1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Điều tra thành phần sâu hại chính trên cây đậu xanh tại xã ea m’nang và đề xuất biện pháp phòng trừ

27 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 273,5 KB

Nội dung

là một trong những cây thực phẩm ngắn ngày, vừa dễ trồng vừa có hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm của cây đậu xanh được sử dụnghết sức đa dạng và có lẽ không cây trồng nào có nhiều công dụn

Trang 1

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Đậu xanh (Vigna radiata L.) là một trong những cây thực phẩm ngắn ngày,

vừa dễ trồng vừa có hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm của cây đậu xanh được sử dụnghết sức đa dạng và có lẽ không cây trồng nào có nhiều công dụng như cây đậu xanh.Tuy nhiên, đậu xanh là một loại cây trồng bị nhiều côn trùng gây hại, theo kết quảnghiên cứu sơ bộ của cơ quan bảo vệ thực vật (BVTV) thì ở nước ta đã có trên 35loài sâu phá hại đậu xanh và người ta đã xếp chúng thành 4 nhóm khác nhau: (1)nhóm hại thân, gốc (ruồi đục thân, ruồi đục gốc); (2) nhóm hại hoa, quả, hạt (sâuđục quả, mọt đậu, bọ xít xanh; (3) nhóm hại lá, ăn tạp (sâu cuốn lá, sâu khoang, sâuxanh) và (4) nhóm sâu chích hút (rệp muội, rầy xanh, bọ xít xanh vai đỏ,…) Trong

35 loài đã được phát hiện có đến 20 loài quan trọng thường xuyên xuất hiện, gâyhại, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển và sự hình thành quả của cây đậuxanh, làm giảm năng suất và giảm giá trị thương phẩm của hạt đậu xanh Để đốiphó với sâu hại người sản xuất chỉ biết sử dụng nhiều loại thuốc hóa học khác nhau,tăng số lần phun thuốc và nồng độ liều lượng để phòng trừ, không tuân thủ nguyêntắc sử dụng thuốc, hậu quả là làm cho sâu hại quen thuốc, càng ngày càng khóphòng trừ chúng Hơn nữa, việc lạm dụng thuốc hóa học như vậy sẽ để lại dư lượngthuốc trong môi trường, môi sinh, trong nông sản phẩm và ảnh hưởng xấu đến sứckhỏe người tiêu dùng

Vì vậy, nhằm góp phần thiết thực cho công tác phòng trừ sâu hại có hiệu quả,

có triển vọng áp dụng trong chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên câyđậu xanh Chúng tôi tiến hành chuyên đề: “Điều tra thành phần sâu hại chính trêncây đậu xanh tại xã Ea M’nang, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắc Lắc và đề xuất biện phápphòng trừ”

Trang 2

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, từ lâu cây đậu xanh là cây trồng quen thuộc ở các tỉnh miền núi,trung du phía Bắc và đồng bằng Bắc bộ Ngày nay, cây đậu xanh được trồng nhiều

ở cả các tỉnh phía Nam, đã góp phần giải quyết tốt các vấn đề thực phẩm và tăng thunhập kinh tế cho người trồng đậu xanh Tuy nhiên, năng suất cây đậu xanh còn thấp

do ảnh hưởng của khí hậu thời tiết, giống, kỹ thuật canh tác và bị nhiều loài côntrùng gây hại Sâu hại là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suấtđậu xanh Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Lương Minh Khôi và cộng tác viênCTV (1985, 1987, 1988, 1989) trên cây đậu xanh có 35 loài sâu hại Sâu hại chính

có 6 loài, chúng thường xuyên xuất hiện và gây hại nặng gồm:

+ Sâu cuốn lá (Lamprosema indica): loài này xuất hiện và gây hại trên mọi

vùng trong cả nước ở tất cả các thời vụ trong năm Phạm vi ký chủ, ngoài cây đậuxanh loài này còn gây hại trên các cây đậu đỗ khác như: đậu đen, lạc, đậu đũa,…những tổ lá do sâu non nhả tơ cuốn lại hoặc xếp 2-3 lá lại chồng lên nhau, sâu nonnằm trong đó ăn thịt lá và biểu bì trên, để lại biểu bì dưới xơ trắng Mức độ gây hạicủa sâu cuốn lá tùy thuộc thời vụ trồng và tuổi sâu non Sâu tuổi lớn, khả năng ăn lámạnh và di chuyển lớn

