1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Công tác chủ nhiệm đối với đối tượng là học sinh vùng dân tộc thiểu số

12 4,2K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 84 KB

Nội dung

CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG LÀ HỌC SINH THUỘC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hệ thống tổ chức của các trường phổ thông, đơn vị cơ bản để tổ chức và giảng dạy, giáo dục học sinh là lớp học. Hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hình thức lớp học được hình thành từ thế kỉ VXI do nhà giáo dục Tiệp Khắc Comenxki đề xướng. Để quản lý lớp học, nhà trường cử ra một trong số những giáo viên đang dạy làm chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín trong học sinh, được Hội đồng nhà trường nhất trí phân công chủ nhiệm các lớp để thực hiện mục tiêu giáo dục. Như vậy, khi ta nói đến giáo viên chủ nhiệm là đang đề cập tới vị trí, vai trò, chức năng của người làm công tác chủ nhiệm lớp. Trên thực tế, Giáo viên chủ nhiệm không chỉ đơn thuần chỉ là người thay mặt Hiệu trưởng, nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục mà người giáo viên chủ nhiệm còn phải thực hiện rất nhiều công việc khác nhau. Hầu hết tất cả các giáo viên đều cho rằng công tác chủ nhiệm lớp là một công việc rất bận rộn, vừa dễ, vừa khó, vừa đơn giản, vừa phức tạp, là một công việc khó khăn, vất vả và chiếm nhiều thời gian, sức lực của người giáo viên. Với một số quan điểm cho rằng công tác chủ nhiệm lớp đơn giản chỉ là làm những việc lặp đi, lặp lại như: Làm kế hoạch chung, tổng kết thi đua, tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, thu tiền, họp phụ huynh Nhưng thực tế cho thấy, công tác chủ nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm không chỉ có vậy mà nó đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao trong sự nghiệp trồng người, với điều này thì không phải ai cũng có thể làm được và đó chính là điều khó khăn đối với người giáo viên. 1 Với đặc điểm, vị trí, vai trò đó của người giáo viên chủ nhiệm bản thân tôi nhận thấy đây là một công việc rất khó khăn, phức tạp và là một giáo viên giảng dạy ở một trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, đối tượng học sinh chủ yếu của chúng tôi là những con em đồng bào các dân tộc thiểu số thì công tác chủ nhiệm càng quan trọng và phức tạp hơn rất nhiều. Với những lý do đó, tôi đã chọn đề tài về “ Công tác chủ nhiệm đối với đối tượng là học sinh vùng dân tộc thiểu số”. Bài viết này của tôi chỉ là những kinh nghiệm rất nhỏ bé mà bản thân tôi đã đúc rút được trong quá trình chủ nhiệm của mình, rất mong có được sự đóng góp của quý thầy cô. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề: Trong lý luận giáo dục học, công tác chủ nhiệm lớp được xem xét ở nhiều bình diện như: Giáo Dục Học và Quản Lý. Trong đó, hai bình diện này bổ sung và hỗ trợ và quy định lẫn nhau. Giáo viên chủ nhiệm thực hiện chức năng quản lý toàn diện tập thể lớp để thực hiện chức năng giáo dục từng cá nhân một cách có hiệu quả. Căn cứ vào vị trí, vai trò của Giáo viên chủ nhiệm ta thấy điều đó đồng nghĩa với việc bên cạnh vai trò là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện một tập thể học sinh ( Tập thể lớp học) để triển khai các hoạt động giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục, người giáo viên chủ nhiệm còn có vai trò quan trọng trong việc tác động vào tâm lý, giúp các em giải tỏa được những băn khoăn, vướng mắc trong những mối quan hệ với thầy, cô, bạn bè, những oan ức, những hiểu lầm, thậm chí còn có những vấn đề rất riêng