1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

đề cương môn cây dược liệu

7 846 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 92 KB

Nội dung

Câu 1: trình bày khái niệm cây dược liệu ? Câu 2: trình bày những kỹ thuật cơ bản trong trồng và chăm sóc, thu hái , chế biến bảo quản cây dược liệu ? Câu 3 : mô tả các dạng thuốc thường dùng ? Cau 4: mô tả đặc điểm thực vật học và kỹ thuật nhân giống cây ACTISO ? Câu 5 : mô tả đặc điểm thực vật học và kỹ thuật nhân giống cây quế ? Câu 6 : : mô tả đặc điểm thực vật học và kỹ thuật nhân giống cây hồi ? Câu 7 : yêu cầu sinh thái , kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đương quy ? Câu 8: thành phần tác dụng của cây bạch truật và kỹ thuật chế biến bạch truật làm dược liệu ? Câu 9 : kỹ thuật trồng trọt ,thu hái , chế biến và bảo quản cây thanh hao hoa vàng ? Câu 10 : đặc điểm thực vật học và kỹ thuật trồng trọt cây thảo quả ? Câu 11: kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ba kích ? Câu 12: kỹ thuật trồng và chăm sóc cây gấc ? Câu 13: đặc điểm thực vật học , thành phần ,tác dụng của cây hòe ? hãy cho biết một số bài thuốc dân gian từ cây hòe ( tìm 4 bài ) ? Trả lời Câu 1 : : trình bày khái niệm cây dược liệu ? • khái niệm : cây dược liệu là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi được sử dụng . Câu 2 : : trình bày những kỹ thuật cơ bản trong trồng và chăm sóc, thu hái , chế biến bảo quản cây dược liệu ? * kỹ thuật trồng và chăm sóc 1. nhân giống nhân giống hữu tính: - ưu điểm: kỹ thuật đơn giản, hệ số nhân giống cao,tốn ít diện tích,áp dụng được ở nhiều nơi. - Nhược điểm : dễ phân ly tính trạng. Nhân giống vô tính: - ưu điểm : đồng đều, giữ được nguồn gốc cây mẹ. - nhược điểm: người nhân giống phải có kỹ thuật. 2. làm đất - cày bừa kỹ,tơi xốp có độ sâu phù hợp. - loại bỏ hết tàn dư cây bệnh, khử trùng đất trước khi trồng. - đất được lên luống với độ cao, kích thước phụ thuộc vào loại cây và mùa vụ. - có hệ thống tưới tiêu phù hợp, có đường đi lại chăm sóc thuận lợi. 3. bón phân - Nguyên tắc : sử dụng nhiều loại phân bón kết hợp cùng một lúc + Phân hữu cơ : phân chuồng,phân xanh, phân bắc hoai mục… + phân hóa học vô cơ : lân , đạm , kali, + phân chuồng hoai mục dùng để tưới thúc bằng cách pha loãng tưới với nồng độ tăng dần theo tuổi của cây Với cây lấy thân, lá , hoa tưới ở thời kỳ cây sinh trưởng sinh dưỡng khi cây chớm ra nụ phải ngừng ngay Cây lấy củ rễ bón thúc phân hữu cơ hoai mục và đạm sunfat trong thời kỳ cây đang lớn đến cây bắtđầu hình thành củ thì ngừng ngay Vơi cây có thời gian sinh trưởng dài bón thúc làm nhiều đợt. 4. gieo - gieo dày sau đó đánh ra trồng hoặc gieo thẳng vào gốc - cây lấy củ không nên gieo mà trồng thẳng vì hay bị chột, nhiều củ nhỏ củ cái không to - sau khi gieo xong che phủ bằng rơm rạ,cỏ khô để giữ ẩm khi cây mọc dỡ ra - loại cây nhiều cành có cành trồng thưa, cây than thảo trồng dày * chú ý : sau khi gieo phải tưới ẩm 5. chăm sóc - xới xáo ,làm cỏ : xới phá váng sau mưa, xới đất nhẹ và làm sạch cỏ - tỉa cây - tưới tiêu : tưới kịp thời vào giai đoạn cây ra củ, đâm hoa , kết hạt để cây đủ ẩm cho năng suất cao - bấm hoa trên cành : cây lấy củ khi mới chớm ra nụ phải cắt bỏ ngay. - làm giàn * kỹ thuật thu hái 1. hái những bộ phận trên mặt đất - vỏ cây : hoàng nàn ,núc nác, đõ trọng, vỏ xoan… + hái vào mùa xuân nhiều nhựa dễ bóc + cây bụi hái vào mùa thu + hái cành nên hái cành bánh tẻ ( trừ quế hái cành già ) Chú ý : khi bao gói không nên xếp lồng vào nhau - hái búp cây : búp ổi, chè… hái khi búp phồng lên kèm theo 2 lá non chưa xòe - hái lá cây : cà độc dược, trúc đào… + hái khi sắp ra hoa hoăc bắt đầu ra nụ + với cây 2 năm hái vào năm thứ 2 + vị trí và tuổi lá cũng ảnh hưởng đến hoạt chất trong dược liệu Vd. Lá chè,một số loại họ hoa môi - hái hoa : + hái trước khi nở hoặc chớm nở + hái bằng tay hoặc dung lược chuyên dụng để hái cho hoa rụng vào túi + có thể hái cả hoa hoặc dung một bộ phận của hoa + khi hái không nên dung thùng quá cao + vận chuyển tránh ánh nắng trực tiếp - thu hái quả : + thường hái khi quả đã chín + khi hái các loại quả mọng tránh quả ép vào nhau + quả khô tự mở hái lúc quả chưa khô,lúc trời mát tốt nhất vào sáng sớm hoặc chiều muộn nêú hôm đấy không nắng to + quả để nguyên cuống xếp nhẹ tránh ép vào nhau + nếu bẩn phải để riêng nếu cần rửa phải thấm khô + dụng cụ đựng phải cứng có lót êm, quả để chỗ mát - thu hái hạt : + lấy hạt khi quả đã chin già lúc hạt đã tự khô một phần của hạt khô tự mở Vd: hạt muồng muồng 2. thu hái những bộ phận dưới mặt đất - thời gian thu hái + với cây 2 năm hay lâu năm hái vào cuối thu sang đông hoặc đầu xuân + như cây bồ công anh hái vào giữa mùa hè thì hàm lượng chất đắng mới cao + tùy từng loại cây xác định thời gian thu hái cho phù hợp - kỹ thuật thu hái + dùng thuổng nhọn, xẻng nhỏ sắc để thu, khi thu hái rễ hay rễ củ cần cắt bỏ bộ phận trên mặt đất,chỉ để lại cổ rễ + sau khi thu hái phải rửa sạch hết đất cát mới phơi sấy 3. lưu ý khi thu hái cây dược liệu là cây hoang dại - chỉ nên lấy các loài có nhiều cá thể,không nên thu hái các loại hiếm mà phải giữ giống .cây đã thu hái xử lý cẩn thận để có thể thu hái đợt tiếp theo - chỉ nên thu hái cùng một lần ít loài tránh nhầm lẫn - không hái nhầm cây lạ về dùng làm thuốc - sau khi vừa thu hái phơi sấy ngay càng nhanh càng tốt - chỉ dùng pp sấy khô nhân tạo với cây không mùi và ở trạng thái tươi - các rễ dày cắt và thái theo chiều dài trước khi phơi - các cây dl đã phơi cất ngay vào thùng chứa khô ráo, tránh làm vụn nát thuốc có tinh dầu k nên xếp vào hộp , túi bằng chất dẻo vì chất này hấp thụ tinh dầu của thuốc * chế biến dược liệu 1. ổn định dl - mục đích + làm ngừng chệ sự hđ của enzim hoặc phá hủy enzim để giữ được các hđ có sẵn trong dl + tuy nhiên có trường hợp cần giữ cho enzim tồn tại và hđ để tăng hàm lượng các hoạt chất có trong dl - bản chất : phá hủy enzim có 3 cách : - phá hủy bằng cồn sôi : thả dl từng ít một vào cồn 95 độ đang đun sôi. Lượng cồn dùng gấp 5 lần dl. Sau khi cho hết lắp ống sinh hàn cho cồn sôi trong 30 – 40 phút. Để nguội gạn lấy cồn.dl đem giã nhỏ và chiết lại lần 2 - phá hủy enzim bằng nhiệt ẩm : hơi cồn và hơi nước - phá hủy enzim bằng nhiệt khô : thổi không khí nóng qua dl 2. phơi dl dưới ánh nắng mặt trời và trong bóng râm - dưới ánh nắng mặt trời : áp dụng với những cây,bộ phận cây thuốc không bị ánh sáng mặt trời trực tiếp làm hỏng - phơi trong bóng râm : áp dụng với dl dễ biến màu, hoạt chất dễ biến đổi dưới ánh sáng mặt trời,dl có tinh dầu 3.sấy dl ; là pp làm khô dl bằng máy,dùng khí nóng trong buồng kín để sấy, có lỗ thông hơi - nhiệt độ sấy : 30 – 80 tùy từng loại và từng giai đoạn sấy - quá trình sấy : 40 – 50 độ C , 50 – 60 độ C, 60 – 70 độ C 4. chế biến sơ bộ - chọn lọc dl : loại bỏ phần không sử dụng, dl bị lẫn , tạp chất - làm sạch : rửa củ rễ, sàng sẩy hoa hạt, chải, lau - ngâm ủ : làm mềm, dễ thái, giảm độc, giảm tcs dụng phụ , một số dl ủ để lên men - cắt hái, giã. 5. bào chế thuốc theo đông y - mục đích : làm cho vị thuốc tốt hơn,loại bỏ những bộ phận k có tác dụng - pp bào chế chỉ dùng lửa : nung, vùi hay lùi,sao, trích (tẩm ướp ) ,nướng, - pp chỉ dùng nước : rửa, ngâm, dội, thuy phi - pp phối hợp cả nước và lửa : chưng hay đồ, đun , tôi , sắc , cất * Bảo quản dược liệu Bảo quản dl là một khâu rất quan trọng nhằm giữ được phẩm chất và hình thức dl không bị giảm sút . - dl phải bảo toàn được hình thức và phẩm chất - cố gắng giữ nguyên vẹn các hợp chất như khi cay còn tươi - có 2 phương pháp bảo quản : bảo quản tươi và khô + bảo quản tươi thường dung là chôn dl trong cát mịn rất khô ( rễ ,hành hay giò ,rễ củ và các loại rễ thân ) + bảo quản khô : dl được đem sấy khô rồi mới đem cất trữ và bảo quản các yếu tố dl chịu ảnh hưởng trong quá trình bảo quản - độ ẩm : ảnh hưởng đến chất lượng + độ ẩm phù hơp với đk bảo quản dl là 60 – 65 % + dl nhập kho phải đạt độ ẩm phù hợp cho từng loại ( hạt 8 – 10 % ; hoa ,lá ,vỏ cây là 10 – 12% ; rễ và dl có đường ,tinh dầu là 12 – 15% ) - Nhiệt độ : là yếu tố làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học trong vị thuốc ,giúp cho nấm mốc , sâu , mọt … phất triển . + nhiệt độ thích hợp cho bảo quản là 25 độ C - ánh sáng mạnh làm dl mất màu hay chuyển sang màu nâu - nấm mốc : giảm chất lượng dl ,ảnh hưởng đến sức khỏe người dung thuốc - côn trùng : làm giảm số lượng và chất lượng dl - bao bì đóng gói : phù hợp với từng dl, đóng gói đúng cách - thời gian tồn kho : thời gian bảo quản dl lâu cũng ảnh hưởng đến chất lượng,do vậy bảo quản dl trong kho càng ngắn càng tốt. Câu 3 : : mô tả các dạng thuốc thường dùng ? • thuốc sắc hay hãm ( thuốc thang ) thuốc dung để uống,đắp ,xông. Nước sắc hấp thụ nhanh dễ phát huy tác dụng . ứng dụng vào các bệnh cấp tính ,bệnh nặng. - hãm thuốc : rót nước sôi lên hoa,lá ,rễ…của cây thuốc và ngâm trong ít phút, thời gian hãm tùy từng loại cây + cây tinh dầu 3 – 5 phút + cây dai thì hãm 10 – 15 phút - sắc thuốc : dung nước để nấu thuốc cho đến khi còn 2/3 • thuốc bột ( thuốc tan ) - khi dung thuốc bột phải tán mịn để các dịch hóa chất có thể chiết được các hoạt chất. thuốc dung dưới dạng bột - thuốc uống với nước sôi để nguội hoặc sắc vài phút rồi bỏ bã, có thể bôi hoặc rắc ngoài . - tiện sử dụng, tiết kiệm. • thuốc đắp tươi - thuốc phải được giã nhuyễn thường được sử dụng để đắp vết thương - cần rửa thật sạch lá , bộ phận của cây ta thường dùng làm thuốc, rồi đặt vào bát hoặc cối giã nhỏ . - pp này thuốc có thể bị nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài trong khi chế biến. • thuốc viên tròn - được làm thành bột mịn, trộn mật, rượu, dấm , hồ gạo,… chế thành viên tròn. Là loại thuốc hay dùng nhất. - thuốc hấp thụ chậm, tác dụng chậm , tiện sử dụng phù hợp với bệnh mãn tính - kích thước viên tròn tùy theo yêu cầu của bài thuốc hoặc bệnh tật • rượu thuốc - dùng làm dung môi để chiết suất các vị thuốc, có thể uống, dùng ngoài - thích hợp với các loại thuốc chữa bệnh thấp khớp, thuốc cấp cứu - nồng độ trung bình cho thuốc độc mạnh là 10%, không độc 20% • thuốc cao - cao nước : dùng nước nấu với dl rồi cô đến độ cần thiết. có thể dùng nồi nhôm để nấu 1 mẻ 15 – 20kg dl, đổ nước ngập 10cm và đun ( thân ,lá ,rễ nấu 5 – 8h, lá 3 – 5h) chắt lấy nước , lọc kỹ , cô đặc lại - cho rượu bảo quản : hòa lẫn với cao, nồng độ rượu cao 15 độ, lọc và đóng chai, có thể pha chế thành siro. • Chè - dùng bài thuốc gồm các vị thảo mộc, sao giòn ,tán 1 – 3mm. - khi dùng hãm như pha chè - thường dùng với các loại thuốc chữa cảm mạo, đau khớp, nhức đầu, an thần. • viên dẹt - một số thuốc nấu thành cao, một số thành bột mịn, đem rập viên theo pp công nghiệp - lượng chuẩn xác,thể tích nhỏ, dễ uống .có thể bọc đường hoặc bọc keo. Câu 4 : mô tả đặc điểm thực vật học và kỹ thuật nhân giống cây ACTISO ? • đặc điểm thực vật học - thân : là cây thảo, thân ngắn , thẳng và cứng, cây cao khoảng 0.8 – 1.2m . trên than có khía dọc, phủ một lớp lông trắng như bong. - Lá đơn, mọc so le ,phiến lá phân thùy lông chim 2 – 3 lần , mặt trên có màu xanh lục, mặt dưới có long trắng mịn + năm 1 cây có một vòng lá, lá to và dài , mọc so le, mép lá có gai. Gân chính to, nổi rõ + năm 2 từ vòng giữa lá có thân mọc lê cao, phía trên có thân cành, thân mang lá nhỏ không cuống , hơi phân thùy. - cụm hoa hình rổ hình thành trên ngọn các cành, hoa tự dày và nhọn có nhiều lá bắc tạo thành bao hoa ở đỉnh nhọn, hoa hình ống , màu lam tím đính trên đế hoa nạc. - quả : bế nhẵn , khi chin màu nâu thẫm, bên trên có mào long trắng dính với nhau ở gốc tạo thành vòng, dễ tách ra. Hạt không có nội nhũ. - Mùa hoa : tháng 12 – 2, quả chín tháng 3 – 5 . • kỹ thuật nhân giống Actiso có 2 pp nhân giống : + bằng hạt + tách chồi • nhân giống bằng hạt : được áp dụng trong nghiên cứu lai tạo giống ban đầu - chuẩn bị hạt giống : sau khi quả chín ,thu quả tách lấy hạt chắc, mẩy, phơi khô, bảo quản nơi khô ráo để hạt không hút ẩm trở lại. tỷ lệ nảy mầm 75 – 90 % . - xử lý hạt giống : ngâm trong nước ấm 35 độ C hoặc xử lý diệt khuẩn bằng KMnO 4 1% trong 8 – 10h trước khi gieo, sau đố vớt ra rửa sạch bằng nước lã để 4h cho ráo - chuẩn bị đất gieo ươm : chọn đất cát pha hay đất thịt nhẹ , không có đá ,sỏi, có đủ ánh sáng,chủ động tưới tiêu. + đất làm nhỏ,sạch cỏ dại , kỹ, lên luống rộng 80 – 100 cm , cao 25 – 30 , rãnh rộng 30 – 40 cm . + đất vườn ươm phải bón phân , lượng phân bón cho 1ha vườn ươm là : 20 tấn phân hữu cơ hoai mục + 1000 kg NPK + 500 kg tro bếp + 500 kg vôi bột . trộn đều phân với lớp đất mặt luống trước khi gieo 7 – 10 ngày - kỹ thuật gieo hạt : hạt giống nhỏ cần trộn với đất bột hoặc tro bếp cho đều , 100g hạt / 20 m 2 mặt luống ,sau gieo phủ một lớp đất mịn cho kín hạt sau đó tủ một lớp trấu,rơm rạ nhỏ để giữ ẩm . tưới nước để hạt im đều trên luống . - chăm sóc vườn ươm sau gieo : + . hãy cho biết một số bài thuốc dân gian từ cây hòe ( tìm 4 bài ) ? Trả lời Câu 1 : : trình bày khái niệm cây dược liệu ? • khái niệm : cây dược liệu là những loài thực vật có tác dụng dùng. Câu 1: trình bày khái niệm cây dược liệu ? Câu 2: trình bày những kỹ thuật cơ bản trong trồng và chăm sóc, thu hái , chế biến bảo quản cây dược liệu ? Câu 3 : mô tả các dạng thuốc thường. của cây Với cây lấy thân, lá , hoa tưới ở thời kỳ cây sinh trưởng sinh dưỡng khi cây chớm ra nụ phải ngừng ngay Cây lấy củ rễ bón thúc phân hữu cơ hoai mục và đạm sunfat trong thời kỳ cây

Ngày đăng: 22/04/2015, 10:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w