ĐỂ SỐ 23 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: Tại sao nói mã di truyền mang tính đặc hiệu? a. Vì 1 axit amin có thể được mã hóa đồng thời bởi 1 hay nhiều bộ 3. b. Vì tất cả các sinh vật đều dùng chung 1 bộ mã di truyền. c. Vì mỗi bộ 3 chỉ mã hóa cho duy nhất 1 axit amin. d. Vì các bộ 3 có thể bị đột biến để trpr thành các bộ 3 mới. Câu 2: 1 phân tử mARN chỉ có 2 loại nuclêôtit là A và G thì số loại bộ 3 mã sao tối đa của phân tử đó là a. 6 b. 8 c. 9 d. 10 Câu 3: Phát biểu không đúng về đột biến nhiễm sắc thể là: a. Đột biến nhiễm sắc thể có thể làm mất đi 1 vài đoạn nhiễm sắc thể. b. Đột biến nhiễm sắc thể cóthể làm phát sinh các alen mới trong quần thể. c. Đột biến nhiễm sắc thể có thể làm biến đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể. d. Đột biến nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể. Câu 4: Trong các dạng đột biến gen sau đây, dạng nào gây đột biến nhiều nhất trong cấu trúc của chuỗi pôlipeptit do gen đó điều khiển tổng hợp? a. Đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 vị trí bất kỳ sau mã mở đầu. b. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở ngay sau mã mở đầu. c. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở ngay sau mã mở đầu. d. Đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở ngay sau mã mở đầu. Câu 5: 1 mạch gốc của gen sao mã ra mARN có trình tự các nuclêôtit như sau: Mạch mã gốc AXX GAG XTA GTX TTT Bộ 3 thứ 3 4 5 6 7 Đột biến xảy ra làm G ở bộ 3 thứ 6 trên mạch mã gốc của gen được thay bằng A sẽ dẫn đến hiện tượng gì? a. axit amin ở vị trí thứ 6 bị thay bằng 1 axit amin khác. b. Không làm thay đổi trật tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit. c. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit sẽ bị rối loạn từ mã thứ 6 trở đi. d. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit sẽ dừng lại ở vị trí mã thứ 6 Câu 6: 1 nhiễm sắc thể có các gen sắp xếp theo trình tự ABCDE*GHIK đã bị độ biến, nhiễm sắc thể sau đột biến có trình tự sắp xếp các gen là ABCDE*GKIH. Dạng đột biến này thường dẫn đến hậu quả nào sau đây? a. Gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến. b. Làm tăng mức độ biểu hiện của tính trạng. c. Làm tăng sự đa dạng giữa các nòi trong cùng 1 loài. d. Làm giảm mạnh mức độ biểu hiện của tính trạng. Câu 7: Hình vẽ bên mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nhiễm sắc thể nào? a. Mất đoạn và lặp đoạn. b. Chuyển đoạn và lặp đoạn. c. Mất đoạn và chuyển đoạn. d. Mất đoạn và đảo đoạn. Câu 8: Khi các cá thể của 1 quần thể giao phối lưỡng bội tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở 1 số tế bào giao tử, 1 cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra hoàn toàn bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể trong quần thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là: a. 2n, 2n + 1 + 1, 2n + 1, 2n + 2 b. 2n, 2n - 1 - 1, 2n - 1, 2n - 2 c. 2n, 2n + 1, 2n - 1, 2n + 2, 2n - 2 d. 2n, 2n + 1 + 1, 2n - 1 - 1, 2n + 1, 2n - 1 Câu 9: Cho cây ngô thân cao tứ bội AAAa tự thụ phấn, trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, thì tỷ lệ kiểu gen của thế hệ F 1 là a. 8AAAA : 1 aaaa : 8Aaaa : 8AAaa : 18AAAa b. 18AAAA : 2aaaa : 8Aaaa : 8AAaa c. 9AAAA : 18AAaa : 9AAaa d. 9AAAa : 18AAaa : 9aaaaa Câu 10: Cơ chế chủ yếu dẫn đến đột biến dị bội là do a. rối loạn phân li của 1 hoặc 1 số cặp nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. b. rối loạn phân li của 1 hoặc 1 số cặp nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân. c. rối loạn phân li của 1 hoặc 1 số cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân. d. rối loạn phân li của toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. Câu 11: Hình vẽ bên mô tả giai đoạn nào của quá trình phân bào ở 1 tế bào bình thường? a. Kỳ giữa của nguyên phân. b. Kỳ giữa của giảm phân I c. Kỳ giữa của giảm phân II d. Kỳ giữa của nguyên phân hoặc kỳ giữa của giảm phân II. Câu 12: Gen 1 có 2 alen (A và a), gen 2 có 2 alen (B và b). Trong trường hợp cả 2 cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thì số kiểu gen tối đa trong quần thể về cả 2 kiểu gen này là a. 4 b. 9 c. 10 d. 12 Câu 13: Khi thực hiện phép lai phân tích đối với tính trạng màu thân ở 1 loài sinh vật, người ta thu được kết quả như sau: - Phép lai thuận: Cái thân xám x Đực thân đen, F 1 : 100% thân xám. - Phép lai nghịch: cái thân đen x Đực thân xám, F 1 : 100% thân đen. Nhận định nào sau đây là đúng? a. Gen quy định tính trạng màu thân nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. b. Gen quy định tính trạng màu thân nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y c. Gen quy định tính trạng màu thân nằm trên nhiễm sắc thể thường. d. Gen quy định tính trạng màu thân nằm trong tế bào chất. Câu 14: Ở cà chua: Gen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Gen B quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen b quy định quả vàng. Các gen này nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng và liên kết hoàn toàn với nhau. Phép lai nào dưới đây có thể cho kết quả giống với phép lai phân tích cá thể dị hợp về 2 cặp gen phân li độc lập: a. AB/ab x ab/ab b. Ab/aB x ab/ab c. Ab/aB x ab/ab d. Ab/ab x aB/ab Câu 15: Ở hệ thống giới tính XX, XY, đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trong vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X? a. Cho kết quả khác nhau khi lai thuận nghịch. b. Tuân theo quy luật di truyền chéo. c. Dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp nhiễm sắc thể XY. d. Không biểu hiện ở cơ thể mang cặp nhiễm sắc thể XX. Câu 16: Trong 1 quần thể giao phối, xét 1 gen có 2 alen (B và b). Biết tần số a len B gấp 4 lần tần số alen b. Thành phần kiểu gen của quần thể sau 3 thế hệ giao phối tự do sẽ là a. 0,05BB : 0,5Bb : 0,45bb b. 0,64BB : 0,32Bb : 0,04bb c. 0,05BB : 0,64Bb : 0,32bb d. 0,16BB : 0,48Bb : 0,36bb Câu 17: Khi quần thể ở trạng thái cân bằng, người ta thống kê được số cá thể có kiểu hình lặn do gen a quy định chiếm 6,25%. Tỷ lệ kiểu gen Aa là a. 37,5% b. 12,5% c. 18,5% d. 50% Câu 18: Cấu trúc di truyền nào sau đây là của quần thể tự phối? a. Đa dạng và phong phú về kiểu gen. b. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp. c. Phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. d. Có sự đa hình về kiểu gen. Câu 19: Nguyên nhân gây ra thường biến là a. sự biến đổi trong kiểu gen của cá thể. b. do đặc trưng trao đổi chất của mỗi cá thể. c. do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường. d. cơ thể phản ứng quá mức với các biến đổi của môi trường. Câu 20: 2 cơ thể đều có kiểu gen AaBbCcDdEe giao phối với nhau, tất cả ácc gen đều phân li độc lập. Tỷ lệ các con có kiểu gen fgiống bố mẹ ở đời sau là a. 1 4 b. 1 16 c. 1 32 d. 1 64 Câu 21: Nhận định nào sau đây là đúng về các pha trong chu kỳ tế bào? a. Pha A: Diễn ra ngay trước khi tế bào phân chia. b. Pha G1: Diễn ra ngay sau khi tế bào phân chia. c. Pha M: ADN nhân đôi. d. Pha G2: Tế bào phân chia. Câu 22: Các phương pháp lai ít được sử dụng trong chọn giống vi sinh vật vì a. đa số vi sinh vật không vó quá trình sinh sản hữu tính hoặc quá trình đó chưa được biết rõ. b. vi sinh vật là loài tự thụ. c. vi sinh vật sinh sản quá nhanh. d. tất cả các vi sinh vật đều sinh sản vô tính. Câu 23: Cơ chế gây đột biến gen của 5 - Brôm Uraxin (5BU) là a. làm thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác. b. lám mất 1 cặp nuclêôtit. c. làm thêm 1 cặp nuclêôtit. d. làm đaot vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit. Câu 24: Ở động vật, ưu thế lai được duy trì và củng cố bằng cách a. sử dụng hình thức sinh sản sinh dưỡng. b. cho tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ. c. Chỉ cho các cá thể F 1 lai với nhau. d. dùng phương pháp lai luân phiên, cho F 1 lai trở lại với dạng bố, mẹ ban đầu. Câu 25: Phương pháp lai xa được thực hiện có hiệu quả nhất đối với a. động vật có vú. b. cây ăn quả. c. thực vật sinh sản hữu tính. d. sinh vật sinh sản sinh dưỡng. Câu 26: Điểm giống nhau cơ bản giữa lai tế bào và lai xa là a. con lai đều bất thụ. b. các tế bào đem lai đều là tế bào sinh dưỡng. c. đều tạo được nhiều ưu thế lai hơn các phương pháp lai cùng loài. d. con lai xa sau khi được đa bội hóa có bộ nhiễm sắc thể giống với bộ nhiễm sắc thể của các tế bào lai trong phương pháp lai tế bào. Câu 27: Trong kỹ thuật di truyền, người ta thường sử dụng loại enzim nào để nối ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền tạo thành ÁN tái tổ hợp? a. enzim ligaza b. enzim prôtêaza c. enzim restrictaza d. enzim lipaza Câu 28: Việc sinh sản nhanh của tế bào chủ E.coli mang lại ý nghĩa chủ yếu nào sau đây? a. Sau 12 giờ, từ 1 tế bào ban đầu có thể tạo thành 16 triệu tế bào. b. Lượng gen mong muốn được tăng nhanh, sản xuất được nhiều sản phẩm tương ứng. c. Tiết kiệm thời gian và nguyên liệu nuôi dưỡng. d. Tạo ra được nhiều biến dị có ý nghĩa. Câu 29: Trong tự nhiên, nhiều loài thực vật tự thụ phấn vẫn sinh trưởng và phát triển khá mạnh là do a. loài tự thụ phấn chặt chẽ vẫn có tỷ lệ giao phấn nhất định. b. các cá thể có kiểu gen đồng nhất nên truyền đạt vật chất di truyền cho đời sau 1 cách ổn định, c. Các tính trạng ở loài tự thụ phấn là các tính trạng đa alen. d. các dạng đồng hợp lặn có lợi tồn tại trong quần thể. Câu 30: Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy định? a. Điều kiện môi trường. b. Kiểu gen của cơ thể. c. Đặc trưng trao đổi chất của mỗi cá thể. d. Thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Câu 31: Sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là kết quả của những quá trình nào sau đây? 1. Tiến hóa hóa học. 2. Tiến hóa lí học. 3. Tiến hóa tiền sinh học. 4. Tiến hóa sinh học. Phương án đúng là a. 1, 2 b. 2, 3 c. 1, 3 d. 3, 4 Câu 32: Trong “chảo canh nguyên thủy” đầy chất hữu cơ hòa tan đã xảy ra quá trình hình thành các côaxexva. Nhận định nào sau đây về côaxecva là chính xác? a. Côaxecva là những dạng sống đầu tiên. b. Côaxecva là những cơ thể sinh vật đầu tiên. c. Côaxecva chưa phải là những cơ thể sinh vật. d. Côaxecva chưa phải là những cơ thể sinh vật nhưng chúng cũng đã có những dấu hiệu nguyên thủy của sự trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản. Câu 33: các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát sinh loài người bắt đầu từ giai đoạn a. vượn người hóa thạch. b. người tối cổ (người vượn). c. người cổ. d. người hiện đại. Câu 34: Theo học thuyết của Lamac, những nguyên nhân nào sau đây có thể gây nên sự tiến hóa ở sinh vật? a. Ngoại cảnh thay đổi theo không gian, thời gian. 2. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. 3. Sự thay đổi tập quán hoạt động của động vật. 4. Sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính. Phương án đúng là a. 2, 3 b. 1, 3 c. 3, 4 d. 1, 2 Câu 35: Biến dị xác định hay biến đổi cá thể theo quan niệm của Dacuyn có các đặc điệm giống với các loại biến dị nào sau đây theo quan điểm di truyền học hiện đại? a. Đột biến gen. b. Đột biến nhiễm sắc thể. c. Biến dị tổ hợp. d. Thường biến. Câu 36: Chọn lọc nhân tạo không có vai trò nào sau đây? a. Giải thích sự hình thành các loài vật nuôi, cây trồng mới từ 1 loài ban đầu. b. Giải thích vì sao vật nuôi, cây trồng luôn thích nghi cao độ với nhu cầu của con người. c. Là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng. d. Giải thích sự hình thành nhiều giống vật nuôi trong mỗi loài. Câu 37: Sự thích nghi của sinh vật nào đó được tính bằng a. sức mạnh của nó trong cuộc cạnh tranh với các cá thể cùng loài. b. tần số đột biến gen của cá thể đó. c. số con hữu thụ mà nó tạo ra. d. khả năng chống chịu của nó với các điều kiện môi trường. Câu 38: Trong cùng 1 dòng sông chảy vào hồ, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên qua thời gian dài, từ 1 loài gốc đã hình thành 3 loài cá hồi mới có các đặc điểm thích nghi khác nhau. Loài 1: đẻ trong hồ vào mùa đông. Loài 2: đẻ ở cửa sông vào mùa xuân - hè. Loài 3: đẻ vào đoạn giữa sông vào mùa thu - đông. Sự hình thành các loài cá hồi nói trên diễn ra theo con đường nào? a. Con đường địa lí. b. Con đường sinh thái. c. Con đường sinh sản d. Con đường lai xa và đa bội hóa. Câu 39: Phát biểu nào dưới đây là không đúng với phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí? a. Loài mới có thể hình thành do sự mở rộng khu phân bố của loài gốc. b. Thường gặp ở cả thực vật và động vật. c. Quá trình hình thành loài diễn ra nhanh chóng. d. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau dẫn đến hình thành nòi địa lí. Câu 40: Vai trò của thường biến đối với sinh vật là a. cơ sở phát sinh các biến dị di truyền. b. giúp cho sinh vật phản ứng phù hợp với sự thay đổi của môi trường. c. giúp cho sinh vật có thể phát triển tốt trong mọi môi trường. d. giúp cho sinh vật có thể phát sinh nhiều biến dị di truyền. Câu 41: Chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của Dacuyn và quan điểm hiện đại đều dựa trên cơ sở a. tính vô hướng của biến dị. b. tính vô hướng của các đột biến. c. tính biến dị và di truyền của sinh vật. d. tính thích nghi của sinh vật với môi trường. Câu 42: Quá trình giao phối không có vai trò nào sau đây? a. Làm trung hòa và bảo tồn các đột biến có hại. b. Làm phát tán đột biến trong quần thể. c. Tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa. d. Tạo ra các biến dị tổ hợp và các tổ hợp gen thích nghi 1 cách nhanh nhất. Câu 43: 1 đột biến gen lặn được biểu hiện ra kiểu hình trong các trường hợp nào dưới đây? 1. Tồn tại bên cạnh gen trội có lợi. 2. Tồn tại ở trạng thái đồng hợp tử lặn. 3. Điều kiện ngoại cảnh thay đổi phù hợp với gen lặn đó. 4. Tế bào bị đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể chứa gen trội tương ứng. Phương án đúng là a. 1, 2 b. 2, 3 c. 2, 4 d. 3, 4 Câu 44: Phát biểu nào dưới đây là không đúng với phương thức hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa? a. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật. b. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở động vật. c. Loài mới được hình thành bằng lai xa và đa bội hóa xảy ra nhanh hơn. d. Cách li di truyền như là nhân tố khởi đầu có thể dẫn tới hình thành loài mới. Câu 45: Quan hệ giữa trâu và chim sáo là loại quan hệ nào sau đây? a. Quan hệ hội sinh. b. Quan hệ hợp tác. c. Quan hệ cộng sinh. d. Quan hệ ký sinh - vật chủ. Câu 46: Trạng thái cân bằng của quần thể được duy trì bởi a. sự thống nhất giữa tăng số lượng cá thể và tăng tỷ lệ sinh sản của quần thể. b. sự biến động số lượng cá thể của quần thể. c. sự thống nhất giữa tỷ lệ sinh sản và tỷ lệ tử vong của quần thể. d. sự thống nhất giữa tỷ lệ sinh sản và giảm số lượng cá thể của quần thể. Câu 47: Quần xã nào sau đây có độ đa dạng cao nhất? a. Quần xã sinh vật rừng thông phương Bắc. b. Quần xã sinh vật rừng mưa nhiêth đới. c. Quần xã sinh vật savan. d. Quần xã sinh vật thảo rừng lá rộng ôn đới. Câu 48: Sự hình thành ao cá tự nhiên từ 1 hố bom được gọi là a. diễn thế sinh thái. b. diễn thế thứ sinh. c. diễn thé phân hủy. d. diễn thế nhân tạo. Câu 49: Cho chuỗi thức ăn sau: Cỏ thỏ cáo hổ. Sinh vật có sinh khối trung bình lớn nhất là a. cỏ b. thỏ c. cáo d. hổ Câu 50: Trong hình tháp sinh khối, càng xa sinh vật sản xuất thì a. sinh khối của sinh vật càng tăng. b. sinh khối của sinh vật càng giảm. c. sinh khối của sinh vật tăng lên nhưng với tốc độ chậm dần. d. sinh khối của sinh vật luôn duy trì ở 1 giá trị ổn định. HẾT . tháp sinh khối, càng xa sinh vật sản xuất thì a. sinh khối của sinh vật càng tăng. b. sinh khối của sinh vật càng giảm. c. sinh khối của sinh vật tăng lên nhưng với tốc độ chậm dần. d. sinh khối. vật sinh sản hữu tính. d. sinh vật sinh sản sinh dưỡng. Câu 26: Điểm giống nhau cơ bản giữa lai tế bào và lai xa là a. con lai đều bất thụ. b. các tế bào đem lai đều là tế bào sinh dưỡng. c. đều. sinh vật vì a. đa số vi sinh vật không vó quá trình sinh sản hữu tính hoặc quá trình đó chưa được biết rõ. b. vi sinh vật là loài tự thụ. c. vi sinh vật sinh sản quá nhanh. d. tất cả các vi sinh