1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

dự án phát triển cây luồng

31 867 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 94,7 KB

Nội dung

Tiềm năng là vậy, nhưng hiện tại vùng luồng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao lại trong tình trạng khan hiếm Người dân vùng núi trồng luồng c

Trang 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN

1 Tên dự án: Dự án gây trồng và phát triển cây luồng tại huyện Trấn Yên, tỉnh

- Nâng cao năng lực sản xuất cho người dân

- Tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, đồng thời đảm bảo tính bền vững

- Mở rộng thêm 700ha diện tích luồng

- Tăng vị thế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Tăng tỷ lệ sử dụng và giá trị cây luồng trên thị trường

4 Kết quả mong đợi của dự án

Kết quả 1: Năng lực của người dân được nâng cao

Kết quả 2: Diện tích trồng luồng được mở rộng thêm 700ha

Kết quả 3: Người dân được hỗ trợ trong gây trồng, phát triển cây luồng Kết quả 4: Các doanh nghiệp, xưởng chế biến được hỗ trợ để phát triển nghành hàng luồng

5 Cơ quan chủ trì dự án: UBND huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

6 Phạm vi, thời gian thực hiện dự án.

- Phạm vi: Gồm 21 xã thuộc huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

- Thời gian thực hiện dự án: 5 năm (2015 – 2020)

7 Tổng kinh phí: 50 000 000 000 VNĐ ( Năm mươi tỷ đồng ).

Trang 2

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Tính cấp thiết của dự án

Trấn Yên là huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái có điều kiện tự nhiên và địa hình tương đối thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng

Có tổng diện tích đất tự nhiên 62.859,54 ha Trong đó đất lâm nghiệp 48.554,8

ha chiếm 77,24% so với diện tích đất tự nhiên; đất rừng sản xuất: 29.407,17 ha; đất rừng phòng hộ: 19.147,63 ha

Theo thống kê vào năm 2008, Trấn Yên có 746 ha rừng tre luồng với trữ lượng 1.119 nghìn cây Rừng luồng tập trung tại các xã miền núi, nhưng nhiều nhất là các xã Hòa Cuông, Báo Đáp, Cường Thịnh, Minh Quán, Nga Quán, Quy Mông… tại những vùng đất bazan ven sông suối, có độ ẩm cao, mùn nhiều Cây luồng thích nghi ở độ cao 500 mét trên mực nước biển, nơi có nhiệt độ trung bình 22oC, độ ẩm 80% và lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500mm Tiềm năng là vậy, nhưng hiện tại vùng luồng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao lại trong tình trạng khan hiếm Người dân vùng núi trồng luồng chỉ để bán nguyên liệu thô làm vật liệu xây dựng, đan lát, trụ chống Hơn nữa, trên địa bàn 21 xã có diện tích luồng và trồng luồng hầu như không có một cơ sở sản xuất, chế biến các mặt hàng xuất khẩu từ cây luồng Hầu hết, các cơ sở sản xuất, chế biến này hiện đang hoạt động

ở quy mô nhỏ lẻ và manh mún, với các sản phẩm gia dụng như: đũa, tăm, mành, chiếu phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh Đây chính là một nghịch lý thể hiện sự mất cân đối giữa tiềm năng với việc trồng, khai thác và chế biến cây luồng ở các địa phương trong huyện nhiều năm qua

Với tiềm năng sẵn có và những lợi ích mà cây luồng mang lại cho người dân vùng cao huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái, cần phải có những đầu tư, nghiên cứu, giải pháp… trong trồng, phục hồi, khai thác và chế biến luồng tại đây để cây luồng thực sự là loài cây xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân tại Trấn Yên

Trang 3

Phần 2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý

- Trấn Yên là một huyện miền núi vùng thấp của tỉnh Yên Bái Phía Bắc giáp với huyện Văn Yên, phía Nam giáp huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái, phía Tây giáp với huyện Văn Chấn

- Tổng diện tích tự nhiên là 62.859,54 ha, chiếm 9,13 diện tích toàn tỉnh Yên Bái

- Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 13,5 km, cách thủ đô Hà Nội gần 200km Có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ rất thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi hàng hoá giữa các địa phương trong và ngoài huyện

- Huyện Trấn Yên có một hệ thống giao thông khá thuận lợi Từ Trấn Yên

có thể đi tới các huyện Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Thành phố Yên Bái và các tỉnh bạn như: Phú Thọ, Hà Nội … Hệ thống giao thông đường bộ đã đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới

- Đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua địa phận của huyện Trấn Yên với chiều dài 30 km, thuộc địa giới hành chính của 6 xã, có 2 nhà ga trung tâm chuyển hàng hoá và hành khách là ga Cổ Phúc (thị trấn huyện lỵ) và ga Ngòi Hóp (xã Báo Đáp) Đường sắt là mạch máu giao thông quan trọng nối Trấn Yên với mạn thượng du và vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ

2.1.2 Điều kiện khí hậu

- Trấn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình

23 - 240C (nhiệt độ cao nhất là 38,9 độ, thấp nhất là 3,3 độ) Với lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm, độ ẩm trung bình 83 - 87% có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp

2.1.3 Điều kiện về địa hình

- Trấn Yên có địa hình chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, được kiến tạo

Trang 4

mặt nước biển Nơi thấp nhất là xã Minh Quân có độ cao 20m Nhìn chung địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc.

- Các xã phía Nam có địa hình phần lớn là đồi bát úp, đỉnh bằng sườn thoải thuận tiện cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp Các xã nằm dưới chân núi con Voi và dãy Pú luông có địa hình phức tạp, chia cắt, núi đồi xen lẫn với thung lũng sâu, có độ dốc lớn nên khó khăn cho đi lại và giao lưu kinh tế Song có điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề rừng và chăn nuôi đại gia súc 2.2 Điều kiện kinh tế

- Đất đai ở Trấn Yên thích hợp trồng các loại cây lương thực, cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp và phát triển nghề rừng, chăn nuôi đại gia súc

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trấn Yên khoảng 10%, thu nhập bình quân đầu người đạt 9,5 triệu đồng/năm, 100% số xã đã có đường ô tô, điện lưới quốc gia

2.3 Điều kiện văn hóa, xã hội

-Trấn Yên, Yên Bái có nguồn lao động dồi dào: Dân số 81.656 (năm 2013), mật độ dân số 132 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,035%

- Toàn huyện được chia thành 22 đơn vị hành chính xã, thị trấn, trong đó có

7 xã vùng cao, 1 xã đặc biệt khó khăn, 12 xã khu vực II có thôn bản đặc biệt khó khăn

- Huyện có 6 dân tộc sinh sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 66,5%, dân tộc Tày chiếm 20,5%, dân tộc Dao chiếm 7,2%; dân tộc Mường chiếm 2,3%, dân tộc Cao Lan chiếm 1,2%, dân tộc H’Mông chiếm 1,9%, dân tộc khác chiếm 0,4%

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ CĂN CỨ ĐỂ THỰC

HIỆN DỰ ÁN

3.1 Đối tượng hưởng lợi từ dự án

- Đối tượng hưởng lợi trực tiếp: Tất cả các hộ gia đình, các doanh nghiệp,

cơ sở chế biến nằm trong vùng dự án tại địa phương

- Đối tượng hưởng lợi gián tiếp: Đội ngũ cán bộ kỹ thuật tham gia vào dự

án thông qua các chương trình đào tạo tập huấn

Trang 5

- Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là một hệ thống các biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch

cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân

2 Quyết định số Số 11/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre

- Quyết định này quy định về quy hoạch, chính sách và giải pháp khuyến khích phát triển ngành mây, tre; trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tổ chức có liên quan đến tạo vùng nguyên liệu, khai thác nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng mây tre ở Việt Nam

3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Nghị định này quy định các chính sách trợ giúp và quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Nghị định này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tổ chức trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trang 6

4.1 Mục đích

- Nâng cao đời sống cho người dân

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai thác hiệu quả các thế mạnh trên địa bàn, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

- Phát triển công nghiệp sản xuất hàng mây tre nhằm từng bước gia tăng giá trị và hiệu quả kinh tế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng mây tre, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

- Đóng góp vào quá trình phát triển bền vững của ngành Nông - Lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

4.2 Mục tiêu

- Nâng cao năng lực sản xuất cho người dân

- Tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, đồng thời đảm bảo tính bền vững

- Mở rộng thêm 700 ha diện tích luồng

- Tăng vị thế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Tăng tỷ lệ sử dụng và giá trị cây luồng trên thị trường

Phần 5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI

5.1 Kết quả 1: Năng lực của người dân được nâng cao

5.2 Kết quả 2: Diện tích trồng luồng được mở rộng thêm 700ha

5.3 Kết quả 3: Người dân được hỗ trợ trong gây trồng, phát triển cây luồng.5.4 Kết quả 4: Các doanh nghiệp, xưởng chế biến được hỗ trợ để phát triển ngành hàng luồng

Phần 6 CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

6.1 Các hoạt động để đạt được kq1: Năng lực của người dân được nâng cao.

• Hoạt động 1: Mở lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho người dân,

cộng tác viên, cán bộ, ban quản lý dự án

Trang 7

• Hoạt động 2: Mở các buổi họp dân tuyên truyền cho người dân về những

lợi ích và hiệu quả khi thực hiện dự án

• Hoạt động 3: Thử nghiệm phục tráng và khai thác rừng luồng, quản lý rừng

• Hoạt động 2: Cải thiện và phát huy tác dụng vườn ươm.

• Hoạt động 3: Thử nghiệm và trồng xen trên đất luồng mới.

• Hoạt động 4: Triển khai trồng và chăm sóc.

6.3 Các hoạt động để đạt được kq3: Người dân được hỗ trợ trong gây trồng,

phát triển cây luồng

• Hoạt động 1: Hỗ trợ cho người dân về vốn, nguồn giống, vật tư.

• Hoạt động 2: Đầu tư về trang thiết bị cho các hộ gia đình thực hiện dự án.

• Hoạt động 3: Hỗ trợ các chính sách về nông nghiệp Tạo điều kiện thuận

lợi cho các chính sách hỗ trợ người dân trong trồng luồng

6.4 Các hoạt động để đạt được kq4: Các doanh nghiệp, xưởng chế biến được

hỗ trợ để phát triển ngành hàng luồng

• Hoạt động 1: Khảo sát và xây dựng các danh mục cơ sở chế biến luồng

trên địa bàn huyện Trấn Yên

• Hoạt động 2: Đào tạo cho các cơ sở chế biến luồng: Chủ cơ sở, cán bộ

quản lý, kế toán

• Hoạt động 3: Mở rộng hoạt động sản xuất các sản phẩm mới.

• Hoạt động 4: Tìm hiểu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và

ngoài nước

Trang 8

Phần 7 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN

7.1 Giải pháp về quy hoạch

* Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu

- Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu căn cứ vào vùng sinh thái và phân

bố của cây luồng, khả năng phát triển công nghiệp chế biến; điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển ngành hàng luồng

- Khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu tự nhiên tại các vùng có rừng luồng thuần loại, rừng luồng hỗn giao với các loài cây gỗ thuộc các khu rừng phòng hộ và các khu rừng sản xuất, gồm:

+ Rừng do các tổ chức của Nhà nước quản lý (công ty lâm nghiệp, ban quản

- Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vùng nguyên liệu luồng gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm

* Quy hoạch phát triển các cơ sở sản xuất luồng

- Phát triển các cơ sở sản xuất gắn với vùng nguyên liệu tập trung chuyên canh, sử dụng nguồn nguyên liệu phân tán trong dân và sử dụng lao động nông thôn

- Ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh nghành hàng luồng phục

vụ xuất khẩu, sản phẩm công nghiệp, đồng thời chú trọng hỗ trợ phát triển các cơ

sở sản xuất hàng luồng truyền thống

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất hàng mây tre thành lập tổ chức khoa học công nghệ hoặc liên doanh với tổ chức, cá nhân để nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm

Trang 9

7.2 Giải pháp về chính sách

* Chính sách về đất đai

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, dành quỹ đất cho phát triển vùng nguyên liệu,

cơ sở chế biến công nghiệp và sản xuất luồng

- Đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn để phát triển vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến công nghiệp và làng nghề sản xuất hàng mây tre theo quy định của pháp luật

- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được giao, khoán, quản lý, sử dụng đất rừng sản xuất nằm trong vùng quy hoạch của dự án được sử dụng diện tích đất kém hiệu quả và đất chưa sử dụng để phát triển nguyên liệu Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh liên doanh, liên kết với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được giao, khoán đất và rừng để sản xuất nguyên liệu

- Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng mây, tre, phát triển sản xuất, kinh doanh hàng mây tre được hưởng ưu đãi

về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai

* Chính sách về đầu tư và tín dụng

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn ở các xã đặc biệt khó khăn trồng luồng được hưởng mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha trồng mới để mua sắm trang thiết bị, được hỗ trợ 100% tiền mua cây giống, vật tư phân bón

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn không thuộc xã đặc biệt khó khăn trồng luồng được hỗ trợ 2 triệu đồng/ha trồng mới, hỗ trợ 80% tiền mua cây giống, vật tư phân bón

- Trồng luồng phân tán, trồng mới trên đất trống, đồi núi trọc, khoán bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên thuộc đất rừng phòng hộ được hỗ trợ 100% tiền mua cây giống

Trang 10

- Hộ gia đình, cá nhân trồng luồng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến, tiêu thụ và cung ứng các dịch vụ phục vụ sản xuất hàng luồng được hỗ trợ vay vốn với lãi xuất ưu đãi.

