1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong tập luyện TDTT bậc THPT

20 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 215,5 KB

Nội dung

I. Đặt vấn đề Kể từ khi giành được độc lập đến nay Đảng và nhà nước ta luôn luôn coi trọng công tác giáo dục, Đặc biệt là trong thời kì công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước thì giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Với mục tiêu là đào tạo được thế hệ trẻ phát triển toàn diện về cả đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ. Thể dục thể thao cũng vậy luôn được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Vì sức khỏe và trí tuệ là những thứ quý giá nhất của mỗi con người và mỗi quốc gia. Muốn có được sức khỏe không chỉ cần có dinh dưỡng và vệ sinh tốt mà cần phải biết kiên trì tập luyện thể dục thể thao nữa. Môn học thể dục thể thao còn góp phần rèn luyện cho thế hệ trẻ có lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, khỏe mạnh, kỷ luật và tinh thần tập thể nữa. Và thể dục thể thao còn là tiền đề hình thành nhân cách, như vậy thể dục thể thao ở đây là vì con người, góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện về cả: Đức-Trí-Thể-Mỹ có ích cho xã hội. Trường THPT Yên Định II, Thanh Hóa là một trường có bề dày truyền thống đào tạo những tài năng trẻ cho tỉnh, cho đất nước. Nhưng không vì thế nhà trường coi nhẹ công tác giáo dục thể chất. Mà giáo dục thể thao còn được ban lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm cho việc thực hiện công tác thể dục thể thao mà một hoạt động bề nổi của trường như việc thực hiện tốt nhiệm vụ, yêu cầu của môn học thể dục thể thao theo hướng dẩn của sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa. Những năm học gần đây môn học thể dục thể thao đã khẳng định được vị trí của mình với vai trò chuyện biệt của một môn học đặc trưng của một mặt giáo dục trong nhà trường THPT. Và cũng là một môn học đóng góp vào thành tích chung của nhà trường rất nhiều giải học sinh giỏi các cấp và cả chất lượng đại trà cũng được nâng cao hơn. Qua giảng dạy môn học thể dục thể thao đã thấy nhiều học sinh do không hiểu được vị trí, tác dụng, mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thể dục thể thao nên học tập còn lơ là, chễnh mảng. Cho là 1 môn học phụ nên đối phó với giáo viên bằng nhiều hình thức nên kết quả học tập chưa cao lắm. Là 1 giáo viên được phân công trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn thể dục thể thao hàng ngày khiến cho tôi có nhiều băn khoăn, trăn trở là làm sao tìm ra cho mình một phương pháp giảng dạy tốt nhất. Đồng thời để khởi dậy được sự ham mê, hứng thú của học sinh trong tập luyện thể dục thể thao đạt kết quả 1 cao hơn. Và để khẳng định được vị thế của môn học thể dục thể thao cũng như các môn học khác. Xuất phát từ những vấn trên để gây dựng sự hứng thú cho học sinh phát huy được tính tích cực, gợi trí tò mò cho học sinh trong tập luyện thể dục thể thao đạt kết quả cao hơn tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài nghiên cứu khoa học trong giảng dạy là: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong tập luyện thể dục thể thao bậc trung học phổ thông”. 2 II. Giải quyết vấn đề 1) Cơ sở lí luận của vấn đề Thể dục hay nói một cách chính xác hơn là các bài tập thể dục, là một bộ phận cấu thành của chương trình giáo dục thể chất từ lớp 1 đến lớp 12 và tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Có được vai trò đó là vì thể dục góp phần uốn nắn có hiệu quả các tư thế sai lệch, tác dụng có lựa chọn đến từng bộ phận, phát triển toàn diện các tố chất thể lực và dể dàng điều khiển lượng vận động. Để phát huy được các vai trò của tập luyện thể dục thể thao và thực nghiệm được các vấn đề nghiên cứu của đề tài. Đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu ở 2 năm học 2011- 2012 và năm học 2012-2013. a) Cơ sở lí luận của phương pháp dạy học tích cực: Tính tích cực của học tập có mối liên hệ mật thiết tới hứng thú nhận thức vì hứng thú về nội dung, hình thức học tập một cách bền vững sẽ làm cho học sinh tự giác. Phong cách học tập tích cực, độc lập, sáng tạo có ảnh hưởng tới sự hứng thú tự giác. Trong dạy học thể dục, việc giáo dục thái độ tự giác và hứng thú tập luyện phải thường xuyên được quan tâm. Thông qua hoạt động học tập có thể quan sát bề ngoài của tính tự giác, tích cực như học sinh gắng sức, khắc phục khó khăn(thời tiết, lượng vận động…) sáng tạo trong việc giải quyết nhiệm vụ luyện tập. Để phát huy được tính tự giác, tích cực giáo viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa học sinh bằng cách đổi mới phương pháp và cách tổ chức dạy học sao cho giờ học sinh động, hấp dẫn. Học sinh hứng thú luyện tập đạt đến lượng vận động hợp lí. Trong giờ học giáo viên cần phối hợp hài hòa các hình thức luyện tập như sau: - Tập đồng loạt với tập lần lượt , phân nhóm không quay vòng hoặc quay vòng. Nếu có điều kiện phải cho học sinh luyện tập theo phương pháp quay vòng. - Tập theo phương pháp trò chơi và thi đấu, tạo tình huống cho học sinh tự quản, tự đánh giá và tham gia đánh giá để nâng cao tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh. Cấu trúc sắp xếp bài học theo hướng tích cực, nội dung đan xen nhau một cách hợp lý sinh động, hấp dẫn, đảm bảo kĩ thuật và an toàn. - Giáo viên không nên giảng giải làm mẫu quá nhiều, dành thời gian cho học sinh tập luyện. Khi dạy từng động tác, bài tập giáo viên giảng giải ngắn gọn, dễ hiểu để học sinh vận dụng ngay khi luyện tập. Như vậy sẽ có tác dụng tốt cho học sinh nhớ lâu hơn. - Kiểm tra sức khỏe học sinh hàng kì, hàng năm, phân loại để có phương pháp dạy học và đánh giá hợp lí chung cho cả lớp và từng học sinh. 3 - Giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen học môn thể dục dưới dạng tự tập đây là một khâu khá quan trọng gắn liền với kết quả dạy- học ở trên lớp. Và để thực hiện được mục tiêu sức khỏe của học sinh. Giáo viên cần có kế hoạch giao bài tập và chỉ dẫn cho học sinh biết cách sử dụng các phương tiện xung quanh để tự tập luyện: ở trường và ngoài nhà trường. b) Là một giáo viên được phân công công việc là trực tiếp giảng dạy thể dục thể thao hàng ngày với chuyện môn sư phạm của mình tôi đọc và nghiên cứu nhiều tài liệu về phương pháp giảng dạy thể dục thể thao để tìm ra cho mình một phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với thực tế giảng dạy của mình. Trong đó lí luận và phương pháp giáo dục thể chất được chia làm 3 nhóm phương pháp chính đó là: + Nhóm phương pháp sử dụng lời nói + Nhóm phương pháp trực quan + Nhóm phương pháp tập luyện. Trong đó dạy học môn thể dục thể thao nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục kiến thức hình thành kỹ năng, kỹ xảo góp phần giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực. Vì vậy có nhiều hình thức và phương pháp tổ chức dạy học, sự phân nhóm chỉ mang tính chất tương đối. Để dạy học động tác cần sử dụng phương pháp phân chia và hoàn chỉnh. Các phương pháp giáo dục thể chất trong đó coi trọng lượng vận động và quảng nghĩ là các thành tố của phương pháp giáo dục thể chất. Do đó có nhiều phương pháp để giáo dục các tố chất vận động. Tuy nhiên đối với người học thì lượng vận động nào cũng phải vừa sức. - Nghĩa là việc tổ chức dạy học và giáo dục sao cho tương ứng với khả năng của người tập. Giáo viên phải tính đến đặc điểm lứa tuổi, giới tính và trình độ vận động, sự khác biệt cá nhân. - Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp truyền thống mà phải lựa chọn kết hợp hết sức mềm dẻo các phương pháp dạy học tích cực trong những nội dung cụ thể là: (Học mới và ôn các nội dung thực hành, Lý thuyết và một số tình huống gắn liền với hoạt động thực tiễn). - Điều quan trọng nhất là giúp học sinh luôn tự tin, tìm thấy hứng thú trong học tập. Từ đó học sinh có thái độ tự giác, tích cực và mong muốn được sáng tạo trong việc giải quyết các nhiệm vụ vận động. 2) Thực trạng của vấn đề Để thực nghiệm được đề tài nghiên cứu khoa học của mình đạt hiệu quả việc đầu tiên tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng còn yếu kém của môn thể dục thể thao ở trường mình và một số trường trong huyện, trong tỉnh để tìm biện pháp giải quyết. Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy nổi cộm một số vấn đề sau: 4 a) Hiện nay việc thực hiện tập luyện thể dục thể thao trong đại đa số học sinh còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Thực trạng yếu kém này còn nhiều học sinh còn lơ là, chễnh mảng, đối phó tập luyện qua loa chưa có hiệu quả trong học tập. Cụ thể là khi học một môn học nào đó thì các em lại vừa yếu, lại vừa nhút nhát nên lẫn tránh sự quản lí, nhắc nhở của giáo viên bằng mọi cách nên yếu kém lại càng yếu kém hơn. b) Với nhịp điệu cuộc sống khẩn trương hiện nay. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước, nền công nghệ thông tin phát triển rầm rộ với tốc độ chóng mặt của internet đã chi phối không ít các hoạt động xã hội. Cụ thể là trò chơi cho con trẻ cũng được nâng cấp và phát triển nhanh đã lôi cuốn một lực lượng lớn thanh thiếu niên vào cuộc, là ham chơi vô độ, các trò chơi games cùng bao tệ nạn xã hội khác nhau như cờ bạc, số đề, lô tô, hút chích, vay nặng lãi… Tất cả những tệ nạn xã hội này đã làm cho thanh thiếu niên ham chơi quên đi nhiệm vụ học tập-rèn luyện và phấn đấu cho tương lai. Mà các em đâu biết tất cả những trò chơi này đã và đang là vấn nạn cho nhiều gia đình điêu đứng khi con trẻ ham chơi, nghiện ngập những trò chơi này. Cụ thể nhiều học sinh đang học và ham chơi games đã nói dối cha mẹ đi chơi rồi bỏ học dài ngày, rồi đi đến chỗ ngại học và bỏ học hẳn. c) Địa điểm trường THPT Yên Định II đóng trên địa bàn 1 vùng nông thôn nhưng lại quá chật hẹp, mỗi học sinh chưa tới bình quân 15m 2 / học sinh. Nên sân tập thể dục thể thao cho học sinh không có toàn tập tận dụng đầu các các dãy nhà. Có hôm một tiết mấy lớp học thể dục thể thao nên chỗ đứng tập chật chội không đủ nên vận động luyện tập lại càng khó hơn. Rồi sân bãi, dụng cụ không đúng quy cách, không đảm bảo cũng gây quá nhiều khó khăn cho giáo viên thể dục thể thao. Môn học thể dục thể thao là môn học thực hành; chức năng của giờ thể dục là tập luyện nâng cao thể chất cho học sinh và giải trí, giải tỏa căng thẳng trong học tập để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh ở những môn học khác. Xong, trong giờ học có lúc xen lẫn trò chơi vận động các em chơi cười nói vui vẻ đang lên giai đoạn cao trào liền bị nhắc nhở là gây ồn ào. Rồi 1 tuần chỉ có 2 tiết thể dục nội khóa, có khi từ 1-2 tuần lại bị kế hoạch khác chi phối hoặc thời tiết xấu làm ảnh hưởng nên lại bị mất giờ gây ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch tập luyện của học sinh. d) Với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay máy móc đã thay thế cho lao động chân tay của con người quá nhiều. Nên sự vận động của con người càng ít đi do đó số người béo phì ở các độ tuổi tăng lên nhanh chóng vì ăn uống chế độ cao, kết hợp với sự thiếu vận động. Cộng với chính sách dân số hiện nay đại đa số gia đình chỉ sinh từ 1-2 con nên các em được gia đình quan tâm đặc biệt đầu tư cho ăn học mà lại ít phải lao động chân tay nên nhiều em quá yếu về 5 thể trạng. chỉ vài động tác giơ tay, giơ chân, bật nhảy là các em đã kêu mệt, chạy vài chục mét là các em choáng ngất. Hơi mệt, hơi khó một chút là các em không chịu gắng sức mà chịu buông xuôi, không chịu khó phấn đấu. Những em có lợi thế đi học đường xa, có bán kính vài km các em có lợi thế đạp xe hằng ngày thì đó là bài học chính hằng ngày để các em rèn luyện nâng cao sức khỏe. Nhưng tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng quá lớn đến kết quả tập thể dục thể thao hàng ngày của em. Tóm lại: với những thực trạng trên của công tác luyện tập thể dục thể thao đã làm cho tôi có nhiều suy nghĩ, băn khoăn là làm sao để tìm ra những phương pháp giảng dạy, biện pháp khuyến khích tự luyện tập thể dục thể thao trong đại đa số quần chúng cho học sinh tốt hơn. Để giúp cho học sinh hướng tới hoạt động thể dục thể thao lành mạnh, tránh xa mọi tệ nạn xã hội, nâng cao dân trí, phát triển nhân tài cho đất nước. Qua các vấn đề thực trạng đã nêu ở trên và để khẳng định được vấn đề cấp thiết này tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy riêng cho mình bằng một số việc làm cụ thể sẽ được nêu và thực hiện ở phần sau để thực nghiệm cho đề tài nghiên cứu khoa học của mình là: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong luyện tập thể dục thể thao bậc trung học phổ thông”. 3) Giải pháp và tổ chức thực hiện a) Các giải pháp tổ chức thực hiện - Giải pháp 1: Sau khi đã tìm hiểu được cho mình 1 phương pháp tốt nhất để thực hiện đề tài và tìm hiểu thực trạng làm căn cứ đề tài. Tôi tiến hành tìm giải pháp thực hiện đề tài như sau: Tôi tiến hành điều tra tình hình ý thức tự tập luyện thể dục thể thao của học sinh ở nhà theo mẫu sau: Phiếu điều tra tình hình tự tập luyện TDTT 1) Họ và tên:…………………………… 2) Học sinh lớp: ………… 3) Học sinh trường:……………………. 4) Chiều cao: ……………. Cân nặng:……………… 5) Những môn TDTT có tham gia tự tập luyện ở nhà:………………………. 6) Sở thích những môn thể thao nào? 7) Những môn thể thao nào còn yếu:………………………………………… 8) Những đề nghị với giáo viên khi giảng dạy TDTT:………………………. Sau khi đã điều tra xong tình hình tự tập luyện thể dục thể thao của học sinh tôi tiến hành các biện pháp thực hiện ứng dụng với thực tế giảng dạy của mình. 6 - Giải pháp 2: Để giải quyết được vấn đề chính của đề tài là: phát huy tính tích cực tập luyện thể dục thể thao của học sinh trung học phổ thông. Như phần thực trạng của vấn đề đã nêu ra rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng yếu kém đó. Tôi tập trung giải quyết thực trạng 1 và 2 để học sinh hiểu được mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tác dụng của tập luyện thể dục thể thao. Hướng các em vào hoạt động thể dục thể thao lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã hội để giúp các em biết phối kết hợp hài hòa giữa tập luyện thể dục thể thao và học tập. Để hướng thu hút học sinh tham gia các hoạt động thể dục thể thao bổ ích, lành mạnh tôi tiến hành cho các em thảo luận tìm hiểu một số vấn đề về tác dụng của thể dục thể thao đối với sức khỏe như thế nào? - Ảnh hưởng của thể dục thể thao đối với học tập-lao động như thế nào? - Ảnh hưởng của thể dục thể thao đối với đạo đức- ý chí- thẫm mỹ như thế nào? Sau khi cho các em thảo luận tôi sẽ đưa ra một số giải đáp hướng các em vào trọng tâm của ý thảo luận để các em hiểu rõ vấn đề hơn, cụ thể là: Khi bàn về tác dụng của thể dục thể thao nhà hiền triết vĩ đại cổ Hy Lạp Arit- Xtốt(384- 322 TCN) đã có câu nói bất hũ sau: “Không có gì làm kiệt sức và hủy hoại sức khỏe bằng sự ì trệ kéo dài… Ì trệ là bắt đầu của sự ốm yếu”. Quan niệm với về sức khỏe không chỉ giới hạn về thể chất mà còn cả tâm lí xã hôi nữa. Con người vui thích yêu đời xã hội lành mạnh, môi trường trong sạch đã làm cho con người sống lâu khỏe hơn. Tác dụng nổi bật và chuyên biệt của thể dục thể thao là thể hiện sự phát triển của tố chất thể lực (Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, tính khéo léo và tính linh hoạt). Con người ta muốn có sức khỏe và thân thể cường tráng mỗi người không có con đường nào khác là phải tự mình tiến hành tập luyện thể dục thể thao. Nhiều công trình khoa học đã chứng minh rằng người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đều có chỉ số thể lực và sức khỏe cao hơn người không tập luyện thể dục thể thao hoặc ít tập luyện thể dục thể thao. Thể chất tốt là một trong những điều kiện để học tập , lao động đạt hiệu quả cao hơn. Có công trình khoa học đã tính được rằng: người khỏe thì kĩ năng lao động nhanh và dễ hơn người thường khoảng 2-5 lần, phục hồi sau lao động cũng nhanh hơn. Người có tập luyện thể dục thể thao thường ít đau ốm và dễ thích nghi với môi trường xung quanh khi thời tiết thay đổi. Còn người ít hoặc không tập luyện thể dục thể thao thì khó thích nghi với sự thay đổi của môi trường xung quanh dễ bị ốm khi thời tiết thay đổi. - Thể dục thể thao là một trong những biện pháp giáo dục đạo đức- ý chí cho con người hằng ngày cũng giúp ta rèn luyện ý chí, tính kỉ luật, lối sống lành mạnh. Giúp cải thiện thể chất vì mỗi con người ta sinh ra và lớn lên đều chịu sự chi phối của các yếu tố di truyền, điều kiện nuôi dưỡng, điều kiện sống và hoạt động nhất là hoạt động vận động không giống nhau. Thể dục thể thao còn góp 7 phần chống lại các hiện tượng tiêu cực trong xã hội như nghiện ngập, cờ bạc, chơi games… - Qua tập luyện thể dục thể thao cũng giáo dục cho con người ta biết thưởng thức cái đẹp của thể thao: không chỉ về hình thể, trang phục, phương tiện mà còn cả ở sự hoàn thiện ở kỹ thuật vận động cùng cách ứng xử cao thượng giữa con người với nhau trong giao tiếp. Thể dục thể thao sẽ đóng góp phần xây dựng con người toàn diện: (trong sạch về đạo đức, phong phú về trí tuệ và cường tráng về thể lực). Tích cực xây dựng lối sống văn minh mà Bác Hồ là tấm gương sáng mẫu mực. -Giải pháp 3: Sau khi cho học sinh thảo luận tìm hiểu về ý nghĩa, tác dụng của thể dục thể thao đối với cuộc sống lao động và học tập . Tôi tiếp tục cho các em thảo luận nêu ý nghĩ của mình về sự nhận thức của vấn đề “học” và “chơi” để các em có thể biết phối hợp hài hòa giữa việc chơi và học, hướng các em vào những hoạt động có ích của thể thao nâng cao hiệu quả học tập của mình. Tôi cho học sinh thảo luận về 2 câu châm ngôn: “Học không chơi thì đánh rơi tuổi trẻ Chơi không học bán rẻ tương lai” Tôi cho học sinh viết ngắn gọn suy nghĩ của mình về 2 câu châm ngôn khoảng 15 dòng. Và cũng thật bật cười vì là một giáo viên thể dục thể thao tôi lại bàn về thơ, nói đến thơ. Xong 2 câu thơ này ví như 2 câu châm ngôn về 1 phương châm sống của tuổi trẻ. Tôi muốn các em hiểu được tầm quan trọng của học tập. Học tập để có đủ nền tảng kiến thức tạo dựng tương lai vì văn hóa là chìa khóa nở đầu cho mọi sự thành công. Tuy nhiên, chơi là một hoạt động không thể thiếu của tuổi trẻ, các em cũng cần phải biết đan xen một vài hoạt động học tập của mình song song với các hoạt động vui chơi để thư giãn đầu óc một cách hài hòa. Một con người không biết vui chơi thì sống vô nghĩa nhưng một số thanh niên lại nói “Học không chơi thì đánh chơi tuổi trẻ” là để biện minh cho sự ăn chơi của mình. Chơi thế nào cho đúng nghĩa, chơi các trò chơi lành mạnh ví dụ như các hoạt động thể dục thể thao: cầu lông, bóng rổ, bóng đá…Qua hoạt động vui chơi để giúp các em tiếp thu các tri thức văn hóa cho xã hội từ những hoạt động vui chơi ấy tạo nền tảng kiến thức đa dạng, phong phú để xây dựng tương lai. Qua đây tôi muốn giúp các em loại bỏ tư tưởng chơi mà không học vì “Chơi mà không học là bán rẻ tương lai” thực chất là ngụy biện cho sự lười học của mình. Chơi không học là cách các em đi vào ngõ cụt nhanh nhất. Bởi muốn thành công trên bất cứ lĩnh vực nào cũng cần phải có tri thức. Vậy cần phải biết đan xen giữa “chơi mà học” “học mà chơi” để không đánh mất tuổi trẻ và cũng không bán rẻ tương lai. 8 Tóm lại: Qua 3 giải pháp đã thực hiện ở trên tôi thấy học sinh thảo luận hào hứng. Và đã phần nào giúp các em hiểu được tác dụng của luyện tập thể dục thể thao đối với đời sống lao động và học tập. Tầm quan trọng của luyện tập thể dục thể thao đối với sức khỏe. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc “chơi” việc “học hành” nên các em đã có những nhận thức đúng đắn của tập luyện thể dục thể thao trong cuộc sống lao động và học tập hằng ngày một cách tiến bộ và rõ rệt, các em hăng hái hơn trong việc luyện tập thể dục thể thao. Giờ học thể dục thể thao của tôi sôi nổi hơn các em đã hiểu được vai trò của giờ học thể dục thể thao là ngoài chức năng rèn luyện thể chất cho học sinh còn có chức năng giải trí để nhằm giải tỏa xua tan đi sự căng thẳng, mệt mỏi của các tiết học trong nhà nâng cao hiệu quả của các môn học khác. Nên tôi tiến hành thực hiện một số biện pháp là áp dụng vào thực tế luyện tập để phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong tập luyện thể dục thể thao ở trường và ở nhà. b) Biện pháp tổ chức thực hiện: - Biện pháp 1: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong tập luyện thể dục thể thao ở trường (giờ thể dục nội khóa). Để thực hiện tốt biện pháp này trong giảng dạy việc đầu tiên tôi tiến hành tìm hiểu để nắm vững một số đặc điểm tâm lí của học sinh trung học phổ thông có liên quan đến công tác giảng dạy thể dục thể thao đó là: Các em học sinh THPT tuổi từ 16-18 tuổi thì quá trình tăng trưởng cơ thể của các em còn chưa kết thúc. Dù hoạt động thần kinh cao cấp của các em đã đến mức phát triển cao. Nhưng một số em phần nào đó hưng phấn mạnh hơn ức chế nên dễ có những phản ứng thiếu kìm hãm cần thiết. Do đó dễ làm rối loạn sự phối hợp vận động gây khó khăn cho việc tiếp thu và cũng cố các kỹ năng vận động. Tình cảm, xốc nổi cần được giáo viên khuyên nhủ (Thậm chí có thể phê phán). Và bạn bè góp ý làm cho các em vừa giữ được hăng hái vừa biết thận trong, bình tĩnh, giáo viên không nên quá chì chít vì những yếu kém đó. Bởi vì lứa tuổi này (nhất là nữ), không ưa (dễ tự ái, tiêu cực). Bị những người khác nói những yếu kém của mình như thế trước mọi người (nhất là các bạn khác giới). Đứng trước những tình huống như vậy tôi đã khéo léo giải đáp , giải quyết những tranh luận, bất đồng giữa các em 1 cách bình tĩnh, có lí lẽ. Tính tình, trạng thái, tâm lí ở lứa tuổi này cũng thay đổi. Có lúc rất tích cực hăng hái, nhưng có lúc lại buồn chán tiêu cực. Ví dụ giáo viên vừa làm mẫu động tác thì các em tỏ vẻ hăng hái vận động, nhưng một lúc sau lại tìm chỗ ngồi nghỉ, chán tập. Lúc này giáo viên cần khéo léo khích lệ, hướng dẫn các em luyện tập tốt hơn. Lấy vận động khích lệ là chính chứ không phải gò ép, dọa nạt bắt tập. Qua đó dần dần góp phần giáo dục cho các em thành người có tính kiên cường, biết tự kìm chế và có ý thức cố gắng. 9 -Để giờ học thể dục thể thao được thuận lợi có hiệu quả mỗi lớp tôi đã thành lập từ đầu năm học đội ngũ “hướng dẫn viên thể dục thể thao” hay còn gọi là “cán sự thể dục thể thao”. Để khi cần thiết giúp giáo viên làm mẫu, quản lí và điều khiển lớp, hỗ trợ cho giáo viên. Đội ngũ này gồm những em có năng khiếu thể dục thể thao, ham thích thể dục thể thao và có trình độ vận động cao hơn những em khác. Đội ngũ cán sự thể dục thể thao này đã được tôi dự kiến sẵn từ đầu năm học mỗi lớp từ 4-5 em để hỗ trợ cho nhau sẽ có những em có hôm vắng học thì sẽ có em khác thay. -Tôi chú ý bồi dưỡng cá biệt những em yếu kém, nhút nhát, sợ vận động thể dục thể thao. Giải đáp mọi sự thắc mắc của học sinh, sữa sai động tác. Người thầy là nhân vật trung tâm, gương mẫu nhưng không được làm thay cho học sinh. Giáo viên đặt ra những yêu cầu tập luyện cho từng tổ, từng nhóm, từng em. Xong không được cứng nhắc tùy tiện. Tránh những biểu hiện thô bạo đối với học sinh ảnh hưởng đến nhân cách của học sinh. Mà tôi chú ý khích lệ các em là: Môn thể thao là một môn võ (Hay còn có thể nói là môn 100% thực hành) nên phải biết bắt chước, chịu khó luyện tập. Mạnh dạn tập 1 lần chưa được thì tập nhiều lần sẽ làm được. Thay vì làm động tác xấu mà ngượng, mà lẫn tránh, mà nhút nhát không luyện tập thì yếu kém lại càng yếu kém hơn. Tôi khích lệ các em không hiểu bài thì hỏi giáo viên, hỏi những bạn làm tốt, một người dốt mà dám hỏi để hoàn thiện cho mình là người khôn. Còn người dốt mà dấu dốt không dám hỏi mới là người dốt. Chính vì sự khích lệ này nên trong giờ học của tôi nhiều em đã mạnh dạn hỏi tôi: “Em làm động tác đúng chưa cô? Sửa sai cho em với”. Khi được những em dám hỏi như vậy tôi ân cần giảng giải nên giờ học của tôi các em thi đua nhau hăng hái luyện tập giờ học luôn đảm bảo một nguyên tắc là: “Nghiêm túc- thoải mái và chất lượng”. Ví dụ: Khi giảng dạy học sinh lớp 10 ở phần cầu lông cuối học kì 1 theo điều tra của tôi có từ 5- 10% các em trong một lớp biết đánh cầu lông ở loại khá giỏi. Xong còn có khoảng 50% các em đã biết đánh cầu lông nhưng hỏi những kỹ thuật cơ bản các em không nắm được. Nhưng còn khoảng 40% các em chưa biết cách cầm cầu, cầm vợt nữa. Quả là một sự khác biệt quá lớn chênh lệch về trình độ. Đứng trước một thực tế như vậy tôi đã khéo léo giải thích cho cả lớp rõ là: “Những em khá giỏi rồi thì các em nên khiêm tốn, không nên lấn át các em yếu, nên có tinh thần bao dung, giúp đỡ bạn yếu. Giỏi thì các em cũng phải cũng cố kiến thức lại từ đầu xem mình đã thực sự giỏi chưa, đã giỏi rồi thì các em nên hỗ trợ các em còn yếu kém tiến bộ hơn. Còn các em yếu kém phải cố gắng- nỗ lực luyện tập hơn không nên nản chí. Để nâng cao hiệu quả bài học trong giảng dạy, sau khi giáo viên làm mẫu xong tôi tập cho các em khá giỏi, biểu diễn cho các em yếu kém xem. Sau đó tôi 10 [...]... xa để trốn tập nữa Đa số các em hiểu được tầm quan trọng của thể dục thể thao là ngoài việc rèn luyện sức khỏe còn có chức năng giải tỏa căng thẳng nên nhiều em vừa tập luyện say sưa, vừa hăng hái Có giờ học thể dục dù mưa cũng không muốn học trong lớp, trong nhà - Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực luyện tập TDTT của học sinh ở ngoài trường (ở nhà) Các em học sinh trung học đang ở thời kỳ phát triển... tự tập luyện thể dục thể thao - Giải pháp 2: Thảo luận tác dụng của thể dục thể thao đối với sức khỏe, đạo đức, thẩm mĩ - Giải pháp 3: Thảo luận nêu suy nghĩ của từng học sinh về sự nhận thức của vấn đề “chơi” và học b, Biện pháp tổ chức thực hiện - Biện pháp 1: phát huy tính tích cực, học tập của học sinh trong tập luyện thể dục thể thao ở trường (giờ thể dục nội khóa) - Biện pháp 2: phát huy tính. .. tập luyện thể dục thể thao cho các giờ rãnh rổi sau giờ học và tập luyện trong hè Cuối hè và đầu năm học tôi thu bảng kế hoạch tự tập luyện hàng tháng theo từng quý có khen thưởng, khích lệ, những học sinh có ý thức luyện tập tốt, còn những học sinh chưa tự giác tập luyện tôi sẽ tìm hiểu nguyên nhân và phê bình, nhắc nhở để các em có ý thức luyện tập tốt hơn b) Kết quả đối với hình thức luyện tập TDTT. .. kiến kinh nghiệm là phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong tập luyện thể dục thể thao bậc trung học phổ thông Tôi đã viết và thực nghiệm trong 2 năm học đối với 2 khối: lớp 11 năm học 2011-2012 và khối 10 năm học 2012-2013 Qua thực nghiệm đã mang lại cho tôi rất nhiều khác biệt bất ngờ về kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm như sau: a) Đối với hình thức tự luyện tập TDTT ở ngoài trường:... nội khóa của tôi với luôn đảm bảo phương châm: Nghiêm túc- Thoải mái và chất lượng cao chính là nhờ vào ý thức tự giác tích cực tập luyện của từng em Mà vai trò chính là của cán sự thể dục thể thao và cán bộ lớp còn giáo viên chỉ đóng vai trò nhân vật chính trung tâm III Kết luận và đề xuất 17 1 Kết luận: Với sáng kiến kinh nghiệm là: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong tập luyện thể... cực học tập của học sinh trong tập luyện thể dục thể thao ở ngoài trường (ở nhà) + Bảng đăng kí tự tập luyện thể dục thể thao và tự kiểm tra theo dõi sức khỏe hàng tháng 4, Kiểm nghiệm + Bảng kết quả phần trăm chất lượng môn học thể dục của ba năm thực nghiệm đề tài nghiên cứu khoa học + Bảng kết quả phần trăm chất lượng môn học thể dục của năm học 20102011 + Bảng kết quả phần trăm chất lượng môn học. .. cuối học kỳ, cuối năm học tổ chức cho học sinh thảo luận góp ý cho giáo viên một cách công khai dân chủ có tổ chức trước lớp để giáo viên có thể hoàn thiện mình, và tôi cũng nêu rõ các ưu điểm các em đã đạt được để khích lệ tinh thần Nêu rõ khuyết điểm của cả lớp để lớp các em rút ra kinh nghiệm (*)Tóm lại: Qua các biện pháp thực hiện như trên để phát huy được tính tích cực luyện tập của học sinh Trong. .. bài tập về nhà để các em tự tập, tư duy lại bài tập luyện khi rãnh rổi - Để thực hiện hiệu quả những việc làm trên trong giảng dạy song song với những biện pháp trên tôi chú ý phát hiện tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi Mỗi khi phát hiện được những học sinh có khả năng thể dục thể thao tôi lại ghi vào sổ tích lũy giảng dạy của mình để phát triển tài năng thể thao Tôi dựa vào chế độ khen thưởng cao của. .. phù hợp thoải mái phù hợp với đặc trưng môn học +) Không đội mũ rộng vành, nón, mũ cứng, đi dép trong luyện tập thể dục thể thao +) Không nói tục trong giờ học, ý thức bảo vệ của công, dụng cụ luyện tập của từng cá nhân cao - Tôi thực hiện công bằng trong kiểm tra đánh giá kết quả luyện tập thật chính xác Để thực hiện được vấn đề này tôi đã thực hiện dân chủ trong giờ kiểm tra bằng cách cho cán bộ lớp... đầu năm học tôi đã điều tra nắm thành tích của các em ở cấp trung học cơ sở thì sau một học kỳ, một năm tôi đã nắm rõ năng khiếu sở trường của từng em để phát huy Lúc nào tôi cũng lên kế hoạch định sẵn danh sách đội tuyển học sinh giỏi thể dục thể thao Chính làm tốt việc này nên dù tôi giảng dạy lớp 10, 11, 12 nếu có học sinh giỏi cấp tỉnh môn thể dục thể thao tôi cũng đều có giải Cụ thể năm học 2011-2012 . trong nhà - Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực luyện tập TDTT của học sinh ở ngoài trường (ở nhà). Các em học sinh trung học đang ở thời kỳ phát triển nên đòi hỏi phải vận động. Vì vậy tập luyện. nâng cao hiệu quả của các môn học khác. Nên tôi tiến hành thực hiện một số biện pháp là áp dụng vào thực tế luyện tập để phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong tập luyện thể dục thể. sau để thực nghiệm cho đề tài nghiên cứu khoa học của mình là: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong luyện tập thể dục thể thao bậc trung học phổ thông”. 3) Giải pháp và tổ chức thực

Ngày đăng: 22/04/2015, 00:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w