Marketing mix (hỗn hợp hay phối thức marketing) là một trong những khái niệm chủ yếu của marketing hiện đại.Marketing mix là tập hợp những công cụ marketing mà công ty sử dụng để đạt được các mục tiêu trong thị trường đã chọn. Các công cụ marketing được pha trộn và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị trường. Chương ICƠ SỞ LÝ LUẬN1I.1Khái niệm1I.2Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing Mix2I.3Nguyên tắc của Marketing Mix2I.4Các thành phần của Marketing Mix2I.4.1Sản phẩm (Product)2I.4.2Giá cả (Price)4I.4.3Phân phối (Place)5I.4.4Xúc tiến (Promotion)5Chương IITHỰC TRẠNG7II.1Sơ lược về nhãn hiệu PS7II.2Giới thiệu về kem đánh răng PS ngừa sâu răng vượt trội8II.3Thực trạng marketing mix9II.3.1Về sản phẩm9II.3.1.1 Chất lượng sản phẩm:9II.3.1.2 Bao bì Sự đóng gói:9II.3.1.3 Chu kỳ sống sản phẩm:10II.3.2Về giá10II.3.3Về phân phối11II.3.4Về xúc tiến11Chương IIIGIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MARKETING MIX13III.1Định hướng phát triển13III.2Phân tích SWOT15BẢNG 1 SWOT16III.2.1Thế mạnh (Strengths)16III.2.2Điểm yếu (Weakness)17III.2.3Cơ hội từ các yếu tố bên ngoài (Opportunities)17III.2.4Đe dọa từ các yếu tố bên ngoài (Threats)18III.2.5CÁC KẾT HỢP19III.3Phân tích BẢN CÂU HỎI21III.3.1BẢN KHẢO SÁT MARKETING MIX VỀ SẢN PHẨM KEM ĐÁNH RĂNG PS NGỪA SÂU RĂNG VƯỢT TRỘI21III.3.2Phân tích:25III.3.2.1 Về sản phẩm (P1):26III.3.2.2 Về giá (P2):28III.3.2.3 Về phân phối (P3):29III.3.2.4 Về xúc tiến ( P4):34III.4Giải pháp về Marketing Mix35III.4.1Giải pháp về sản phẩm:35III.4.2Giải pháp về giá:36III.4.3Giải pháp về phân phối:36III.4.4Giải pháp về xúc tiến:36Kết luận39Tài liệu tham khảo41
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2Lời mở đầu
Ngày nay với sự phát triển kinh tế thị trường, mỗi quốc gia đều mở cửa hội nhập Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để thành công và bên canh đó thì môi trường kinh doanh cạnh tranh rất khốc liệt Mỗi doanh nghiệp phải đưa ra chiến lược Marketing phù hợp để củng cố và nâng tầm thương hiệu công ty Marketing không phải chỉ là một công cụ giúp các doanh nghiệp bán các sản phẩm mà họ làm
ra, mà marketing hiện đại còn là phương thức mà doanh ngiệp áp dụng để "tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và thoả mãn nhu cầu của họ" Phương châm chỉ đạo chính của marketing hiện đại là "chỉ bán những gì thị trường cần chứ không bán những gì doanh nghiệp sẳn có"
Tất cả các doanh nghiệp điều mong muốn xây dựng cho mình một thương hiệu trên thị trường Tất cả họ đều tiến hành hoạt động marketing hiện đại để đạt được mục tiêu Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng áp dụng thành công chiến lược quảng bá thương hiệu của mình Vì vậy, để có được một thương hiệu trên thị trường là một thành công không thể phủ nhận vai trò của marketing Doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động marketing một cách chuyên nghiệp với nhận thức thật đầy đủ về marketing mới đạt được thành công trên
Bên cạnh đó người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn, không dừng ở việc ăn
no mặc ấm mà tiến đến việc ăn ngon mặt đẹp Vì thế những nhà sản xuất phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã, bao bì cho sản phẩm Với nhiều nguồn cung ứng sản phẩm, người tiêu dùng muốn lựa chọn sản phẩm có mức thoả mãn cao nhất cho cùng một sản phẩm với nhiều thương hiệu và các thương hiệu này muốn chiếm được sự tin cậy và lòng trung thành của người tiêu dùng thì phải nghiên cứu sản phẩm, xác định giá cả phù hợp, mô hình phân phối cũng như chiến lược xúc tiến Và đó cũng chính là các yếu tố trong
