1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Trung học Phổ thông tỉnh Điện Biên đến năm 2015

26 626 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 266 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế kỷ XXI, “Thế kỷ của đỉnh cao trí tuệ”, báo hiệu sự bùng nổ của tri thức khoa học và công nghệ. Trí tuệ con người sẽ phát triển cao và đóng vai trò quyết định đối với sự tiến bộ, cũng như tốc độ phát triển của nền văn minh nhân loại. Do đó, vấn đề nhân lực và nhân tài là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Nguồn nhân lực con người và tiềm năng con người là nhân tố quyết định. Giáo dục - Đào tạo là con đường quan trọng để tạo ra nguồn lực con người chất lượng cao và khai thác tiềm năng con người hiệu quả nhất. Đảng ta khẳng định "Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [9, tr.20]. Trong các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khóa VII, lần thứ hai khóa VIII đã khẳng định việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ GV, CBQL và tăng cường cơ sở vật chất các trường học là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục- đào tạo. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng, về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Đồng thời Chỉ thị cũng chỉ rõ: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong sự nghiệp phát triển giáo dục thì phát triển giáo dục Trung học Phổ thông có vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV THPT nói riêng đã được quan tâm xây dựng và phát triển về mọi mặt. Song vẫn còn có những hạn chế, bộc lộ nhiều yếu điểm như: việc sử dụng các phương tiện dạy học, sử dụng công nghệ thông tin, tham gia hoạt động chính trị, xã hội; xử lý tình huống sư phạm, phát hiện và giải quyết vấn đề, 1 chưa sáng tạo và linh hoạt trong những hoàn cảnh, điều kiện thay đổi, chỉ thực hiện theo kế hoạch; đặc biệt còn lúng túng trong việc vận dụng phương pháp dạy học mới khi chương trình SGK có sự cải tiến, bổ sung. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều GV còn chưa chủ động trau dồi kiến thức, tự học, tự bồi dưỡng; mặt khác là ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên chưa xây dựng được quy hoạch, kế hoạch chiến lược. Dự báo nhu cầu đào tạo giáo viên các môn học, cấp học chưa sát với nhu cầu thực tế dẫn tình trạng thiếu đồng bộ về loại hình, cơ cấu; khó khăn cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV một cách toàn diện; đặc biệt chưa chú trọng đến việc quy hoạch đào tạo bồi dưỡng GV. Trước đòi hỏi bức thiết của đổi mới phương pháp giảng dạy trong trường phổ thông, vấn đề đào tạo bồi dưỡng GV đang được nhìn nhận như một nhu cầu không thể thiếu nhằm giúp GV đổi mới phương pháp giảng dạy và khắc phục những điểm yếu của mình. Sau một thời gian được học tập, nghiên cứu, bản thân tôi hiện đang là một cán bộ phụ trách việc quản lý và tham mưu cho Giám đốc Sở GD&ĐT về kế hoạch phát triển giáo dục phổ thông của tỉnh nhà. Vì vậy, tôi chọn đề tài “ Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Trung học Phổ thông tỉnh Điện Biên đến năm 2015”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và đánh giá thực trạng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên nhằm xây dựng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên đến năm 2015 đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông tại địa phương. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác phát triển đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên đến năm 2015. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng quy hoạch đào tạo được nghiên cứu trong luận văn chủ yếu là quy hoạch đào tạo để nâng chuẩn đào tạo cho giáo viên THPT. - Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được khảo sát là các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mà tỉnh đã có liên kết từ năm 2002 đến nay. 