Nguyễn Thị Lệ Thủy – THPT Thái Phiên ĐN - Biên tập ĐỀ THAM KHẢO - TUYỂN SINHĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG (Thời gian làm bài 90 phút – 50 câu) Câu 1: Chọn lọc tự nhiên tác động vào các giai đoạn phát sinh sự sống nào? A. Tiến hóa tiền sinhhọc và tiến hóa hóa học B. Tiến hóa sinhhọc và tiến hóa hóa học C. Tiến hóa tiền sinhhọc và tiến hóa sinhhọc D. Tất cả các giai đoạn Câu 2: Đột biến thay cặp nuclêôtít có thể gây ra hậu quả như thế nào trên phân tử prôtêin do nó mã hoá? A. Không làm thay đổi cấu trúc của prôtêin B. Thay một axit amin này thành một axít amin khác C. Phân tử prôtêin do gen đột biến mã hoá có thể ngắn hơn so với trước khi đột biến D. Tất cả đều đúng Câu 3: Một quần thể có tần số alen A : a ≈ 0,8 : 0,2 . Tỉ lệ kiểu hình khi gen trội hoàn toàn là: A. 96%A- : 4%aa B. 80%A- : 20%aa C. 98%A- : 2%aa D. 64%AA : 32%Aa : 4%aa Câu 4: Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = ½, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.10 4 đvC. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là : A. T = A = 599, G = X = 1201 B. A = T = 600, G = X = 1200 C. T = A = 598, G = X = 1202 D. T = A = 601 , G = X = 1199 Câu 5: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được áp dụng từ những năm 20 của thế kỉ XX đã giúp các nhà chọn giống giải quyết được vấn đề gì sau đây? A. Khắc phục khó khăn để có thể tiến hành lai xa B. Chuyển gen giữa các loài sinh vật khác nhau C. Tạo nguồn nguyên liêu cho quá trình chọn giống D. Cả 3 câu trên Câu 6: Ở ngô, hạt phấn n+1 không có khả năng thụ tinh, nhưng noãn n+1 vẫn thụ tinh bình thường.Nếu R quy định hạt màu đỏ, r hạt không màu. Hãy dự đoán kết quả của các phép lai sau: Bố Rrr X Mẹ rr A. 2 đỏ : 1 không màu B. 1 đỏ : 1 không màu C. 5 đỏ : 3 không màu D. 1 đỏ : 2 không màu Câu 7: Hoạt động nào sau đây KHÔNG phải là cơ chế phát sinh đột biến gen ? A. Phân tử ADN bị đứt dưới tác động của các tác nhân gây đột biến. B. Sự trao đổi chéo không bình thường giữa các crômatit. C. Rối loạn trong nhân đôi ADN. D. ADN bị đứt và đoạn đứt ra gắn vào vị trí khác của phân tử ADN đó. Câu 8: Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định: A. Quá trình giao phối B. Quá trình đột biến C. Quá trình chọn lọc tự nhiên D. Quá trình phân li tính trạng Câu 9: Ý nghĩa của tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối là: A. Giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng khi điều kiện sống thay đổi B. Đảm bảo trạng thái cần bằng ổn định của một số loại kiểu hình trong quần thể C. Giải thích tạo sao các thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn so với các thể đồng hợp D. Sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng về hệ số di truyền? A. Hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng lớn. B. Hệ số di truyền cao (gần 1) thì tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. C. Hệ số di truyền cao (gần 1) thì tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện ngoại cảnh. D. Hệ số di truyền thấp (gần 0) thì tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kịên ngoại cảnh. Câu 11: Một người phụ nữ lớn tuổi đã xảy ra sự không phân tách ở cặp nhiễm sắc thể giới tính trong giảm phân I. Đời con của họ chỉ có thể bao nhiêu % (sống sót) mắc hội chứng Tớcnơ ? A. 50% B. 0% C. 33,3% D. 25% Câu 12: Cơ chế phát sinh thể đa bội là gì? A. Bộ NST tăng lên gấp bội B. Rối loạn trong sự hình thành thoi vô sắc C. Sự biến đổi kiểu gen D. Tất cả các cặp NST không phân li 1 Nguyễn Thị Lệ Thủy – THPT Thái Phiên ĐN - Biên tập Câu 13: Ở bò, gen A qui định lông đen, a: lông vàng. Trong một quần thể, bò lông vàng có 171 con, chiếm 9% tổng số cá thể của đàn. Số bò lông đen dị hợp là: A. 798con B. 171con C. 49% D. 931 con Câu 14: Ở người kiểu gen I A I A , I A I O quy định nhóm máu A; kiểu gen I B I B , I B I O quy định nhóm máu B; kiểu gen I A I B quy định nhóm máu AB; kiểu gen I O I O quy định nhóm máu O. Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơsinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào? A. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A. B. Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB. C. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A. D. Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O. Câu 15: Loài mao lương sống ở bãi cỏ ẩm có chồi nách, lá vươn dài, bò trên mặt đất. Loài mao lương sống ở bờ mương, bờ ao có lá hình bầu dục ít răng cưa hơn. Yếu tố chủ yếu tạo ra sự sai khác ở hai loài mao lương nói trên là: A. Yếu tố địa lí B. Yếu tố sinh lí C. Yếu tố hoá sinh D. Yếu tố sinh thái Câu 16: Cơ sở di truyền học của quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là: A. Cơ thể lai xa thực hiện việc duy trì và phát triển nòi giống bằng hình thức sinh sản dinh dưỡng B. Sự đa bội hoá giúp tế bào sinh dục ở cơ thể lai xa giảm phân bình thường và cơ thể lai xa sẽ có khả năng sinh sản hữu tính C. Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ nhiễm sắc thể (NST) của hai loài bố mẹ D. Hai bộ NST đơn bội khác loại ở cùng trong một tế bào nên gây khó khăn cho sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST làm trở ngại quá trình phát sinh giao tử Câu 17: Câu nào sau đây là sai: A. Cùng 1 kiểu gen có thể phản ứng thành những kiểu hình khác nhau trong cùng 1 điều kiện môi trường B. Thường biến là loại biến dị đồng loạt C. Mức phản ứng do kiểu gen quy định D. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng 1 kiểu gen dưới ảnh hưởng của môi trường Câu 18: Ở một loài thực vật, khi cho hai cơ thể bó mẹ thuần chủng, khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản, F 1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F 1 tự thụ phấn, F 2 thu được tỷ lệ 1:2:1, hai tính trạng đó đã di truyền theo quy luật A. Liên kết hoàn toàn B. liên kết không hoàn toàn C. Phân ly độc lập D. tương tác gen Câu 19: Đặc điểm KHÔNG đúng với đột biến tiền phôi A. di truyền qua sinh sản hữu tính. B. phát sinh trong nguyên phân khi cơ thể trưởng thành. C. di truyền qua sinh sản sinh dưỡng. D. phát sinh trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. Câu 20: Khi phép lai phân tích về một cặp tính trạng thu được kết quả tỷ lệ kiểu hình là 3:1, chứng tỏ tính trạng đó chịu sự chi phối của quy luật di truyền A. phân ly độc lập B. tương tác bỏ trợ với tỷ lệ 9:3:3:1 C. tương tác bổ trợ với tỷ lệ 9:7 D. tương tác cộng gộp Câu 21: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là: A. Đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này B. Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay có cùng một nguồn gốc chung C. Phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo trong sự tiến hoá của vật nuôi cây trồng và các loài hoang dại D. Giải thích được sự hình thành loài mới Câu 22: Quần thể với thành phần kiểu gen nào sau đây chỉ đạt trạng thái cân bằng sau 1 thế hệ: A. 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa = 1 B. 0,7 AA + 0,1 aa + 0,2 Aa = 1 C. 0,04 aa + 0,64 AA + 0,32 Aa = 1 D. 0,16 AA + 0,48 Aa + 0,36 aa = 1 2 Nguyễn Thị Lệ Thủy – THPT Thái Phiên ĐN - Biên tập Câu 23: Loại đột biến nào làm thay đổi các gen trong nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác? A. Chuyển đoạn NST B. Mất đoạn NST C. Đảo đoạn NST D. Lặp đoạn NST Câu 24: Điểm giống nhau trong kĩ thuật cấy gen với plasmit và với phage làm thể truyền là: A. Protein tạo thành có tác dụng tương đương B. Thể nhạn đều là E.coli C. Các giai đoạn và các loại enzim tương tự D. Đều chuyển được gen của loài này vào NST loài khác Câu 25: Yếu tố nào đóng vai trò chính trong việc làm cho con người thoát khỏi trình độ động vật: A. Biết sử dụng công cụ lao động B. Lao động C. Chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất D. Hệ thống tín hiệu thứ hai,dùng lửa Câu 26: Tại sao trong chăn nuôi và trồng trọt để cải thiện về năng suất thì ưu tiên phải chọn giống? A. Vì giống quy định năng suất B. Vì kiểu gen quy định mức phản ứng của tính trạng C. Vì các biến dị di truyền là vô hướng D. Tất cả đều đúng Câu 27: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là: A. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định B. Quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa C. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột D. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể Câu 28: Một loài thực vật có gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả đỏ, gen b quy định quả trắng. Cho cây có kiểu gen aB Ab giao phấn với cây có kiểu gen aB Ab . Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỷ lệ kiểu hình ở F 1 là: A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng B. 3 cây cao, quả trắng : 1 cây thấp, quả đỏ C. 1 cây cao, quả trắng: 2 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả đỏ D. 1 cây thấp, quả đỏ : 2 cây cao, quả trắng: 1 cây cao, quả đỏ Câu 29: Trong kỹ thật cấy gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo từ A. ADN của tế bào nhận sau khi nối vào 1 đoạn của tế bào cho. B. ADN plasmit sau khi được nối thêm 1 đoạn ADN của tế bào cho. C. ADN plasmit sau khi được nối thêm 1 đoạn ADN của tế bào nhận. D. ADN của tế bào cho sau khi được nối vào 1 đoạn của tế bào nhận. Câu 30: Ở cơ thể sống prôtêin đóng vai trò quan trọng trong: A. sự sinh sản B. hoạt động điều hoà và xúc tác C. cấu tạo của axit nuclêic D. cấu tạo của enzim và hocmôn Câu 31: Hiện tượng bất thụ do lai xa có liên quan đến giảm phân ở cơ thể lai là do: A. Sự không tương hợp giữa nhân và tế bào chất của hợp tử B. Sự không tương đồng giữa bộ NST đơn bội và lưỡng bội của 2 loài C. Sự không tương đồng giữa bộ NST của 2 loài về hình thái và số lượng D. Tất cả giải đáp đều đúng Câu 32: Quần thể (P) với thành phần kiểu gen 0,49 AA : 0,09 aa : 0,42 Aa, ở thế hệ F3 với 500 cá thể sẽ có số cá thể mang kiểu hình lặn là : A. 45 cá thể B. 9 cá thể C. 27 cá thể D. 255 cá thể Câu 33: Cây có kiểu gen như thế nào sau đây thì có thể cho loại giao tử mang toàn gen lặn chiếm tỉ lệ 50%? (1). Bb (2). BBb (3). Bbb (4). BBBb (5). BBbb (6). Bbbb A. (1), (3), (6) B. (2), (4), (5) C. (1), (2), (3) D. (4), (5), (6) Câu 34: Hiện tượng đa hình cân bằng là hiện tượng: 3 Nguyễn Thị Lệ Thủy – THPT Thái Phiên ĐN - Biên tập A. Hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi B. Thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác giúp sinh vật thích nghi tốt hơn với điều kiện sống C. Trong quần thể song song tồn tại một số loại kiểu hình ổn định, không một dạng nào có ưu thế trội hơn để hoàn toàn thay thế dạng khác D. Đột biến và biến dị tổ hợp liên tục phát sinh trong khi hoàn cảnh sống vẫn duy trì ổn định Câu 35: Để tăng tỉ lệ kết dính giữa 2 tế bào thành tế bào lai người ta không sử dụng phương pháp nào: A. Keo hữu cơ pôliêtilen glycol B. Xung điện cao áp C. Virút Xenđê D. Hoocmôn thích hợp Câu 36: Ở một loài thực vật AA : đỏ, Aa : hồng, aa : trắng. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu là : 0,2AA : 0,8Aa. Nếu ở thế hệ thứ n có kiểu hình hồng là 1/10 thìsố thế hệ tự thụ phấn là: A. 5 B. 3 C. 6 D. 4 Câu 37: Thể truyền là gì? A. Plasmit của vi khuẩn B. Phân tử ADN có khả năng mang gen ghép và tự nhân đôi độc lập C. Thể thực khuẩn Lambda D. Tất cả đều đúng Câu 38: Câu có nội dung sai trong các câu sau đây là: A. Quần thể là đơn vị cơ bản trong cấu trúc loài B. Thứ là đơn vị phân loại sinh vật dưới loài C. Nòi là đơn vị phân loại sinh vật dưới loài D. Tất cả đều sai Câu 39: Khi chiếu xạ với cường đội thích hợp lên hạt đang nẩy mầm, đỉnh sinh trưởng, chồi ngọn người ta mong muốn tạo ra loại biến dị nào sau đây? A. Đột biến xôma B. Đột biến đa bội C. Đột biến giao tử D. Đột biến tiền phôi Câu 40: Cơ sởđể phân biệt 1 đột biến là trội hay lặn A. hướng biểu hiện kiểu hình của đột biến. B. đối tượng xuất hiện đột biến. C. cơ quan xuất hiện đột biến. D. sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp sau. Câu 41: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với một hệ sinh thái? A. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn B. Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn C. Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình D. Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần Câu 42: Một sợi của phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 0,6 thì hàm lượng G hoặc X của nó xấp xỉ: A. 0,43 B. 0,34 C. 0,31 D. 0,40 Câu 43: Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu phả hệ ở người là: A. không biết được tính trạng trội, tính trạng lặn. B. không biết được tính trạng nào do kiểu gen quy định, tính trạng nào do điều kiện sống ảnh hưởng đến. C. không biết được tính trạng di truyền do một hay nhiều gen. D. không biết được tính trạng do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính quy định. Câu 44: Những trường hợp sau một thời gian dài trong quá trình tiến hoá loài vẫn giữ nguyên dạng nguyên thuỷ, ít biến đổi được gọi là: A. Sinh vật nguyên thuỷ B. Sinh vật hoá thạch C. Loài thuỷ tổ D. Hoá thạch sống Câu 45: Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là những cơ quan nằm ở những vị trí (X: đối xứng, U: tương ứng) trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình (T: tiến hoá, P: phát triển phôi) cho nên (G: kiểu gen, H: kiểu hình, C: kiểu cấu tạo) giống nhau: A. U, T, C B. X, T, G C. U, P, C D. U, T, G Câu 46: Phương pháp gây sốc nhiệt làm chấn thương bộ máy di truyền của tế bào nên thường dùng để gây đột biến 4 Nguyễn Thị Lệ Thủy – THPT Thái Phiên ĐN - Biên tập A. Gen B. Thể đa bội C. Cấu trúc NST D. Thể dị bội Câu 47: Động vật đẳng nhiệt sống ở các vùng lạnh phía bắc thường có đặc điểm A. các phần thò ra nhỏ, kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài tương tự sống ở phía nam B. các phần thò ra lớn, kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở phía nam C. thị giác phát triển, thân có hình dạng và màu sắc phù hợp với môi trường D. tuổi thọ thường cao hơn so với động vật tương tự sống ở phía nam Câu 48: Điểm khác nhau giữa các loại tia phóng xạ và tia tử ngoại dùng trong việc gây đột biến nhân tạo: A. Gía trị năng lượng B. Khả năng xuyên thấu C. Đối tượng sử dụng D. Cả 3 câu trên Câu 49: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây không làm xuất hiện tỷ lệ kiểu hình 1:2:1 ở đời F 1 ? A. P: ab Ab X ab Ab , các gen liên kết hoàn toàn B. P: aB Ab X ab AB , các gen liên kết hoàn toàn C. P: aB Ab X aB Ab , có hoán vị gen xảy ra một giới với tần số 40% D. P: aB Ab X aB Ab , các gen liên kết hoàn toàn Câu 50: Trong lai tế bào, nuôi cấy 2 dòng tế bào (S: xôma, G: sinh dục) (C: cùng loài, K: khác loài) trong một môi trường đặc biệt, chúng có thể kết hợp lại với nhau thành (H: hợp tử, L: tế bào lai), chứa bộ gen của hai dạng bố, mẹ: A. S, C, L B. S, C, L C. G, K, H D. S, K, L HẾT ĐÁP ÁN ĐỀTHI 01 Câu số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 - 10 C D A A C D B D A C 11 - 20 C D A B D B A A B C 21 - 30 C B A C B D B C B B 31 - 40 C A A C D B B D A D 41 - 50 B C B D C C A D A D 5 . Biên tập ĐỀ THAM KHẢO - TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG (Thời gian làm bài 90 phút – 50 câu) Câu 1: Chọn lọc tự nhiên tác động vào các giai đoạn phát sinh sự sống nào? A. Tiến hóa tiền sinh học và. sống nào? A. Tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa hóa học B. Tiến hóa sinh học và tiến hóa hóa học C. Tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học D. Tất cả các giai đoạn Câu 2: Đột biến thay cặp. khi đột biến D. Tất cả đều đúng Câu 3: Một quần thể có tần số alen A : a ≈ 0 ,8 : 0,2 . Tỉ lệ kiểu hình khi gen trội hoàn toàn là: A. 96%A- : 4%aa B. 80 %A- : 20%aa C. 98% A- : 2%aa D. 64%AA : 32%Aa