5đ)

Đoạn văn dùng biện pháp nghệ thuật nói quá Những hình ảnh phóng đại đó góp phần thể hiên sâu sắc nỗi uất hận trước tội ác của giặc cũng như nguyện ước sẵn sàng

hi sinh giết giặc cứu nước của Trần Quốc Tuấn

B/ TẬP LÀM VĂN (10Đ)

DÀN Ý:

- Mở bài : lý tưởng sống của cuộc đời mổi người (2đ)

- Thân bài:

+ Lý tưởng sống là gì? Vì sao con người cần sống có lý tưởng?(1.5đ)

+ Suy nghĩ của người viết về cuộc sống có lý tưởng (1.5đ)

+ Những tấm gương về cuộc đời những người có lý tưởng sống cao đẹp (1.5đ)

+ Phê phán lối sống ích kỷ,cá nhân của những người sống không có lý tưởng (1.5đ)

KẾT BÀI (2Đ)

-Suy nghĩ về việc phấn đấu cho lý tưởng sống phục vụ cho đất nước va dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay

Ngày đăng: 23/04/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w