tư của các em. Có thể nói, giáo viên chủ nhiệm là người cha, người mẹ thứ hai của các em để giáo dục, uốn nắn giúp các em trở thành người con ngoan, trò giỏi, những công dân có ích của xã hội. 2. Thực trạng của vấn đề 2 Với đặc điểm trường THPT Quan Hóa là một trường miền núi, các em học sinh chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số như: Thái, Mường, H.Mông Chủ yếu các em đều có hộ hộ khẩu ở những xã đặc biệt khó khăn như: Trung Thành, Thành Sơn, Trung Sơn, Hiền Chung, Đời sống của nhân dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn, đời sống dân trí thấp, việc tiếp xúc với các loại hình thông tin, tuyên truyền còn hạn hẹp. Bên cạnh đó, bản thân gia đình các em vẫn giữ nhiều cách nghĩ cổ hủ, lạc hậu như: Đi học về rồi cũng không có việc làm nên cho đi học rất tốn kém, vì thế các gia đình thường bắt các em bỏ học ở nhà để lao động chân tay. Hoặc vẫn còn tình trạng bắt con, em ở nhà để lập gia đình sớm Với tình hình đó đã dẫn đến tình trạng liên tục trong những năm gần đây nhà trường không thể tuyển đủ chỉ tiêu vào trường, số học sinh bỏ học ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục của nhà trường. Bên cạnh tình trạng đó là việc một số học sinh được đi học nhưng phải trọ học do đường xá đi lại quá khó khăn, đời sống sinh hoạt của các em còn nhiều thiếu thốn nên các em cũng không thể tiếp tục đến trường. Một bộ phận học sinh đi xa nhà không có người quản lý nên sinh ra ham chơi hơn ham học, bỏ học, bỏ tiết lêu lổng ở các quán Iternet, bị bạn bè xấu lôi kéo Ngoài những nguyên nhân trên, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, được tiếp xúc với các em tôi còn nhận thấy đa phần các em đều mang một tư tưởng tự ti về mình là người dân tộc nên không thể bằng người Kinh, do vậy các em vẫn chưa chịu cố gắng vươn lên trong học tập nên lực học của các em rất thấp. Với thực trạng đó đã đặt ra những khó khăn rất lớn đối với một giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp mà đối tượng là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Ở đây người giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người thầy giáo dạy chữ, dạy cách làm người mà còn phải là người tuyên truyền viên tích cực để giúp cho các em cũng như gia đình các em có những cái nhìn tích cực hơn đối với việc học. 3 Từ năm học 2011-2012, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công cho làm chủ nhiệm lớp 10A2 nay là lớp 11A2. Sĩ số lớp là 28 học sinh, đa số các em đều sống ở các xã khó khăn, đi lại xa xôi, vất vả. Các em chủ yếu là người dân tộc Thái, Mường và H.Mông. Học sinh trong lớp tôi có tới 98 % đi ở trọ. Vào đầu năm học lớp 10 tôi nhận thấy đa phần các em đều rất chán học, nhớ nhà, các em không có nhận thức đúng về tác dụng của việc học đối với tương lai sau này. Trong lớp tôi có trường hợp của em Vàng A Chìa là người dân tộc H.Mông thuộc bản Suối Tôn – Phú Sơn. Em là một học sinh ngoan song tâm lý của em luôn dao động và rất nhiều lần định bỏ học ở nhà do bố mẹ em bắt lấy vợ, vì theo quan điểm của người H.Mông con trai 17 tuổi chưa lấy vợ là coi đã già, sau này rất khó lập gia đình. Bên cạnh đó còn hai em học sinh cá biệt với những biểu hiện chưa tích cực như: em Hà Minh Dương rất ham điện tử, hay bỏ học, bỏ tiết đi đánh điện tử. Em Vi Văn Hoàng thường xuyên bỏ học về nhà vào các ngày cuối tuần với lý do em rất nhớ nhà và về để lấy tiền, lấy gạo. Trước thực trạng đó của lớp, bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm khi vừa nhận lớp, tôi cảm thấy rất trăn trở và luôn mong muốn tìm ra được những biện pháp tích cực để duy trì được sĩ số của lớp, tránh tình trạng các em bỏ học, giúp các em chấm dứt được những tiêu cực còn tồn tại để các em có thể học tập tốt hơn, có ý thức hơn để trở thành những người công dân tốt cho xã hội. 