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Nếu xác định được cụ thể nhu cầu về số lượng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên đến năm 2015 thì có thể xây dựng được quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV THPT sát hợp với thực tế của địa phương và từng trường THPT từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục bậc THPT của tỉnh. 2 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6.1. Nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT trên địa bàn tỉnh. 6.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên và dự báo số lượng, nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của đội ngũ GV của tỉnh đến năm 2015. 6.3. Xây dựng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Điện đến năm 2015. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu lí luận, các văn kiện Đảng, các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Ngành, của địa phương có liên quan đến đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp các vấn đề thực tiễn liên quan đến đề tài; trưng cầu ý kiến chuyên gia về tính khả thi của quy hoạch. 7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: Phương pháp thống kê toán học, phương pháp dự báo, phương pháp so sánh. 8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham khảo cùng các phụ lục kèm theo. Luận văn cấu trúc 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT . Chương 2: Thực trạng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên. Chương 3: Xây dựng quy hoạch và giải pháp thực hiện quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên đến năm 2015. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của bồi dưỡng, Người dạy rằng: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Quan điểm này luôn là kim chỉ nam trong sự nghiệp “trồng người”. Ở những thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX; đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận giáo dục, lý luận dạy học; nhưng vấn đề lý luận về đào tạo bồi dưỡng GV chưa được nghiên cứu sâu và có hệ thống. Trong những năm gần đây, đã có một số luận văn thạc sỹ với đề tài về quy hoạch, nhưng các luận 3 văn và đề án trên chưa quan tâm nhiều đến việc đào tạo bồi dưỡng GV. Đặc biệt chưa đề cập đến việc quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV. Trên địa bàn tỉnh Điện Biên với một đội ngũ GV THPT có tuổi đời còn trẻ, số lượng GV mới ra trường chiếm tỷ lệ lớn; vì vậy năng lực sư phạm còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm giảng dạy chưa có nhiều; bộc lộ nhiều điểm yếu như: Chưa chú ý đổi mới phương pháp giảng dạy, việc sử dụng các phương tiện dạy học, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn chưa có hiệu quả; đặc biệt còn lúng túng trong việc vận dụng phương pháp dạy học mới khi chương trình SGK có sự cải tiến, bổ sung. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, thực hiện mục tiêu chuẩn hóa và từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT; vấn đề đào tạo bồi dưỡng GV đang được nhìn nhận như một nhu cầu không thể thiếu nhằm giúp GV đổi mới phương pháp giảng dạy và khắc phục những điểm yếu của mình. Với vai trò là cán bộ quản lý Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên; tôi thấy rằng, việc quy hoạch đào tạo bồi dưỡng GV THPT tỉnh Điện Biên có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa quyết định việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung của tỉnh nhà. 1.2. Một số khái niệm công cụ 1.2.1. Giáo dục THPT Giáo dục THPT nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân “được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. HS vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp THCS, có tuổi là mười lăm tuổi”. 1.2.2. Đội ngũ GV THPT “Đội ngũ là một nhóm người được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hay không nhưng đều có cùng một mục đích nhất định” [30]. Như vậy có thể hiểu khái niệm đội ngũ hàm chứa yếu tố sức mạnh và có những yêu cầu chặt chẽ về kỷ cương và chất lượng. 1.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng Có rất nhiều khái niệm về đào tạo: Theo Từ điển Tiếng Việt do nhà xuất bản khoa học xã hội và nhân văn xuất bản năm 1992 định nghĩa: “Đào tạo là làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định” 1.2.4. Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Cho đến nay, tất cả các nước trên thế giới đều khẳng định quy hoạch là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, mục đích của quy hoạch là tạo ra những cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chính sách, chương trình phát triển KT-XH. Tuy nhiên mục đích quy hoạch và đặc điểm riêng về KT-XH có những đặc điểm khác nhau, quan niệm về quy hoạch của các nước trên thế giới cũng có những điểm khác nhau. 4 1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quy hoạch đào tạo bồi dưỡng GV 1.3.1. Lý luận về công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV 1.3.1.1. Vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV về thực chất là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực cho Ngành giáo dục. Đây là việc làm có tính chiến lược và ý nghĩa sâu sắc. Ngày nay, “học thường xuyên”, “học suốt đời” là phương châm có tính thời đại sâu sắc, để “mở cửa tương lai” đòi hỏi người GV phải thấm nhuần phương châm này. Muốn thế người GV cũng phải tự học tập, tự bồi dưỡng. Do đó, bồi dưỡng GV là việc làm có ý nghĩa thời đại. 1.3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV là để nâng cao, hoàn thiện trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ hoặc ngoại ngữ, tin học nhằm nâng cao nhận thức, trang bị, bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. 1.3.1.3. Đặc trưng và hình thức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV Bồi dưỡng nhằm mục đích bổ sung những thiếu hụt về tri thức trên cơ sở sử dụng những tri thức cũ còn phù hợp với yêu cầu mới; thay đổi những tri thức cũ đã lạc hậu, bổ sung, cập nhật tri thức mới nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để công tác có hiệu quả hơn. 1.3.2. Lý luận về công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 1.3.2.1. Mục tiêu của quy hoạch đào tạo bồi dưỡng GV Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo về chất lượng, đủ về năng lực, về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị phẩm chất lối sống, lương tâm tay nghề của nhà giáo; đồng thời bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ, hội nhập quốc tế cho GV nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ quá trình CNH-HĐH đất nước. Việc đào tạo về số lượng phải đảm bảo sự hợp lý giữa các năm học. Tránh hiện tượng đào tạo cùng lúc, ồ ạt làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy trong nhà trường. 1.3.2.2. Nội dung của quy hoạch đào tạo bồi dưỡng GV (i) Xác định nhu cầu GV, nhu cầu đào tạo bồi dưỡng GV của địa phương (ii) Lựa chọn cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (iii) Phân bổ GV có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (iv) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch (v) Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch 1.4. Vai trò của dự báo giáo dục trong quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV THPT 1.4.1. Dự báo quy hoạch phát triển đội ngũ GV THPT 5 Dự báo quy hoạch phát triển đội ngũ GV THPT trước hết có nhiệm vụ dự báo về số lượng HS theo từng cấp học, bậc học và theo từng khu vực địa lý. Để dự báo quy hoạch phát triển đội ngũ GV THPT phải dựa vào dự báo nhu cầu của xã hội về GD&ĐT và dự báo các nguồn lực mà hệ thống GD&ĐT có thể sử dụng. 1.4.2. Các phương pháp công cụ dự báo để xây dựng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng GV THPT Một trong những vấn đề cơ bản của khoa học dự báo là các phương pháp công cụ dự báo, có thể nói độ chính xác của kết quả dự báo phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn các phương pháp công cụ dự báo. Vì thế việc lựa chọn các phương pháp công cụ dự báo phù hợp với đối tượng dự báo và điều kiện cụ thể là rất quan trọng. Để dự báo quy mô phát triển đội ngũ GV THPT nói chung và quy hoạch đào tạo bồi dưỡng GV THPT nói riêng, người ta thường sử dụng một số phương pháp dự báo chính sau: - Phương pháp ngoại suy xu thế - Phương pháp sơ đồ luồng - Phương pháp chuyên gia… 1.4.3. Phân tích các phương pháp và lựa chọn các phương