Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
95 KB
Nội dung
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG GIẢNG DẠY PHẦN HỌC LÝ THUYẾT MÔN GDQP, AN Ở TRƯỜNG THPT QUAN HÓA A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn Giáo dục quốc phòng, an ninh (GDQP, AN) trong các THPT nói chung, trong trường THPT Quan Hóa nói riêng giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc Việt Nam, xây dựng ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên thực trạng hiện nay, đa số học sinh ngại học môn GDQP, AN, nhất là Phần học lý thuyết, vì coi đây là môn phụ, không phục vụ cho việc thi tốt nghiệp và Đại học, Cao đẳng. Từ quan niệm đó, nên các em học sinh chỉ học một cách đối phó, qua loa, xem nhẹ bộ môn đang diễn ra phổ biến và trở thành thực trạng chung. Thảo luận nhóm (TLN) là một trong những phương pháp dạy và học tích cực được sử dụng trong quá trình đổi mới PP dạy học hiện nay. Để khắc phục lối truyền đạt tri thức một chiều, lối học thụ động, máy móc, cần phải sử dụng phối hợp nhiều PP dạy học: PP dạy học truyền thống và PP dạy học hiện đại, trong đó có PP thảo luận nhóm (TLN). Tuy nhiên, có nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc vận dụng PP này trong quá trình dạy học. Ở đây, tôi xin tập trung phân tích thực trạng của việc vận dụng PP thảo luận nhóm trong môn GDQP, AN - Phần học lý thuyết - ở trường THPT Quan Hóa, từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng PP này nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học môn GDQP, AN. B. Néi dung: I. C¬ së lÝ luËn: 1 Thảo luận nhóm là gì? Theo tác giả Phan Trọng Ngọ:“Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó [4, tr.223]. PP này có mầm mống từ những năm 70 của thế kỷ 20, ở trường đại học sư phạm của một số nước tiên tiến, bắt đầu từ môn học “Năng động tập thể” một môn học dạy cho sinh viên kỹ năng làm việc tập thể. Dần dần, môn học này chuyên rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, từ đó hình thành nên PP thảo luận nhóm (TLN) trong dạy học ở tất cả các cấp học. Ở Việt Nam, PP này được áp dụng rộng rãi trong dạy học từ những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. II. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM (TLN) 1. Ưu điểm: TLN là một PP dạy học có nhiều ưu điểm, còn PP đàm thoại, nêu vấn đề có tác động tích cực tới sự tư duy của từng cá nhân riêng lẻ nhưng lại không có sự phối hợp giữa các thành viên trong tập thể. Trái lại, PPTLN lại phát huy được ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các PP trên: 1.1. TLN tạo cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm được bộc lộ sự hiểu biết của mình, giúp học sinh (HS) phát triển khả năng tư duy và diễn đạt (điều này đặc biệt có ích với HS nhút nhát); 1.2. Tạo cơ hội cho mọi thành viên trong nhóm học hỏi lẫn nhau, tập lắng nghe ý kiến của người khác một cách kiên nhẫn, lịch sự, tập đánh giá ý kiến người khác một cách độc lập; 1.3. Giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, tăng tính khách quan khoa học trong kiến thức của HS; 1.4. Hình thành thói quen tương tác trong học tập, tăng năng lực hợp tác và hiểu biết, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau; 2 1.5. Kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm; 1.6. Cải thiện mối quan hệ thầy- trò, trò- trò, từ đó có thông tin phản hồi từ HS để điều chỉnh việc dạy của thầy, việc học của trò đồng thời tăng cường mối giao cảm thầy trò, khiến cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn Tuy nhiên, khi tìm hiểu thực trạng dạy học môn GDQP, AN – Phần học lý thuyết - ở trường THPT Quan Hóa, tôi nhận thấy, bên cạnh những ưu điểm, PPTLN cũng bộc lộ những hạn chế nhất định cần được khắc phục. 2. Hạn chế: 2.1. Giáo viên: Khi vận dụng PPTLN, GV còn lúng túng ở một số thao tác sau: Thứ nhất, thao tác lựa chọn vấn đề thảo luận(TL): Việc lựa chọn vấn đề TL chưa hấp dẫn nên chưa khơi dậy tính tích cực của học sinh. Có những vấn đề TL quá khó hoặc quá dễ so với trình độ của học sinh. Ví dụ: Thời kỳ hình thành, xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam? (khó nhớ vì QĐND Việt Nam trải qua rất nhiều thời kỳ chống giặc ngoại xâm và có nhiều tên khác nhau gắn liền với nhiệm vụ cách mạng qua từng thời kỳ). Hoặc: Nêu những tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh quên mình trong chiến dịch Điện Biên Phủ thời kỳ chống Pháp (1945 – 1954)? (dễ vì câu trả lời đã có đầy đủ trong sách giáo khoa GDQP, AN lớp 10). Lại có trường hợp lựa chọn chủ đề phù hợp trình độ đối tượng nhưng nội dung vấn đề lại quá khô khan, không phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh. Việc lựa chọn vấn đề TL là khâu then chốt quyết định sự thành bại của PP này. Vấn đề không hay, không phù hợp với trình độ học sinh sẽ không huy động, thu hút được học sinh tập trung TL, nếu có thì cũng chỉ mang tính chất đối phó. Thứ hai, thao tác chia nhóm: GV chưa xác định được số lượng nhóm trong một lớp, số lượng HS trong một nhóm. Cho nên, có trường hợp chia nhóm quá lớn hoặc quá nhỏ, không phù hợp với vấn đề cần TL và đặc điểm của lớp học. Việc chia nhóm còn đơn điệu, chủ yếu chia theo bàn (2 bàn/nhóm) 3 Thứ ba, thao tác chọn nhóm trưởng: Nhóm trưởng không do nhóm tự bầu hoặc luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm mà do GV chọn một HS khá trong nhóm chuyên trách. Điều này khiến cho các HS khác trong nhóm mất đi cơ hội thể hiện mình cũng như cơ hội rèn luyện năng lực quản lý, năng lực trình bày vấn đề trước nhóm và trước tập thể lớp. Thứ tư, thao tác giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ chưa rõ ràng, cụ thể. Do đó, HS không hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm là cần phải làm gì, trong thời gian bao lâu, cách thức thực hiện như thế nào. Thứ năm, thao tác quan sát, hỗ trợ HS khi TL: Thông thường, các lớp đều có số lượng HS khá đông (trên 40 em). Một số GV khi giao nhiệm vụ xong thường ngồi tại chỗ nên không quan sát, bao quát hết được HS trong lớp làm gì trong thời gian TL, dẫn tới tình trạng có HS làm việc riêng, nói chuyện trong thời gian này. GV cũng không nắm bắt được những khó khăn, lúng túng của HS trong quá trình TL để có sự gợi ý, hỗ trợ kịp thời. Thứ sáu, thao tác tổng kết. Sau khi viết phương án trả lời ra bảng hoặc ra giấy, nhóm trưởng thay mặt nhóm đọc kết quả thảo luận trước lớp hoặc viết lên bảng. GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận. Thao tác này được lặp đi lặp lại khá đơn điệu, nhàm chán. 2.2. Học sinh: Thứ nhất, HS hầu như không được giao nhiệm vụ về nhà chuẩn bị trước cho thảo luận nhóm (TLN) nên có phần bị động trong quá trình TL trên lớp. Mặt khác, nếu được giao nhiệm vụ trước thì HS cũng không chuẩn bị, hoặc chuẩn bị mang tính đối phó. Thứ hai, Trong thời gian TL, chỉ có số ít HS làm việc thật sự (nhóm trưởng và HS khá, giỏi trong nhóm), còn lại các em thường ngồi chơi, nói chuyện, làm việc riêng. Hiện tượng độc diễn cá nhân bên cạnh “người chầu rìa”, “ người ngoài cuộc” diễn ra khá phổ biến, kể cả khi có người dự giờ trong lớp. HS không ý thức 4 được sự cần thiết phải hợp tác để chiếm lĩnh tri thức nên nhiều khi các em biến hoạt động TLN thành cơ hội để tán gẫu, lãng phí thời gian. Thứ ba, Câu trả lời của HS thường lặp lại những vấn đề trong SGK, thiếu sức sáng tạo. Thứ tư, Với những chủ đề có nội dung phong phú, hấp dẫn (Ví dụ: TLN về các phương pháp hô hấp nhân tạo), HS dễ đi chệch hướng, tản mạn do theo đuổi ý nghĩ riêng. Thứ năm, TLN thường gây ồn ào, ảnh hưởng tới lớp học khác. * Vì những hạn chế trên mà phương pháp thảo luận nhóm (PPTLN) thường được vận dụng mang tính hình thức, đối phó, chủ yếu trong các giờ thao giảng. Nguyên nhân việc GV ngại áp dụng PP giảng dạy này là: + Thói quen sử dụng các PP dạy học truyền thống. + TLN là PP giảng dạy khó, tốn nhiều thời gian trong khi lượng kiến thức phải truyền đạt nhiều, quỹ thời gian dành cho môn GDQP, AN lại quá ít (1tiết/tuần) + GDQP, AN là môn phụ trong khi để TLN thành công phải tốn nhiều công sức chuẩn bị. + Không gian lớp học chật, bàn ghế cố định, HS đông nên việc di chuyển khi chia nhóm gặp nhiều khó khăn. + Từ quan niệm coi GDQP, AN là môn phụ, HS không chú trọng học môn này nên không hào hứng tham gia thảo luận nhóm (TLN) Quá trình dạy học môn GDQP, AN là quá trình học sinh được cuốn hút vào các hoạt động do giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo, để thông qua đó, học sinh có thể tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải huy động, khai thác tối đa năng lực tư duy cho học sinh, tạo cơ hội và động viên, khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về vấn đề phải học. Để làm được điều đó, ngoài các phương pháp như : Đàm thoại, vấn đáp, nêu vấn đề….thì phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, 5 không phải bất kì bài nào cũng có thể sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và chỉ rập khuôn theo một cách, bởi lẽ đã có những giáo viên khi sử dụng phương pháp này đã vô tình biến lớp học của mình thành “một giờ giải lao hợp pháp”. Chọn phương pháp cho một tiết học là không khó nhưng làm sao để sử dụng phương pháp đó một cách có hiệu quả thì là cả một vấn đề cần bàn luận, nghiên cứu.Trong quá trình giảng dạy, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm khi giảng dạy một số bài trong chương trình GDQP, AN. Tôi xin mạnh dạn trình bày ở đây với hi vọng cung cấp cho các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy. III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM 1. Các bước thực hiện. - Giáo viên nêu chủ đề thảo luận, chia nhóm, giao câu hỏi, yêu cầu thảo luận cho mỗi nhóm, quy định thời gian thảo luận và phân công vị trí ngồi thảo luận cho các nhóm. - Các nhóm tiến hành thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác lắng nghe, chất vấn, trao đổi, bổ sung ý kiến. - Giáo viên tổng kết các ý kiến và đưa nội dung cần đạt được. 2. Yêu cầu cần đạt được: - Có nhiều cách chia nhóm: chia nhóm có thể dựa vào tính chất câu hỏi, dựa vào số lượng học sinh, cách bố trí lớp học, theo bàn, theo tổ - Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, tùy theo vấn đề thảo luận. Tuy nhiên, nhóm từ 5-7 học sinh là tốt nhất bởi như vậy vừa đủ nhỏ để đảm bảo tất cả học sinh có thể tham gia ý kiến. Số học sinh như vậy vừa đủ lớn để đảm bảo rằng học sinh không thiếu ý tưởng và không có gì để nói. - Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau. 6 - Giáo viên cần quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận cho các nhóm. - Mỗi nhóm cần chọn một trưởng nhóm, một thư ký ghi nội dung trả lời. Trưởng nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, điều hành việc thảo luận, mời các thành viên phát biểu, chuyển sang câu hỏi khác khi thích hợp, đảm bảo rằng mỗi người đều có cơ hội để đóng góp ý kiến. Học sinh luân phiên nhau đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: Bằng lời, viết lên phiếu học tập bằng giấy, do một người thay mặt nhóm trình bày - Trong quá trình học sinh thảo luận theo nhóm, giáo viên phải đi kiểm tra tinh thần làm việc, lắng nghe ý kiến của học sinh, gợi ý cho các em nếu cần thiết. Khi các nhóm trình bày xong, giáo viên tóm tắt, tổng hợp, liên kết nội dung của từng nhóm để nêu bật lên được nội dung của bài học. 3. Biện pháp tiến hành: Để phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, những điểm khó của PPTLN ở môn GDQP, AN – Phần học lý thuyết, giáo viên nên chú ý những vấn đề sau: 3.1. Lựa chọn chủ đề thảo luận: Chủ đề thảo luận phải là những nội dung cơ bản, trọng tâm, đồng thời là những tình huống có vấn đề, hấp dẫn, buộc HS phải tư duy. Ví dụ: “Hãy TL để chứng minh Dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm không chỉ bằng tinh thần chiến đấu dũng cảm, hi sinh vì Tổ quốc mà còn bằng trí thông minh sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo” (GDQP, AN lớp 10); hoặc “Hãy TL để giải thích vì sao Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam có một số quan điểm về bảo vệ BGQG?” (GDQP, AN lớp 11). Để đảm bảo chất lượng của quá trình TL cũng như chất lượng của giờ lên lớp, GV nên hướng dẫn HS đọc trước bài học và những vấn đề cần lưu ý. Điều đó giúp HS chủ động hơn trong TL. 7 3.2. Chia nhóm và chọn nhóm trưởng: GV nên áp dụng linh hoạt các hình thức chia nhóm: + Chia nhóm ngẫu nhiên: HS đếm 1,2,3,4,5 rồi vòng trở lại. HS đếm số nào thì vào nhóm ấy. GV cũng có thể chia theo bàn, theo tổ. Hình thức chia nhóm này được áp dụng khi nhiệm vụ TL của các nhóm giống nhau hoặc nếu nhiệm vụ khác nhau thì cũng ít có sự chênh lệch về độ khó. Đây là hình thức chia nhóm phổ biến nhất. + Chia nhóm cùng trình độ: GV dựa vào trình độ HS để chia thành nhóm giỏi, khá, trung bình, yếu. GV nêu yêu cầu TL khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ của nhóm. + Chia nhóm gồm đủ các trình độ: Cách chia này thường được sử dụng khi nội dung TL cần có sự hỗ trợ lẫn nhau. + Chia nhóm theo sở trường: cách chia này thường được tiến hành trong các giờ học thực hành, mỗi nhóm sẽ gồm các HS có cùng chung sở thích, hứng thú. 3.3. Giao nhiệm vụ cho nhóm: GV nêu nhiệm vụ rõ ràng, ngắn gọn, xác định thời gian, hướng dẫn cách thức TL. Thông thường, thời gian TL trung bình là 5- 7 phút. 3.4. Làm việc theo nhóm: Sau khi chia nhóm, mỗi nhóm sẽ bốc thăm để chọn nhóm trưởng, thư ký hoặc tự bầu ra nhóm trưởng. GV có thể chỉ định nhóm trưởng, thư ký luân phiên để khắc phục tình trạng có HS chuyên trách nhiệm vụ này. Trong khi HS TL, GV đi tới các nhóm, quan sát, gợi ý, giúp đỡ HS TL nếu thấy cần thiết và nhắc nhở HS không nói chuyện, chơi, làm việc riêng. Sau khi TL, đại diện các nhóm lên trình bày. HS quan sát, bổ sung. 3.5. Tổng kết: GV với vai trò trọng tài chốt lại những nội dung cơ bản, khen thưởng những nhóm TL tốt, động viên, khuyến khích để tạo hứng thú cho HS. 8 Lưu ý: Không có một phương pháp vạn năng cho mọi nội dung dạy học. Bởi vậy, GV không nên sử dụng một PPTLN mà cần phối hợp linh hoạt với các PP dạy học khác để giờ học đạt kết quả tốt hơn. 3.6. Ví dụ về một hoạt động TLN trong bài “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương”(GDQP, AN lớp 10) * TLN để so sánh Say nóng, say nắng với ngất? Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS từ tiết học tuần trước: Về nhà đọc trước bài “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương”, chú ý hai vấn đề: So sánh về khái niệm và So sánh về triệu chứng. Bước 2: Chia nhóm: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn theo hai dãy bàn. Mỗi bàn lại thành 1 nhóm nhỏ. GV cử nhóm trưởng của 2 nhóm lớn. Bước 3: Giao nhiệm vụ, xác định thời gian, hướng dẫn cách thức TL: GV đưa ra các câu hỏi để HS các nhóm thảo luận: Thời gian TL 7 phút. Bước 4: Tiến hành TL. Các nhóm nhỏ TL theo từng bàn. Thư ký của nhóm lớn ghi ý kiến TL của các nhóm nhỏ. Nhóm trưởng và thư ký nhóm lớn tổng hợp, chọn lọc ý kiến. GV đi tới các dãy bàn, quan sát, trợ giúp. Nhóm trưởng lên trình bày trước lớp. GV bật lại máy chiếu hình ảnh cần TL của nhóm. Cả lớp theo dõi, quan sát, các thành viên trong từng nhóm bổ sung ý kiến cho nhóm mình. Nhóm