MARKETING MIX – 4P đó là: Product (sản phẩm), Price (giá), place (phân
phối), promotion (xúc tiến)
Và kem đánh răng cũng là một mặt hàng thiết yếu của chúng ta bất kể là ai,
dù nam hay là nữ, từ già cho đến trẻ đều sử dụng hằng ngày Vì thế nên cũng có
Trang 3nhiều nhãn hiệu nổi tiếng về mặt hàng này như P/S, colgate, close up,… Và với mỗi nhãn hiệu đều có nhiều sản phẩm khác nhau mỗi sản phẩm đều đem lại thương
hiệu cho doanh nghiệp Vậy làm thế nào để sản phẩm kem đánh răng P/S ngừa sâu răng vượt trội đứng vững và góp phần tạo nên thương hiệu P/S? Đó cũng chính là
lý do tại sao nhóm chúng em quyết định chọn đề tài hoàn thiện Marketing mix cho sản phẩm kem đánh răng P/S ngừa sâu răng vượt trội
Bài ti u lu n c a nhóm chúng em ể ậ ủ được hoàn thành qua quá trình tham kh oả nhi u website, bài gi ng, qua tìm hi u doanh nghi p Unilever mà nhóm ã ch n.ề ả ể ệ đ ọ Tuy nhiên cách nhìn nh n c a nhóm chúng em còn mang tính ch quan, chúng emậ ủ ủmong th y góp ý ầ để chúng em có th hoàn thi n h n bài vi t c a mình c ng nhể ệ ơ ế ủ ũ ư rút kinh nghi m cho nh ng bài vi t ti p theo.ệ ữ ế ế
Chúng em xin chân thành c m n th y ả ơ ầ Nguy n V n Tr ngễ ă ư ã h ng d nđ ướ ẫ chúng em hoàn thành bài ti u lu n này !ể ậ
Trang 4Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.1 Khái niệm
Marketing mix (hỗn hợp hay phối thức marketing) là một trong những khái niệm chủ yếu của marketing hiện đại
Marketing mix là tập hợp những công cụ marketing mà công ty sử dụng để đạt được các mục tiêu trong thị trường đã chọn Các công cụ marketing được pha trộn
và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị trường
Marketing mix là một giải pháp mang tính tình thế có tổ chức
Marketing mix có bốn thành phần:
Giá cả (P2)
Các mức giá Giảm giá Chiết khấu Thanh toán Tín dụng…
Trang 5I.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing Mix
Thực hiện Marketing mix không theo khuôn mẫu chung nào mà thay đổi theo các yếu tố ảnh hưởng sau:
• Vị trí uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Nếu doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được thị phần cao thì lúc đó không cần tốn nhiều chi phí cho các hoạt động xúc tiến nhưng vẫn bán được hàng
• Yếu tố sản phẩm: Sản phẩm khác nhau phải có cách bán hàng, xúc tiến khác nhau Do đó, doanh nghiệp phải thiết kế hệ thống phân phối và sử dụng các công cụ xúc tiến khác…
• Thị trường: Tuỳ thuộc vào khả năng mua hàng của từng thị trường mà doanh nghiệp phải có Marketing mix khác nhau Ví dụ sức mua của thị trường thành thị cao hơn sức mua ở thị trường nông thôn Vì vậy, Marketing mix cho sản phẩm ở các thị trường đó phải khác nhau
Giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm: Mỗi giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm
có đặc điểm khác nhau nên cần có Marketing mix khác nhau
I.3 Nguyên tắc của Marketing Mix
• Phải cố kết gắn Marketing mix với môi trường của doanh nghiệp
• Phải cố kết gắn Marketing Mix với tiềm lực của doanh nghiệp
• Phải biết cân đối liều lượng và phối hợp chặt chẽ các yếu tố của Marketing Mix với nhau
• Phải kết gắn Marketing Mix với thời gian (ở những giai đoạn khác nhau)
I.4 Các thành phần của Marketing Mix
Marketing Mix được thể hiện trong 4P (product, price, place, promotion) và trong mỗi P đó đều chưa những nội dung khác nhau và đều có tác động đến chiến lược Marketing mix của sản phẩm
I.4.1 Sản phẩm (Product)
Là thành phần cơ bản nhất trong Marketing mix
Đó có thể là sản phẩm hữu hình của công ty đưa ra thị trường, bao gồm
Trang 6phẩm cũng bao gồm khía cạnh vô hình như các hình thức dịch vụ giao hang, sửa chữa, huấn luyện….