pháp dự báo a. Phân tích các phương pháp - Phương pháp ngoại suy xu thế: Là phương pháp người ta thống kê các dữ liệu trong quá khứ của đối tượng (có thời gian tối thiểu từ 7-10 năm trở lên); trên cơ sở dữ liệu thống kê người ta nhận diện quy luật vận động phát triển của đối tượng. Các quy luật này được thể hiện dưới hàm xu thế (có nhiều hàm khác nhau nhưng thường dùng hàm tuyến tính) để đưa ra dự báo về đối tượng trong tương lai. - Phương pháp sơ đồ luồng (phương pháp dự báo theo chương trình phần mềm của Bộ GD&ĐT): Một trong những phương pháp thông dụng trong dự báo quy mô HS là phương pháp sơ đồ luồng. Như tên gọi của phương pháp, nó có thể cho phép tính toán luồng HS suốt cả hệ thống GD. Một HS hoặc là lên lớp, hoặc là lưu ban, hoặc bỏ học. - Phương pháp đánh giá chuyên gia: Là phương pháp đánh giá qua ý kiến của chuyên gia, được xem là nội dung công cụ hữu hiệu để dự báo những vấn đề có tầm bao quát phức tạp nhất định, nhiều chỉ tiêu và yếu tố quan trọng thuộc lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra còn có phương pháp dựa vào các chỉ số phát triển trong chương trình phát triển KT-XH địa phương của thời kỳ quy hoạch: Cơ sở của phương pháp này là các chỉ số dự báo được tính toán trên cơ sở thực tế có thể xem xét tới các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển. 6 b. Lựa chọn phương pháp dự báo Như trên đã trình bày việc lựa chọn phương pháp dự báo có vai trò quan trọng để đảm bảo độ chính xác của dự báo. Có thể có nhiều phương pháp khác nhau để dự báo, nhưng mỗi phương pháp đòi hỏi phải đáp ứng những điều kiện nhất định khi áp dụng nó. Do mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Vì thế nên áp dụng một vài phương pháp dự báo, để từ đó xác định phương án hợp lý. Phương án hợp lý là phương án phát huy được khả năng tối đa các nguồn lực và có tính khả thi cao nhất. Tiểu kết chương 1 Trước đòi hỏi bức thiết của đổi mới phương pháp giảng dạy trong trường phổ thông, vấn đề đào tạo bồi dưỡng GV đang được nhìn nhận như một nhu cầu không thể thiếu nhằm giúp GV đổi mới phương pháp giảng dạy và khắc phục những điểm yếu của mình. Việc quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV trung học phổ thông là một yêu cầu bức xúc từ thực tiễn của địa phương; được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp quy hiện hành, là tầm nhìn có tính chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa quyết định việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục bậc THPT của tỉnh. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GV THPT TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ NĂM 2002 ĐẾN NAY 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Điện Biên 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Điện Biên nằm ở phía tây bắc của tổ quốc. Phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam Trung Quốc và tỉnh Lai Châu; phía Tây và Tây Bắc giáp với Lào, phía Đông Nam giáp với tỉnh Sơn La. Tỉnh Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 9.562,9 km 2 , với 09 đơn vị hành chính cấp huyện (07 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố trực thuộc) có 106 đơn vị hành chính cấp xã. Toàn tỉnh có 21 dân tộc. 2.1.2. Dân số và nguồn nhân lực Năm 2007, lao động trong độ tuổi khoảng 285.652 người chiếm 61% dân số của tỉnh, trong đó: nam 143.455 người; nữ 142.197 người. 2.1.3. Vài nét về kinh tế - xã hội Trong những năm gần đây, kinh tế tỉnh Điện Biên tiếp tục chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hoá nhiều thành phần; đã và đang hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh, kết hợp mở rộng vùng cây ăn quả, cây công nghiệp. 7 Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được quan tâm và có bước phát triển mạnh, hệ thống trường lớp ngày càng hoàn thiện và mở rộng tới các bản xa xôi; công tác xoá mù chữ - phổ cập giáo dục thu được kết quả rất đáng khích lệ. Mặc dù đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc ngày càng được cải thiện, nhưng so với cả nước thu nhập bình quân nói chung còn đạt ở mức thấp và cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém. 2.2. Thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên từ năm 2002 đến nay 2.2.1. Khái quát chung về hệ thống GD&ĐT tỉnh Điện Biên Tính đến năm 2007 (năm học 2007-2008) toàn tỉnh có 382 trường tăng 187 trường so với năm 2002; tổng số học sinh, sinh viên các cấp học là 142.637 người, tăng 54.761 học sinh, sinh viên so với năm 2002. Toàn tỉnh đã có 91 trường mầm non, 146 trường tiểu học, 111 trường trung học cơ sở, 20 trường trung học phổ thông, 08 trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp, 01 trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh; 02 trường cao đẳng, 02 trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và 02 cơ sở khác có chức năng dạy nghề (trong đó: 01 cơ sở dạy nghề tư thục). 2.2.2. Khái quát về hệ thống giáo dục THPT tỉnh Điện Biên Là một phân hệ của hệ thống giáo dục của tỉnh, giáo dục THPT của tỉnh Điện Biên trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành tựu nhất định. Hiện, cấp trung học phổ thông: có 15.624 học sinh; tăng 9.615 học sinh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10 đạt 78%, tăng 21,2%. Tỷ lệ học sinh dân tộc 67,7%, tăng 33,5% so với năm 2002. 2.2.3. Thực trạng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên Trong giai đoạn 2002-2007, số lượng GV THPT tăng đều hàng năm, so với năm học 2002-2003, số lượng GV THPT tăng gấp 2,16 lần; tỷ lệ GV trên chuẩn (có trình độ thạc sỹ) còn rất thấp, năm 2007 có 17/821 (chiếm tỷ lệ 2.07%);. Tỷ lệ GV/lớp tương đối ổn định; tuy nhiên, tỷ lệ vẫn chưa đủ theo mức quy định (2,25 GV/lớp). Với số lượng và cơ cấu GV hiện có thì GV không đồng bộ về cơ cấu; vừa thiếu, vừa không cân đối; thiếu ở các bộ môn như: Hóa học, Vật lý, Công nghệ. 2.2.4. Thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT trong thời gian qua Trong những năm qua, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT được ngành GD&ĐT quan tâm, cụ thể như sau: Sở GD&ĐT tạo thành lập Ban chỉ đạo bồi dưỡng cấp tỉnh từng năm học do Giám đốc Sở làm trưởng ban. Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng của Bộ GD&ĐT, Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện, tổ chức kiểm tra thanh tra và tổng kết rút kinh nghiệm theo từng giai đoạn. 8 2.2.5. Đánh giá chung về công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên giai đoạn từ năm 2002 đến nay 2.2.5.1. Mặt làm được - Sở GD&ĐT thành lập Ban chỉ đạo bồi dưỡng cấp tỉnh từng năm học do Giám đốc Sở làm trưởng ban; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo từng năm học, ra văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể tới các trường THPT; mua tài liệu, băng đĩa bồi dưỡng cho GV và cán bộ QLGD nghiên cứu trước khi tập trung bồi dưỡng. - Các loại hình bồi dưỡng như bồi dưỡng thường xuyên được tổ chức đúng định kỳ, bồi dưỡng thay sách đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục Phổ thông, thực hiện đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng. Phong trào tự bồi dưỡng đã được quan tâm ở một số trường, mở ra hướng đi phù hợp với xu thế thời đại là “học tập suốt đời”. - Phối hợp có hiệu quả với Bộ GD&ĐT, các trường ĐH trong quá trình xây dựng kế hoạch và chương trình bồi dưỡng; chuẩn bị CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy và học; hợp đồng kinh phí chi trả kịp thời; sau mỗi đợt bồi dưỡng có tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm. 2.2.5.2. Mặt hạn chế - Dù có “kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ GV và CBQL ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên giai đoạn 2001 - 2010” nhưng công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng còn thiếu khoa học, chưa quan tâm các môn học đặc thù như: Giáo dục thể chất, Quốc phòng - an ninh thiếu đồng bộ về số lượng quy hoạch giữa các môn và cơ cấu GV giữa các trường thị xã, thị trấn với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Trong xây dựng kế hoạch chưa chú ý kế hoạch tự bồi dưỡng của nhà trường và tự học, tự bồi dưỡng của GV. Tiểu kết chương 2 Việc xây dựng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT là một yêu cầu cấp bách xuất phát từ thực tiễn địa phương cần có đội ngũ GV THPT ngang tầm với nhiệm vụ mới. Hiện trạng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên còn nhiều bất cập về số lượng, cơ cấu, chất lượng. Đặc biệt vấn đề đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV chưa được nhìn nhận và quan tâm đúng mức, chưa thật sự chú trọng các nội dung theo yêu cầu thực tế của quá trình dạy học, chưa bồi dưỡng được những kiến thức theo nhu cầu cần được bồi dưỡng của GV, chưa tạo được động lực khuyến khích GV tích cực, tự giác bồi dưỡng kiến thức có hiệu quả. Để xây dựng và phát triển đội ngũ GV THPT một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục bậc THPT của tỉnh. Cần phải quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV, trước mắt từ nay đến năm 2015. Đây là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng đối với ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên. 9 CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG QUY HOẠCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GV THPT TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2015 3.1. Các định hướng để xây dựng quy hoạch Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THPT của Tỉnh Điện Biên được đề xuất dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật và những định hướng cơ bản sau: - Căn cứ Luật giáo dục (2005). - Căn cứ Điều lệ trường trung học, (ban hành kèm theo Quyết định số: 23/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). - Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XI. - Căn cứ Chỉ thị số 40/CT-TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Căn cứ Quyết định số 230/2006/QĐ-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 - 2020. - Căn cứ Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 07/9/2007 của UBND tỉnh Điện Biên, về việc Phê duyệt Đề án Nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên, giai đoạn đến 2010. - Căn cứ Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 14/01/2009 của UBND tỉnh Điện Biên, về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020. 3.1.1. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 - 2020 Các mục tiêu phát triển KT - XH của tỉnh: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2006 - 2020 đạt 12,5%/năm. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12%/năm và giai đoạn 2011 - 2020 đạt 12,8%/năm; nâng mức GDP bình quân đầu người của Tỉnh so với trung bình cả nước từ mức 45% năm 2005 lên 50% năm 2010, khoảng 65% năm 2015 và 80% năm 2020. Phát triển tổng hợp kinh tế dịch vụ theo hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng cửa khẩu Tây Trang để nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế. Triển khai xây dựng cửa khẩu Huổi Puốc (Điện Biên) và cửa khẩu A Pa Chải (Mường Nhé) thành cửa khẩu quốc gia; mở thêm một số cửa khẩu khác để mở rộng buôn bán với nước bạn Lào và Trung Quốc nhằm thúc đẩy thương mại của Tỉnh phát triển. 10 [...]... Trường ĐHSP Hà Nội - Trường chính trị tỉnh Điện Biên - Trường CĐSP Điện Biên - Trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên và Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ tỉnh Điện Biên 3.5 Các giải pháp thực hiện quy hoạch 3.5.1 Những quan điểm về các giải pháp quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT Ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên đã xác định nhiệm vụ chung là: “Xây dựng đội ngũ CBQL và đội ngũ GV đảm bảo đủ về số lượng và yêu... đào tạo, bồi dưỡng của GV THPT đến năm 2015 Để dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của GV THPT đến năm 2015, chúng ta phải căn cứ vào số lượng GV; cơ cấu môn học; nhu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng của GV; ngoài ra còn phải căn cứ theo mục tiêu chiến lược của tỉnh 3.3.1 Dự báo nhu cầu đào tạo của GV THPT đến năm 2015 a Đào tạo chuẩn Theo số liệu năm học 2007 - 2008 tỉnh Điện Biên còn 46 GV bậc THPT có trình... quản lý giáo dục tham gia lớp bồi dưỡng quản lý, 100% có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên + Phấn đấu đến năm 2015, đào tạo 7% đội ngũ GV THPT có trình độ trên chuẩn (thạc sỹ) + Phấn đấu đến năm 2015, từ 50% - 90% đội ngũ GV THPT được bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học và những kiến thức về hội nhập quốc tế 11 + 100% đội ngũ GV THPT được bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ hàng năm và bồi dưỡng. .. khai kế hoạch bồi dưỡng và tạo điều kiện để phát huy hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng GV ở các trường THPT; tích cực tham mưu cho các cấp quản lý những biện pháp phối hợp nhằm tạo cơ chế hoạt động trong quá trình quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng GV b Xây dựng mục tiêu đào tạo bồi dưỡng Mục tiêu đào tạo bồi dưỡng được xem là kết quả lĩnh hội học vấn của GV; đối với công tác đào tạo bồi dưỡng, mục... 3.2.2 Dự báo số lượng HS THPT của tỉnh Điện Biên đến năm 2015 Phương án 1: Dự báo số lượng học sinh THPT theo mục tiêu chiến lược của tỉnh Căn cứ chỉ tiêu định hướng trên và dự báo dân số của tỉnh Điện Biên, tác giả dự báo số học sinh THPT đến năm 2015 như sau: Bảng 3.2a: Dự báo số lượng học sinh THPT tỉnh Điện Biên đến năm 2015 (theo mục tiêu chiến lược của tỉnh) TT Năm học 1 2 3 4 5 6 7 8 2008-2009 2009-2010... thấy rằng công tác xây dựng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên là một yêu cầu bức thiết từ thực tiễn phát triển giáo dục của tỉnh nhà Có thể xem, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng GV là luận chứng khoa học về công tác bồi dưỡng, là cơ sở tin cậy cho việc đầu tư các nguồn lực cần thiết để xây dựng đội ngũ GV THPT “vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục trong giai đoạn... nghề của nhà giáo Đồng thời bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ, hội nhập quốc tế cho GV, nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ quá trình CNH-HĐH đất nước Việc thực hiện quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên giai đoạn từ nay đến năm 2015 cần phải thực hiện được một số chỉ tiêu cơ bản sau: + Phấn đấu đến năm 2015, 100% GV... dạy học, chưa bồi dưỡng được những kiến thức theo nhu cầu cần được bồi dưỡng của GV, chưa tạo được động lực khuyến khích GV tích cực, tự giác bồi dưỡng kiến thức có hiệu quả 1.3 Với kết quả nghiên cứu nêu ra trong luận văn chúng tôi nhận thấy rằng công tác xây dựng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên đến năm 2015 là một yêu cầu bức thiết từ thực tiễn phát triển giáo dục của tỉnh. .. 200 2 Bồi dưỡng Ngoại ngữ 4 Bồi dưỡng tin học 3 18 1116 201 1 120 8 1497 1597 1159 1251 1351 1437 1533 5 Bồi dưỡng kiến thức QLGD 50 50 50 50 50 50 50 50 3.4 Dự báo khả năng đáp ứng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Việc lựa chọn cơ sở đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ GV THPT là yếu tố rất quan trọng, góp phần thực hiện tốt công tác xây dựng quy hoạch, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng. .. công tác bồi dưỡng GV THPT Đội ngũ giảng viên là lực lượng nòng cốt quy t định chất lượng công tác bồi dưỡng GV, là người tham gia vào việc thiết kế và cải tiến nội dung chương trình bồi dưỡng và trực tiếp chuyển tải nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ GV thông qua phương pháp giảng dạy Nguồn nhân lực cho công tác bồi dưỡng GV bao gồm đội ngũ giảng viên các trường ĐHSP, bên cạnh đội ngũ giảng viên các trường . GD&ĐT về kế hoạch phát triển giáo dục phổ thông của tỉnh nhà. Vì vậy, tôi chọn đề tài “ Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Trung học Phổ thông tỉnh Điện Biên đến năm 2015 . 2. MỤC. thực hiện quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên đến năm 2015. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử nghiên. quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT . Chương 2: Thực trạng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV THPT tỉnh Điện Biên. Chương 3: Xây dựng quy hoạch và giải pháp thực hiện quy hoạch đào tạo

Ngày đăng: 22/04/2015, 23:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w