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện Với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn ý thức được: Người giáo viên chủ nhiệm rất cần đến cái “ Tâm” và phải có chữ “Tín” với phụ huynh và học sinh. Đặc biệt khi các em học sinh của mình chủ yếu là người dân tộc thì việc ứng xử sư phạm lại càng cần sự khéo léo, tế nhị, tránh ảnh hưởng đến tâm lý tự ti của các em. Sau một thời gian đảm nhận vai trò là giáo viên chủ nhiệm, tôi nhận ra rằng con đường giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh không có con đường nào hiệu quả hơn con đường tình cảm. Ông cha ta đã dạy rằng: Ta cho ai cái gì, ta sẽ 4 nhận lại chính cái đó, đó cũng chính là quy luật của cuộc sống. Chúng ta chỉ có thể dùng tình cảm để cảm hóa tình cảm mà thôi. Để giáo dục được tâm lý và ý thức của các em chúng ta phải tác động nhiều đến mặt tình cảm của chính các em với gia đình, với mọi người xung quanh và với cuộc sống. Trong quá trình chủ nhiệm từ năm học 2011-2012 tôi đã thực hiện một số phương pháp mà bản thân tôi cho là đã có những hiệu quả thiết thực như: Thứ nhất: Phải nắm vững về đặc điểm tình hình của lớp cũng như đặc điểm riêng của từng em học sinh trong lớp. Bước đầu vào lớp tôi đã thực hiện ngay việc nắm bắt các thông tin ban đầu liên quan đến các em. Tôi đã chuẩn bị một cuốn sổ chủ nhiệm cá nhân để ghi đầy đủ các thông tin đó S T T Họ tên học sinh Ngày, tháng, năm sinh Quê quán Họ tên bố Số ĐT DĐ Họ tên mẹ Số ĐT DĐ Cách trường (km) Địa chỉ khu trọ Họ tên chủ trọ Số ĐT khu trọ Hoàn cảnh đặc biệt khác 1 2 Với những thông tin đã tìm hiểu đó rất quan trọng đối với tôi trong việc quản lý học sinh ngay cả khi các em không có mặt ở trường hoặc ở khu trọ các em có việc bất thường xảy ra tôi có thể kịp thời nắm bắt và giúp đỡ các em trong điều kiện có thể. Biết được các thông tin cơ bản liên quan đến các em tôi đã nhiều lần với vai trò giáo viên chủ nhiệm đến tận khu trọ để hỏi thăm đời sống của các em, từ đó hiểu thêm về học sinh của lớp và qua đó cũng cho các em thấy được sự quan tâm thực sự của giáo viên chủ nhiệm. 5 Thứ hai: Xây dựng một tập thể lớp thực sự đoàn kết, giáo dục các em ý thức tập thể, có trách nhiệm với lớp, với bản thân và dặc biệt là với bạn của mình. Đối với hình thức này tôi đã thực hiện hai bước: Bước một: Tổ chức lớp theo hình thức sau: Chia lớp thành bốn tổ, mỗi tổ gồm 7 thành viên và có một tổ trưởng để quản lý theo hình thức cho điểm: Mỗi học sinh có ban đầu 100 điểm sau đó sẽ tiến hành cộng, trừ điểm theo từng tuần, từng tháng, từng đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn. Trong đó: điểm cộng (hay điểm thưởng - nếu em nào có thành tích cao về học tập như đạt điểm 9,10 và các hoạt động khác, tối đa điểm cộng là 5 điểm) điểm trừ(hay điểm phạt - nếu học sinh vi phạm vào các nội quy của trường, lớp, bị điểm kém trong học tập, điểm trừ tối đa là 5) Cách tính điểm của cả tổ như sau: ĐTB Tổ = Tổng điểm của các thành viên ÷ 7 Nếu tổ nào đạt điểm TB lớn nhất sẽ được khen thưởng bằng một lá cờ đỏ. Cuối mỗi đợt thi đua sẽ tổng hợp số cờ đỏ và trao thưởng bằng một món quà nhỏ. Nếu trong tổ có một thành viên vi phạm thì cả tổ sẽ bị mất thi đua. Điều này đã kích thích các em luôn cố gắng, bảo ban nhau, đấu tranh loại bỏ những biểu hiện tiêu cực. Bước hai: Yêu cầu các em thành lập “ nhóm bạn cùng tiến” đối với các