1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội

86 892 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 29,82 MB

Nội dung

Thực trạng quá trình định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái quận Long Biên...27 2.2.1 Những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển nông ng

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ SINH THÁI 5

1.1 Tính tất yếu khách quan của việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái 5

1.2 Nội dung và hình thức sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái 8

1.3 Những vấn đề pháp lý liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái 12

1.4 Tình hình nghiên cứu nông nghiệp đô thị sinh thái trên thế giới và Việt Nam 12

1.4.1 Tình hình chung 12

1.4.2 Nông nghiệp đô thị ở các nước phát triển 14

1.4.3 Nông nghiệp đô thị ở các nước đang phát triển 15

1.4.4 Những kinh nghiệm rút ra từ quá trình phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái của một số nước 18

1.4.5 Tình hình nghiên cứu nông nghiệp sinh thái ở Việt Nam 19

1.4.6 Kết quả nghiên cứu về nông nghiệp sinh thái ở thành phố Hà Nội 21

1.5 Chỉ tiêu đánh giá kết quả việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái 23

1.5.1 Những tiêu chí định tính 23

1.5.2 Những tiêu chí định lượng 23

1.5.3 Những tiêu chí đánh giá việc sử dụng đất nông nghiệp 24

Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 26

2.1 Cơ sở pháp lý của việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái quận Long Biên 26

2.2 Thực trạng quá trình định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái quận Long Biên 27

2.2.1 Những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp quận Long Biên theo hướng nông nghiệp sinh thái 27

2.2.2 Mô tả hệ thống nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên 42

2.2.3 Đánh giá thực trạng hệ thống cây trồng, hệ thống vật nuôi trên địa bàn quận Long Biên 43

Trang 2

2.2.4 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 45

2.2.5 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 47

2.2.6 Một số mô hình trang trại sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái 53

2.3 Kết quả đạt được và những vấn đề cần giải quyết đối với phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái 58

2.3.1 Kết quả đạt được 58

2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại 59

2.4 Thuận lợi và khó khăn; cơ hội và thách thức quận Long Biên trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái 60

2.4.1 Những thuận lợi và khó khăn 60

2.4.2 Những cơ hội và thách thức 61

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 63

3.1 Mục tiêu và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái quận Long Biên 63

3.2 Giải pháp nâng cao sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái quận Long Biên 65

3.2.1 Thực hiện quy hoạch và bố trí SX theo hướng nông nghiệp sinh thái 65

3.2.2 Giải pháp về vốn và đầu tư vốn thực hiện xã hội hoá các hoạt động đầu tư trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận 66

3.2.3 Giải pháp về khoa học công nghệ 66

3.2.4 Giải pháp về bảo vệ môi trường sinh thái 67

3.2.5 Giải pháp về xây dựng hệ thống cơ cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận 68

3.2.6 Giải pháp về thị trường 69

3.2.7 Giải pháp về các cơ chế chính sách và vai trò về tổ chức quản lý của các cấp lãnh đạo trong quá trình phát triển kinh tế của quận 70

3.3 Một số kiến nghị 71

3.3.1 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội 71

3.3.2 Kiến nghị với chính phủ 71

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặcbiệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quantrọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư và cáchoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, có ý nghĩa kinh tế chính trịsâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc

Trong nông nghiệp, đất đai không những là đối tượng lao động mà còn

là tư liệu sản xuất không thể thay thế, là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bảnnhất của con người Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng mộtnền kinh tế xuất phát từ phát triển nông nghiệp, dựa vào khai thác các tiềmnăng từ đất và lấy đó làm cơ sở phát triển cho các ngành khác Chính vì vậy,việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả và pháttriển bền vững đang trở thành vấn đề cấp bách của các nước trên thế giới.Điều mà các nhà khoa học trên thế giới quan tâm là làm thế nào để sản xuất ranhiều lương thực, thực phẩm nhất để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người

Để thực hiện được mục tiêu trên cần phải bắt đầu từ việc nâng cao hiệu quả

sử dụng đất trong nông nghiệp

Tuy nhiên, do sức ép của gia tăng dân số và nhu cầu phát triển xã hội,đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh về số lượng và chấtlượng Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có nhiều các biệnpháp hợp lý để bảo vệ đất đai Hiện nay, việc sử dụng đất đai một cách hiệuquả, giữ gìn và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững đang là vấn đề mangtích toàn cầu

Cùng chung với quá trình phát triển của thành phố Hà Nội, quá trình đôthị hoá diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn quận Long Biên, nền kinh tế trên địa bànquận đang từng bước phát triển mạnh mẽ Song song với đó thì diện tích đất

Trang 4

nụng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, rỏc thải ụ nhiễm mụi trường ngày càng giatăng Cỏc quỏ trỡnh này đó và đang gõy ỏp lực mạnh mẽ đến việc quản lý và

sử dụng đất để làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảmbảo sự phỏt triển bền vững là vấn đề cú tớnh chiến lược và cấp thiết đang đặt

ra đối với cả nước núi chung và của quận Long Biờn núi riờng

Xuất phỏt từ những lý do trờn, được sự hướng dẫn của GS-TS Đỗ Hoàng

Toàn, học viờn thực hiện đề tài

“Sử dụng đất nụng nghiệp theo hướng đụ thị sinh thỏi tại quận Long Biờn, thành phố Hà Nội”.