Mỗi sản phẩm được cấu thành ở bốn mức độ, đó là sản phẩm cốt lõi (lợi ích
cơ bản của sản phẩm), sản phẩm cụ thể (dạng cơ bản gồm năm yếu tố: đặc điểm, thương hiệu, bao bì, chất lượng, kiểu dáng), sản phẩm gia tăng (bao gồm lợi ích và dịch vụ phụ thêm để phân biệt với sản phẩm đối thủ cạnh tranh: vật phẩm trang bị thêm nơi phục vụ, dịch vụ hậu mãi…) và sản phẩm tiền năng (vạch ra tương lai mới cho sự phát triển sản phẩm)
Bên cạnh đó, thương hiệu là một yếu tố quan trọng của sản phẩm, nhờ đó phân biệt sản phẩm trong cùng một doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp với nhau Một thương hiệu có sáu chức năng, đó là chức năng thực tiễn, bảo đảm, cá thể hoá, tạo sự thích thú, chuyên biệt và dễ phân biệt
Bao bì – sự đóng gói cũng là một yếu tố quan trọng của sản phẩm Bao bì đóng gói có cùng các chức năng: bảo vệ sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở, bán hàng, mua hàng, tiêu dùng và dễ dàng bảo quản sản phẩm
Những dịch vụ gắn liền với sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng quyết định việc mua hàng, đó là các dịch vụ như cho hưởng tín dụng, hậu mãi, bảo hành, cho thử miễn phí và điều kiện giao hàng
Chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở các quyết định về tập hợp
về sản phẩm, dòng sản phẩm và các món hàng
Chu kỳ sống sản phẩm là thời gian tồn tại sản phẩm trên thị trường Một chu
kỳ sống sản phẩm điển hình có bốn giai đoạn đó là mở đầu, tăng trưởng, trưởng thành và suy thoái Nghiên cứu chu kỳ sống sản phẩm là thể hiện cố gắng nhận dạng những giai đoạn khác nhau trong tiến trình lịch sử thương mại của sản phẩm
đó để doanh nghiệp có chiến lược Marketing mix thích hợp với từng giai đoạn
Chiến lược phát triển sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao trên thị trường đồng thời thể hiện sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Muốn thực hiện chiến lược này cần làm tốt tám bước của quá trình: tìm ra ý tưởng mới, chọn lọc và đánh giá ý tưởng mới, phát triển và thử nghiệm khái niệm, hoạch định chiến lược Marketing, phân tích về mặt kinh doanh, phát triển sản phẩm, thử ngiệm sản phẩm và thương mại hoá trên thị trường
Trang 7I.4.2 Giá cả (Price)
Là thành phần không kém phần quan trọng trong Marketing mix bao gồm giá bán sỉ, giá bán lẻ, chiết khấu, giảm giá, tín dụng Giá phải tương xứng với giá trị nhận được của khách hàng và có khả năng cạnh tranh
Việc định giá là một tiến trình động Do đó, các doanh nghiệp sẽ phác hoạ ra một cơ cấu định giá cho toàn bộ sản phẩm của mình, thay đổi nó theo thời gian, và điều chỉnh nó có tính đến các yếu tố liên quan đến khách hàng và đối thủ cạnh tranh
Các chiến lược định giá thường thay đổi khi một sản phẩm trải qua chu
kỳ sống của nó hay trong việc định giá một sản phẩm mới hoàn toàn, doanh nghiệp có thể đi theo chính sách định giá nhằm chắt lọc thị trường hoặc thâm nhập thị trường Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn tiến hành hàng loạt các chiến lược định giá, điều chỉnh giá, thay đổi giá… để thực hiện cho phù hợp với những biến động phức tạp của ngành nói chung và sản phẩm nói riêng
Tóm lại, định giá là một công việc rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Các sản phẩm cho dù rơi vào loại thị trường cạnh tranh độc quyền hay độc quyền nhóm đều phải xem xét một cách kỹ lưỡng khi quyết định giá bán Các doanh nghiệp nên cố gắng đi theo một tiến trình định giá bài bản, tuần tự để xác định một mức giá tốt nhất cho chính mình
Cần trả lời các câu hỏi:
Giá trị của sản phẩm/dịch vụ bạn đem đến cho người mua
Chiết khấu như thế nào cho những khách hàng thương mại, hay cho từng phân khúc khách hàng cụ thể?
Bạn so sánh giá của mình với đối thủ cạnh tranh như thế
Trang 8I.4.3 Phân phối (Place)
Cũng là một thành phần chủ yếu của Marketing mix Đó là những hoạt động làm cho sản phẩm có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu mà công ty phải hiểu rõ, tuyển chọn và liên kết vói những nhà trung gian để cung cấp sản phẩm đến thị trường mục tiêu một cách hiệu quả
Phân phối trong Marketing bao gồm toàn bộ các phương thức và hoạt động chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng mục tiêu Để thâm nhập thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều kênh phân phối trực tiếp cũng như gián tiếp Đối với kênh phân phối trực tiếp, có nhiều hình thức thực hiện như: bán hàng qua điện thoại, internet, catalog, mail, lực lượng bán hàng của công ty Trong hệ thống phân phối gián tiếp, có nhiều dạng trung gian phân phối như nhà bán sỉ, nhà phân phối, đại lý, môi giới…
Quyết định phân phối giữ vai trò quan trọng trong Marketing mix, do vậy khi xây dựng hệ thống phân phối các doanh nghiệp phải cân nhắc nhiều yếu tố như mục tiêu phân phối đặc trưng thị trường, đặc điểm sản phẩm, khả năng tài chính, năng lực trung gian, chiến lược cạnh tranh… Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn kênh phân phối và hình thức phân phối rộng rãi, chọn lọc độc quyền
Bên cạnh những hoạt động xây dựng, việc tuyển chọn và quản lý các thành viên trong phần hệ thống phân phối cũng không kém phần quan trọng Ngoài ra những sản phẩm phân phối vật chất cũng góp phần tăng giá trị cho sản phẩm, giúp công ty gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng
I.4.4 Xúc tiến (Promotion)
Thành phần thứ tư gồm nhiều hoạt động dùng để thông đạt và thúc đẩy sản phẩm đến với thị trường mục tiêu Công ty phải thiết lập những chương trình như quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp Công ty cũng phải tuyển mộ, huấn luyện và vận động đội ngũ bán hàng
Xúc tiến là những hoạt động truyền thông về những giá trị cung cấp cho khách hàng để tạo ra và duy trì các mối quan hệ với khách hàng Trong bối cảnh mới, do phân khúc khách hàng được xác định cụ thể hơn và sự phát triển của công nghệ thông tin, phương cách truyền thông có nhiều thay đổi
Trang 9Mục đích của xúc tiến là thông tin, thuyết phục và nhắc nhở khách hàng Những mục tiêu này tương ứng với các giai đoạn trong tiến trình đánh giá, lựa chọn của khách hàng và với mô hình AIAD (tạo sự chú ý- to get Attention, giữ
sự quan tâm- to hold Interest, gợi sự ham muốn- to arouse Desire, đạt được hành động- to obtain Action) trong truyền thông
Khi phối hợp những hoạt động xúc tiến, doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố như: loại thị trường/ sản phẩm, các giai đoạn sẵn sàng mua của khách hàng, các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm, chiến lược thúc đẩy hay lôi kéo và nguồn tài chính của công ty
Quảng cáo sử dụng các công cụ truyền thông để truyền những thông tin không mang tính cá nhân đến khách hàng, doanh nghiệp thực hiện quảng cáo phải tốn chi phí để được nhận biết Có hai nhóm mục tiêu quảng cáo: thứ nhất
là tạo ra và kích thích số cầu sản phẩm, thứ hai là xây dựng hình ảnh công ty Khi thực hiện quảng cáo, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương tiện: báo chí tạp chí, truyền thanh, truyền hình, internet, ngoài trời và những phương tiện khác Tuy phương tiện có ưu nhược điểm riêng, có phạm vi mức độ và mức độ lặp lại khác nhau Nói chung, các doanh nghiệp thực hiện quảng cáo để xây dựng nhận thức và thái độ tích cực của khách hàng về sản phẩm và công ty
Quan hệ công chúng hay gọi tắt là PR là những hoạt động nhằm xây dựng và bảo vệ danh tiếng cả công ty trước các giới công chúng là chính quyền, các nhà đầu tư, khách hàng, nhân viên… Những hoạt động PR thường được sử dụng là quan hệ báo chí, tuyên truyền sản phẩm, truyền thông về công
ty, vận động hành lang, tư vấn Những công cụ chủ yếu của PR là xuất bản phẩm, tổ chức sự kiện, tài trợ…
Khuyến mãi được dùng để khuyến khích khách hàng mua nhanh hơn, mua nhiều hơn trong một thời gian nhất định Tuy theo khách hàng là người tiêu dùng, trung gian hay nhà sử dụng công ngiệp mà khuyến mãi có những mục tiêu và công cụ khác nhau
Bán hàng trực tiếp hay bán hàng cá nhân là hoạt động tiếp cận trực tiếp với khách hàng để giới thiệu, trình bày và bày bán sản phẩm Hoạt động này có tính linh động và có thể thiết lập các mối quan hệ thân thiết với khách hàng
Trang 10Marketing trực tiếp sử dụng những phương tiện thích hợp để tiếp cận nhóm khách hàng lựa chọn với mục đich nhận được phản ứng có lợi từ họ Ưu điểm nổi trội của hoạt động này là thông tin sản phẩm dễ dàng được chấp nhận
II.1 Sơ lược về nhãn hiệu P/S
P/S vốn là nhãn hiệu kem đánh răng có từ năm 1975 của Công ty cổ phần P/S Công ty P/S do hai hãng kem đánh răng nổi tiếng ở miền nam Việt Nam là hãng Hynos và Kolperlon sáp nhập lại, với đơn vị trực thuộc là Xí nghiệp sản xuất kem đánh răng Phong Lan Năm 1980, Xí nghiệp kem đánh răng Phong Lan lại sáp nhập với các xí nghiệp khác như bột giặt Tico, Xí nghiệp Mỹ Phẩm 2, xà bông Đông Hưng để trở thành Xí nghiệp Liên hiệp Hóa
Mỹ Phẩm, trực thuộc Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Năm 1990, Xí nghiệp Liên hiệp Hóa Mỹ Phẩm lại giải thể, các xí nghiệp trực thuộc trở thành công ty độc lập thuộc Sở Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Xí nghiệp kem đánh răng Phong Lan đổi tên thành Công ty Hóa phẩm P/S Lúc bấy giờ, P/S là một trong những nhãn hiệu nổi tiếng, chiếm phần lớn thị phần kem đánh răng tại Việt Nam
Năm 1997, khi công ty đa quốc gia Unilever đến đầu tư ở nước này, họ
đề nghị Công ty Hóa phẩm P/S chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu kem đánh răng P/S cho họ, qua phương án thành lập một công ty liên doanh tên là Elida P/S (gồm Unilever và P/S) Theo đó, phía P/S sẽ được hưởng lợi từ nguồn thu có được thông qua việc quản lý, khai thác và bán sản phẩm
Thời gian đầu, kem đánh răng P/S có điểm đặc trưng là được đóng gói bằng vỏ ống nhôm Về sau, phía Unilever yêu cầu chuyển sang vỏ ống nhựa để
in ấn được thẩm mỹ Vì nguồn vốn không đủ để mua dây chuyền sản xuất mới (bao nhựa) nên Công ty Hóa phẩm P/S đã đồng ý từ bỏ chức năng sản xuất kem đánh răng của mình để chuyển quy trình sản xuất và nhãn hiệu P/S cho Tập đoàn Unilever với giá 14 triệu Đô la Mỹ, Công ty Hóa phẩm P/S chỉ còn có vai trò sản xuất vỏ hộp kem đánh răng cho liên doanh Thời gian sau, Unilever đã chọn một công ty của Indonesia để sản xuất ống nhựa cho kem đánh răng P/S
Trang 11nên Công ty Hóa phẩm P/S mất luôn cơ hội sản xuất và gia công vỏ hộp, họ bị đẩy bật khỏi liên doanh.
Đến nay, Unilever gần như đã quản lý nhãn hiệu P/S và họ đã thành công khi cho ra đời các sản phẩm P/S độc đáo, phong phú và những chương trình tạo hiệu ứng xã hội
II.2 Giới thiệu về kem đánh răng P/S ngừa sâu răng vượt trội
Kem đánh răng P/S là một nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam từ năm 1975 Kem đánh răng P/S ngừa sâu răng vượt trội được ra đời vào năm 2005 sau các dòng sản phẩm như P/S muối, P/S trà xanh, P/S bảo vệ 2 lần,…Cũng như các dòng khác thì dòng sản phẩm PS ngừa sâu răng vượt trội có nhiều kích thước ( trọng lượng) cho khách hàng lựa chọn như 45g, 110g, 120g, 200g, 250g và có giá dao động từ 6000đ – 19000đ để phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng
Tính năng vượt trội của kem đánh răng P/S ngừa sâu răng vượt trội sẽ giúp cho khách hàng ngừa sâu răng và có được một hàm răng chắc khỏe dài lâu Quá trình bảo vệ răng và nướu của P/S ngừa sâu răng vượt trội:
+ Là sản phẩm ngừa sâu răng với tác dụng vượt trội nhờ Canxi siêu nhỏ và Pro-Fluor linh hoạt trong kem
+ Khi ăn, thức ăn bám trên răng Axit từ thức ăn sẽ tấn công và tạo thành các
lỗ li ti không nhìn thấy được Canxi siêu nhỏ giúp lấp đầy các lỗ nhỏ li ti trước khi các lỗ này phát triển thành sâu răng
+ Pro-Fluor linh hoạt giúp bảo vệ răng chắc khỏe dài lâu
Trang 12Kem đánh răng P/S được dùng cho mọi lứa tuổi trong gia đình Riêng với trẻ
em dưới 6 tuổi thì chỉ sử dụng một lượng nhỏ bằng hạt đậu Và các nha sĩ khuyên rằng phải đánh răng ít nhất 2 lần / ngày để ngừa sâu răng hiệu quả
II.3 Thực trạng marketing mix
II.3.1 Về sản phẩm
II.3.1.1 Chất lượng sản phẩm:
Với chất lượng ngày càng được đầu tư cải tiến thì kem đánh răng P/S ngừa sâu răng vượt trội ngoài khả năng làm trắng răng như các sản phẩm trước đó thì nó còn có thêm tác dụng ngừa sâu răng vượt trội với sự góp mặt của các hạt canxi siêu nhỏ có thể lấp đầy các lỗ li ti do axit chuyển hóa từ thức ăn làm hư hại men răng dẫn đến sâu răng
II.3.1.2 Bao bì- Sự đóng gói:
Màu sắc chủ đạo của sản phẩm là màu trắng và xanh dương Màu trắng thể hiện
sự sạch sẽ, tinh khiết cùng màu với lõi kem, qua đó sản phẩm muốn thể hiện rằng răng miệng bạn sẽ sạch sẽ, trắng sáng khi dùng sản phẩm này Màu xanh thể hiện tính chuyên nghiệp, sản phẩm như một chuyên gia chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cả gia đình bạn Bên cạnh đó màu xanh cũng thể hiện sự thịnh vượng, bền vững của nhãn hiệu
Nhận biết được 80% người tiêu dùng Việt Nam sống ở vùng nông thôn
có thu nhập thấp, công ty P/S đã đề ra mục tiêu giảm giá thành sản xuất nhằm đem lại mức giá cả hợp lý cho người tiêu dùng
Trang 13Công ty P/S cũng phân bố việc sản xuất, đóng gói cho các vệ tinh tại các khu vực Bắc, Trung, Nam để giảm chi phí vận chuyển và kho bãi Ngoài ra P/S còn có những chương trình giảm giá khuyến mãi khác Phổ biến nhất là hình thức khuyến mãi là mua kem đánh răng P/S được tặng một bàn chải đánh răng P/S Và một trong những sản phẩm là P/S ngừa sâu răng vượt trội cũng không ngoại lệ với mức giá từ 6000đ – 19000đ có thể phù hợp cho nhiều đối tượng trong xã hội Đây là một trong những thành công của P/S tuy nhiên thì P/S chưa cho thấy việc phân khúc thị trường giữa nông thôn và thành thị một cách
rõ ràng vì giá của sản phẩm P/S cũng chỉ dao động ở mức thấp
II.3.3 Về phân phối
Các sản phẩm của P/S được bày bán tại hầu hết các chuỗi cửa hàng, chợ hay siêu thị Điển hình như khi chúng ta đi siêu thị vào khu trưng bày và bán sản phẩm kem đánh răng thì chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng kem đánh răng ngừa sâu răng vượt trội chiếm lĩnh hầu hết thị phần kem đánh răng trên thị trường của các sản phẩm kem đánh răng của P/S Hay chúng ta đi chợ chúng ta cũng có thể thấy được hầu hết các tiệm tạp hóa đều bán sản phẩm của P/S Có thể thấy rằng kem đánh răng P/S đã chiếm được hầu hết sự trung thành của khách hàng tiêu dụng sản phẩm của mình
Các điểm bán lẻ được cấp tủ bày hàng năm sử dụng tối đa không gian trong cửa hàng của họ và tính bắt mắt sản phẩm Hệ thống cửa hàng phân phối bán lẻ trãi dài từ Bắc vào Nam nên nhãn hiệu kem dánh răng P/S ngày càng phổ biến và càng được người tiêu dùng tin cậy Hiện nay công ty có hơn 350 nhà phân phối lớn và khoảng 150.000 cửa hàng bán buôn và bán lẻ trên toàn quốc vì vậy sản phẩm của công ty tràn ngập khắp thị trường Việt Nam Sự phát triển của hệ thống phân phối sản phẩm của unilever năm Kênh phân phối
Năm Nhà phân phối lớn Đại lý bán buôn Đại lý bán lẻ
Trang 142009 350 9.300 135.000
II.3.4 Về xúc tiến
a/ Quảng cáo: công ty hoạt động quảng bá sản phẩm trên truyền hình, báo
chí… nhằm đạt một hay một số mục đích nhất định như thông báo cho người tiêu dùng biết sản phẩm mới, hướng dẫn sử dụng sản phẩm… Cùng với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật, các hoạt động quảng cáo cũng được sử dụng ngày càng có hiệu quả Các mẫu quảng cáo của P/S hầu như đều được người tiêu dùng đón nhận
