ĐỀ SỐ 22 Thời gian: 90 phút Câu 1: Trên 2 mạch của phân tử ADN xoắn kép có tỷ lệ (A + G)/(T + X) = 0,5 thì trên mạch bổ sung (mạch 1) tỷ lệ đó là a. 0,25 b. 0,5 c. 1,5 d. 2 Câu 2: Thứ tự nào dưới đây phản ánh sự tăng dần về khả năng tạo biến dị tổ hợp của ácc hình thức sinh sản khác nhau? a. Sinh sản hữu tính tự thụ phấn sinh sản vô tính b. Tự thụ phấn sinh sản vô tính sinh sản hữu tính c. Sinh sản vô tính tự thụ phấn sinh sản hữu tính d. Sinh sản hữu tính sinh sản vô tính tự thụ phấn Câu 3: Ở sinh vật nhân chuẩn, cơ chế điều hóa sinh tổng hợp prôtêin ở khâu trước phiên mã được thể hiện là a. tùy theo nhu cầu của tế bào cần loại sản phẩm nào thì đoạn gen tương ứng mới tháo xoắn và tổng hợp mARN b. những gen tổng hợp ra những sản phẩm mà tế bào có nhu cầu lớn thường được nhắc lại nhiều lần trên ADN c. trong cùng 1 tế bào, các mARN có thời gian sống khác nhau. d. tế bào có hệ thống enzim phân giải các prôtêin 1 cách có chọn lọc, giúp loại bỏ các prôtêin mà tế bào không cần nữa. Câu 4: Thường biến là a. những biến đổi về kiểu hình nhưng không có sự thay đổi về kiểu gen, xuất hiện riêng lẻ và theo xu hướng chung. b. những biến đổi về kiểu gen nhưng không dẫn đến sự biến đổi về kiểu hình, xuất hiện đồng loạt và theo hướng xác định. c. những biến đổi về kiểu hình nhưng không có sự thay đổi về kiểu gen, xuất hiện đồng loạt, tương ứng với điều kiện môi trường. d. những thay đổi về kiểu gen dẫn đến sự thay đổi về kiểu hình, xuất hiện đồng loạt, tương ứng với điều kiện môi trường. Câu 5: 1 gen có 2340 liên kết hiđrô và hiệu số giữa số nuclêôtit loại guanin (G) với 1 loại nuclêôtit khác là 10%. 1 đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 51A 0 . Biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 7 nuclêôtit loại timin (T). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là a. 524A và 346G b. 524G và 346A c. 353A và 532G d. 353G và 583A Câu 6: Trái đất không phải là 1 hệ sinh thái kín, bởi vì a. các loài thực vật, tảo và các vi khuẩn quang hợp hấp thu năng lượng từ mặt trời và nhiệt năng từ sinh quyển trên Trái đất thoát ra không gian vũ trụ. b. con người đã làm ô nhiễm bầu khí quyển cũng như thủy quyển. c. vi khuẩn có thể sống trên những ngọn núi tuyết phủ quanh năm nhờ có gió có thể đem chất dinh dưỡng đến cho chúng. d. mưa trong đất liền có nguồn gốc từ sự bốc hơi nước ngoài đại dương. Câu 7: Ở khoai tây 2n = 48. Khi phân tích tế bào ở 1 cây, người ta phát hiện ra 1 tế bào 2n = 50 xen lẫn với các tế bào 2n = 48. Khi sử dụng cây này trong các phép lai, tất cả các con lai sinh ra đều có 2n = 48. Điều nào sau đây đúng? a. Đột biến sinh ra trong quá trình giảm phân và tế bào 2n = 50 là tế bào hạt phấn hoặc noãn. b. Đột biến sinh ra trong quá trình nguyên phân và tế bào 2n = 50 là tế bào sinh hạt phấn hoặc sinh noãn. c. Đột biến sinh ra trong quá trình nguyên phân và tế bào 2n = 50 là tế bào xôma d. Đột biến sinh ra trong quá trình nguyên phân và tế bào 2n = 50 là tế bào hạt phấn hoặc noãn. Câu 8: Đột biến gen xảy ra làm cho gen giảm đi 1 liên kết hiđrô nhưng chiều dài của gen không thay đổi, đó có thể là dạng đột biến a. mất 1 cặp A - T ở đầu gen hoặc mất 1 cặp G - X ở cuối gen. b. thêm 1 cặp G - X ở đầu gen hoặc thêm 1 cặp A - T ở cuối gen. c. thay thế 1 cặp A - T (hoặc T - A) bằng 1 cặp G - X (hoặc X - G) d. thay thế 1 cặp G - X (hoặc X - G) bằng 1 cặp A - T (hoặc T - A) Câu 9: Trong 1 hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được hấp thu cuối cùng được a. chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo. b. chuyển đến các sinh vật phân giải. c. sử dụng cho các hoạt động sống. d. giải phóng vào không gian ở dạng nhiệt năng. Câu 10: Trong việc tạo ưu thế lai, lsi thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần nhằm mục đích a. phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen, để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. b. đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng, để tìm tổ hợp lai với giá trị kinh tế nhất. c. xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính. d. xác định mối tương tác giữa các gen thuộc hệ gen nhân với các gen thuộc hệ gen tế bào chất. Câu 11: 2 cơ thể đều có kiểu gen AaBbCcDdEe giao phối với nhau, tất cả các gen đều phân li độc lập. Tỷ lệ các con có kiểu gen giống bố mẹ ở đời sau là a. 1 4 b. 1 16 c. 1 32 d. 1 64 Câu 12: Hình vẽ dưới đây mô tả dạng phát sinh đột biến nhiễm sắc thể nào? a. Mất đoạn. b. Lặp đoạn. c. Đảo đoạn. d. Chuyển đoạn. Câu 13: Phát biểu nào dưới đây về kỹ thuật ADN tái tổ hợp là không đúng? a. ADN dùng trong kỹ thuật di truyền có thể được phân lập từ các nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống hoặc tổng hợp nhân tạo. b. ADN tái tổ hợp có thể được tạo ra do kết hợp các đoạn ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại. c. Có hàng trăm loại enzim ADN - restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt các phân tử ADN ở các vị trí đặc hiệu, các enzim này chỉ được phân lập từ động vật bậc cao. d. Các enzim ADN - pôlimeraza, ADN - ligaza và restrictaza đều được sử dụng trong kỹ thuật ADN tái tổ hợp. Câu 14: Trong các hệ sinh thái, các cơ thể ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường có tổng sinh khối thấp hơn so với các loài ở bậc dinh dưỡng thấp hơn, bởi vì a. sinh khối giảm khi bậc dinh dưỡng tăng lên. b. các loài động vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng cao nhất phải tốn nhiều năng lượng cho quá trình săn, bắt mồi. c. các sinh vật sản xuất (thực vật) thường có khối lượng lớn hơn nhiều so với các sinh vật tiêu thụ (chim, thú). d. không phải mọi năng lượng đều được sinh vật chuyển hóa thành sinh khối, 1 phần lớn chuyển thành năng lượng nhiệt và thoát ra ngoài môi trường. Câu 15: Cho P: Ab/aB x AB/ab, hoán vị gen xảy ra ở cả 2 bên thì số loại kiểu gen ở F 1 là a. 3 loại. b. 73 loại. c. 9 loại. d. 10 loại. Câu 16: chọn tạo giống ưu thế lai ở thực vật, dạng biến dị được các nhà chọn giống sử dụng phổ biến nhất là a. đột biến gen. b. đột biến nhiễm sắc thể. c. biến dị tổ hợp. d. ADN tái tổ hợp bằng kỹ thuật di truyền. Câu 17: Thể tứ bội (4n) có thể được phát sinh do những cơ chế nào dưới đây? 1. Sự giao phấn giữa 2 cây tứ bội (4n) với nhau hoặc sự giao phấn giữa cây tws bội (4n) và cây lưỡng bội (2n) sinh giao tử bất thường (2n) 2. Sự giao phấn bình thường giữa cây ngũ bội (5n) và cây tam bội (3n) 3. Trong lần nguyên phân dầu tiên của hợp tử, toàn bộ các nhiễm sắc thể nhân đôi nhưng không phân li. 4. Trong quá trình giảm phân của cây lưỡng bội (2n), bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li tạo thành giao tử chứa (2n) nhiễm sắc thể. Sự kết hợp của 2 giao tử (2n) này