2 Tổng quan tỡnh hỡnh nghiờn cứu

Đến nay, ở trong và ngoài nước đó cú những cụng trỡnh nghiờn cứu cúliờn quan đến đề tài như:

- Đỗ Nguyờn Hải (2000) Đỏnh giỏ đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nụng nghiệp của huyện Tiờn Sơn, Bắc Ninh Luận ỏn thạc sỹ

khoa học nụng nghiệp, Hà Nội [10]

- Đề cương đề tài “Nghiờn cứu xõy dựng cỏc mụ hỡnh nụng nghiệp sinh thỏi phự hợp trong tiến trỡnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ và đụ thị hoỏ ở thành phố Hồ Chớ Minh”[9]

Ngoài ra cũn cú một số bài nghiờn cứu được nờu ra trong cỏc đợt Hộithảo trong nước của một số tỏc giả ([7] [8] [11] [12] )

Cỏc cụng trỡnh trờn đó nghiờn cứu nội dung đề tài tuy nhiờn mới chỉnghiờn cứu phạm vi huyện Tiờn Sơn, Tỉnh Bắc Ninh và Thành phố Hồ ChớMinh, chưa nghiờn cức trực tiếp đến địa bàn quận Long Biờn

3 Mục đích nghiên cứu

- Đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng đất nụng nghiệp nhằm gúp phần giỳp ngườidõn lựa chọn phương thức sử dụng đất phự hợp trong điều kiện cụ thể của quận

- Định hướng và đề xuất cỏc giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả sử dụng đấtnụng nghiệp theo hướng nụng nghiệp sinh thỏi quận Long Biờn

Trang 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Đối tượng nghiên cứu: Quỹ đất sản xuất nông nghiệp, các loại hình sử

dụng đất nông nghiệp và vấn đề liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp

* Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Địa bàn vùng ven đô quận Long Biên – TP Hà Nội

+ Thời gian: Các số liệu thống kê lấy từ năm 2007 – 2012 về đất đai,kinh tế xã hội của quận Số liệu về giá cả, vật tư và nông sản phẩm hàng hóađiều tra năm 2012

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Những nội dung cơ bản của sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thịsinh thái quận Long Biên, thành phố Hà Nội là gì?

- Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái quậnLong Biên, thành phố Hà Nội? Những quá trình đó đã đạt được những kết quảgì? Còn những bất cập, hạn chế gì?

- Cần có những giải pháp nào để tiếp tục hoàn thiện và định hướng sửdụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái quận Long Biên?

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng quan điểm triết học Mác – Lê Nin, đường lối chính sáchcủa Đảng và Nhà nước, các thành tựu của khoa học quản trị kinh doanh làm

cơ sở cho việc nghiên cứu Đồng thời sử dụng phương pháp truyền thống:thống kê, phân tích, tổng hợp để đánh giá, phát hiện và sử dụng các vấn đề đặt

ra của luận văn

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 03 chương:

- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về sử dụng đất nông nghiệp theo hướng

Trang 6

đô thị sinh thái.

- Chương 2: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh tháitrên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội

- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao kết quả sử dụng đất nông nghiệptheo hướng đô thị sinh thái trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội đếnnăm 2015, tầm nhìn đến năm 2020

Trang 7

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ SINH THÁI

1.1 Tính tất yếu khách quan của việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng

đô thị sinh thái

Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuấtnông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứuthí nghiệm về nông nghiệp Theo Luật đất đai năm 2003, đất nông nghiệpđược chia ra làm các nhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâmnghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác[21].Trong giai đoạn kinh tế – xã hội phát triển, mức sống của con người cònthấp, công năng của đất là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong sảnxuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp để phục vụ nhu cầuthiết yếu: ăn, mặc, ở…Khi con người biết sử dụng đất đai vào cuộc sống cũngnhư sản xuất thì đất đóng vai trò quan trọng trong hiện tại và tương lai

Cùng với việc phát triển mạnh mẽ công nghệ và khoa học, kỹ thuật đãđem lại thành tựu kỳ diệu làm thay đổi bộ mặt trái đất và cuộc sống nhân loại.Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối đa cục bộ không có một chiến lược pháttriển chung nên đã gây ra những hậu quả tiêu cực: ô nhiễm môi trường, thoáihoá đất… Hàng năm gần 12 triệu ha rừng nhiệt đới bị tàn phá ở Châu Mỹ LaTinh và Châu á Cân bằng sinh thái bị phá vỡ, hàng triệu ha đất đai bị hoangmạc hoá Theo kết quả điều tra của UNDP và trung tâm thông tin nghiên cứuđất quốc tế (ISRIC) đã cho thấy thế giới có khoảng 13,4 tỷ ha đất thì đã có 2

tỷ ha đất bị hoang hoá ở các mức độ khác nhau trong đó Châu á và Châu Phi

là 1,2 tỷ ha chiếm 62% tổng diện tích bị thoái hoá Số liệu trên cho thấy đấtđai bị thoái hoá tập trung ở các nước đang phát triển

Trang 8

Trong lịch sử phát triển của thế giới bất kỳ nước nào dù phát triển hayđang phát triển thì việc sản xuất nông nghiệp đều có vị trí quan trọng trongnền kinh tế quốc dân, tạo ra sự ổn định xã hội và mức an toàn lương thựcquốc gia Sản phẩm nông nghiệp là nguồn tạo ra thu nhập ngoại tệ, tuỳ theolợi thế của mình mà mỗi nước có thể xuất khẩu thu ngoại tệ hay trao đổi lấysản phẩm công nghiệp để đầu tư lại cho nông nghiệp và các ngành khác trongnền kinh tế quốc dân.