khác bổ sung ý kiến. GV nêu tiếp vấn đề để cả lớp TL: * TLN để so sánh Bong gân và sai khớp? Bước 5: Tổng kết: GV chốt lại vấn đề: GV nhận xét tinh thần, thái độ, đánh giá kết quả TL của các nhóm. biểu dương những HS và nhóm TL tích cực, có hiệu quả. 4. Kết quả thực hiện: 4.1: Trước khi thực hiện đề tài: STT Khối - lớp Giỏi Khá TB Yếu 9 1 K10 3,0% 52,0% 36,4% 8,6% 2 K11 2,6% 59,5% 34,4% 11,5% 4.2: Sau khi thực hiện đề tài: STT Khối – lớp Giỏi Khá TB Yếu 1 K10 4,6% 66,9% 26,4% 2,1% 2 K11 3,0% 79,1% 17,9% 0% IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: 1. Kết luận: Trong dạy học thường sử dụng phương pháp thuyết trình. Hiện nay tuy không nên phủ nhận phương pháp thuyết trình, cũng không thể thay thế hoàn toàn thuyết trình trong dạy học nói chung và trong giảng dạy môn học GDQP, AN nói riêng, song để phát huy vai trò tích cực của học sinh, chúng ta cần phải tăng cường các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp thảo luận nhóm (TLN). Phương pháp thảo luận nhóm (TLN) là phương pháp giảng dạy chia lớp học thành từng nhóm nhỏ, được giao cùng nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm nhỏ các thành viên đều phải làm việc tích cực và giúp đỡ lẫn nhau cùng giải quyết vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Phương pháp thảo luận nhóm giúp học sinh chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của bản thân và cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách trình bày những điều suy nghĩ, mỗi học sinh có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần phải học hỏi thêm gì của bạn. Như vậy, bài học trở thành quá trình học sinh học hỏi lẫn nhau chứ không phải quá trình tiếp nhận tri thức một cách thụ động từ giáo viên. Phương pháp thảo luận nhóm không chỉ phát huy tính tích cực học tập của học sinh mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để cùng nhau học tập và lao động trong tương lai. 10 [...]... trng THPT núi chung v trong trng THPT Quan Húa núi riờng v trang thit b dy v hc Sp xp, b trớ hp lý v thi gian, sõn bói ging dy XC NHN CA HIU TRNG Thanh Húa, ngy 20 thỏng 5 nm 2013 Tụi xin cam oan õy l SKKN ca mỡnh vit, khụng sao chộp ni dung ca ngi khỏc Lờ Th Minh 11 Mục lục Trang A lý do chọn đề tài 1 B Nội dung 1 I Cơ sở lí luận: II Những u điểm và hạn chế khi sử dụng phơng pháp thảo luận. .. tin, trong khuụn kh ca SKKN tụi xin nờu ra mt vi kinh nghim ca bn thõn ó ỏp dng thc hin khi ging dy mụn hc GDQP, AN Phn hc lý thuyt Do hn ch v thi gian, nng lc bn thõn v iu kin thc hin nờn bn SKKN khú trỏnh khi nhng hn ch, rt mong c s úng gúp ý kin xõy dng ca cỏc bn ng nghip bn SKKN c hon thin hn 2 xut: Nh trng cng nh cỏc t chc cú liờn quan, quan tõm hn na n cụng tỏc giỏo dc quc phũng, an ninh trong. .. mỡnh vit, khụng sao chộp ni dung ca ngi khỏc Lờ Th Minh 11 Mục lục Trang A lý do chọn đề tài 1 B Nội dung 1 I Cơ sở lí luận: II Những u điểm và hạn chế khi sử dụng phơng pháp thảo luận nhóm (TLN) : 1 1 u im: 2 2 Hn ch: 2 III Mt s kinh nghim khi s dng phng phỏp tho lun nhúm: 4 1 Cỏc bc thc hin: 4 2 Yờu cu cn t c: 4 1 12 3 Bin phỏp tin hnh: 5 4 Kt qu thc hin: 7 . SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG GIẢNG DẠY PHẦN HỌC LÝ THUYẾT MÔN GDQP, AN Ở TRƯỜNG THPT QUAN HÓA A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn Giáo dục quốc phòng, an ninh (GDQP, AN) trong các THPT. việc vận dụng PP này trong quá trình dạy học. Ở đây, tôi xin tập trung phân tích thực trạng của việc vận dụng PP thảo luận nhóm trong môn GDQP, AN - Phần học lý thuyết - ở trường THPT Quan Hóa, từ. pháp vận dụng PP này nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học môn GDQP, AN. B. Néi dung: I. C¬ së lÝ luËn: 1 Thảo luận nhóm là gì? Theo tác giả Phan Trọng Ngọ: Thảo luận nhóm là phương pháp trong