1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng tri thức liên môn trong giảng dạy triết học môn GDCD 10 THPT TRIỆU sơn 1

21 3,3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 151,5 KB

Nội dung

Phần I: Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài. Nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân là một yêu cầu cơ bản và quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Giáo dục công dân có vai trò to lớn trong việc trang bị cho học sinh THPT- Những chủ nhân tương lai của đất nước một cách tương đối có hệ thống những kiến thức phổ thông, cơ bản thiết thực của triết học duy vật biện chứng, của lí luận chủ nghĩa xã hội và thời đại, về Nhà nước và pháp luật, về đạo đức và lối sống có đạo đức, những quan điểm xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, con người ấm no, hạnh phúc. Đồng thời môn học bước đầu hình thành và bồi dưỡng tư tưởng khoa học và cách mạng, phương pháp tư duy biện chứng trong cách phân tích, đánh giá thế giới hiện thực, nhất là hiện tượng xã hội luôn luôn vận động và biến đổi nhanh chóng đầy phức tạp. Đa dạng sự hình thành đúng dắn về tư tưởng chính trị, đạo đức của mỗi người công dân và cộng đồng xã hội. Văn kiện Đại hội VII chỉ rõ: : “Xác định rõ hơn mục tiêu thiết kế nội dung, chương trình đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo, lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng cường giáo dục công dân, giáp dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước. 1 Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình đào tạo… ” Quán triệt nhiệm vụ đó ngành giáo dục và đào tạo thường xuyên quan tâm, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy các môn của trường phổ thông, trong đó bộ môn giáo dục công dân từng bước được coi trọng. Song để làm được điều đó người giáo viên phải biết sử dụng khéo léo các phương pháp dạy học, trong đó có vận dụng tri thức liên môn vào giảng dạy triết học. Vậy cần vân dụng tri thức liên môn như thế nào để đạt hiệu quả cao ? Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn giáo dục công dân tôi thực hiện đề tài : “Áp dụng tri thức liên môn trong giảng dạy triết học” Lớp 10. 2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 2.1 Thực trạng. Hồ Chí Minh nói “Lí luận rất cần thiết, nhưng nếu học tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó trong học tập lí luận chúng ta cần nhấn mạnh: Lí luận phải liên hệ với thực tiễn, thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin. Thực tiễn không có lí luận hướng dẫn thì thực tiễn mù quáng. Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông.” 2 Trong những năm qua do yêu cầu khách quan của sự phát triển khoa học giáo dục, việc nâng cao chất lượng dạy và học đã có sự cải tiến về nội dung và phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả cao như phương pháp dạy học nêu vấn đề, lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh, phương pháp trực quạn đàm thoại…đã mang lại hiệu quả đáng mừng. Tuy nhiên nhiều người nhận thức rằng môn Giáo dục công dân chỉ là môn phụ không thi tốt nghiệp, đội ngũ giáo viên còn non trẻ chưa có bề dày. Đội ngũ giáo viên một số chưa được đào tạo chính quy chuyên nghiệp mà là kiêm nhiệm với môn giáo dục công dân, một số thuyên chuyển từ môn Lịch sử, Ngoại ngữ, Văn học sang dạy (đặc biệt là ở cấp 2) nên họ không có đủ thời gian đầu tư và cải tiến phương pháp dạy học cũng từ đó họ đánh mất vị trí của môn mình trong quan hệ với môn khác trở thành “ môn phụ ”. 2.2 Kết quả của thực trạng trên. Chúng ta biết rằng môn giáo dục công dân, một khoa học được khái quát từ thành tựu khoa học khác của hoạt động vật chất và tinh thần của con người sẽ luôn được bổ sung những tri thức mới về triết học, về sự phát triển của xã hội và đời sống xã hội, về đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về đạo đức và pháp luật. Tri thức của triết học là loại tri thức có tính chất khái quát hóa, trừu tượng hóa rất khó. Song những tri thức đó lại bắt nguồn từ thực tiễn đời 3 sống và phục vụ đời sống. Vì vậy khi học tập nghiên cứu triết học cần phát huy tính tích cực trong suy nghĩ và hành động, đặc biệt là phải luôn liên hệ tri thức triết học với các môn khoa học khác. Tuy nhiên do nhận thức không đúng vai trò nhiệm vụ của bộ môn giáo dục công dân nên giáo viên lên lớp bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên đọc, học sinh ghi hoặc “phát thanh sách giáo khoa” học sinh chỉ học thuộc lòng kiến thức được truyền thụ, làm như vậy không tuân thủ khoa học hiện đại lấy học sinh làm trung tâm nên mang lại hiệu quả thấp. Học sinh nhận thức mơ màng đặc biệt là tri thức triết học. Với đặc trưng của bộ môn Giáo dục công dân trong nhà trường THPT là cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về các giá trị đạo đức, pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng, hình thành và phát triển ở các em tình cảm, niềm tin, những hành vi thói quen phù hợp với các giá trị đã học, giúp cho học sinh có sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi. Vì vậy khi giờ lên lớp không sử dụng phương pháp vận dụng tri thức liên môn vào giảng dạy mà chỉ dung phương pháp đơn thuần giáo viên hỏi và học sinh trả lời tôi thấy học sinh tiếp thu bài một cách cứng nhắc, tiết học trầm, học sinh thấy nặng nề, mệt mỏi, bài giảng không sinh động, học sinh không hứng thú học. Việc học sinh ghi nhiều, thụ đông trong việc tiếp thu tri thức nên việc nắm bài không được tốt, vân dụng vào làm bài tập còn hạn chế, kết quả không cao. Do vậy kiến thức của học sinh thiếu tính hệ thống, thiếu vững chắc, học sinh chỉ nói lại những điều giáo viên đã cho ghi và ở trong sách giáo 4 khoa. Điều quan tọng là không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức. Sau khi dạy xong bài 3 “ Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất” ở lớp 10C1, 10C2, 10C3, 10C4, tôi đã làm phiếu trắc nghiệm học tập: cho học sinh xác định các hình thức vận động và phân biệt khái niệm vận động trong triết học và vận động theo cách hiểu thông thường. Qua kiểm tra kết quả: Lớp 10C1 Tỉ lệ % 10C2 Tỉ lệ % 10C3 Tỉ lệ % 10C4 Tỉ lệ % Sĩ số 53 48 50 53 Số HS đạt giỏi 1 2 0 0 2 4 1 2 Số HS đạt khá 14 26 10 21 19 38 18 34 Số HS đạt TB 26 49 24 50 18 36 27 51 Số HS đạt yếu 12 23 14 29 11 22 8 13 3. Mục đích, phạm vi, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu. 5 Phương pháp vận dụng tri thức liên môn tgong giảng dạy triết học môn Giáo dục công dân lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo và sự hứng thú cho học sinh trong những giờ học môn Giáo dục công dân. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu . Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn Giáo dục công dân 10. Học sinh lớp 10. Nhiệm vụ nghiên cứu. Thông qua phương pháp vận dụng tri thức liên môn vào giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp10 để cho giờ học của học sinh đạt hiệu quả cao nhất, học sinh hứng thú học tập. Phần II: Nội dung. 1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn. 1.1 Cơ sở lí luận. Nhiệm vụ dạy và học là nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường. Vậy làm thế nào để hoạt động dạy và học đạt hiệu quả cao nhất đang là vấn đề đặt 6 ra đối với các nhà quản lí, những người làm công tác giáo dục. Từ năm 2000, việc thay đỏi nội dung chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của học sinh trong học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập. Đặc biệt năm học 2008- 2009 với chủ đề năm học do Bộ giáo dục và đào tạo đề ra là: “ Năm học ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới công tác quản lí tài chính. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.” Với đặc trưng của mônGDCD ở trường THPT là trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về các giá trị đạo đức, pháp luật, đường lối, chủ trương , chính sách của đảng. Trên cơ sở đó hình thành, phát triển cho học sinh ý thức, hành vi của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chương trình môn Giáo dục công dân ở trường THPT được xây dựng trên cơ sở các môn khoa học cơ bản như: Đạo đức học, Luật học, và đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Môn Giáo dục công dân còn tích hợp nhiều nội dung giáo dục xã hội cần thiết cho các công dân trẻ tuổi như: giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục giới tính- sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục phòng tránh HIV/AIDS. Chương trình môn Giáo dục công dân đảm bảo cân đối, hài hòa giữa yêu cầu trang bị kiến thức với rèn luyện kỹ năng, hành vi, phát triển thái độ tích cực cho học sinh. Môn Giáo dục công dân không những trang bị cho 7 học sinh kiến thức phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về các giá trị đạo dức, pháp luật, lối sống mà còn hình thành phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin, những hành vi và thói quen phù hợp với những giá trị đã học, giúp học sinh có sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi. Với những đặc trưng trên nên việc đổi mới dạy học môn giáo dục công dân cần thực hiện theo các định hướng sau: Dạy học thông qua các hoạt động, dạy học hợp tác, dạy học dựa trên cách tiếp cận kỹ năng sống, dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân nói riêng là vấn đề bức xúc ở các nhà trường hiện nay. Nó càng trở thành mối quan tâm của các nhà sư pham. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là phát huy vai trò chủ thể của học sinh, khả năng tư duy, sáng tạo trong hoạt động học của học sinh.Vận dụng tri thức liên môn vào phần thứ nhất: công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa hoc- phần triết học GDCD 10 giúp học sinh hứng thú học tập, tránh sự nhàm chán, khô khan khi học các kiến thức về triết học. 1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề. Môn Giáo dục công dân từ trước đến nay vẫn bị coi là môn phụ, nên trong quá trình học tập học sinh không quan tâm, không trú trọng. 8 Trong quá trình học, học sinh có thói quen là tiếp nhận tri thức do giáo viên truyền thụ một cách thụ động nên học sinh quen tính dựa dẫm, lười suy nghĩ, hoặc có phát biểu thì lấy nội dung có sẵn trong sách giáo khoa để trả lời, hoặc phó mặc cho giáo viên. 2 Các giải pháp thực hiện. 2.1 Quan niệm về vận dung tri thức liên môn trong giảng dạy triết học. Vân dụng tri thức liên môn là phương pháp giáo viên sử dụng các tri thức của khoa học cơ bản ( khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ) vào bài giảng triết học. Tại sao giảng triết học cần phải vận dụng tri thức của khoa học cơ bản ? Dựa vào mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên, các khái niệm, các quy luật, các nguyên lí triết học đều được khái quát từ khoa học tự nhiên. Hệ thống tri thức của khoa học tự nhiên đã chứng minh cho các nguyên lí triết học là đúng đắn. Ví dụ: Nguyên lí “Vận động của triết học đã được khái quát từ những hình thức vận động cơ bản của lĩnh vực vật chất.” - Vận đông cơ học. - Vận động vật lí. - Vận động hóa học. - Vận động sinh học - Vân động xã hội. 9 Triết học đưa ra nguyên lí “ vận động ” không thể không khái quát từ thực tiễn của các ngành khoa học cơ bản. Những hình thức vận động cụ thể của nguyên tử, điện tử, các vật thể vĩ mô, các vật thể chất rắn, chất lỏng, chất khí, vận động của các cơ thể sống, thực vật, động vật… tất cả đều là những tư liệu quan trọng cho triết học khái quát. Chủ nghĩa duy vật lịch sử có liên quan đến nhiều khoa học xã hội. Những nguyên lí và quy luật của triết học duy vật lịch sử được khái quát từ những tư liệu cụ thể của khoa học xã hội. Do đó khi giảng các nguyên lí của duy vật lịch sử không thể không dựa vào khoa học xã hội. Ví dụ: Nguyên lí của sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử. Giảng nguyên lí này phải dựa vào môn lịch sử phát triển của các chế độ xã hội loài người như thế nào. Dựa vào môn Kinh tế học, Địa lí kinh tế và kinh tế cụ thể để nêu lên sự biến đổi vật chất của các xã hội, trong đó có phưng thức sản xuất là quan trọng. 2.2 Phương pháp vận dụng tri thức liên môn như thế nào ? Vận dụng tri thức của các khoa học cụ thể vào triết học đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo vì đây là đưa một loai tri thức khác vào để minh họa, chứng minh cho một luận điểm của triết học. Nếu chọn tri trức đó không phù hợp sẽ có hại cho bài giảng. Vậy cần phải làm gì ?. Ví dụ: Giảng khái niệm vật chất, vận động, không gian, thời gian có liên quan tới : 10 [...]... “tùy tiện” ngẫu hứng Sử dụng phương pháp này có hiệu quả đối với bài giảng dung phương pháp vận dung tri thức liên môn là phương tiện đi đến nội dung 15 Phần 3 Kết luận Kết quả nghiên cứu Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng phương pháp vận dụng tri thức tri thức liên môn vào giảng dạy tri t học ở các lớp 10 C1, 10 C2, 10 C3, 10 C4 tôi thấy bài giảng sinh động, không cứng nhắc, học sinh tích cực tham... phân biệt khái niệm vận động trong tri t học và vận động theo cách hiểu thông thường Qua kiểm tra kết quả: 16 Lớp 10 C4 Sĩ số 53 Số HS 3 đạt giỏi Số HS 18 đạt khá Số HS 27 đạt TB Số HS 5 đạt yếu Tỉ lệ % 10 C5 Tỉ lệ % 48 10 C6 Tỉ lệ % 50 10 C7 Tỉ lệ % 53 6 2 4 4 8 4 9 34 14 29 19 38 20 38 51 28 58 22 44 25 47 9 4 8 5 10 4 6 Với đặc trưng của bộ môn Giáo dục công dân là dạy học phải gắn với thực tế cuộc... tiếp giảng dạy bộ môn này Muốn đưa bộ môn Giáo dục công dân tìm thấy xứng đáng thì mỗi cá nhân chúng ta góp phần nhỏ bé cùa mình vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Trên đây là kinh nghiệm của bản thân về sử dụng tri thức liên môn trong giảng dạy tri t học, môn giáo dục công dân 10 , những kinh nghiệm này được đúc rút từ thực tế bộ môn và thông qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp cũng như trong. .. Trang 3- 4 19 Phần II Nội dung trang 4 1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trang4 1. 1 Cơ sở lí luận trang 4- 5 1, 2 Cơ sở thực tiễn trang 5 2 Các giải pháp thực hiện Trang 5 2 .1 Quan niệm về vận dung tri thức liên môn Trang 5 2.2.Phương pháp vận dụng tri thức liên môn … Trang 5- 8 3 Những biện pháp tổ chức thực hiện Trang 8 C Kết luận Trang 8- 10 20 Tài liệu tham khảo - Sách giáo khoa, GDCD 10 của Nhà... kiến thức do các em tìm ra Tránh khuynh hướng về tuyên truyền thuyết minh có phần coi nhẹ tri thức của môn học, sự thiên lệch này có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục Kết quả cụ thể: Sau khi dạy xong bài 3 “ Sự vận động và phát tri n của thế giới vật chất” ở lớp 10 C4, 10 C5, 10 C6, 10 C7, tôi đã làm phiếu trắc nghiệm học tập: cho học sinh xác định các hình thức vận động và phân biệt khái niệm vận. .. tri thức khác vào để minh họa, chứng minh cho luận điểm của tri t học Nếu chọn tri thức không phù hợp sẽ có hại cho bài giảng đồng thời để phát huy tối đa mặt tích cực của phương pháp, cần sử dung tri thức khoa học cụ thể, vừa phải, đúng lúc, đúng chỗ 17 Áp dụng phương pháp vận dụng tri thức liên môn trong giảng dạy tri t học là bước chuyển biến tích cực Nó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng... động, không khí thoải mái học sinh bớt đi mệt mỏi khi học các kiến thức về tri t học, khắc phục được tình trạng độc thoại của giáo viên, giờ học với sự định hướng, hướng dẫn của giáo viên, học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức bài học, tiếp thu bài học nhanh, củng cố khắc sâu đơn vị kiến thức đã học, học sinh hứng thú học khắc phục được tính lười, ỷ lại của học sinh, kiến thức được hình thành có hệ... chi tiết sẽ làm loãng những kiến thức cần cung cấp cho học sinh Đối các tri thức học sinh chưa học cần phải tránh để khỏi gây sự phức tạp cho bài giảng - Cần có những thông tin mới, hiện đại, tính cập nhật, tính thời sự nhằm hấp dẫn đối tượng Tóm lại: phương pháp vận dụng tri thức liên môn là phương pháp mới hiện nay đối với tri t học Sử dung phương pháp đó có cơ sở khoa học của nó, chứ không phải sự... hội tri thức của tri t học là loại tri thức có tính chất khái quát hóa, trừu tượng hóa rất cao Song những tri thức đó lại bắt nguồn từ thực tiễn đời sống và phục vụ dời sống Vì vậy khi học tập, nghiên cứu cần phát huy tính tích cực trong suy nghĩ và hành động Để làm được điều đó cần phải có sự chuẩn bị chu đáo vì đây là đưa loại tri thức khác vào để minh họa, chứng minh cho luận điểm của tri t học. .. xuất Quy luật lượng đổi chất đổi Vận dụng tri thức liên môn: - Toán học: Sự tăng lên về số lượng (bằng con số) đến một giới hạn nhất định (độ) thì sẽ có sự biến đổi về chất Sự thay đổi các đại lượng trong hình học cũng tạo nên sự biến đổi về chất Ví dụ: hình chữ nhật chiều dài 20cm, chiều rộng 10 cm người ta tăng và giảm chiều rộng theo hai phía Nếu tăng chiều rộng từ 10 cm lên 20cm thì hình chữ nhật . niệm về vận dung tri thức liên môn trong giảng dạy tri t học. Vân dụng tri thức liên môn là phương pháp giáo viên sử dụng các tri thức của khoa học cơ bản ( khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. dạy học, trong đó có vận dụng tri thức liên môn vào giảng dạy tri t học. Vậy cần vân dụng tri thức liên môn như thế nào để đạt hiệu quả cao ? Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học. luận khoa học môn Giáo dục công dân 10 . Học sinh lớp 10 . Nhiệm vụ nghiên cứu. Thông qua phương pháp vận dụng tri thức liên môn vào giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp10 để cho giờ học của học sinh

Ngày đăng: 22/04/2015, 01:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w