với nhau tạo thành thể tứ bội (4n) Phương án đúng là: a. 1, 2, 3 b. 1, 2, 4 c. 1, 3, 4 d. 2, 3, 4 Câu 18: Có 1 loài sâu đục thân gây bệnh ở ngô phát tán trong 1 vùng sản xuất nông nghiệp trồng chủ yếu 2 giống ngô B và S. Giống B mang gen Bt có khả năng kháng sâu, còn giống S thì không. Loài sâu này là thức ăn chính của 1 loài chim trong vùng. Giả sử loài chim bị tiêu diệt 1 cách đột ngột bởi hoạt động săn, bắn. Hậu quả nào sau đây có xu hướng xảy ra sớm nhất? a. Tỷ lệ chết của giống ngô S tăng lên. b. Tỷ lệ chết của giống ngô B tăng lên. c. Tỷ lệ chết của loài sâu đục thân tăng lên. d. Sự tăng nhanh số lượng của các dòng ngô lai có khẳnng kháng bệnh. Câu 19: Câu nào sau đây là sai khi nói về phép lai thuận, nghịch? a. Phép lai thuận, nghịch đối với tính trạng do gen trong tế bào chất quy định thương cho kết quả khác nhau. b. Phép lai thuận, nghịch đối với tính trạng do gen liên kết giới tính quy định thường cho kết quả khác nhau. c. Phép lai thuận, nghịch có thể sử dụng để xác định các gen liên kết hoàn toàn hay không hoàn toàn (xảy ra hoán vị gen) ở mọi loài sinh vật. d. Trong 1 số phép lai tạo ưu thế lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai, nhưng phép lai nghịch cho ưu thế lai và ngược lại. Câu 20: Cà độc dược bình thường có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số nhiễm sắc thể ở thể tam bội sẽ là a. 25 b. 30 c. 36 d. 28 Câu 21: Thuyết tiến hóa hiện đại đã hoàn chỉnh thuyết tiến hóa của Dacuyn về chọn lọc tự nhiên thể hiện ở chỗ a. phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. b. đề cao vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới. c. làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị. d. làm rõ mỗi tương tá giữa sự biểu hiện của các gen trong các điều kiện môi trường khác nhau. Câu 22: Câu phát biểu nào sau đây về bệnh di truyền do alen trội hiếm gặp nằm trên nhiễm sắc thể X quy định là sai? a. Con trai có thể mắc bệnh này qua di truyền nếu người mẹ mắc bệnh. b. Dù là bố hoặc mẹ mắc bệnh, thì 1 nửa số con có nguy cơ mắc bệnh này qua di truyền. c. Nếu mẹ bị bệnh, thì tất cả con gái đều mắc bệnh này qua di truyền. d. Con gái có thể mắc bệnh này qua di truyền nếu như người bố mắc bệnh. Câu 23: Cho cây tứ bội có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây có kiểu gen AAaa trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, thì tỷ lệ kiểu gen của thế hệ F 1 là a. 8 AAAA : 1 aaaa : 8 Aaaa : 8 AAaa : 18 AAAa b. 3 AAAa : 3 aaaa : 15 Aaaa : 15 AAaa c. 3 AAAA : 15 AAAa : 3 AAaa : 15 Aaaa d. 9 AAaa : 18 AAAa : 9 aaaa Câu 24: Trên cơ sở bằng chứng hóa thạch, so sánh hệ gen và prôtêin giữa người và tinh tinh, kết luận được rút ra là a. người và tinh tinh không có tổ tiên chung. b. người và tinh tinh có lẽ có cùng 1 tổ tiên chung. c. người và tinh tinh không có đặc điểm chung nào. d. hệ gen của người khác biệt lớn với hệ gen của các loài sinh vật khác, trong đó có cả tinh tinh. Câu 25: Vốn gen của 1 quần thể không thay đổi qua nhiều thế hệ. Điều kiện nào dưới đây là điều kiện cần thiết để hiện tượng trên xảy ra? a. Di cư và nhập cư diễn ra cân bằng. b. Nội phối thường xuyên xảy ra ở động vật. c. 1 số alen được chọn lọc tự nhiên giữ lại, còn các alen khác thì không. d. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 26: Hình vẽ dưới đây mô tả giai đoạn nào của quá trình phân bào ở 1 tế bào bình thường? a. Kỳ giữa của nguyên phân. b. Kỳ giữa của giảm phân I. c. Kỳ giữa của giảm phân II. d. Kỳ sau của nguyên phân. Câu 27: Quan điểm duy vật về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất là sinh vật được a. sinh ra từ các hợp chất vô cơ qua con đường hóa học. b. đưa tới từ các hành tinh khác dưới dạng các hạt sống. c. sinh ra ngẫu nhiên từ các chất vô cơ. d. sinh ra ngẫu nhiên từ các chất hữu cơ. Câu 28: Gen thứ nhất có 2 alen là A và a. Gen thứ 2 có 2 alen là B và b. Trong trường hợp 1 gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, 1 gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, số tổ hợp kiểu gen tối đa trong quần thể về cả 2 gen này là a. 9 tổ hợp. b. 10 tổ hợp. c. 12 tổ hợp. d. 15 tổ hợp. Câu 29: Sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hóa của ácc hợp chất (P: Photpho, N: Nitơ, C: Cacbon) dẫn đến sự tương tác giữa các đại phân tử (H: hữu cơ và vô cơ, PA: prôtêin và axit nuclêic) có khả năng (S: sinh sản và trao đổi chất, T: tự nhân đôi, tự đổi mới). Câu trả lời đúng là a. N, PA, S b. N, PA, T c. C, PA, S d. C, PA, T Câu 30: Cho 1 cây F 1 giao phấn với 3 cây khác: - Với cây thứ nhất được thế hệ lai gồm 15 cây quả tròn, ngọt; 15 cây quả bầu dục, chua : 5 cây quả tròn, chua : 5 cây quả bầu dục, ngọt. - Với cây thứ 2 được thế hệ lai gồm 21 cây quả tròn, ngọt; 9 cây quả bầu dục, chua : 15 cây quả tròn, chua : 3 cây quả bầu dục, ngọt. - Với cây thứ 3 được thế hệ lai gồm 21 cây quả tròn, ngọt; 9 cây quả bầu dục, chua : 3 cây quả tròn, chua : 15 cây quả bầu dục, ngọt. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng. Nhận định nào sau đây là không chính xác? a. Về tính trạng quả: tròn (A) là trội hoàn toàn so với bầu dục (a). b. Về tính trạng vị quả: ngọt (B) là trội hoàn toàn so với chua (b). c. 2 cặp tính trạng này di truyền độc lập với nhau. d. 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng này cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng và có hoán vị gen với tần số 25% Câu 31: Trong quá trình tiến hóa, 1 tính trạng sinh học mới xuất hiện thường là kết quả của a. sự nhân lên thành nhiều bản sao của các gen trong hệ gen, cùng với sự tích lũy các đột biến điểm xảy ra ở 1 trong các bản sao đó. b. sự tích lũy các đột biến xảy ra trong 1 gen, dẫn đến việc gen đó chuyển sang mã hóa cho 1 loại phân tử prôtêin có chức năng mới. c. đột biến xảy ra ở các gen điều hòa. d. đột biến xảy ra ở các vùng mã hóa (exon) của gen. Câu 32: Ở 1 loài đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng 1 kiểu gen quy định màu hoa đỏ. Các tổ hợp gen chỉ có mặt của 1 trong 2 loại gen trội hoặc không có gen trội nào đều cho kiểu hình hoa màu trắng. Tính trạng màu sắc hoa đó là kết quả của hiện tượng a. trội không hoàn toàn. b. tương tác bổ trợ. c. tương tác át chế. d. tương tác cộng gộp Câu 33: 2 loài thông có hình thái ngoài và bộ gen tương đối giống nhau. Tuy nhiên, 1 loài tung phấn vào tháng 1 còn 1 loài tung phấn vào tháng 3. Hàng rào nào đã tồn tại giữa 2 loài thông này? a. Cách li sinh thái. b. Cách li giao tử. c. Cách li thời gian. d. Cách li tập tính. Câu 34: Ở Châu chấu, con cái có cặp nhiễm sắc thể XX, con đực có cặp nhiễm sắc thể XO. Quan sát 1 tế bào Chấu chấu bình thường thấy có 23 nhiễm sắc thể. Đây là bộ nhiễm sắc thể của a. Châu chấu cái. b. Châu chấu đực. c. Châu chấu bị đột biến thể 1 nhiễm. d. Châu chấu bị đột biến thể tam nhiễm. Câu 35: Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi các giống vật nuôi và cây trồng là a. các biến dị cá thể xuất hiện phong phú ở vật nuôi cây trồng. b. chọn lọc nhân tạo. c. chọn lọc tự nhiên d. sự thích nghi cao độ với lợi ích của con người. Câu 36: 1 quần thể thực vật tự thụ phấn có tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ P là 1/4BB : 1/2Bb : 1/4bb. Cho biết các cá thể bb không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ các kiểu gen thu được ở F 1 là: a. 3/6 BB : 2/6 Bb : 1/6 bb b. 2/6 BB : 3/6 Bb : 1/6 bb c. 4/8 BB : 3/8 Bb : 1/8 bb d. 5/8 BB : 2/8 Bb : 1/8 bb Câu 37: Trong lịch sử tiến hóa, các loài xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn các loài xuất hiện trước vì a. chọn lọc tự nhiên đào thải các dạng kém thích nghi, chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất. b. kết quả của vốn gen đa hình, giúp sinh vật dễ dàng thích nghi với điều kiện sống hơn. c. đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi được hoàn thiện. d. do sự hợp lí tương đối giữa các đặc điểm thích nghi. Câu 38: Điều nào sau đây là bước đầu tiên trong quá trình hình thành loài khác khu? a. Biến động di truyền. b. Cách li địa lí. c. Đa bội hóa. d. Tạo thành rào cản sinh sản. Câu 39: Sự khác biệt rõ rệt nhất về dòng năng lượng và dòng vật chất trong hệ sinh thái là a. các chất dinh dưỡng được sử dụng lại, còn năng lượng thì không. b. năng lượng được sử dụng lại còn các chất dinh dưỡng thì không. c. các cơ thể sinh vật luôn luôn cần chất dinh dưỡng nhưng không phải lúc nào cũng cần năng lượng. d. các cơ thể sinh vật luôn luôn cần năng lượng nhưng không phải lúc nào cũng cần chất dinh dưỡng. Câu 40: Nhân tố tiến hóa trực tiếp hình thành các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường sống là a. đột biến và chọn lọc tự nhiên. b. chọn lọc tự nhiên và khả năng di cư. c. khả năng di cư. d. chọn lọc tự nhiên. Câu 41: 1 quần thể có 600 cá thể mang AA, 600 cá thể mang Aa và 300 cá thể mang aa. Tỷ lệ kiểu gen của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng là a. 0,09AA + 0,42Aa + 0,49aa b. 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa c. 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa d. 0,64AA + 0,32Aa + 0,049aa Câu 42: Thỏ và cừu tranh giành thức ăn và chỗ ở, đây là dạng quan hệ a. cạnh tranh cùng loài. b. cạnh tranh khác loài. c. ức chế - cảm nhiễm. d. vật ăn thịt và con mồi. Câu 43: Ở các loài giao phối, tổ chức loài có tính chất tự nhiên và toàn vẹn hơn ở những loài sinh sản đơn tính hay sinh sản vô tính vì a. số lượng cá thể ở các loài giao phối thường rất lớn. b. các loài giao phối dễ phát sinh biến dị hơn. c. các loài giao phối có quan hệ ràng buộc về mặt sinh sản. d. các loài giao phối có tính ổn định hơn về mặt tổ chức cơ thể. Câu 44: Theo Dacuyn, thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng a. biến dị của các cá thể trong loài. b. phát sinh các đột biến của các cá thể trong quần thể. c. sống sót và sinh sản giữa các cá thể trong quần thể. d. phản ưnghs trước môi trường của ácc cá thể trong quần thể đột biến. Câu 45: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, sự phát sinh loài người trải qua các giai đoạn sau: a. người vượn vượn người người cổ người hiện đại. b. vượn người người cổ người vượn người hiện đại. c. vượn người người vượn người cổ người hiện đại. d. người vượn vượn người người cận đại người hiện đại. Câu 46: Đặc điểm nào sau đây đúng với gen nằm ngoài tế bào chất? a. Phân li theo các quy luật di truyền của Menđen. b. Kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch thường khác nhau. c. Thường được dùng để duy trì và tích lũy các tính trạng theo dòng mẹ. d. Có tần số biến dị tổ hợp cao. Câu 47: 1 dòng ruồi giấm Drosophila thuần chủng mang gen đột biến tính trạng cánh cong (CyCy) thoát ra ngoài từ 1 phòng thí nghiệm và sinh sản tại 1 nơi có nhiệt độ lạnh hơn so với phòng thí nghiệm thì các ruồi được sinh ra đều có cánh thẳng. Khi thế hệ con của chúng được thu thập và mang trở lại phòng thí nghiệm, chúng lại sản sinh ra các ruồi con có tính trạng cánh cong. Điều này có thể giải thích bởi nguyên nhân nào? a. Đột biến. b. Thay đổi số lượng nhiễm sắc thể. c. Cánh thẳng là tính trạng trội không hoàn toàn. d. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự biểu hiện của gen. Câu 48: 1 số hiện tượng như mưa lũ, chặt phá rừng, có thể dẫn đến hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ (N), photpho (P) và canxi (Ca) cần cho 1 hệ sinh thái, nhưng nguyên tố cacbon (C) hầu như không bao giờ thiếu cho các hoạt động sống của các hệ sinh thái. Đó là do a. thực vật có thể tạo ra cacbon của riêng chúng từ nước và ánh sáng mặt trời. b. lượng cacbon các loài sinh vật cần sử dụng cho các hoạt động sống không đáng kể. c. các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất, còn cacbon có nguồn gốc từ không khí. d. nầm và vi khuẩn cộng sinh giúp thực vật dễ dạng tiếp nhận và sử dụng hiệu quả cácbon từ môi trường. Câu 49: Câu nào trong các câu sau đây là sai? a. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã theo chiều 3' 5' b. Trong quá trình phiên mã, mạch ARN mới được tổng hợp theo chiều 3' 5' c. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã theo chiều 5' 3' d. Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, mạch phiên mã mARN được dịch mã theo chiều 5' 3' Câu 50: Cônsixin là hóa chất gây đột biến có tác dụng vào giai đoạn nào sau đây của quá trình phân bào? a. Kỳ đầu, khi màng nhân tan rã, nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn và các thoi vô sắc được hình thành. b. Kỳ giữa, khi các nhiễm sắc thể đã liên kết trên thoi vô sắc và di chuyển dần về mặt phẳng phân chia của tế bào. c. Kỳ sau, khi các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng phân li về 2 cực của tế bào và bắt đầu giãn xoắn. d. Kỳ cuối, khi thoi vô sắc tan rã, màng nhân mới hình thành và tế bào mẹ phân chia thành các tế bào con. HẾT . hình thức sinh sản khác nhau? a. Sinh sản hữu tính tự thụ phấn sinh sản vô tính b. Tự thụ phấn sinh sản vô tính sinh sản hữu tính c. Sinh sản vô tính tự thụ phấn sinh sản hữu. quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất là sinh vật được a. sinh ra từ các hợp chất vô cơ qua con đường hóa học. b. đưa tới từ các hành tinh khác dưới dạng các hạt sống. c. sinh ra ngẫu nhiên. tượng thi u hụt các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ (N), photpho (P) và canxi (Ca) cần cho 1 hệ sinh thái, nhưng nguyên tố cacbon (C) hầu như không bao giờ thi u cho các hoạt động sống của các hệ sinh