Các mẫu quảng cáo của P/S hầu như đều được người tiêu dùng đón nhận.Trong clip quảng cáo của PS ngừa sâu răng vượt trội PS đã rất khéo léo khi đánh vào tâm lý của các bà mẹ luôn muốn cho con một cuộc sống tốt đẹp với răng miệng khỏe mạnh, trắng sáng Để từ đó nói lên niềm tin của những người mẹ về sức mạnh ngừa sâu răng vượt trội của sản phẩm và lòng trung thành của các bà mẹ đối với sản phẩm của mình Đây là một mẫu quảng cáo rất hay và có ý nghĩa Tuy nhiên quảng cáo nghiêng về chăm sóc răng miệng cho trẻ em nên tạo cảm giác cho người xem đây là sản phẩm dành riêng cho trẻ em Điều này làm thu hẹp đối tượng tiêu dùng, làm giảm hiệu quả quảng cáo
b/ Khuyến mãi: Có nhiều chương trình
khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng
(giảm giá, tặng bàn chải đánh răng khi mua sản
phẩm, khuyến mãi năm mới rút thăm trúng
thưởng với nhiều giải thưởng có giá trị…)
c/Quan hệ công chúng:
- Trong thời gian gần đây P/S đã sử dụng một cách PR sản phẩm rất hay
đó là tổ chức cuộc thi “bảo vệ nụ cười Việt Nam” hướng đến đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng Tây Nguyên, qua đó có thể nâng cao chất lượng thương hiệu cũng như sự tin tưởng và lòng trung thành nơi khách hàng nói chung
Ngoài ra, công ty còn tổ chức cuộc thi “Nha sĩ nhí hành động”
“Đồng hành cùng giọng hát Việt nhí”
Trang 15Và đặc biệt gần đây nhất thì P/S đã tham gia hưởng ứng ngày sức khỏe răng miệng thế giới 20/3
- P/S còn là nhà tài trợ kim cương của chương trình “Phẩu thuật nụ cười” bắt đầu từ năm 2003 Đây là một tổ chức từ thiện đem đến nhiều cuộc phẩu thuật miễn phí cho những đứa trẻ sứt môi với sứ mệnh “Thay đổi cuộc sống từ một nụ cười hôm nay”
- P/S không chỉ thực hiện những chương trình này ở thành phố mà ngay
cả ở những vùng sâu, vùng xa không có tập tục đánh răng P/S muốn mình có mặt ở mọi nẻo đường đất nước với mục đích hết sức cao cả là đi khám và điều trị miễn phí các bệnh về răng miệng cho học sinh và cộng đồng, chính những hoạt động này đã thực sự định vị trong tâm trí người tiêu dùng là một thương hiệu tốt, chất lượng, chiếm được nhiều tình cảm của đại đa số người tiêu dùng Việt Nam
Trang 16Chương III GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MARKETING
MIXIII.1 Định hướng phát triển
Sản phẩm kem đánh răng P/S ngừa sâu răng vượt trội ra đời từ năm 2005, đã chiếm lĩnh thị trường khá lớn, được biết đến phổ biến trong mọi tầng lớp Trong vài năm tới, với xu hướng toàn cầu hóa thị trường Việt Nam sẽ có nhiều biến động theo hướng tích cực với những hứa hẹn là một thị trường sôi động với nền kinh tế tăng trưởng cao, mức sống được cải thiện, đồng thời thì hàng hóa trên thị trường cũng phong phú đa dạng Chính vì vậy, P/S nói chung và P/S ngừa sâu răng vượt trội nói riêng đã định hướng lối đi riêng cho chiến lược Marketing mix trên thực trạng 4P đã phân tích
Mục tiêu hiện tại là đáp ứng được nhu cầu và sự thõa mãn của người tiêu dùng khi sử dụng P/S Từ đó không ngừng gia tăng doanh thu sản phẩm kem đánh răng P/S ngừa sâu răng vượt trội trên thế mạnh chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao
Hoàn thiện chính sách sản phẩm: Tìm được các phương pháp kỹ thuật mới, nguyên vật liệu mới để sản xuất kem đánh răng đa dạng hơn, tốt hơn với giá rẻ và phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam Tích cực cải tiến chất lượng, mẫu mã, bao
bì cũng như dung tích theo thị hiếu người tiêu dùng để có thể tăng khả năng cạnh tranh với những mặt hàng khác
Hoàn thiện chính sách giá: Mức thu nhập nhìn chung ở nước ta vẫn còn thấp mặc dù có cải thiện hơn so với trước đây, do đó giá cả ít nhiều cũng tác động đến quyết định lựa chọn của người tiêu dùng Ở chính sách này, công ty lựa chọn phương thức ấn định giá ban đầu sao cho gây được sự chú ý của người tiêu dùng
và lợi ích của công ty
Hoàn thiện kênh phân phối: Mở rộng và hoàn chỉnh các kênh phân phối Xem xét và lựa chọn các kênh phân phối cùng với những hỗ trợ, ưu đãi để đạt được sự hài hòa và hiệu quả trong quản lý
Hoàn thiện chính sách xúc tiến:
Trang 17+ Thực hiện và lợi dụng triệt để các phương tiện tuyên truyền và thông tin quảng cáo để thu hút và lôi kéo khách hàng (quảng cáo trên TV, báo chí, pano áp phích, tài trợ các chương trình, phát quà tặng khuyến mãi…).
+ Chăm sóc khách hàng chu đáo, hệ thống phân phối sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn: luôn luôn hiện hữu, luôn luôn sẵn có
P/S nói chung và P/S ngừa sâu răng vượt trội nói riêng nhanh chóng giành được số thị phần còn lại của thị trường kem đánh răng Việt Nam
III.2 Phân tích SWOT
- vị trí quốc gia cho chiến lược xuất khẩu
- các kênh quảng cáo đa dạng nhất là Internet đang phát triểm mạnh
T: các nguy cơ
- cạnh tranh từ các nhãn hiệu khác
- Thay đổi thị hiếu
- tiêu dùng chưa phát triển mạnh
- nguồn nhân lực trẻ bị hạn chế trong tương lai
- đội ngũ nhân viên trình
độ cao, chuyên nghiệp
- đẩy mạnh quảng cáo trên Internet
- mở rộng chuỗi phân phối đến vùng nông thôn, miền núi
- tăng cường các chương trình thu hút nguồn nhân lực từ sinh viên các
- cải tiến sản phẩm
- đẩy mạnh quảng cáo
- đầu tư dây chuyền công nghệ, tránh phụ thuộc vào nhân công
- củng cố niềm tin khách hàng
ĐK nội bộ
ĐK môi trường
Trang 18nguồn lực tại việt nam.
- tạo dấu ấn riêng biệt, tránh nhầm lẫn
- tổ chức giao lưu, tọa đàm tìm hiểu rõ thị hiếu, văn hóa người Việt
- tận dụng chính sách hỗ trợ từ nhà nước để bù khoản cắt giảm
- tạo dấu ấn riêng biệt
- quảng cáo, giảm giá, khuyến mãi phù hợp
- tạo niềm tin nơi khách hàng
và có hiệu quả rõ rệt tại Việt Nam
- Thứ hai, giá nhân công lao động và chi phí nguyên vật liệu ở Việt Nam rất rẻ Cả hai lý do này giúp cho công ty sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt với chi phí thấp phục vụ được đại đa số người dân tại Việt Nam Đây chính là sự kết hợp độc đáo mà chỉ có duy nhất các công ty nước ngoài mới làm được
• Chính sách thu hút tài năng hiệu quả: quan điểm của công ty là phát triển thông qua con người, thông qua các ngày hội việc làm cho các sinh viên sắp tốt nghiệp của các trường đại học danh tiếng Ngoài ra công ty cũng có chế
độ lương bổng, phúc lợi thỏa đáng và các khóa học tập trung trong và ngoài nước cho nhân viên nhằm nâng cao nghiệp vụ cho họ…
• Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever Việt Nam luôn được chú trọng và đầu tư thoả đáng
Trang 19• Môi trường văn hoá doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân viên trí thức và có tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của công ty Đặc biệt các quan hệ công chúng rất được chú trọng tại công ty
• Tạo lòng tin với người tiêu dùng Việt Nam: các sản phẩm của công ty hiện nay đã có tem bảo đảm hàng thật nhằm giúp khách hàng nhận biết hàng thật hay hàng giả tạo cảm giác an tâm khi sử dụng
• Đã có thị phần tương đối lớn ở thị trường Việt Nam
• Thường xuyên cứu trợ, tài trợ một số chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng, tài trợ chương trình truyền hình… đã tạo dấu ấn tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng
III.2.2Điểm yếu (Weakness)
• Có sự cạnh tranh với nhãn hiệu của cùng công ty Unilever: Closeup, sự cạnh tranh của các sản phẩm của cùng dòng sản phẩm P/S: P/S trà xanh, chuyên gia, bảo vệ 123…gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm khi tên tương tự nhau
• Các chủ chốt của công ty vẫn do người nước ngoài nắm giữ, dễ dẫn đến cách làm việc không phù hợp với việc phát triển sản phẩm ở Việt Nam
• Không tận dụng hết nguồn lực dồi dào ở Việt Nam Nhìn chung thì công ty vẫn còn dùng nhiều công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài nên tốn kém chi phí
và không tận dụng hết nguồn lực sẵn có ở Việt Nam
• Ngân sách hạn chế do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế còn kéo dài chưa
có dấu hiệu tăng trưởng trở lại
III.2.3Cơ hội từ các yếu tố bên ngoài (Opportunities)
• Việt Nam là một quốc gia có sự ổn định về chính trị rất cao và được bầu chọn là điểm đến an toàn nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và chủ trương của các bộ ngành Việt Nam là cùng thống nhất xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy tạo điều kiện cho Unilever xây dựng một chiến lược kinh doanh lâu dài tại Việt Nam
• Thị trường trong nước (bán buôn, bán lẻ, lưu chuyển hàng hoá…) đã phát triển hơn nhiều và càng ngày càng phát triển rộng mở
• Trình độ dân trí Việt Nam ngày càng cao, nhất là ở khu vực thành thị