em trong lớp ở cùng một xóm trọ để các em bảo ban, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, trong học tập và động viên nhau trong việc thực hiện nề nếp của lớp như: Không đến lớp muộn, không bỏ học vô lý do, thuộc bài trước khi đến lớp Với hình thức này tôi đã quán triệt được tình trạng học sinh bỏ hoc, đi học chậm và không thuộc bài cũ Thứ ba: Nắm bắt tâm lý, hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tính cách riêng của học sinh trong lớp. Để thực hiện được điều này tôi nhận thấy không hề đơn giản ngày một, ngày hai mà có được, cần có thời gian để giáo viên chủ nhiệm có thể hiểu hết về tính 6 tình, tính cách của các học sinh trong lớp. Để làm tốt điều này tôi đã vận dụng rất nhiều kênh thông tin như: Qua việc hỏi han các bạn trong lớp, qua việc gọi điện thoại trao đổi với phụ huynh học sinh, qua các buổi họp phụ huynh, qua trao đổi với giáo viên bộ môn Từ những kênh thông tin đó tôi đã biết thêm nhiều thông tin về các em để từ đó có thể đưa ra biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ví dụ như trường hợp của em Hà Thị Ngân, quê ở xã Thiên Phủ, bố mẹ em chia tay nhau từ khi em mới được hai tháng tuổi, em sống với ông bà ngoại từ đó cho tới bây giờ. Với hoàn cảnh của bản thân, em Ngân rất tự ti, không thích tiếp xúc, không hòa đồng với mọi người xung quanh, em rất ít nói và thường hay khó chịu với bạn bè. Qua thời gian tìm hiểu, tôi biết được hoàn cảnh của em và tìm cơ hội để nói chuyện riêng với em, hỏi han, động viên em như một người mẹ, người chị trong gia đình. Bất cứ hoạt động nào trong lớp tôi đều cho em tham gia, có khi tôi giao cho em trách nhiệm nặng nề hơn các bạn khác.Qua theo dõi tôi nhận thấy đến nay em thay đổi rất nhiều thân ái hơn với bạn bè, hay nói, hay cười hơn và thích tham gia các hoạt động của lớp. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy việc nắm bắt được tâm lý, hoàn cảnh, đặc điểm tính cách riêng của từng em có tác dụng tích cực đến việc giáo giục học sinh. Đa số các em học sinh trong lớp tôi đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như con thương binh, một em là con chất độc màu da cam, 2 em mồ côi cha và chủ yếu các em là con gia đình hộ nghèo. Vì đa số các bạn trong lớp có hoàn cảnh sàn như nhau nên tôi thống nhất với tập thể lớp sẽ miễn, giảm một phần các khoản đóng góp cho những bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn biết vươn lên trong học tập. Kêu gọi các em lập “Quỹ tình bạn”, mỗi tuần mỗi em bỏ vào lợn nhựa của lớp 5000 đ/ tuần để giúp đỡ bạn khi có hoàn có hoàn cảnh đặc biệt xảy ra. Từ những việc làm đó tôi nhận thấy các em đều rất hào hứng, các bạn trong lớp biết thông cảm với nhau nhiều hơn. Cũng từ việc quan tâm đến tâm lý, hoàn cảnh của học sinh đã tạo cho cả cô và trò một sự gắn kết, thân thiết, có khi có những chuyện rất riêng tư các em 7 cũng sẵn sàng tâm sự, hỏi ý kiến, từ đó tôi có thể cho các em những lời khuyên bổ ích của người đi trước. Thứ tư: Phát huy triệt để tác dụng của những buổi sinh hoạt như: Sinh hoạt 15 phút đầu giờ; sinh hoạt cuối tuần theo kế hoạch. Trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ: Ngoài việc cho các em sinh hoạt theo chủ đề theo kế hoạch của Đoàn Thanh Niên như: Sinh hoạt văn nghệ; đọc báo, chữa bài tập Tôi luôn kịp thời nhắc nhở, uốn nắn những hành vi của các em khi phát hiện ra tránh để kéo dài gây ảnh hưởng đến tập thể lớp. Trong tiết sinh hoạt cuối tuần ( vào thứ 7): Ngoài việc xử lý các sự vụ xảy ra trong tuần, nhận xét ưu và nhược điểm của các em, tôi đã cố gắng lồng ghép vào các buổi sinh hoạt