Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
583,5 KB
Nội dung
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội đang diễn ra từng ngày. từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới có bản lĩnh, có năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích ứng được với thực tiễn đời sống xã hội luôn luôn phát triển. Nhu cầu này làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường phải được điều chỉnh một cách thích hợp dẫn đến sự thay đổi tất yếu về nội dung và phương pháp dạy học. Những năm vừa qua, trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học, một số giáo viên có tâm huyết với nghề, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn, có tay nghề khá và nhạy cảm trước yêu cầu của xã hội đã thực hiện nhiều giờ dạy tốt, phản ánh được tinh thần của xu thế mới. Tuy nhiên, phổ biến hiện nay vẫn là cách dạy thông báo kiến thức có sẵn, dạy học theo phương pháp “thuyết trình có kết hợp với đàm thoại” là chủ yếu mà về thực chất vẫn là “thầy truyền đạt, trò tiếp nhận và ghi nhớ”. Một nét nổi bật hiện nay là nhìn chung học sinh chưa biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực. Nếu tiếp tục cách dạy học thụ động như thế sẽ không đáp ứng được những yêu cầu mới của xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trong cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi phải đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học. Đây không phải là vấn đề của riêng nước ta mà là vấn đề đang được quan tâm của mọi quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực con người phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội. Chương trình Toán lớp 1 là một bộ phận của chương trình môn Toán ở Tiểu học, chương trình này kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học Toán lớp 1 ở nước ta; khắc phục một số tồn tại của dạy học Toán lớp 1 trong giai đoạn vừa qua. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học nói chung, ở lớp 1 nói riêng cũng chính là để đáp ứng những yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đầu thế kỷ XXI. Là một Giáo viên đứng lớp tôi nhận thấy môn Toán ở Tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng có một vị trí quan trọng, nó góp phần vào việc hình thành và phát Vũ Thị Thu Hiền: Trường Tiểu học Minh Hòa 1 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Các kiến thức, kỹ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết để học các môn học khác ở Tiểu học. Môn Toán còn góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề; nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo, nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và tác phong khoa học. Xuất phát từ những lí do trên và cũng là để góp phần vào việc giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Toán, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1” Vũ Thị Thu Hiền: Trường Tiểu học Minh Hòa 2 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Thuận lợi: Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo cấp trên, của Ban giám hiệu nhà trường. Được sự quan tâm của Hội cha mẹ học sinh, của các ban ngành địa phương. Đồ dùng học tập của học sinh tương đối đầy đủ. Các em có đầy đủ SGK, vở bài tập. Nhà trường luôn quan tâm tới việc đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học trong đó có môn Toán lớp 1. 2. Khó khăn: Đa số học sinh là con em nông dân, công nhân, cha mẹ luôn bận rộn nên ít quan tâm đến việc học của các em. Một số em không được học qua các lớp mẫu giáo trước khi bước vào lớp 1. Đồ dùng học tập của một số em chưa đầy đủ nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh. Vũ Thị Thu Hiền: Trường Tiểu học Minh Hòa 3 PHẦN III: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Theo tôi đổi mới không phải là thay toàn bộ các phương pháp truyền thống bằng những phương pháp hiện đại mà phải biết kết hợp một cách linh hoạt, hài hòa giữa các phương pháp đó làm sao để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Các phương pháp thường được tôi sử dụng trong các tiết học toán: 1, Trò chơi toán học: Trò chơi toán học là trò chơi, trong đó có chứa một yếu tố toán học nào đó. Vì là một trò chơi, trò chơi toán học mang đầy đủ các đặc điểm của trò chơi, nhưng trò chơi toán học khác với trò chơi “phi toán” ở chỗ ít nhiều phải chứa trong nó một yếu tố kiến thức toán học đó. Đối với học sinh lớp 1 với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em thì trò chơi toán học là một trong những phương pháp rất quan trọng giúp các em chiếm lĩnh được kiến thức mới. Thực tế cũng cho thấy hình thức tổ chức trò chơi toán học dễ được học sinh hưởng ứng tích cực và tham gia. Xét về mục đích phục vụ dạy học nói chung, trò chơi toán học có thể là: + Trò chơi nhằm dẫn dắt, hình thành tri thức mới. + Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kỹ năng. + Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong giờ ngoại khóa. Sau đây tôi xin đưa ra một vài ví dụ về trò chơi toán học mà tôi đã sử dụng ở lớp mình. Ví dụ 1: Sau khi học xong các bài: Hình vuông, hình tròn; Hình tam giác tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “Bịt mắt chọn hình”. Mục đích: Luyện kỹ năng nhận dạng hình Chuẩn bị: 25 hình bằng bìa cứng (5 hình vuông, 5 hình tam giác, 5 hình tròn, 5 hình tứ giác không vuông, 5 hình có đường bao cong nhưng không tròn) Cách chơi: 3 học sinh cùng chơi, đặt tên cho một em là “hình tam giác”, một em là “hình tròn”, một em là “hình vuông”. Sau khi bị bịt kín mắt, mỗi em phải lấy SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 ra các miếng bìa có hình trùng với tên của mình. Ai lấy đủ 5 hình trước là người thắng cuộc. Ví dụ 2: Để củng cố cho học sinh về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 5, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Buộc dây cho bóng” Chuẩn bị: 4 tờ bìa có hình vẽ, gồm 2 phần: - Phần trên: vẽ hình các quả bóng bay, trên mỗi quả có ghi một phép tính cộng hoặc trừ trong phạm vi 5. - Phần dưới: Vẽ một cụm các ô vuông ghi các kết quả của các phép tính trên. Cách chơi: Học sinh nối bóng với ô, ghi kết quả thích hợp ở dưới. Mỗi em trong đội chỉ được nối một lần và chuyển cho bạn khác nối tiếp. Tổ nào xong trước, nối đúng là tổ đó thắng. Ví dụ 3: Giúp học sinh ghi nhớ các bảng tính đã học và rèn luyện tính nhanh nhẹn, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Đúng – sai” Cách chơi: Cử 2 đội chơi, mỗi đội 5 em; cử 1 em làm thư ký. Giáo viên lần lượt đưa ra các phép tính, chẳng hạn: 6 – 5 = 1; 3 + 2 = 5; 6 - 3 = 2;… Sau mỗi phép tính đưa ra, các đội chơi phải có sự phản hồi lại nhanh (đúng hay sai) bằng cách đưa ra các tấm bìa đỏ hoặc xanh. Mỗi lần trả lời đúng với đáp án thì cộng 1 điểm và sai thì bị trừ 1 điểm. Cuối cuộc chơi đội nào nhiều điểm sẽ thắng. Ví dụ 4: Để rèn luyện cho học sinh cách đặt một đề toán tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “Nhìn vật đặt đề toán”. Tôi chia học sinh thành 2 đội, cử đại diện (mỗi đội khoảng 5 đến 7 em) và mang một số đồ vật của nhóm mình lên. Ví dụ: 6 cái bút hay 9 que tính (từ 1 đến 10) (Đồ vật cùng loại). Cách chơi: Hai đội đứng quay mặt vào nhau: Một bạn của đội này cầm đưa lên một số bút (ví dụ 5 cái), đội kia phải nói được: “Có 5 cái bút” (hoặc “Bạn …có 5 cái bút). Bạn đó tiếp tục cho đội bạn hoặc đội mình một số cái (ví dụ 2 cái), đội kia phải nói được: “Cho đi 2 cái”. Bạn đó đưa số bút còn lại lên. Đội kia phải nói: “Còn lại mấy cái bút?”. Sau đó lại đổi bên. Vũ Thị Thu Hiền: Trường Tiểu học Minh Hòa 6 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 Đội nào mà không đặt đề toán đúng đội đó sẽ thua. Nếu cả hai đội đặt đúng, đặt hay. Tôi khen tất cả các em. 2. Phương pháp trực quan: Là phương pháp giảng dạy dựa trên cơ sở những hình ảnh cụ thể: hình vẽ, đồ vật và thực tế xung quanh để hình thành kiến thức cho học sinh. Với phương pháp này tôi tổ chức, hướng dẫn các em học sinh hoạt động trực tiếp trên các sự vật cụ thể nhờ vậy học sinh nắm được chắc chắn kiến thức và kỹ năng tương ứng. Ví dụ: Khi dạy bài “Hình tam giác”, tôi chuẩn bị các hình tam giác bằng bìa có màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau và đặt ở những vị trí khác nhau cho học sinh quan sát. Qua các hình ảnh cụ thể đó, tôi hình thành cho các em biểu tượng về hình tam giác. Sau đó tôi lại cho học sinh tự nêu ví dụ về hình tam giác trong thực tế như: cái ê ke, lá cờ thi đua, biển báo, Ví dụ: Để học sinh nắm được cấu tạo số, tôi thường tổ chức hoạt động chia một số que tính thành 2 nhóm một cách tùy ý, mỗi em chủ động chia theo cách của mình. Tập hợp tất cả các cách chia, tôi sẽ có được tất cả các trường hợp cần nắm về cấu tạo số. Có phân tích bằng hành động như vậy, dần dần học sinh mới phân tích thầm trong óc được. Ví dụ: Khi dạy về Đoạn thẳng: Tôi yêu cầu mỗi học sinh lấy ra một sợi dây. Tôi sẽ căng thẳng sợi dây của mình rồi yêu cầu cả lớp làm theo. Sau đó cho cả lớp đồng thanh: “Đây là một đoạn thẳng” Với cách dạy này 100% học sinh đều được trực tiếp tham gia hoạt động, học sinh dễ hiểu và nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, ta không nên lạm dụng phương pháp này và cần phải chuyển dần, chuyển kịp thời và đúng lúc từ dạng trực quan này sang dạng trực quan khác với mức độ trừu tượng tăng dần. Ví dụ: Khi cho học sinh giải toán, chẳng hạn loại toán về nhiều hơn, tôi có những minh họa trực quan theo thứ tự như sau: Vũ Thị Thu Hiền: Trường Tiểu học Minh Hòa 7 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 4 2 Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 3. Phương pháp thực hành luyện tập: Là phương pháp dạy học thông qua các hoạt động thực hành - luyện tập của học sinh để giúp các em nắm được các kiến thức và kỹ năng mới. Phương pháp này có ưu thế là phát huy được tốt nhất tính độc lập của học sinh, là phương tiện tốt nhất để thực hiện nguyên lí giáo dục. Phương pháp này được tôi sử dụng thường xuyên. Học sinh được thực hành, luyện tập liên tục. Thông qua hoạt động này mà học sinh luyện tập các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên cần chú ý là phải chuẩn bị cho việc thực hành, luyện tập một cách chu đáo; động viên cả lớp hoạt động độc lập, mọi học sinh đều tự suy nghĩ, tự tìm biện pháp; nhất thiết phải tổng kết hoạt động độc lập của học sinh, điều chỉnh sai lầm, có sự bổ sung kiến thức cần thiết; các bài tập cần đi từ đơn giản đến phức tạp, cuối cùng nên có những bài tổng hợp để mức độ luyện tập được nâng cao dần; cần thay đổi hình thức luyện tập để gây hứng thú học tập cho học sinh; cần luyện tập nhiều, nhưng số lượng bài tập cần vừa phải, luyện tập ở lớp là chính. 4. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: Đây cũng là một phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh. Tôi sử dụng phương pháp này khi hình thành kiến thức mới, khi củng cố rèn luyện kỹ năng toán và khi vận dụng kiến thức. Ví dụ 1: Hình thành cách so sánh độ dài: Tôi đặt vấn đề: Đối với bút, thước… làm thế nào để biết cái nào dài hơn? Học sinh sẽ phát hiện phương pháp: so sánh độ dài các đồ vật cụ thể như thước và bút chì một cách trực tiếp. Tôi đặt vấn đề so sánh độ dài của hai vật cố định xa nhau không dời được, học sinh phải làm thế nào? Học sinh phải suy nghĩ và đề xuất phương pháp mới - so sánh với độ dài của một đối tượng thứ ba, sử dụng đơn vị đo. Ví dụ 2: Với lớp 1, bài tập dạng dưới đây có tính vấn đề: 2 = 1 + … 8 = … + 3 Vũ Thị Thu Hiền: Trường Tiểu học Minh Hòa 8 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 6 = 4 + … 10 = ….+ 1 5. Phương pháp dạy học kiến tạo: Đây là một phương pháp dạy học tích cực. Tôi sử dụng phương pháp này khi có thể bởi vì với phương pháp này các em sẽ thích tự học, tự khám phá – phát hiện và giải qyết vấn đề. 6. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: Để đánh giá học sinh tôi sử dụng các hình thức đánh giá (viết, vấn đáp) Học sinh cũng có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn. Để kiểm tra kiến thức học sinh nắm được tôi sử dụng phiếu kiểm tra định kỳ và thường xuyên. Bài kiểm tra cần ra đề theo đúng trình độ chuẩn, từ dễ đến khó, đủ các dạng bài đại diện cho những nội dung cơ bản của chương trình, dễ chấm điểm và cộng điểm, mọi học sinh phát triển bình thường đều làm được bài nhưng không dễ dàng đạt điểm 10, phân loại chính xác trình độ học sinh. Không cho học sinh làm các bài có nội dung ngoài chương trình Toán 1. Sau đây là ví dụ về đề kiểm tra cuối học kì I của tôi: 1. Viết: ( 1điểm) a) Theo mẫu: 1 ………. Vũ Thị Thu Hiền: Trường Tiểu học Minh Hòa 9 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 ……. b) Cách đọc số: 6: sáu 3: … 9: …… 5: …… 7: …… 2. Tính: (2 đểm) +5 +6 - 10 - 3 5 3 4 0 3. Tính : (1,5 điểm) 3 + 7 - 6 = 5 + 4 - 8 = 4 + 3 + 3 = 4. (1 điểm) > < = 9 5 + 5 4 + 4 5 +3 2 + 6 3 + 2 6 6 - 1 5.Hình? (1 điểm) Hình … … Hình ……… Hình ……. 6. Viết phép tính thích hợp: (1 điểm) Có: 8 quả Cho em: 3 quả Còn: …quả Vũ Thị Thu Hiền: Trường Tiểu học Minh Hòa 10 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 7. Số? 4 + = 6 10 - = 5 + 9 = 10 7 - = 7 8. Nối phép cộng với số thích hợp : (1,5 điểm) Còn đây là ví dụ về đề kiểm tra giữa học kì I của tôi: 1.Viết số thích hợp vào ô trống: (1 điểm) 0 2 6 10 4 2.Tính: (1,5 điểm) +5 +1 +2 0 3 3 3. (2 điểm) > < = 3…………8 3………….2 + 1 6…………2 5………….3 + 1 0…………1 4………… 1 + 2 4. (1 điểm) a.Có mấy hình tam giác? b. Có mấy hình vuông? Vũ Thị Thu Hiền: Trường Tiểu học Minh Hòa 9 - 1 2 + 5 3 + 7 7 8 1 0 11 [...]... Việc học tốt môn Toán cũng giúp các em học tốt các môn học khác Kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 1/ 1 mà tôi phụ trách đạt được như sau: Thời Giữa TS 8 % 25,8 HỌC LỰC MÔN TOÁN K TB TS % TS % 8 25,8 10 32,3 HKI Cuối 13 41, 9 11 gian G 35,5 4 12 ,9 Y TS 5 % 16 ,1 3 9,7 HKI PHẦN V: BÀI HỌC KINH NGHIỆM Vũ Thị Thu Hiền: Trường Tiểu học Minh Hòa 19 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN... dụng bộ đồ dùng học Toán lớp 1 Các mô hình, vật thật phù hợp với nội dung bài học C Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ: Phép cộng trong phạm vi 9 ♣ 2 học sinh làm bài tập trên bảng lớp: 4+5= 1+ 8= Vũ Thị Thu Hiền: Trường Tiểu học Minh Hòa 14 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 4+2+3= 1+ 2+6= 4 +1+ 4= 1+ 5+3= ♣ Chấm vở bài tập một số học sinh ♣ Nhận xét,... Trường Tiểu học Minh Hòa 18 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 PHẦN IV: KẾT QUẢ Qua quá trình giảng dạy môn Toán lớp 1 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học Đó là tổ chức giờ học như là tổ chức các hoạt động học tập Học sinh được phát huy tính tích cực chủ động học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng được các kiến thức đã học Tôi nhận thấy các em có sự tiến...SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 5 Viết các số 10 , 5, 0, 1: (1 điểm) a.Theo thứ tự từ bé đến lớn: b.Theo thứ tự từ lớn đến bé: 6 Nối phép cộng với số thích hợp : (1, 5 điểm) 3+2 3+0 5 3 2+2 4 7 Viết phép tính thích hợp: (2 điểm) ? Ngoài các phương pháp trên tôi cũng sử dụng các phương pháp sau: Vũ Thị Thu Hiền: Trường Tiểu học Minh Hòa 12 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG... Trường Tiểu học Minh Hòa 21 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 PHẦN VII: KẾT LUẬN Trong quá trình giảng dạy một số năm học ở lớp 1 bản thân tôi đã có điều kiện để học tập, tham khảo cách đổi mới phương pháp dạy học của các đồng nghiệp Đây là một vấn đề đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa giáo viên, nhà trường, gia đình và chính bản thân của học sinh trong suốt quá trình học tập... tòi, học hỏi rút kinh nghiệm để bồi dưỡng chuyên môn của mình ♀ Tăng cường thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm, áp dụng những sáng kiến trong giảng dạy ♀ Đổi mới phương pháp dạy học cùng với đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng như cách thiết kế bài dạy PHẦN VI: NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Vũ Thị Thu Hiền: Trường Tiểu học Minh Hòa 20 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY... MÔN TOÁN LỚP 1 Để đổi mới phương pháp dạy học Toán lớp 1 có hiệu quả tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: ♀ Trước hết người giáo viên phải nắm vững chương trình và sách giáo khoa, hiểu đặc điểm tâm lý học sinh để lựa chọn và sử dụng những phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học phù hợp ♀Giáo viên phải cải tiến không ngừng phương pháp dạy học và giúp học sinh cải tiến phương pháp học. .. MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 PHẦN IV GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHẦN V KẾT QUẢ PHẦN VI BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHẦN VII NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT TRANG TRANG TRANG PHẦN VIII KẾT LUẬN TRANG Nội dung môn Toán lớp 1 gồm có 4 tuyến kiến thức chính là: số học, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, giải toán có lời văn Dạy học các mạch kiến thức trên, tôi đều cố gắng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy. .. học Minh Hòa 25 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 MỤC LỤC PHẦN I PHẦN II PHẦN III PHẦN IV PHẦN V PHẦN VI PHẦN VII ĐẶT VẤN ĐỀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN KẾT QUẢ BÀI HỌC KINH NGHIỆM NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN TRANG TRANG TRANG TRANG TRANG TRANG TRANG 1 3 5 19 20 21 22 TRANG Vũ Thị Thu Hiền: Trường Tiểu học Minh Hòa 26 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI... lại bài toán - Giáo viên gọi học sinh nêu câu trả - Học sinh nêu:” 9 cái kéo bớt đi 1 cái lời và hướng dẫn học sinh nêu đầy đủ kéo còn 8 cái kéo” -GV: “ 9 bớt 1 còn mấy?” - Học sinh: 9 bớt 1 còn 8 - Giáo viên nêu: “Ta viết 9 bớt 1 còn Vũ Thị Thu Hiền: Trường Tiểu học Minh Hòa 15 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 8 như sau” GV viết 9 – 1 = 8 - Học sinh đọc: 9 trừ 1 bằng . Tiểu học Minh Hòa 8 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 6 = 4 + … 10 = ….+ 1 5. Phương pháp dạy học kiến tạo: Đây là một phương pháp dạy học tích cực. Tôi sử dụng phương. Minh Hòa 18 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 PHẦN IV: KẾT QUẢ Qua quá trình giảng dạy môn Toán lớp 1 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. Đó là. 25,8 10 32,3 5 16 ,1 Cuối HKI 13 41, 9 11 35,5 4 12 ,9 3 9,7 PHẦN V: BÀI HỌC KINH NGHIỆM Vũ Thị Thu Hiền: Trường Tiểu học Minh Hòa 19 SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP