ĐỀ SỐ 17 (Thời gian: 90 phút) Câu 1: Tại sao nói di truyền mang tính thoái hóa? a. Vì có thể có 2 hay nhiều bộ 3 cùng mã hóa cho 1 axit amin b. Vì tất cả các sinh vật đều dùng chung 1 bộ mã di truyền. c. Vì 1 bộ 3 có thể mã hóa cho đồng thời 2 hay nhiều axit amin. d. Ví 1 bộ 3 có thể bị đột biến để tạo thành các bộ 3 mới. Câu 2: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn lặp lại nhiều lần sẽ gây ra hiện tượng thoái hóa giống do a. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp tử. b. kiểu hình đột biến có hại tăng lên vì tỷ lệ đồng hợp tử tăng. c. hiện tượng đột biến gen tăng lên. d. tập trung gen trội có hại ở các thế hệ sau. Câu 3: 1 đoạn ADN có tổng số nuclêôtit là 3000. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A là 350. Trên mạch 2 của gen có số nuclêôtit loại G là 400 và số nuclêôtit loại X là 320. Số nuclêôtit từng loại trên mạch 1 của đoạn gen đó là a. A = T = 350, G = X = 400 b. A = 350, T = 430, G = 320, X = 400 c. A = 350, T = 320, G = 400, X = 350 d. A = 350, T = 200, G = 320, X = 400 Câu 4: Bằng chứng cho thấy bào quan ty thể trong tế bào sinh vật nhân chuẩn có lẽ có nguồn gốc từ sinh vật nhân sơ là a. khi nuôi cấy, ty thể trực phân hình thành khuẩn lạc. b. ty thể rất mẫn cảm với thuốc kháng sinh. c. ty thể dễ nuôi cấy và tách chiết ADN như vi khuẩn. d. cấu trúc ADN hệ gen ty thể và hình thức nhân đôi của ty thể giống như vi khuẩn. Câu 5: 1 gen bình thường có 3900 liên kết hidro. Sau quá trình gen đó tự sao liên tiếp nhiều lần, 1 số gen con được tạo tahnhf có 3902 liên kết hidro. Dạng đột biến gen nào có thể tạo thành các gen con đó? 1. Thay thế 2 cặp A - T bằng 2 cặp G - X hoặc thêm 1 cặp A - T 2. Thay thế 2 cặp A - T bằng 2 cặp G - X hoặc thêm 1 cặp G - X 3. Thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T và thêm 1 cặp G - X 4. Thay thế 2 cặp G - X bằng 2 cặp A - T và thêm 1 cặp G - X Phương án đúng là: a. 1, 2 b. 1, 3 c. 2, 3 d. 3, 4 Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là không đúng với phương thức hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa? a. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật. b. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa ít xảy ra ở động vật. c. Loài mới được hình thành bằng lai xa và đa bội hóa xảy ra chậm chạp. d. Cách li di truyền như là nhân tố khởi đầu có thể dẫn tới hình thành loài mới. Câu 7: Hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa xảy ra là do: a. Sự khác biệt trong chu kỳ sinh sản ở thực vật và bộ máy sinh dục không tương ứng ở động vật. b. Sự không phù hợp giữa cấu trúc và chiều dài ống phấn của loài thực vật này với cấu trúc và chiều dài vòi nhụy của loài thực vật kia và ngược lại. c. Ở thực vật, hạt phấn của loài này không nảy mầm được trong vòi nhụy của loài kia; còn ở động vật, tinh trùng của loài này bị chết trong đường sinh dục của loài kia. d. Bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác xa nhau gây trở ngại cho quá trình giảm phân và phát sinh giao tử. Câu 8: Bằng chứng đến nay cho thấy, có lẽ vào thời điểm sự sống bắt đầu hình thành trên Trái Đất, khí quyển chưa co a. nước (H 2 O) b. oxi (O 2 ) c. nitơ (N 2 ) d. cacbon dioxit (CO 2 ) Câu 9: Khi phân tích 1 axit nuclêic người ta thu được thành phần của nó gồm có 20%A, 30%G, 30%T và 20%X. Kết luận nào sau đây đúng? a. axit nuclêic này là ADN có cấu tạo dạng sợi đơn. b. axit nuclêic này là ADN có cấu tạo dạng sợi kép. c. axit nuclêic này là ARN có cấu tạo dạng sợi đơn. d. axit nuclêic này là ARN có cấu tạo dạng sợi kép. Câu 10: 1 gen bị đột biến làm chuỗi polipeptit do gen đó điều khiển tổng hợp có axit amin thứ 8 là valin được thay bằng alanin, các axit amin còn lại đều bình thường. Dạng đột biến gen nào có thể gây ra hiện tượng trên? 1. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở bộ 3 mã hóa axit amin thứ 8. 2. Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit ở bộ 3 mã hóa axit amin thứ 8 3. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở bộ 3 mã hóa axit amin thứ 8 4. Mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ 3 mã hóa axit amin thứ 8 Phương án đúng là: a. 1, 2 b. 2, 3 c. 3, 4 d. 2, 4 Câu 11: Trong các dạng tổ tiên của loài người sau đây, dạng nào gần gũi nhất với người hiện đại - Homo sapiens? a. Homo habilis b. Homo erectus c. Ôxtralôpitec d. Đriôpitec Câu 12: Trong các đơn vị tổ chức sau, đơn vị nào là đơn vị nhỏ nhất tham gia vào sự tiến hóa của sinh vật? a. Loài. b. Gen. c. Cá thể. d. Quần thể. Câu 13: Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm ảnh hưởng đến lượng vật chất di truyền của tế bào là a. chuyển 1 đoạn nhiễm sắc thể sang nhiễm sắc thể tương đồng với nó. b. đảo đoạn và chuyển đoạn. c. đảo đoạn và chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể tương đồng. d. đảo đoạn và chuyển đoạn trong cùng 1 nhiễm sắc thể. Câu 14: Có 1 đàn cá nhỏ sống trong 1 hồ nước có nền cát màu nâu. Phần lớn các con cá có màu nâu nhạt, nhưng có 10% số cá có kiểu hình đốm trắng. Những con cá này thường bị bắt bởi 1 loài chim lớn sống trên bờ. 1 công ty xây dựng rải 1 lớp sỏi xuống gồ, làm mặt hồ trở lên có nền đốm trắng. Sự kiện có xu hướng xảy ra sau đó là: a. Tỷ lệ cá có kiểu hình đốm trắng tăng dần. b. Sau 2 thế hệ, tất cả đàn cá trong hồ có kiểu hình đốm trắng. c. Tỷ lệ các loại cá có kiểu hình khác nhau không thay đổi. d. Tỷ lệ các loài cá có kiểu hình đốm trắng liên tục giảm. Câu 15:Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các crômatit trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kỳ đầu của giảm phân I làm xuất hiện loại đột biến a. mất đoạn. b. đảo đoạn. c. lặp đoạn. d. chuyển đoạn. Câu 16: Loài lúa mì (Triticum aestivum) là loài có bộ nhiễm sắc thể đa bội, nhưng vẫn có khả năng sinh sản bình thường (hữu thụ). Đó là nhờ a. bộ nhiễm sắc thể của nó là đa bội lẻ. b. nó sinh sản bằng phương pháp sinh sản vô tính. c. bộ nhiễm sắc thể của nó là đa bội chẵn. d. nó là cây tự thụ phấn nên hiện tượng đa bội hóa không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Câu 17: “Tổ chức” nào sau đây là 1 quần thể? a. Tất cả mèo trên 1 đảo nhỏ và chuột là thức ăn của chúng. b. Tất cả ácc con mèo sống trên các đảo thuộc 1 quần đảo. c. Tất cả các con mèo sống trên 1 đảo nhỏ. d. Tất cả các con mèo có trên Trái Đất. Câu 18: Yếu tố nào sau đây không làm thay đổi trạng thái cân bằng của quần thể? a. Đột biến. b. Sinh sản hữu tính. c. Di cư và nhập cư. d. Tiến hóa nhỏ Câu 19: Trong 1 gia đình, mẹ có kiểu gen X B X b bố có kiểu gen X b Y sinh được con gái có kiểu gen X B X B X b . Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ? a. Trong giảm phân I, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường. b. Trong giảm phân I, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường. c. Trong giảm phân II, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường. d. Trong giảm phân II, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường. Câu 20: Để xác định mật độ của 1 quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể và a. diện tích khu vực phân bố của chúng. b. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể. c. tỷ lệ sinh và chết của quần thể. d. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể Câu 21: Nhân tố nào sau đây không phải là 1 phàn quan trọng của chọn lọc tự nhiên? a. Nguồn sống hạn chế của môi trường. b. Sự bất bình đẳng trong sinh sản giữa các cơ thể. c. Giao phối không ngẫu nhiên giữa vật nuôi, cây trồng. d. Cá thể thích nghi tốt hơn với môi trường có tiềm năng sống tốt hơn. Câu 22: Có 1 số yếu tố liên quan đến các quá trình sao chép ADN và phiên mã tổng hợp ARN 1. loại enzim xúc tác. 2. sản phẩm của quá trình 3. nguyên liệu tham gia phản ứng. 4. chiều phản ứng tổng hợp xảy ra. Sự khác biệt của 2 quá trình sao chép và phiên mã biểu hiện ở các yếu tố a. 1, 2 và 3 b. 1, 2 và 4 c. 2, 3 và 4 d. 1, 2, 3 và 4 Câu 23: Thuật ngữ nào dùng để mô tả sự thay đổi tần số các alen của 1 quần thể sau 1 số thế hệ? a. Tiến hóa nhỏ. b. Vồn gen của quần thể. c. Sự phân li độc lập. d. Tiến hóa lớn. Câu 24: Ở các loài thú hoang, các cá thể thường có kiểu phân bố a. ngẫu nhiên. b. đồng đều. c. theo đàn. d. tùy thuộc vùng địa lí. Câu 25: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng, với phép lai Aaaa x Aa sẽ thu được F 1 là a. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. b. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. c. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. d. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. Câu 26: Trong các sinh vật sau, sinh vật có lẽ xuất hiện đầu tiên trong quá trình tiến hóa là a. sinh vật nhân chuẩn. b. sinh vật đa bào. c. các loài thực vật. d. sinh vật nhân sơ. Câu 27: Cấu trúc tuổi của 1 quần thể có dạng hình tháp, đáy ộhng co thâ yqsuâ ntfhềno c jtahyuo loại a. đang ổn định. b. đang bắt đầu suy thoái. c. đang tăng trưởng nhanh. d. bị hạn chế bởi 1 số yếu tố môi trường. Câu 28: Cho cây ngô thân cao tứ bội AAAa giao phấn với cây ngô lưỡng bội Aa, trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, thì tỷ lệ kiểu gen của thế hệ F 1 là a. 3AAA : 6AAa : 3Aaa b. 6AAA : 3AAa : 3Aaa c. 3AAa : 3Aaa : 6aaa d. 3AAa : 3Aaa : 3aaa Câu 29: Nguồn gốc tận cùng của 1 biến dị di truyền là: a. Giảm phân. b. Đột biến. c. Chọn lọc tự nhiên. d. Biến dị tổ hợp. Câu 30: Các đột biến dị bội và đa bội có thể được phát hiện 1 cách chính xác bằng phương pháp a. quan sát kiểu hình. b. đánh giá khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường. c. đánh giá khả năng sinh sản của sinh vật. d. quan sát và đếm được số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào. Câu 31: năng lượng cần thiết cho mọi cơ thể sống trong hầu hết mọi hệ sinh thái trên Trái Đất đều có nguồn gốc tận cùng từ a. nhiệt lượng của Trái Đất. b. ánh sáng Mặt Trời. c. các hoạt động dị hoán của sinh vật. d. các hoạt động phân giải của sinh vật. Câu 32: Trong trường hợp các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau và tính trạng trội hoàn toàn, cho cây có kiểu gen aaBbCc giao phấn với cây có kiểu gen aaBbcc thì số loại kiểu gen và kiểu hình có thể được tạo ra ở thế hệ sau là a. 4 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình. b. 6 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. c. 8 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình. d. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. Câu 33: Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến dị di truyền cao ở hầu hết các quần thể động vật và thực vật bậc cao? a. Đột biến và đột biến phục hồi. b. Nhiều loại thực vật là đa bội, còn 1 số loài động vật là đơn bội (n). c. Biến dị tổ hợp qua sinh sản. d. Gen có thể di truyền giữa các nhiễm sắc thể. Câu 34: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỷ lệ kiểu hình A-bbccD-dở đời con là a. 9 256 b. 1 16 c. 81 256 d. 27 256 Câu 35: 1 đột biến trung tính xuất hiện ở 1 gen thiết yếu. Đột biến này nhiều khả năng xuất hiện là do a. đột biến hình thành nên 1 bộ 3 mã kết thúc mới. b. đột biến hình thành 1 bộ 3 mã hóa axit amin từ 1 bộ 3 mã kết thúc. c. đột biến xảy ra trong 1 trình tự intron d. gen sau đột biến làm thay đổi cấu hình không gian của enzim mà nó mã hóa. Câu 36: Trong tiến hóa ở sinh vật, sự thích nghi của 1 cơ thể được xác định bởi a. sức mạnh của cá thể đó. b. khả năng thích ứng của cá thể đó trong môi trường sống khác nhau. c. mức độ đóng góp vào vốn gen thế hệ kế tiếp của cá thể đó. d. tiềm năng sinh sản của cá thể đó. Câu 37: Ở đậu Hà Lan: Gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh. Gen B quy định hạt trơn là trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt nhăn. Sự di truyền của 2 cặp gen này không phụ thuộc vào nhau. Cho giao phấn giữa cây mọc từ hạt vàng, nhăn với cây mọc từ hạt xanh, trơn thu được F 1 có 2 loại kiểu hình là vàng, trơn và xanh, trơn với tỷ lệ 1 : 1. Kiểu gen của 2 cây bố mẹ sẽ là a. AAbb x aaBB b. Aabb x aaBb c. AAbb x aaBB d. Aabb x aaBB Câu 38: Nếu sử dụng thể thực khuẩn (phage) làm thể truyền, phương pháp để đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào chủ sẽ là a. nối ADN tái tổ hợp với thể thực khuẩn được dùng làm thể truyền b. bơm trực tiếp ADN tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn nhận. c. nối ADN của vi khuẩn nhận với plasmit được dùng làm thể truyền. d. để ADN tái tổ hợp tự xâm nhập vào tế bào vi khuẩn nhận. Câu 39: 2 động vật được xác định thuộc 2 loài khác nhau, khi chúng a. không giao phối được với nhau 1 cách tự nhiên và sinh con hữu thụ. b. có hình thái hoặc ổ sinh thái khác nhau. c. sống ở các vùng địa lí khác nhau. d. thuộc về các quần thể khác nhau. Câu 40: Lai phân tích ruồi cái thân xám, cánh dài (A-B-) với ruồi đực thân đen, cánh cụt được thế hệ lai gồm 188 xám - cút, 187 đen - dài, 62 xám - dài, 63 đen - cụt. Tần số hoán vị gen là a. 12,5% b. 25% c. 37,5% d. 22% Câu 41: Nội dung nào sau đây không được đề cập trong thuyết tiến hóa của Dacuyn? a. Trái Đất đã được hình thành từ lâu. b. Sức sinh sản của các quần thể lớn hơn khả năng cung cấp thức ăn của môi trường. c. Các tính trạng được di truyền độc lập với nhau. d. Các loài và các cá thể cạnh tranh với nhau do nguồn sống có hạn. Câu 42: 1 quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen (B và b), người ta thấy số cá thể đồng hợp lặn nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp trội. Thành phần kiểu gen của quần thể này là a. 0,05BB : 0,5Bb : 