7.3 Về lao động và đào tạo

- Đào tạo đủ nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cho sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp

- Tập trung bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng đối với lực lượng lao động không thường xuyên; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao đối với lực lượng lao động thường xuyên đang làm việc tại các cơ sở hoặc các doanh nghiệp sản xuất, chế biến luồng

- Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo cho người dân và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong trồng và chăm sóc, khai thác và sản xuất các sản phẩm từ luồng.7.4 Giải pháp về khoa học, công nghệ

- Đào tạo, hướng dẫn, xây dựng mô hình để chuyển giao phương pháp canh tác, công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm luồng tiên tiến, cung cấp thông tin khoa học công nghệ mới cho nông dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh

- Dự án khuyến khích các nhà đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh ngành hàng luồng đầu tư nghiên cứu ứng dụng và sử dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong việc chọn, tạo giống, bảo quản, chế biến các sản phẩm luồng; tăng cường liên doanh, liên kết giữa nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp và người trồng luồng

- Phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường đại học thực hiện nghiên cứu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại trong việc tạo giống, trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến, sản xuất các mặt hàng luồng

- Ứng dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học vào các khâu bảo quản, chế biến luồng

- Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về gây trồng, chăm sóc, quản lý chất lượng sản phẩm luồng đảm bảo tiêu chuẩn về sức khỏe cộng đồng và môi trường

7.5 Giải pháp về thị trường

- Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ, xuất khẩu hàng luồng ký hợp đồng tiêu thụ lâu dài, ổn định với các hộ nông dân

Trang 11

- Tiến hành nghiên cứu, thiết kế mẫu mã, sản phẩm mới phục vụ cho các cơ

sở sản xuất theo định hướng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu sản phẩm mây tre của thị trường trong và ngoài nước

- Tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin thường xuyên về thị trường, những quy định về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng, các rào cản

kỹ thuật để cơ sở sản xuất ngành hàng luồng có cơ sở định hướng sản xuất, xuất khẩu phù hợp

- Phối hợp với các cơ quan ban ngành trong huyện, tỉnh tạo điều kiện bố trí địa điểm thuận lợi, hỗ trợ kinh phí để xây dựng chợ mua bán nguyên liệu gắn với vùng nguyên liệu tập trung; xây dựng các chợ, cửa hàng, trung tâm ở địa phương

có làng nghề, các điểm du lịch để quảng bá giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm cung cấp thông tin thị trường trong nước và quốc tế để dịnh hướng phát triển sản xuất cho nông dân, giúp các doanh nghiệp thương mại xây dựng các đề án, phương án tiêu thụ, chế biến luồng, mở rộng thị trường

- Tổ chức khảo sát, đánh giá hệ thống thông tin thị trường đã có, theo dõi diễn biến thông tin thị trường mới trên cơ sở đó hoàn thiện hệ thống báo giá và thông tin thị trường trong và ngoài nước

Trang 12

Phần 8 TỔ CHỨC QUẢN LÝ, THƯC HIỆN VÀ KẾ HOẠCH HOẠT

ĐỘNG

8.1 Tổ chức quản lý

- Cơ quan chủ trì dự án: UBND huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

- Thành lập ban quản lý dự án bao gồm các thành phần: Giám Đốc dự án, 07 cán bộ dự án, kế toán dự án theo sơ đồ sau:

Giám đốc dự ánCán bộ dự ánCán bộ dự án

Cán bộ dự án

Cán bộ dự ánCán bộ dự ánCán bộ dự án

Kế toán dự ánCán bộ dự án

Trang 13

8.2 Kế hoạch phát triển của dự án

- Tiến hành mở rộng vùng nguyên liệu, tập trung trồng mới đồng thời phục hồi và khai thác hợp lý rừng luồng hiện có

- Tiến hành trồng xen, hỗn giao các loài cây họ đậu với luồng để tránh độc canh về lâu dài, đa dạng sinh thái và tăng thêm thu nhập cho người dân

- Thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến lâm từ khâu trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, khai thác và chế biến luồng

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật và công nhân sản xuất luồng

- Áp dụng khoa học, kỹ thuật sản xuất các sản phẩm mới tận dụng tối đa các phụ phẩm từ luồng tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần xóa đói, giảm nghèo Đồng thời đảm bảo bền vững về môi trường sinh thái

- Phát triển sản xuất đi đôi với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích các hình thức liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lên kết giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh Yên Bái

8.3 Kế hoạch thực hiện dự án

* Giai đoạn chuẩn bị: Dự kiến 6 tháng (Từ 1/2015 – 6/2015)

- Điều tra thực trạng vùng dự án

- Hình thành ban quản lý dự án

- Họp xây dựng quy chế cộng đồng về tổ chức và thực hiện dự án

- Tổ chức đấu thầu chọn đơn vị thi công

* Giai đoạn thi công: Dự kiến 4 năm (Từ 7/2015 – 6/2019)

* Giai đoạn hoàn tất, nghiệm thu: Dự kiến 6 tháng (Từ 7/2019 – 1/2020).8.4 Kế hoạch hoạt động

Phụ lục I: Kế hoạch hoạt động.

Hoạt động Thời gian

Năm

Trang 14

cho người dân, cộng tác viên, cán bộ, ban quản lý

dự án

1.2 Mở các buổi họp dân tuyên truyền cho người

dân về những lợi ích và hiệu quả khi thực hiện dự

án

1.3 Thử nghiệm phục tráng và khai thác rừng

1.4 Tổ chức tham quan một số mô hình sản xuất

trong tỉnh và các khu vực lân cận X

2.1 Xác định lại điều kiện, đất đai, khí hậu, đặc

điểm, vị trí khu vực tiến hành X X

2.2 Cải thiện và phát huy tác dụng vườn ươm X X X X2.3 Thử nghiệm và trồng xen trên đất luồng mới X X X X2.4 Triển khai trồng và chăm sóc X X X X3.1 Hỗ trợ cho người dân về vốn, nguồn giống, vật

3.2 Đầu tư về trang thiết bị cho các hộ gia đình

3.3 Hỗ trợ các chính sách về nông nghiệp Tạo

điều kiện thuận lợi cho các chính sách hỗ trợ người

dân trong trồng luồng

4.1: Khảo sát và xây dựng các danh mục cơ sở chế

biến luồng trên địa bàn huyện Trấn Yên X X4.2: Đào tạo cho các cơ sở chế biến luồng: Chủ cơ

4.3: Mở rộng hoạt động sản xuất các sản phẩm

4.4: Tìm hiểu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản

Trang 15

Bảng 1: Các hoạt động và kết quả mong đợi

gia

Chỉ tiêu (kết quả mong đợi)

- Mở các buổi họp dân tuyên truyền cho người dân về những lợi ích và hiệu quả khi thực hiện dự án

- Thử nghiệm phục tráng và khai thác rừng luồng, quản lý rừng bền vững

- Tổ chức tham quan một số

mô hình sản xuất trong tỉnh

và các khu vực lân cận

Ban quản lý dự án

Cán bộ dự án

Khuyến nông các xã

Đối tác kỹ thuật

Người dân

- Cán bộ dự án

có đầy đủ kiến thức chuyên muôn đạt 100%

- Tổ chức 1 chuyến tham quan

- Cải thiện và phát huy tác dụng vườn ươm

- Thử nghiệm và trồng xen trên đất luồng mới

- Triển khai trồng và chăm sóc

Cán bộ dự án

Khuyến nông các xã

Các nhóm nông dân, nhóm cộng tác viên

Người dân địa phương

- Cán bộ dự án

có đầy đủ thông tin về vùng dự án

- Xây dựng 10 vườn ươm (1 vườn ươm/2 xã)

- Hỗ trợ các chính sách về nông nghiệp Tạo điều kiện thuận lợi cho các chính sách

hỗ trợ người dân trong trồng luồng

UBND tỉnh

Sở NN&PPNTUBND huyện

UBND các xã

Ban quản lý dự án

Hỗ trợ 2 triệu đồng/1 hộ dân thực hiện dự án

Các chính sách được phổ biến rộng rãi tới người dân

Ngày đăng: 22/04/2015, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w