+ Sâu khoang (Spodoptera litura): là loài sâu đa thực, gây hại trên 290 loại

cây trồng khác nhau, ở nước ta, sâu khoang là đối tượng sâu hại quan trọng trên câyđậu đỗ, rau họ hoa thập tự, họ cà, họ bầu bí,…trong đó đậu xanh là một trong nhữngloại cây trồng được sâu khoang ưa thích Sâu non tuổi nhỏ tập trung thành đám,gặm ăn thịt lá, để lại biểu bì trên và gân lá khô trắng Sâu tuổi lớn phân tán mỗi nơimột con, gặm ăn tuổi lá lẫn biểu bì, chỉ để lại gân lá Sâu khoang có thể cắn trụicành hoa, khoét quả ăn hạt, quả bị hại có thể rụng sớm hoặc bị thối lúc trời mưa, sẽgiảm năng suất, giảm giá trị thương phẩm

+ Ruồi đục thân (Melanagromyza sojae): phân bố rộng rãi ở tất cả các vùng

trồng đậu đỗ trong nước Phạm vi ký chủ của ruồi đục thân rất phong phú như đậutương, đậu ve, đậu đũa,…và cây dại thuộc họ đậu đỗ; ruồi trưởng thành đẻ trứng

Trang 3

trong mô lá non, trong cuống lá hoặc dưới biểu bì của nách lá Sâu non nở ra đụctheo cuống lá xuống ngọn, cắt nguồn dinh dưỡng rễ hút từ đất lên, làm chết ngọnđậu xanh, cây không có khả năng nẩy mầm phân nhánh khác, dẫn đến chết cây conlàm khuyết mật độ

+ Sâu đục quả (Maruca testulalis): gây hại trên 35 loài cây khác nhau thuộc

20 giống và 6 họ thực vật Sâu này gây hại chủ yếu trên giống đậu thuộc nhóm

Vigna và Phaseolus Khi cây đậu xanh còn nhỏ, chỉ có lá non, ngọn non, chúng nhả

tơ xếp các lá non lại, ăn thủng lá và chồi non Khi cây có hoa, chúng cắn phá nụhoa, cuống hoa, cánh hoa Khi cây có quả, chúng đục thủng vỏ quả, chui vào trong

ăn hạt, những quả bị hại thường bị giảm chất lượng và năng suất

+ Bọ xít xanh (Nezera viridula): phạm vi ký chủ của bọ xít xanh rất phong

phú, nó không chỉ gây hại trên cây trồng mà còn gây hại trên một số cây lương thựcnhư lúa, ngô, cao lương, rau màu, cây ăn quả,…Bọ xít xanh chích hút các bộ phậnnon, chích hút hoa, quả non, gây tác hại nghiêm trọng cho sự sinh trưởng phát triểncủa cây đậu xanh Nếu bị hại nặng ngọn đậu xanh có thể bị thui, quả bị hại có kíchthước hạt nhỏ, vỏ nhăn nheo, giảm phẩm chất hạt, giảm khả năng nảy mầm, làmgiảm giá trị thương phẩm, dẫn đến giảm thu nhập

+ Mọt đậu (Callosobruchus chinesis): Loại này phổ biến và gây hại nặng ở

nước ta Con trưởng thành đẻ trứng lên vỏ quả, hạt, sâu non nở đục phá hạt và hoánhộng bên trong hạt làm hỏng hạt

Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả qua nhiều năm cho thấy, những loàithiên địch kí sinh bắt mồi ăn thịt quan trọng dưới đây thường xuyên xuất hiện trênđồng ruộng góp phần kiểm soát và điều hòa số lượng sâu hại đậu xanh gồm:

+ Nhóm nhện lớn bắt mồi ăn thịt (gồm: nhện sói, nhện linh miêu, nhện nhảy,nhện lưới, nhện chây dài,…): sống chủ yếu trên thân, lá, hoa, quả đậu,… bắt ăn thịtnhiều loại côn trùng gây hại (bướm, rầy, côn trùng khác…)

+ Nhóm Bọ rùa (gồm: bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 chấm, bọ rùa 8 chấm): con trưởngthành có màu vàng cam hoặc đỏ, hình dạng xoắn úp như lưng rùa Hoạt động sáng

Trang 4

sớm và chiều mát Con trưởng thành và ấu trùng chuyên bắt ăn thịt các loài sâu hạinhư: rầy, rệp, trứng và sâu non (bộ Cánh vảy).

+ Nhóm côn trùng kí sinh gồm: ong mắt đỏ, ong kén nâu đơn, ong cự vàng,ong (họ Scelionidae và họ Eulophidae) kí sinh pha trứng, sâu non, nhộng sâu cuốn

lá, sâu khoang, bọ xít xanh,…

+ Nhóm Bọ xít bắt mồi (bọ xít hoa, bọ xít mù xanh,…): ăn thịt các loại sâunon và trứng của nhiều loại sâu hại đậu xanh

2.2 Nghiên cứu ngoài nước

Theo Reissig thành phần sâu hại chính trên cây đậu xanh khá phong phú,chúng tập trung vào 7 loại sâu hại chính thuộc nhóm chích hút, ăn hại lá hoa, quả vàhạt (Bảng 2.1)

Bảng 2.1 Thành phần sâu hại chính trên cây đậu xanh

Agrotis ypsilon Etiella zinckenella Spodoptera litura Callosobruchus chinensis Helicoverpa armigera

Thân câyThân, lá, hoa, quảThân cây, láQuả, hạt

Lá, nụ hoa, cành hoa, hạt

Quả, hạtThân, lá, nụ hoa, hạt non

Nhóm sâu hại nói trên không chỉ gây hại trên cây đậu xanh mà chúng còngây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau thuộc họ đậu như: đậu tương, lạc, đậuđen, đậu trạch, đậu đũa, đậu cô ve Mức độ gây hại và biến động số lượng củachúng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện khí hậu thời tiết, giống, kỹ thuật canh tác vàbiện pháp kiểm soát dịch hại của người sản xuất

Trang 5

Trong tự nhiên, thiên địch của sâu hại có tác dụng tích cực trong việc điềuhòa số lượng sâu hại ở mức cân bằng sinh học Kết quả nghiên cứu của nhiều tácgiả B.M Shepard, G.R Carner, A.T Barrion, P.A.C Ooi, H van den Berg (1998)cho thấy thành phần thiên địch của sâu hại đậu xanh khá phong phú (Bảng 2.2),chúng thuộc họ bọ rùa Coccinellidae, họ ong đen kén trắng Braconidae, họ ong cựIchneumonidae, họ ong Vespidae, họ ruồi ăn rệp Tachinidae, họ bọ kỳ ăn thịt (bọchân chạy) Carabidae và họ nhện bắt mồi ăn thịt (Lycosidae, Oxyopidae,Tetragnathidae)

Bảng 2.2 Thành phần thiên địch của sâu hại đậu xanh

Eiriborus argenteopilosus Metioche vittaticollis Andrallus spinidens Phanerotoma philippinesis Rhynocoris sp.

Oxyopes sp.

Rệp, trứng sâu Côn trùng nhỏ, trứng sâuSâu cuốn lá, đục thânSâu xanh

Sâu non, trứng, rầySâu xanh, trứng sâuSâu đục quả đậuTrứng, ấu trùng rầy, rệpSâu khoang

Trang 6

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu cụ thể

+ Cây đậu xanh giống HL115, mật độ trồng là 30cm x 25cm, thời gian sinhtrưởng: 65- 68 ngày

+ Thành phần sâu hại chính trên cây đậu xanh và thiên địch của chúng (gồmthiên địch bắt mồi ăn thịt và kí sinh)

3.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu

3.2.1 Điều kiện tự nhiên

Xã Ea M`nang thuộc huyện Cư M`gar tỉnh Đắc Lắc, được thành lập vào

1986 Đây là một xã vùng 2 có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc từ 00 – 200

Vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Quảng Tiến, phía tây giáp huyện Buôn Đôn,phía bắc giáp xã Ea`Mdroh, phía nam giáp xã Ea`Pork

Tổng diện tích đất tự nhiên xã Ea`Mnang là 2.222 ha, trong đó đất sản xuấtnông nghiệp là 1.526 ha, chủ yếu là đất đỏ bazan ưu tiên cho phát triển cây cà phê.Diện tích đất trồng đậu là 567 ha, đất trồng đậu thuộc loại đất đen và đất pha cát rấtthích hợp cho cây đậu đỗ phát triển

Khí hậu: Thuộc vùng khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa vàmùa khô Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, chiếm 70% lượng mưa cả năm,rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đếntháng 4 năm sau

Hệ thống thuỷ văn: Mực nước ngầm dao động từ 10m - 30m, mực nước mặtgồm có ao, hồ và sông suối, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi kênh mương được xâydựng kiên cố cung cấp nước tưới trong mùa khô cho cả xã và vùng lân cận

Thổ nhưỡng: xã có hai loại đất chính:

+ Đất feralit nâu đỏ hình thành trên nền đá mẹ bazan là loại đất có tầng đấtcanh tác dày, thành phần cơ giới nặng, rất thích hợp trồng cây công nghiệp lâu nămnhư: cà phê, hồ tiêu

Trang 7

+ Đất đen được bồi tụ bởi nền đất mặt bazan rất thích hợp cho việc trồnglúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày

3.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội và dân sinh

Toàn xã có 1.682 hộ, trong đó số người ở độ tuổi lao động chiếm khoảng 70%dân số của xã

Thành phần các dân tộc: toàn xã gồm có 7 dân tộc anh em sinh sống gồm:kinh, Tày , Nùng, Dao, Mường, Thái, và Hoa Trong đó, dân tộc thiểu số có 285 hộ

Điện lưới: hầu hết người dân có điện thắp sáng và phục vụ cho sản xuất.Hiện nay, nhân dân trong xã đang gặp khó khăn về máy móc phục vụ sản xuất vàthiếu vốn đầu tư

Giao thông: đường giao thông chính được rải nhựa 7 km, đường liên thônliên xóm vẫn còn là đường đất

Thương mại và dịch vụ: chưa phát triển các quầy dịch vụ ở địa phương chỉ ởmức quy mô nhỏ phục vụ đơn lẻ cho người dân trong xã

Trang 8

4 MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Mục tiêu nội dung nghiên cứu và giới hạn chuyên đề

4.1.1 Mục tiêu nghiên cứu

+ Xác định được thành phần sâu hại chính trên cây đậu xanh và thiên địchcủa chúng

+ Tìm hiểu đặc điểm hình thái, một số đặc tính sinh học của sâu hại chínhtrên cây đậu xanh

Trên cơ sở đó, bước đầu đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại đậu xanh theonguyên lý quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

4.1.2 Giới hạn chuyên đề

Vì thời gian và điều kiện thực tập có hạn, cho nên chúng tôi không đi sâunghiên cứu về: (1) các đặc điểm sinh học như: vòng đời, tuổi sâu và yêu cầu vềnhiệt độ, ẩm độ đến phát dục cũng như yêu cầu về thức ăn của chúng; (2) ảnhhưỏng của các yếu tố (giống, mật độ, mùa vụ trồng, kỹ thuật canh tác) đến diễn biến

số lượng và quy luật phát sinh phát triển của sâu hại

4.2 Nội dung nghiên cứu

+ Xác định thành phần sâu hại chính và thiên địch của chúng

+ Xác định mức độ phổ biến của sâu hại chính

+ Theo dõi diễn biến mật độ của loài gây hại chính và thiên địch của chúng.+ Xác định một số đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học của sâu hại và thiênđịch của chúng

4.3 Phương pháp nghiên cứu

4.3.1 Địa điểm nghiên cứu và thu thập số liệu có liên quan

+ Địa điểm nghiên cứu: tại xã Ea M’nang, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắc Lắc.

Trang 9

+ Thu thập thông tin, dữ liệu có liên quan: từ thư viện, mạng internet, các

báo cáo khoa học có liên quan, cán bộ làm công tác bảo vệ thực vật, cán bộ khuyếnnông và người nông dân tại địa bàn nghiên cứu

+ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5/2007 - tháng 7 /2007

4.3.2 Phương pháp điều tra và bố trí thí nghiệm

4.3.2.1 Điều tra sơ bộ và chọn ruộng điều tra

+ Điều tra khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nơi nghiên cứu, diệntích cây trồng, chế độ thâm canh và tình hình sâu haị…

+ Khảo sát thực địa để xác định hiện trạng sản xuất, tình hình sâu hại ở cácvùng trồng đậu xanh trước đây sơ bộ xác định loài sâu hại chính để từ đó chọnruộng điều tra

+ Chọn 3 ruộng đậu xanh cố định (mỗi ruộng có diện tích ≥ 5000 m2) đạidiện cho khu vực trồng đậu xanh của xã Ea M’nang để tiến hành điều tra

+ Điều tra 20% số hộ nông dân trồng đậu xanh về các vấn đề liên quan đếnnghiên cứu, tình hình sâu hại trên đậu xanh, kinh nghiệm và biện pháp phòng trừsâu hại

+ Điều tra xác định thành phần thiên địch của sâu hại, tại mỗi ruộng điều tratiến hành thu thập ngẫu nhiên từ 10-50 lá có trứng sâu và 10-50 lá có sâu non (hoặctiền nhộng) của sâu hại đặt vào từng túi nylon giữ mẫu đem vào phòng thí nghiệmtiếp tục theo dõi để tìm côn trùng kí sinh pha trứng, sâu non hay tiền nhộng của sâuhại Những lá đậu thu thập được đặt vào hộp giữ ẩm Mỗi lá có nhiều trứng được cắt

Trang 10

ra thành nhiều miếng nhỏ rồi đặt vào trong từng ống nghiệm (10cm x 1,7cm), có đánhdấu Cắt miếng lá đậu (1cm x 1cm) có 1 hoặc 2 sâu non rồi đặt vào hộp petri ở dướiđáy hộp có giấy thấm nước để giữ ẩm Tiến hành theo dõi và thay lá hàng ngày.

+ Côn trùng bắt mồi được giữ trong đĩa petri (không có lá đậu và sâu hại kíchủ) trong khoảng ít nhất 24 giờ, sau đó chúng được đặt vào trong đĩa petri khác có

lá đậu xanh và sâu non của kí chủ (nếu là thiên địch của kí chủ, khi thả vào đĩa nó

sẽ bắt mồi ngay) và tiến hành theo dõi hàng ngày

* Điều tra xác định diễn biến mật độ sâu hại chính và thiên địch:

+ Điều tra theo phương pháp của chi cục BVTV (2002), đối với sâu cuốn lá,điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1m2, bóc toàn bộ các tổ lá bị cuốn trong điểmđiều tra và đếm số lượng sâu Đối với sâu đục quả, mỗi điểm điều tra 100 hoa vàquả Hoặc tiến tiến hành điều tra theo đường chéo ruộng, trên mỗi ruộng thu thậpngẫu nhiên 30 lá bánh tẻ và 30 chồi, sau đó cho tất cả các lá và chồi vào túi nylonđựng mẫu đem về phòng thí nghiệm đổ một ít cồn 700 vào túi nylon và để 10 phútcho sâu chết rồi đếm số lượng sâu non và trưởng thành cũng như sâu non, trưởngthành của thiên địch như phương pháp trên theo từng lần điều tra

4.4 Xử lý số liệu và tính toán các chỉ tiêu theo công thức

B: số điểm tra có sâu (hoặc thiên địch)

C: tổng số điểm điều tra

Mức độ phổ biến (ký hiệu M ) được lượng hóa theo tần suất bắt gặp A %(Đặng Thùy Dung, 2006):

Quy định:

+: xuất hiện ít (<25% A - Tần suất bắt gặp)

++: xuất hiện trung bình (25- 60% A)

+++: xuất hiện nhiều (> 60% A)

Trang 11

Mật độ (con/cây

hoặc con/m2) =

Tổng số sâu, nhộng điều tra Tổng số cây điều tra hoặc tổng diện tích điều tra (m2)

Tỷ lệ hại (%) = Tổng số cây bị hại x 100

Tổng số cây điều tra Mức độ gây hại được quan sát trên các bộ phận của cây:

+: có xuất hiện, gây hại không đáng kể

++: xuất hiện ít, gây hại trung bình

+++: xuất hiện, gây hại nặng

++++: xuất hiện, gây hại nặng ảnh hưởng đến năng suất

Cây quả

Gây hại không đáng kể: 1-5% 1-15%Gây hại trung bình: 6-15% 16 - 30%Gây hại nặng: 16-25% 31- 50%Gây hại nặng ảnh hưởng đến năng suất: >25% > 50%

* Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2002), đối với sâu hại miệng chích hút (rệp,nhện, bọ trĩ, …) phân theo 3 cấp:

- Cấp 1: nhẹ (xuất hiện rải rác)

- Cấp 2: trung bình (phân bố dưới 1/3 dảnh, búp, cờ, cây)

- Cấp 3: nặng (phân bố trên 1/3 dảnh, búp, cờ, cây)

* Tìm hiểu, mô tả một số đặc điểm hình thái, sinh học của sâu hại chính

và thiên địch của chúng:

Các mẫu vật (côn trùng thiên địch, nhện ăn thịt, sâu hại) được thu thập trong quá trình điều tra ngoài đồng ruộng đem về phòng thí nghiệm tiến hành theo dõi, giám định và mô tả các đặc điềm hình thái và sinh học của chúng

Trang 12

4.5 Các dụng cụ sử dụng cho công tác điều tra nghiên cứu

+ Ống nghiệm (10 x 1,7cm), hộp petri, túi nylon đựng mẫu côn trùng.+ Kính lúp cầm tay, kính hiển vi, băng giấy dính, thước dây, dao, kéo.+ Vợt bắt côn trùng

Trang 13

5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

5.1 Thành phần sâu hại chính trên cây đậu xanh

Kết quả điều tra cho thấy trong vụ hè thu trên đậu xanh có khá nhiều sâu hại,bao gồm 7 loài (Rệp đậu, Sâu cuốn lá, Ruồi đục thân , Bọ xít xanh, Cào cào, Bọ xíthại quả đậu, Sâu đục quả ) Các loài sâu hại gây hại với mức độ khác nhau, chúngtập trung gây hại cho cây ở các bộ phận khí sinh, vị trí và triệu chứng gây hại củachúng cũng khác nhau (Bảng 5.1)

Bảng 5.1 Thành phần sâu hại chính trên cây đậu xanh

phổ biến

1 Rệp đậu Aphis craccivora Các bộ phận non

của cây

+++

4 Bọ xít xanh Nezera viridula Thân, lá , nụ hoa,

quả non

+++

6 Bọ xít hại quả đậu Riptortus linearis nụ hoa, quả non ++

Ghi chú: +: xuất hiện ít; ++: xuất hiện trung bình; +++: xuất hiện nhiều

Trong số sâu hại đã được phát hiện, rệp hại đậu xanh, sâu cuốn lá và bọ xítxanh là 3 loài gây hại quan trọng nhất

Ngày đăng: 22/04/2015, 11:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. B.M.Shepard, G.R.Carner. A.T.Barrion, P.A.C.Ooi và H.van đen Berg (2002). Các loài sâu hại và thiên địch của của chúng trên rau và đậu tương ỏ Đông Nam Á Khác
2. Đặng Thị Dung (2006). Sâu hại đậu tương và biện pháp phòng trừ, NXB Nông Nghiệp Khác
3. Nguyễn Mạnh Chinh (2002). Rệp hại cây trồng và biện pháp phòng trừ, NXB Nông nghiệp Khác
4. Nguyễn Văn Thiêm (1996). Hướng dẫn quản lý dịch hại trên lúa IPM, NXB Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh Khác
5. Y Well Ksor (2002). Bài giảng côn trùng Nông Nghiệp, tập 2. Đại học Tây Nguyên Khác
6. Phạm Văn Lầm (2006). Các biện pháp phòng chống dịch hại cây trồng nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp Khác
7. Phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng (1995). NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w