0,45bb b. 0,0625BB : 0,375Bb : 0,5625bb c. 0,25BB : 0,5Bb : 0,25bb d. 0,5625BB : 0,375Bb : 0,0625bb Câu 43: Tại sao đặc điểm hình thái thường được dùng đầu tiên để phân biệt các loài động vật, thực vật? a. Đó là cách đơn giản và thuận tiện nhất để phân biệt loài. b. 2 loài có hình thái khác nhau chắc chắn thuộc về các loài khác nhau. c. Đó là tiêu chuẩn cơ bản để xác định các loài sinh học. d. Do phần lớn các loài sinh sản vô tính. Câu 44: 1 quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen: 0,1AA : 0,8Aa : 0,1aa. Sau 3 thế hệ tự phối bắt buộc, tần số tương đối của các alen trong quần thể đó là a. p(A) = 0,5; q(a) = 0,5 b. p(A) = 0,4; q(a) = 0,6 c. p(A) = 0,6; q(a) = 0,4 d. p(A) = 0,35; q(a) = 0,75) Câu 45: Đóng góp lớn nhất của thuyết tiến hóa hiện đại cho học thuyết tiến hóa của Dacuyn là a. tiến hóa là sự thay đổi trong tần số alen của quần thể. b. trong 1 quần thể, 1 số cá thể để lại nhiều con cháu hơn các cá thể khác. c. sinh sản hữu tính có thể làm nhanh chóng lan rộng các đặc điểm thích nghi. d. con người đã thực hiện việc chọn lọc nhân tạo, là 1 lực chọn lọc lớn trong tự nhiên. Câu 46: Phương pháp nào dưới đây thường được dùng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật? a. Lai khác dòng. b. Lai thuận và lai nghịch. c. Lai giữa loài đã thuần hóa và loài hoang dại. d. Gây đột biến bằng các tác nhân vật lí hoặc hóa học. Câu 47: 1 ruồi giấm cái mắt trắng giao phối với ruồi đực mắt đỏ. Trong điều kiện giảm phân và thụ tinh bình thường, kết quả nào sau đây là chính xác? a. Tất cả các ruồi đực F 1 đều mắt trắng. b. Tất cả các ruồi cái F 1 đều mắt trắng. c. 50% số ruồi đực F 1 có mắt trắng. d. 50% số ruồi cái F 1 có mắt trắng. Câu 48: Việc sinh sản nhanh của tế bào chủ E.coli mang lại ý nghĩa nào sau đây? a. Sau 12 giờ, từ 1 tế bào ban đầu có thể tạo thành 16 triệu tế bào. b. Lượng gen mong muốn được tăng nhanh, sản xuất được nhiều sản phẩm mong muốn. c. Tiết kiệm thời gian và nguyên liệu nuôi dưỡng. d. Tạo ra được nhiều biến dị có ý nghĩa. Câu 49: Có 1 trình tự ARN [5' - AUG GGG UGX XAU UUU - 3'] mã hóa cho 1 đoạn polipeptit gồm 5 axit amin. Sự thay thế nuclêôtit nào dẫn đến việc đoạn polipeptit này chỉ còn lại 2 axit amin? a. Thay thế A ở bộ 3 nuclêôtit đầu tiên bằng X. b. Thay thế X ở bộ 3 nuclêôtit thứ 3 bằng A. c. thay thế G ở bộ 3 nuclêôtit đầu tiên bằng A d. thay thế U ở bộ 3 nuclêôtit đầu tiên bằng A Câu 50: Việc nào sau đây là không đúng với quy trình dung hợp tế bào trần ở thực vật? a. Loại bỏ thành tế bào. b. Cho dung hợp trực tiếp các tế bào trong môi trường đặc biệt. c. Nuôi cấy tế bào lai trong môi trường đặc biệt để chúng phát triển thành cây lai. d. Dung hợp các tế bào trần trong môi trường đặc biệt. HẾT . khả năng sinh sản của sinh vật. d. quan sát và đếm được số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào. Câu 31: năng lượng cần thi t cho mọi cơ thể sống trong hầu hết mọi hệ sinh thái trên Trái Đất đều có. 1 đoạn ADN có tổng số nuclêôtit là 3000. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A là 350. Trên mạch 2 của gen có số nuclêôtit loại G là 400 và số nuclêôtit loại X là 320. Số nuclêôtit từng loại. vàng. Câu 26: Trong các sinh vật sau, sinh vật có lẽ xuất hiện đầu tiên trong quá trình tiến hóa là a. sinh vật nhân chuẩn. b. sinh vật đa bào. c. các loài thực vật. d. sinh vật nhân sơ. Câu 27: