Thương hiệu nông sản gắn liền với địa danh đặc sản, nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý.. + Thương hiệu giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và phát triển n
Trang 1Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Khoa Nông Học
- -Bài thảo luận
Một số thương hiệu nổi tiếng
Giảng viên: TS Nguyễn Thế Huấn Môn: Thương hiệu và thị trường nông sản Sinh viên: K43 – TT
Trang 2Danh sách nhóm 6
1 Hoàng Thị Ngọc Huệ
2 Nông Văn Hùng
3 Hoàng Thị Nguyệt
4 Thền Văn Trai
Trang 3Đặt vấn đề
II
Nội dung
III
Kết luận
Nội dung
chính
Trang 4I ĐẶT VẤN ĐỀ
Thương hiệu đã xuất hiện cách đây hàng thế kỷ với ý nghĩa để phân biệt hàng hóa của nhà sản xuất này với hàng hóa của nhà sản xuất khác
Thương hiệu nông sản gắn liền với địa danh đặc sản, nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý
Vai trò của thương hiệu:
• Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp
+ Thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp
+ Thương hiệu giúp cho doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư và vượt qua những khó khăn trong kinh doanh
+Thương hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
+Thương hiệu có vai trò như một tài sản quan trọng của doanh nghiệp, giá trị được tính bằng tiền
Trang 5+ Thương hiệu giúp duy trì lòng trung thành của khách hàng và kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, khi doanh nghiệp tạo ra được khách hàng trung thành, họ có thể đạt được thị phần lớn, duy trì mức giá cao và doanh thu cao
+ Thương hiệu giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và phát triển nguồn nhân lực
Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng:
+ Nhờ chức năng nhận biết của thương hiệu nó trở thành một công cụ để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn hàng hóa theo nhãn hiệu phù hợp với yêu cầu sở thích, mức chất lượng mong muốn + Thương hiệu còn có vai trò khẳng định tính cách, cá tính, hình ảnh riêng của từng người tiêu dùng trong con mắt người khác, nó tạo cho người sử dụng một phong cách riêng
Trang 6II NỘI DUNG
1 Nhãn hiệu chứng nhận chè Suối Giàng-Yên Bái
a Nguồn gốc:
Đã từ lâu, tên địa danh Suối Giàng, Yên Bái đã gắn liền với đặc sản chè shan tuyết Suối Giàng với cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi mà trong giới sành chè từ trong nước đến Quốc tế biết đến
Vùng chè Suối Giàng nằm trên độ cao 1400m so với mực nước biển, nơi đây có khí hậu giống với thị trấn Sapa, Lào Cai Với diện tích
chè gần 410ha, trong đó chè cổ thụ có 80.000 gốc Trung bình 1 năm toàn xã thu hái khoảng 500 tấn chè búp tươi Giá bán bình quân
300.000-400.000đ/kg chè khô, có loại lên đến 1,2 triệu thậm chí lên đến 2 triệu Chè ở đây độc đáo trong bát nước chè xanh có 18 vị đầu đắng của chè trên thế giới
Ngày 01 tháng 11 năm 2012, cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 62700/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận Suối Giàng- Yên Bái cho sản phâm chè của xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái
Trang 7Tem mang nhãn hiệu chứng nhận được
in chống làm giả.
Theo đó, nhãn hiệu chứng nhận( NHCN) được đề cập trong Quyết định này là NHCN Suối Giàng- Yên Bái cho sản phẩm chè được trồng, chế biến tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái trong vùng địa lý quy định, đáp ứng các chỉ tiêu chứng nhận và được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nhãn hiệu chứng nhận gồm các từ ‘Suối Giàng- Yên Bái” và logo được gắn kèm theo
Trang 8b Vai trò và ý nghĩa:
•Phân biệt và chọn lựa sản phẩm chè Suối Giàng đã được bảo hộ NHCN với những loại chè mang nhãn Suối Giàng mà hiện vẫn đang còn xuất hiện trôi nổi trên thị trường như hiện nay (thông qua có tem mang NHCN trên bao bì sản phẩm)
•Nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, mang lại cuộc sống ấm no cho bà con dân tộc H Mông trên vùng cao xã Suối Giàng, là bước khởi đầu cho việc khai thác tiềm năng du lịch, nghỉ dưỡng của vùng đất mà thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnh Yên Bái chúng ta, góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương
Trang 102 Chỉ dẫn địa lý hồng không hạt Bắc Kạn
a Nguồn gốc
•Cây hồng không hạt gắn với vùng đất Bắc Kạn đã có lịch sử phát triển trên 100 năm Tại bản Lác thuộc xã Quảng Bạch, xã Xuân Lạc,
xã Tân Lập huyện Chợ Đồn hay tại các xã Quảng Khê, Đồng Phúc thuộc huyện Ba Bể và xã Nà Phặc thuộc huyện Ngân Sơn vẫn còn những cây hồng gần 100 năm tuổi cho năng suất và chất lượng quả tốt.
• Các tính chất, chất lượng đặc thù của hồng không hạt Bắc Kạn có được trước hết là do điều kiện khí hậu vùng này phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây hồng.
•Hồng không hạt là một sản phẩm đặc sản bản địa có chất lượng tốt,
ăn thơm vị ngọt đậm, giòn.
Trang 11Ngày 08 tháng 09 năm 2010, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định
số 1721/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00021 cho sản phẩm hồng không hạt Bắc Kạn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý
"Bắc Kạn" cho sản phẩm hồng không hạt
Trang 12• Khu vực địa lý của hồng không hạt Bắc Kạn có tọa độ địa lý từ
2209’42’’ đến 22029’24’’ vĩ độ Bắc và từ 105028’36’’ đến
105059’08’’ kinh độ Đông, thuộc địa phận của 3 huyện: Chợ Đồn, Ba
Bể và Ngân Sơn, trong đó:
• - Huyện Chợ Đồn bao gồm các xã: Nam Cường, Đồng Lạc, Xuân
Lạc, Quảng Bạch, Tân Lập, Ngọc Phái;
• - Huyện Ba Bể bao gồm các xã: Đồng Phúc, Quảng Khê, Hoàng Trĩ,
Khang Ninh, Thượng Giáo, Địa Linh, Cao Trĩ
• - Huyện Ngân Sơn bao gồm các xã: Trung Hòa, Lãng Ngâm, Hương
Nê và Thị trấn Nà Phặc
Trang 13b Vai trò, ý nghĩa
•Toàn tỉnh Bắc Kạn hiện có hơn 500ha hồng không hạt, trong đó huyện Chợ Đồn và Ba Bể là hai địa phương trồng nhiều nhất với gần 400 ha Mỗi héc ta hồng không hạt cho thu hoạch từ 8-10 tấn quả, trừ chi phí bà con thu lãi hơn 200 triệu đồng/ha Hồng không hạt đang là cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình
•Hồng không hạt Bắc Kạn vốn được coi là loại cây nông sản nổi tiếng của tỉnh và đặc biệt cây nông sản này đã được cấp chỉ dẫn địa lý, đồng thời được cấp Chứng thư thẩm định đạt Top 100
thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng năm 2013 Tính đến nay, đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của Bắc Kạn được nhận giải
thưởng này
Trang 14Mang lại thu nhập khá cho đồng bào dân tộc thiểu số:
Giá bán tại vườn từ 20.000 đến 22.000 đồng/kg, giá bán tại chợ dao động từ 25.000 đến 35.000 đồng/kg, quả to được bán đến 40.000
đồng/kg,
Mở rộng thị trường tiêu thụ:có rất nhiều thương lái từ Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định lên Bắc Kạn thu mua hồng, có ngày, các đầu mối thu mua bán được hơn 1 tấn, thậm chí 2 tấn quả Có khoảng 80% lượng hồng của người dân được thương lái vào mua tận vườn
Trang 153 Chỉ dẫn địa lý “Văn Yên” cho sản phẩm quế
a Nguồn gốc
•Từ rất lâu nay, huyện Văn Yên đã nổi tiếng với các sản phẩm từ cây quế vỏ trên thị trường trong và ngoài nước Xét về số lượng, quế Văn Yên đứng đầu trong các địa phương trồng quế với diện tích hơn
15.000 ha Xét về chất lượng, sản lượng tinh dầu quế Văn Yên xếp thứ 2 toàn quốc, sau quế Trà My.
•Cây quế là một sản vật quý của vùng đất Văn Yên.
•Quế Văn Yên nổi tiếng bởi chất lượng đặc thù có được do điều kiện địa lý mang lại.
Khu vực địa lý bao gồm các xã Châu Quế Hạ; xã Xuân Tầm; xã
Phong Dụ Hạ; xã Phong Dụ Thượng; xã Tân Hợp; xã Đại Sơn; xã
Mỏ Vàng; xã Viễn Sơn thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Trang 16• Ngày 07 tháng 01 năm 2010, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ
đã ra Quyết định số 01/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00018 cho sản phẩm quế Văn Yên nổi tiếng Ủy ban nhân dân huyện Văn Yên là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý “Văn Yên” cho sản phẩm Quế này.
Trang 17b Vai trò và ý nghĩa
•Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm quế giúp khẳng đinh nguồn gốc, xuất xứ và chỉ rõ được tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm quế Văn Yên so với các vùng quế khác Đây là căn cứ pháp lý quan trọng
và lâu dài, góp phần tăng giá trị sản phẩm quế, xây dựng vùng quế Văn Yên có thương hiệu thị trường trong nước và quốc tế.
•Chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm quế đã được chứng minh, khẳng định được giá trị, danh tiếng của sản phẩm và đem lại lợi ích thiết thực cho người dân trồng quế.
•Gỗ quế thơm nên bán được giá, nhất là những cây có đường kính từ
20cm trở lên Loại gỗ đường kính từ 5 - 7cm bán được 450.000 đồng/m3; loại 25 - 30cm bán được 1,2 triệu đồng trở lên/m3; cành lá quế có giá
700.000 đồng/tấn; tinh dầu quế được chưng cất từ lá, cành từ 260.000 - 280.000 đồng/kg; quế khô thành phẩm 12.000 đồng/kg…
Trang 18• Nâng thu nhập bình quân đâù ngươì của huyện đạt 16 triêụ đồng mỗi năm, trong đó gia đình ngươì trồng quế có thu nhập trung bình 90 triêụ đồng đến 100 triêụ đồng
Trang 19III Kết luận
Thương hiệu là dấu hiệu để người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp trong muôn vàn các hàng hóa cùng loại khác Thương hiệu góp phần duy trì và mở rộng thị trường cho
doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp Trong điều kiện cạnh
tranh gay gắt như hiện nay, nhất là khi có nhiều hàng hóa của nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam thì việc các doanh nghiệp
phải tạo cho mình và hàng hóa của mình những thương hiệu là điều hết sức cần thiết