những câu chuyện về người thật, việc thật về những tấm gương sáng ở các khóa học trước, giải thích, động viên các em chăm chỉ học hành, cố gắng học lên chuyên nghiệp, phân tích cho các em nghe mặt lợi của việc học tập, thành đạt, mặt hại của những tư duy cũ kỹ lạc hậu ở địa phương, xóa bỏ trong các em những mặc cảm tự ti về người dân tộc. từ những câu chuyện về những tấm gương đi trước, tôi nhận thấy các em đã có những chuyển biến tích cực. Ví dụ như em Vàng A Chìa, người dân tộc Mông ở bản Suối Tôn xã Phú Sơn, em không còn dao động trong tâm lý nữa cố gắng hơn trong học tập, lực học đi lên, em đã đạt được học sinh tiên tiến, năm học lớp 10 em đã được BCH Đoàn Thanh Niên khen thưởng về công tác Đoàn. Qua những câu chuyện với em Tôi có thể nhận thấy sự nhận thức của em đã có nhiều thay đổi tiến bộ, tin tưởng hơn vào chính sách của Đảng và nhà nước. Thứ năm: Phối kết hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh của lớp. Trong một năm học nhà trường có tổ chức các buổi họp phụ huynh, đây là điều kiện rất tốt để giáo viên chủ nhiệm có thể trao đổi trực tiếp với phụ huynh của từng học sinh về tình hình của các em. Trong các cuộc họp phụ huynh, tôi đã chỉ ra rất cụ thể về tình hình học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức của từng em học sinh chứ 8 không nhận xét chung chung, phiến diện. Sau đó lấy ý kiến phản hồi từ phía phụ huynh học sinh. Tôi nhận thấy qua các cuộc họp phụ huynh là điều kiện tốt để tôi có thể tuyên truyền về những chủ trương chính sách ưu tiên đối với con em miền núi để từ đó động viên cha mẹ học sinh tạo điều kiện cho con em mình tiếp tục được đến trường. Thứ sáu: Phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể như: BCH, Đoàn Thanh Niên, Tổ chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn Trong việc quản lí giáo dục học sinh. Ngoài việc chủ động tìm ra các biện pháp để quản lý, giáo dục học sinh, tôi luôn phối kết hợp, thường xuyên lấy ý kiến từ Đoàn thanh niên, đặc biệt là giáo viên bộ môn của lớp là những người trực tiếp giảng dạy các em trong các tiết học để có thể hiểu thêm về lực học, ý thức và sự thay đổi của các em trong mỗi tiết học, mỗi buổi học và trong cả một năm học. Bản thân tôi nhận thấy đây là điều rất quan trọng và cũng không kém phần khó khăn, nó đòi hỏi sự kiên trì tâm huyết của giáo viên chủ nhiệm với lớp, giáo viên chủ nhiệm cần phải có thời gian, thường xuyên liên tục để thực hiện điều này. Qua thời gian thực hiện bản thân tôi nhận thấy có hiệu quả tốt vì không chỉ bản thân giáo viên chủ nhiệm mới quan tâm, quản lý các em mà còn phải phát huy cả vai trò của Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn trong việc uốn nắn học sinh. 4. Kết quả đã đạt được Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường, Đoàn Thanh Niên, Hội Cha Mẹ học sinh, giáo viên bộ môn và các thầy cô giáo trong tổ chủ nhiệm, bản thân tôi và lớp chủ nhiệm đã đạt được một số kết quả khả quan như: *Học sinh lớp chủ nhiệm của tôi luôn có ý thức kính trọng, vâng lời thầy cô, chan hòa với bạn bè, biết yêu thương, đùm bọc, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong học tập. 9 *Từ năm học 2011 – 2012 đến năm học 2012 – 2013 lớp tôi luôn đạt danh hiệu Chi đoàn xuất sắc toàn diện được nhà trường và Đoàn trường khen tặng. *Sĩ số chuyên cần của lớp luôn được đảm bảo, đã hạn chế được tối đa tình trạng học sinh đi học chậm, bỏ học vô lý do, bỏ tiết… Đã chấm dứt được tình trạng bỏ học ở nhà. *Về lực học của học sinh trong lớp tăng lên. Cụ thể là trong năm học 2012-2013 số học sinh đạt học sinh tiên tiến của lớp là 22/28 em, tăng so với năm học trước 7 em, số học sinh trung bình giảm hơn so với năm học trước. Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 0 0% 22 82.1 % 6 17.9 % 0 0% 0 0% * Về hạnh kiểm của lớp các em 100 % đạt loại tốt. * Về các hoạt động khác: - Đợt thi đua chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20.11 lớp tôi đã thu được một số thành tích như sau: + Giải nhất chi đoàn kiểu mẫu + 1 giải nhì và 1 giải khuyến khích văn nghệ + 7 giải cá nhân về báo bảng. - Đợt thi đua chào mừng ngày thành lập Đoàn 26.3 lớp tôi đã đạt được: + Nhất Chi đoàn kiểu mẫu + 2 giải khuyến khích chạy việt dã nữ. - Thi HSG môn Quốc Phòng cấp tỉnh lớp tôi có hai em tham gia và cùng đạt giải ba. - Trong cuộc thi ‘ Giai Điệu Tuổi Hồng” cấp tỉnh vừa qua, lớp tôi có một em tham gia là em Vàng A Chìa và đã dành được giải nhì. 10 [...]... hơn nữa về vật chất cũng như tinh thần cho các em học sinh vùng dân tộc thiểu số, để động viên các em đến trường 11 Cần mở thêm những lớp tập huấn, những cuộc hội thảo về công tác chủ nhiệm để giáo viên chủ nhiệm có thể học hỏi, rút kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh Trên đây là những bài học rất nhỏ mà tôi rút ra được trong quá trình công tác của mình, chắc chắn còn nhiều thiếu sót Rất mong... dự hai năm liền đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi III KẾT LUẬN Qua một quá trình đảm nhận vai trò của một giáo viên chủ nhiệm, tôi nhận thấy đây là một công việc rất khó khăn, và càng khó khăn hơn khi đối tượng học sinh của chúng tôi là người dân tộc thiểu số Nhưng với những thành quả nhỏ đã đạt được tôi có thể rút ra rằng: Để trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt rất cần có cái “Tâm”, cái “Đức”... cách con người Và công tác giáo dục đạo đức, nhân cách con người bước đầu phụ thuộc rất nhiều vào công tác chủ nhiệm lớp IV ĐỀ XUẤT Đảng, nhà nước, các cấp các ngành cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của nhân dân các dân tộc miền núi, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em có thể tiếp cận được với cuộc sống mới tiên tiến, hiện đại, góp phần thay đối những tư tưởng còn lạc hậu trong nhân dân Tạo điều kiện... nào, bởi lẽ tình cảm, hoàn cảnh tâm lý của mỗi con người là khác nhau cho nên việc nắm bắt tâm lý, quan tâm sát sao để hiểu về các em là hết sức qua trọng Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp cần nêu cao ý thức trách nhiệm, hết lòng vì học sinh thân yêu, tìm ra biện pháp phù hợp nhất để giáo dục các em thành người Bác Hồ đã dạy: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Qua lời dạy... còn nhiều thiếu sót Rất mong được sự nhiệt tình đóng góp ý kiến của các đồng chí, đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Quan Hóa, ngày 27 tháng 05 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Cao Thị Minh 12 . phức tạp hơn rất nhiều. Với những lý do đó, tôi đã chọn đề tài về “ Công tác chủ nhiệm đối với đối tượng là học sinh vùng dân tộc thiểu số . Bài viết này của tôi chỉ là những kinh nghiệm rất. tạp và là một giáo viên giảng dạy ở một trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, đối tượng học sinh chủ yếu của chúng tôi là những con em đồng bào các dân tộc thiểu số thì công tác chủ nhiệm càng. CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG LÀ HỌC SINH THUỘC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hệ thống tổ chức của các trường phổ thông, đơn vị cơ bản để tổ chức và giảng dạy, giáo dục học

Ngày đăng: 22/04/2015, 13:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w