Theo báo của Worlk Bank (1995), hàng năm mức sản xuất so với yêucầu sử dụng lương thực vẫn thiếu hụt từ 150 - 200 triệu tấn, trong khi đó vẫn

có 6 - 7 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất, bị xói mòn Trong

1200 triệu ha đất bị thoái hoá có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khả năngsản xuất do sử dụng không hợp lý

Ngày 28 tháng 02 năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường nước ta đãphê duyệt công bố diện tích đất đai năm 2011 của cả nước với diện tích tựnhiên là 3.312.121.159 ha, trong đó đất nông nghiệp chỉ có 24.822.560 ha,dân số là 80902,40 triệu người, bình quân diện tích đất nông nghiệp là 3068

m2/người So với 10 nước trong khu vực Đông Nam á, tổng diện tích tự nhiêncủa Việt Nam đứng thứ 2 nhưng bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầungười của Việt Nam đứng vị trí thứ 9 trong khu vực [32]

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho

xã hội về nông sản phẩm đang trở thành một trong các mối quan tâm lớn nhấtcủa người quản lý và sử dụng đất

Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vàosản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm vềnông nghiệp…Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2011, Việt Nam có tổng diệntích tự nhiên là 33.069.348 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ có9.415.568 ha, dân số là 82.018 nghìn người, bình quân diện tích đất sản xuấtnông nghiệp là 1132 m2/ người

Trang 9

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho

xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cáp bách luôn đượccác nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm Thực tế cho thấy, trong những nămqua do tốc độ công nghiệp hoá cũng như đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ởnhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ởViệt Nam có nhiều biến động, theo những tư liệu của Tổng Cục Thống kê thìbiến động về số lượng đất nông nghiệp của nước ta trong 12 năm gần đâyđược thể hiện ở bảng 1.1

Bảng 1.1: Biến động về diện tích đất nông nghiệp và diện tích

đất canh tác hàng năm ở Việt Nam (2000-2012)

Năm

Tổng diện tích đất nông

nghiệp (1000ha)

Tổng diện tích đất canh tác hàng năm (1000ha)

Dân số (1000 người)

Bình quân diện tích đất canh tác hàng năm/người

Trang 10

một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nông nghiệp rất thấp Làmột nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đất canh táctrên đầu người nông dân rất thấp là một trở ngại to lớn Để vượt qua, phát triểnmột nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân và cómột phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệmđất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp theohướng sinh thái.

1.2 Nội dung và hình thức sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái

Sản xuất nông nghiệp vốn đã mang trong nó bản chất sinh thái, sản xuấtnông nghiệp muốn phát triển có hiệu quả và ổn định đương nhiên phải phùhợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn, môi trường và quần thểsinh vật tạo nên hệ sinh thái nông nghiệp Chính sự phù hợp đó làm cho câytrồng vật nuôi phát huy mọi ưu thế và tác động lẫn nhau để tồn tại và pháttriển, đó là một nền nông nghiệp sinh thái Nhiều học giả cũng cho rằng nôngnghiệp sinh thái cũng chính là nông nghiệp bền vững, một nền nông nghiệpsinh thái, hay bền vững đều mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.Nhưng ngược lại, một nền sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tếcao, chưa chắc đã là một nền nông nghiệp sinh thái và bền vững nếu như nókhông có tác động đến bảo vệ môi trường sinh thái

Nông nghiệp đô thị: nông nghiệp đô thị là một ngành công nghiệp mà

sản xuất, chế biến và buôn bán thực phẩm và chất đốt thực hiện trên các vùngđất và mặt nước xen kẽ, rải rác trong các đô thị và vùng ngoại ô” (UNDP).Nông nghiệp đô thị nói một cách đơn giản bao gồm toàn bộ hoạt động sảnxuất nông nghiệp từ sản xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nôngnghiệp nằm xen kẽ trong đô thị và các vùng ven đô Khái niệm này có thể góigọn trong phạm vi lãnh thổ và phi lãnh thổ của một đô thị

Trang 11

Sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm: nông nghiệp, lâmnghiệp, thuỷ sản) diễn ra trong các thành phố gọi là nông nghiệp nội đô, diễn

ra ở ngoại thành thì gọi là nông nghiệp ngoại đô Điều này dẫn đến đặc điểm

sự khác biệt giữa nông nghiệp nội đô, nông nghiệp giáp ranh, nông nghiệpngoại đô hay ngoại thành

Nông nghiệp đô thị sẽ được phân chia theo các vành đai khác nhau dotính chất và đặc thù của nó Có thể phân chia theo các khu vực dưới đây:

- Nông nghiệp nội đô

- Nông nghiệp vùng vành đai nhạy cảm

- Nông nghiệp ngoại đô (ngoại thành)

Do đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội và môi trường của mỗi vùng khácnhau, cho nên sản xuất nông nghiệp ở mỗi vùng cũng khác nhau, chính điều

đó hình thành tính đa dạng của nông nghiệp đô thị Kế thừa các công trìnhnghiên cứu của các học giả có thể nêu khái niệm nông nghiệp đô thị sinh thái

Khái niệm nông nghiệp đô thị sinh thái: nông nghiệp đô thị sinh thái là

một quá trình sản xuất được bố trí phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng đôthị nhằm khai thác triệt để các tiềm năng với công nghệ sản xuất sạch tạo rasản phẩm chất lượng cao, an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng môitrường, cảnh quan tạo ra hệ sinh thái bền vững [22], [23], [24]

Theo PGS.TS Phạm Văn Khôi “Nông nghiệp đô thị sinh thái là một nền

nông nghiệp sinh thái trong thành phố, thị trấn hoặc các khu đô thị Đây

là nền nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, phát triển dịch vụ nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của con người cả về vật chất lẫn tinh thần trên cơ sở áp dụng các phương pháp sản xuất khoa học, các mô hình sử dụng và tái tạo nguồn lực nhằm đạt tới sự phát triển bền vững môi trường sinh thái trong

các khu đô thị” [15]

Trang 12

Khái niệm này chỉ ra các nội dung chủ yếu:

- Sản xuất nông nghiệp được bố trí và sản xuất phù hợp với điều kiện củamỗi vùng, tạo ra sự tác động hữu cơ, đảm bảo cân bằng sinh thái, đạt hiệu quảsản xuất cao

- Quá trình sản xuất nông nghiệp trên diễn ra ở vùng xen kẽ, hay tậptrung các vùng đô thị bao gồm nội đô, giáp ranh và ngoại ô

- Sản xuất nông nghiệp trên tạo ra mối quan hệ hữu cơ trong ngành vàđảm bảo sự cân bằng sinh thái, tính hiệu quả và bền vững Đồng thời tác độngtích cực đến cải tạo môi trường sinh thái của vùng đô thị

- Sản xuất nông nghiệp tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toànthực phẩm, giữ gìn sức khoẻ và nhu cầu cho người tiêu dùng

Theo khái niệm này, nội dung và ý nghĩa của nông nghiệp sinh thái đôthị đã được đề cập một cách khá toàn diện và sát với thực tiễn Không gianphân bố của nó cũng sẽ thích ứng với từng điều kiện cụ thể về quy mô đất đai

ở đô thị và xét trên bình diện rộng, nó đảm bảo được sự kết nối hài hòa giữa

hệ sinh thái đô thị với các hệ sinh thái tự nhiên và nông thôn Nông nghiệpsinh thái đô thị khai thác hợp lý tiềm năng cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo

để phát triển đa dạng Nông nghiệp sinh thái đô thị sử dụng cao hàm lượngkhoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượngsản phẩm và giữ gìn tốt môi trường sinh thái – sản xuất sạch, không làm thoáihóa đất bằng thay thế các kỹ thuật phân bón và nông dược…; phát triển hệthống cơ sở hạ tầng phù hợp với phương thức sản xuất nông nghiệp hiện đại

Từ đó, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất và am hiểu khoa học – kỹ thuật vàcông nghệ trong canh tác của nông dân, ngày càng nâng cao và dân trí cũngtương ứng với mặt bằng dân trí đô thị; đảm bảo việc làm ổn định cho nôngdân trong quá trình CNH, ĐTH và có cơ sở để nâng cao thu nhập tương ứngvới thị dân [28]…

Trang 13

Nông nghiệp đô thị sinh thái là nền nông nghiệp ứng dụng công nghệcao và những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt là côngnghệ sinh học đảm bảo được cân bằng của các yếu tố tự nhiên như: đất,nước, nhiệt độ, độ ẩm, có vai trò quan trọng để hạn chế những tác động củaquá trình đô thị hoá như: lọc sạch bầu không khí, làm sạch nguồn nước thải vàgiảm tiếng ồn và tạo cảnh quan văn hoá cho đô thị,

Nông nghiệp đô thị sinh thái, ngoài việc cung cấp lương thực, thực phẩmchất lượng cao, an toàn, mà còn có tác động làm giảm tiêu cực của quá trình

đô thị hoá đến môi trường nhờ tác động cải thiện vi khí hậu, bảo tồn và làmgiầu tính đa dạng sinh học, giá trị cảnh quan, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngoài ra, nông nghiệp đô thị còn tạo cơ hội cung cấp công ăn việc làm, tăngthêm thu nhập cho một bộ phận dân cư đô thị Việc ứng dụng công nghệ tiêntiến vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, sẽ góp phần làm tăng năngsuất và chất lượng nông sản tạo cơ hội phát triển công nghiệp chế biến,thương mại dịch vụ, cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững Do đó, phát triểnnông nghiệp đô thị sinh thái bền vững là xu hướng tất yếu của quá trình pháttriển nông nghiệp tương lai

Như vậy, nông nghiệp đô thị sinh thái là nền nông nghiệp không chỉ cungcấp cho thị trường những nông sản thông thường, mà còn cả những nông sản caocấp và những nông sản đáp ứng nhu cầu về tinh thần của người dân đô thị như:Cải thiện môi trường sống, điều hoà khí hậu, làm đẹp cảnh quan Những sảnphẩm này sẽ ngày càng được coi trọng hơn trong quá trình đô thị hoá khi mà dântrí và điều kiện vật chất của người dân ngày càng được nâng cao

1.3 Những vấn đề pháp lý liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái

- Căn cứ theo pháp luật đất đai của nhà nước

Trang 14

- Căn cứ theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giaiđoạn tới [13], [14].

- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đã được phê duyệt [33]

- Căn cứ vào Nghị quyết đại hội lần thứ 13 đảng bộ thành phố vàChương trình 12 của Thành ủy Hà Nội về "phát triển kinh tế ngoại thành vàtừng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn" [1]

1.4 Tình hình nghiên cứu nông nghiệp đô thị sinh thái trên thế giới và Việt Nam

1.4.1 Tình hình chung

Trong vài chục năm qua nông nghiệp đô thị phát triển nhanh song songvới quá trình đô thị hóa Ở Hoa kỳ, từ 2000 đến 2012 nông nghiệp đô thị tăng17%, ở Nhật Bản, Hà Lan, Thuỵ Sĩ cũng tăng mạnh

Trong 25 năm cuối của thế kỷ 20 trong thế giới đô thị hóa, xuất hiện một

xu hướng ngược lại với quá trình tách rời giữa quá trình xây dựng đô thị hiệnđại với nông nghiệp - công nghiệp hóa xảy ra từ thế kỷ 19 Chính sự pháttriển của nông nghiệp đô thị đã hài hoà hai quá trình đô thị hóa và phát triểnnông nghiệp hiện đại

Trong các năm 1990 nông nghiệp đô thị còn ít được chú ý, ở một số nướcchâu Phi bắt đầu xây dựng các dự án nông nghiệp đô thị như ở Ghana, Zaire,Zambia với sự giúp đỡ của Pháp FOA, UNICEF Sang các năm 2000 nhiều tổchức phát triển của các nước và tổ chức quốc tế hỗ trợ nhiều dự án ở châu Phi,

Á, Mỹ Latinh Sang các năm 2012 thì phong trào nông nghiệp đô thị phát triểnmạnh ở nhiều nước và bắt đầu phát triển cả ở các nước đã phát triển như Mỹ,Canada, Anh, Hà Lan Nhiều tổ chức quốc tế về nông nghiệp đô thị ra đời, thúcđẩy việc nghiên cứu về vấn đề này Các tổ chức phi chính phủ tham gia vàophong trào này ngày càng đông từ thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị của cácnước có thể rút ra mặt tích cực của nông nghiệp đô thị: Đô thị có xu hướng phát

Trang 15

triển với mật độ dân số thấp hơn trước nên có nhiều đất để làm nông nghiệp.Nông nghiệp đô thị có hiệu quả và tính cạnh tranh cao hơn nông nghiệp nôngthôn, nhất là trong những ngành rau, thuỷ sản, gia cầm, lợn Nông nghiệp đô thị

ở các nước đang phát triển nhằm tạo an ninh thực phẩm, việc làm, môi trườngcòn ở các nước đang phát triển thì nhằm vào chất lượng cao

Theo các dự báo từ năm 2015 đến 2020, nông nghiệp đô thị tăng tỷ lệ tựtúc thực phẩm từ 15% lên 33%, phần rau, thịt, cá, sữa dùng ở đô thị tăng từ 33lên 50%, số nông dân ra đô thị sản xuất hàng hóa tăng từ 200 lên 400 triệungười Công nghệ trong nông nghiệp đô thị bắt đầu phát triển nhanh và trongthời gian tới sẽ phát triển rất nhanh Châu á là một vùng có nhiều châu thổđông dân Vấn đề phát triển của các châu thổ này từ lâu đã là một đề tài mànhiều ngành khoa học quan tâm Vùng Nam và Đông Nam châu á có hai loạichâu thổ: Châu thổ đông dân (trên 300 dân một km2), có 250.000km2 với 120triệu dân và châu thổ thưa dân có 120.000 km2 với 10 triệu dân

Trước sự phát triển nhanh của nền nông nghiệp đô thị ở các nước có tốc

độ đô thị hoá rất cao, nhiều tổ chức trên thế giới đã bắt đầu đi sâu nghiên cứu

và có hỗ trợ chương trình này Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) thông quacác chương trình định hướng như: AGA Sub - Programme on Peri-urbanProduction Sytems on animal production, health and veterinary public health,chương trình Food supply an Distribution to cities (AGSM), chương trìnhUrban and Peri-urban forestry Qua các chương trình này, FAO nghiên cứucác hoạt động nông nghiệp, hỗ trợ chính sách, trợ giúp kỹ thuật xây dựng cácđặc trưng về nông nghiệp đô thị và ven đô thị Ngoài ra, còn nhiều tổ chứcchính phủ và phi chính phủ nghiên cứu vấn đề này, như: UNDP, IDRC,WB, Bên cạnh đó, một số tổ chức trực thuộc Liên Hợp Quốc như: UNHCR,UNICEF, UNWHO cũng tham gia vào nghiên cứu

1.4.2 Nông nghiệp đô thị ở các nước phát triển

Trang 16

- Ở Hoa Kỳ, trong số 2 triệu nông trại có 696.000 nông trại (chiếm 33%)

ở trên đất đô thị, các nông trại này chiếm trên 16% diện tích, sản xuất ra 35%sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi Khoảng 25% nông hộ tham gia nông nghiệp

đô thị, sản xuất 38 triệu USD thực phẩm Có khoảng 1000 dự án nông nghiệpvùng ven đô thị Từ 2000 đến 2012 nông nghiệp đô thị của Hoa Kỳ tăng 17%.Năm 2000, có 30.000 nông trang tham gia vườn công cộng, trong đó thànhphố NewYork có 1000 vườn, Boston có 400, San Francisco có 100 Các nôngtrại đô thị bán nông sản gấp 13 lần trên một acre nông trại nông thôn Cácnông trại đô thị nông nghiệp hữu cơ phát triển nhiều hơn Các hiệu ăn ởChicago và Washington mua 80% sản phẩm sản xuất ra ở vùng ven đôthị Ở miền Nam California nơi có giá đất cao nhất thế giới nhưng lại lànơi có nông nghiệp đô thị phát triển nhất, hoa và cây cảnh sản xuất nhiềutrong nhà kính và ngoài trời ở đây

- Ở Canada có 11% diện tích đất tự nhiên (105 triệu ha) có thể phát triểnnông nghiệp, trong đó chỉ có 43% đất trồng trọt có hiệu quả cao (45,9 triệuha), nhưng có khoảng 1/3 đất này nằm trong các vành đai đô thị Gần 55% đấttốt nằm trong vòng bán kính 161 km của 23 đô thị lớn, từ 1950 đô thị hóa xảy

ra trong loại đất này Canada phát triển mạnh nông nghiệp đô thị, hình thứcvườn cộng đồng được phát triển phổ biến từ năm 1970 Các đô thị trích mộtphần đất chia cho dân với một tỷ lệ nhất định để phát triển các nhà vườn.Thành phố Montreal và Toronto có 10.000 khu đất chia cho dân Vancouver

đã phát triển hình thức này hơn 20 năm nay

- Tại Berlin - Đức, có 15% đất dùng để phát triển đô thị, có 80.000 nhàvườn Thành phố SanPetecbua – Nga có 500.000 nhà vườn Ở Luân Đôn –Anh, tỷ lệ không gian xanh chiếm 60%, người dân Luân Đôn có thể bảo đảm18% nhu cầu cây ăn quả và rau quả của họ Ở Thượng Hải – Trung Quốc,Nông nghiệp đô thị và ven đô sản xuất ra hơn 50% thịt lợn và gà, hơn 90%

Trang 17

trứng và sữa… Theo ước tính, hiện nay có khoảng 800 triệu dân cư đô thị trênthế giới kiếm sống nhờ sản xuất lương thực thực phẩm.

- Hà Lan là một nước đứng hàng đầu trên thế giới về nhiều mặt hàng nôngsản có giá trị kinh tế cao, mặc dù là quốc gia có tốc độ phát triển đô thị rất caonhưng cũng có nền nông nghiệp phát triển rất mạnh nhất là bộ phận nông nghiệp

ở ven đô Phát triển nông nghiệp đô thị và ven đô ở Hà Lan được xem như là giảipháp cơ bản trong phát triển nông nghiệp bền vững Ở Hà Lan nông nghiệp đôthị chiếm 33% sản lượng nông nghiệp Nhiều hộ nông gia nông thôn chuyểnthành nông gia đô thị do thay đổi vành đai ven đô Ở các thành phố của HàLan, để khắc phục khó khăn trong việc quản lý chất lượng rau xanh đã tiếnhành kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm tại nơi tiêu thụ Đồng thời xâydựng mạng lưới chợ rau xanh để quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệngười tiêu dùng Điều đó đã tác động tích cực đến sản xuất, buộc các nhà sảnxuất phải cải tiến quy trình sản xuất, tuân thủ các quy định về chất lượng đểtiêu thụ được sản phẩm trên thị trường

- Ở Nga, nông nghiệp đô thị có truyền thống lâu đời với các nhà vườn ởngoại ô, vào cuối tuần dân đô thị đến nghỉ ngơi và trồng trọt, khoảng 30%thực phẩm được sản xuất từ các nhà vườn này, ở ngoại ô thành phốSt.Peterburg có 500.000 nhà vườn của dân đô thị, lượng rau quả sản xuất ởđây đã bổ sung đáng kể nguồn rau xanh của thành phố, ở Moskva số ngườilàm nông nghiệp tăng 2 lần từ 2000 đến 2012

1.4.3 Nông nghiệp đô thị ở các nước đang phát triển

Các nước đang phát triển đã bắt đầu phát triển nông nghiệp đô thị trước.Vào các năm 2000, Ghana ở châu Phi phát triển nông nghiệp đô thị để giảiquyết vấn đề thực phẩm, tập trung trước tiên vào sản xuất chuối bột, đậu bắp,lúa gạo và rau

Ở ven đô của Zambia tập trung phát triển sản xuất rau và gia súc nhỏ từ

Trang 18

năm 2000 phong trào này mở rộng ra Mozambique, Lesotho, Bostvana,Kenya, Chile, Philipin, Peru Từ 2000 phong trào nông nghiệp đô thị đã mởrộng ra hầu hết các nước đang phát triển Nhiều điển hình nông nghiệp đô thị

đã được tổng kết, phổ biến ở các hội nghị quốc tế Phong trào đã phát triểnmạnh sang cả châu Mỹ latinh với các điển hình như Cuba, Braxin, Arhentina, Peru

- Nông nghiệp đô thị ở châu á: Ở châu á trước kia quy mô dân số các đôthị phụ thuộc vào lượng thực phẩm sản xuất ra để cung cấp cho đô thị Với sựphát triển của giao thông cước phí vận chuyển lương thực thực phẩm đượcchở từ các vùng khác đến, do đó thu nhập đã trở thành nhân tố quyết định.Tình trạng thiếu ăn và nghèo khổ ở các đô thị trở thành một vấn đề gay gắt.Việc sản xuất thực phẩm trong nội đô thị và vùng ven đô trở thành một nhucầu: Do đô thị hóa, đất nông nghiệp vùng ven đô mất dần Đồng thời do sựđầu cơ đất nên việc bỏ hoang hay sử dụng kém hiệu quả đất ven đô cũng trởnên phổ biến do sự đầu cơ đất Do đó các nhà lãnh đạo và các nhà làm quyhoạch cho rằng không nên làm nông nghiệp trong đô thị, do vậy trong quyhoạch đô thị không có nông nghiệp, nông nghiệp đô thị dần lạc hậu và giảm

đi Các nước châu á phát triển ngày càng phụ thuộc vào thực phẩm nhập Hiệnnay nông nghiệp đô thị ở các nước châu á là phát triển vì cá là thức ăn chủyếu của người dân châu á Xu hướng phát triển cây có giá trị hàng hóa cao vàchăn nuôi thay cho cây lương thực, phát triển nhà vườn đã trở lên phổ biến,lâm nghiệp đô thị ít phát triển Nông nghiệp đô thị thường thâm canh cao và

có kết quả

- Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị tại Trung Quốc: TrungQuốc có một chiến lược đô thị hoá phi tập trung với nhiều đô thị nhỏ trongnông thôn và như vậy nông nghiệp nông thôn cũng sẽ biến đổi Vì vậy,nghiên cứu nông nghiệp đô thị này có thể thấy được phần nào hình ảnh củanông nghiệp nông thôn trong tương lai gần Trong hoàn cảnh Trung Quốc

Trang 19

tham gia WTO thì lợi thế so sánh của Trung Quốc sẽ là các sản phẩm cầnnhiều lao động như rau xanh, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất trong nhà lưới.Hiện nay, Trung Quốc cũng đã xuất khẩu nhiều rau xanh sang các nướcASEAN Tại các đô thị lớn, nông nghiệp có xu thế đẩy xa ra các vùng khác có

cơ sở hạ tầng tốt, nối đô thị với các vùng xa hơn Nông nghiệp quanh các đôthị lớn dần (tuy còn chậm) định hướng theo nông nghiệp du lịch và sinh thái

- Ở Bangkok (Thái Lan): Do quá trình đô thị hoá nhanh đã gây nhiều biếnđộng về thị trường ruộng đất ở vùng ngoại ô, đã đẩy nông nghiệp ra các vùng xahơn Để thúc đẩy các vùng sản xuất vệ tinh này phát triển đã xác lập các yếu tốtác động sau: dễ dàng tiếp cận tín dụng, các kỹ thuật mới đa dạng mà nông dân

dễ tiếp cận, cơ sở hạ tầng phát triển, tăng cường quan hệ hợp đồng giữa các công

ty chế biến và nông dân nhằm tạo đầu ra cho nông sản Các công ty tư nhân làyếu tố trực tiếp định hướng cho phát triển nông nghiệp, đồng thời không thểthiếu vai trò của nhà nước trong việc: quy hoạch đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng,điều tiết giá cả, làm trung gian giải quyết các vấn đề về môi trường, tư vấn, đàotạo và tạo khung pháp lý cho phát triển nông nghiệp

- Singapore là một trong những quốc gia quản lý và sử dụng tài nguyên đấtđai rất có hiệu quả Trong phát triển nông nghiệp đô thị, Singapore vận dụngphương pháp kết hợp công nghệ truyền thống và hiện đại phù hợp với quốc gia cónhiều dân tộc trong đó tập trung phát triển mô hình kinh tế trang trại Chăn nuôi làlĩnh vực chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nông nghiệp, các sản phẩm của chănnuôi đô thị là thịt: lợn, gà, cá tôm… Lượng thực bình quân mỗi người dân là70kg/năm, sản lượng rau tươi dùng trong nước do nông nghiệp ven đô cung cấpcũng chiếm 25% tổng sản lượng rau từ nông nghiệp

- Inđônêxia, nông nghiệp đô thị và ven đô được phát triển theo mô hìnhtrang trại Trong mô hình này, cây trồng và vật nuôi được phát triển trên nềnsinh thái ẩm của đất và nước Nông nghiệp đô thị sinh thái ở nước này thể

Trang 20

hiện sự pha trộn giữa cổ truyền và hiện đại Với sự trợ giúp của Chính phủ,nông nghiệp đô thị ở đây đã phát triển thành ngành tương đối lớn mạnh.

1.4.4 Những kinh nghiệm rút ra từ quá trình phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái của một số nước

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về phát triển nông nghiệpsinh thái và sinh thái ven đô, chúng tôi có nhận xét:

Thứ nhất: Ở hầu hết cac nước mới phát triển nông nghiệp sinh thái kểcác nông nghiệp trong các thành phố và vùng ven đô ở mức độ thấp – mức độtheo nội dung của nền nông nghiệp bền vững Tức là có sự kết hợp giữa cácnội dung sinh thái với nông nghiệp dựa trên cơ sở phát huy những thành tựucủa khoa học và công nghệ nhằm khai thác tự nhiên đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng về số lượng, chất lượng và chủng loại Có sự chú ý đến các nhu cầu

về môi trường và các vấn đề xã hội

Thứ hai: ở hầu hết các nước đều vận dụng các chính sách đất đai theohướng gắn người dân với đất đai để họ yên tâm đầu tư phát triển nông nghiệptheo hướng sinh thái – một loại hình nông nghiệp cần có sự đàu tư lớn và dàihạn trong các hoạt động

Thứ ba: Các nước đã coi trọng kết hợp giữa thành tựu của nền nôngnghiệp cổ truyền với các thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại theonhững yêu cầu của phát triển nông nghiệp sinh thái

Thứ tư: Nhiều nước đã coi trọng giải quyết các mối quan hệ giữa cácngành, đặc biệt là công nghiệp với nông nghiệp, giữa các vùng nông thôn vàthành thị; giữa các miền núi và các vùng đồng bằng

Thứ năm: Điều hết sức quan trọng là quan tâm đến giáo dục nhận thức

và đào tạo các kiến thức về nông nghiệp sinh thái cho các cá nhân và các tổchức tham gia trực tiếp vào hoạt động nông nghiệp cũng như thụ hưởng cácthành quả nông nghiệp

Chúng tôi cho rằng những vấn đề trên là rất cần thiết đối với quá trình

Trang 21

phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái xét trên phương diệnchung Những kinh nghiệm trên cần được nghiên cứu một các cụ thể để có thểvận dụng vào Việt Nam nói chung và quận Long Biên nói riêng nhằm pháttriển nông nghiệp theo hướng sinh thái và có hiệu quả.

1.4.5 Tình hình nghiên cứu nông nghiệp sinh thái ở Việt Nam

Nông nghiệp Việt Nam, trong khoảng hai thập kỷ qua, nhờ cách mạngxanh và những tiến bộ kỹ thuật, đã đạt được những thành tựu to lớn trong việcgiải quyết vấn đề an ninh lương thực Tuy nhiên, việc đầu tư năng lượng hoáthạch trong thâm canh cao ở các vùng đồng bằng Sông Hồng, Sông Cửu Long

và duyên hải miền Trung cũng đã và đang làm nảy sinh các vấn đề môitrường trong phát triển nông nghiệp bền vững của các vùng trọng điểm nôngnghiệp này Và một xu hướng mới trong chiến lược phát triển nông nghiệpbền vững đã xuất hiện vào cuối những năm 70, đó là nông nghiệp sinh thái,nông nghiệp hữu cơ Cho đến nay, xu hướng phát triển nông nghiệp bền vữngtheo hướng sinh thái học đang trở thành xu hướng tất yếu của sự phát triểnbền vững ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới [29]

Việt Nam là một nước nông nghiệp, tỷ trọng ngành nông nghiệp cònchiếm khá lớn trong cơ cấu nền kinh tế, nhiều mặt hàng nông sản của nước ta

đã chiếm được vị trí xuất khẩu hàng đầu thế giới Song nhìn chung, nôngnghiệp của nước ta vẫn trong tình trạng lạc hậu và còn nhiều hạn chế Đặcbiệt nông nghiệp đô thị vẫn chưa định hình, chưa được quan tâm để phát triển,còn mang tính tự phát và thiếu sự gắn kết trong quá trình phát triển đô thị.Các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng,

Đà Lạt đều có xây dựng phát triển nông nghiệp đô thị, nhưng chưa được quyhoạch cụ thể, tuỳ theo điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội của từng vùng mànông nghiệp đô thị mỗi nơi có những nét khác nhau [31]

Ở Đà Lạt, tập trung cho hoa, cây cảnh và rau á nhiệt đới, nông nghiệp đô

Trang 22

thị sinh thái chuyển mạnh sang phục vụ du lịch và xuất khẩu Ở thành phố HồChí Minh nông nghiệp đô thị phát triển mang đặc trưng của thành phố siêu đôthị, sản phẩm của nó chủ yếu là rau, hoa, cây cảnh, chăn nuôi bò sữa… và cácngành dịch vụ nông nghiệp Nông nghiệp đô thị và ven đô thành phố hàng nămcung cấp khoảng 28.858 tấn thịt lợn, 4.461 tấn thịt trâu bò, 10.632 tấn thịt giacầm, 180-200 ngàn tấn rau… đáp ứng nhu cầu tại chỗ của dân cư đô thị.

Tuy nhiên các nghiên cứu về nông nghiệp đô thị cũng đã được chú ý bắtđầu từ những năm thập kỷ 90 của thế kỷ XX Các nhà khoa học về nôngnghiệp của Viện KHKTNN Việt Nam, Trường Đại học Nông nghiệp I - HàNội, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Viện Di truyền nông nghiệp đã tiếnhành một số nội dung nghiên cứu về nông nghiệp sinh thái bền vững, nôngnghiệp đô thị và nông nghiệp đô thị sinh thái nhằm góp phần phát triển nôngnghiệp của các thành phố lớn theo hướng hiện đại, bền vững Năm 2003 thành

phố Hồ Chí Minh đã tiến hành nội dung Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

và đô thị hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2011 đã có các nghiên cứu Hiệu quả một số mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái ở thành phố Hải Phòng và Quy hoạch nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái đến năm 2020 của thành phố Hải Phòng của các tác giả Trần Trọng Phường, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Quang Học (2011) [31]

Như vậy ở nước ta nghiên cứu về vấn đề này còn rất mới mẻ, yêu cầu đặt

ra là cần phải được làm rõ và định hướng phát triển để góp phần thực hiện sựnghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Có thể thấy ở rất nhiều địa phương trong cả nước đã và đang thực hiệnchuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý nhằm duy trì sự đa dạng sinhhọc, nâng cao năng suất cây trồng và đạt hiệu quả kinh tế cao

Trang 23

Ngoài những mô hình phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững, ởnhững vùng địa lý sinh thái cụ thể ở nước ta quá trình phát triển sản xuất nôngnghiệp còn rất nhiều mô hình phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững theocác mặt cụ thể như các mô hình sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất rau sạch,

sử dụng phân vi sinh trong trồng lúa ở Hà Nội, sử dụng phế phẩm EM (hỗnhợp vi sinh vật hữu sinh) trong chăn nuôi, trồng trọt, xử lý phế thải, chống bặcmàu đã được phổ biến và được áp dụng ở nhiều địa phương như Thái Bình,Hải Phòng, Hà Nam…

Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững đã và đang đượcthực hiện ở khắp các địa phương trong cả nước, bước đầu những mô hìnhnông nghiệp sinh thái bền vững khác nhau đã và đang khảng định tính hiệuquả và sự phù hợp với các điều kiện ở các vùng khác nhau

1.4.6 Kết quả nghiên cứu về nông nghiệp sinh thái ở thành phố Hà Nội

Ở vị trí trung tâm kinh tế khu vực đồng bằng sông Hồng, là đầu mối giaothông, giao lưu hàng hóa, Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển nền nôngnghiệp đô thị sinh thái Trên khắp các xã ngoại thành, xuất hiện ngày càngnhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, cho thu nhập cao, là vành đaithực phẩm của thủ đô Nông nghiệp đã bước đầu phát triển theo hướng đô thịsinh thái được áp dụng khoa học công nghệ cao, sạch trong sản xuất giốngcây trồng vật nuôi Trồng rau, hoa trong nhà kính, nhà lưới, sản xuất rau antoàn, nuôi lợn theo kiểu công nghiệp Nông nghiệp đã chuyển hướng sangsản xuất nông sản, thực phẩm có chất lượng cao phục vụ nhu cầu đô thị vàbảo vệ môi trường So với năm 2000, năm 2005 diện tích lúa giảm 10.162 ha,diện tích rau màu tăng 3.500 ha, diện tích cây ăn quả tăng trên 700 ha… Chănnuôi đang phát triển mạnh sản phẩm có chất lượng cao: Lợn hướng nạc đạt14.000 con, tăng 60% so với năm 2000, nhiều giống gia cầm có chất lượngcao như: Ngan Pháp, gà thả vườn được đưa vào sản xuất Một số mô hìnhtrồng cây ăn quả và nuôi trông thuỷ sản gắn với du lịch sinh thái ngày càng

Trang 24

gia tăng… Trước tốc độ đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp giảm dần,ngành nông nghiệp Hà Nội đã có những bước đi cụ thể, phù hợp nhằm pháthuy lợi thế của mình Nghị quyết đại hội lần thứ 13 đảng bộ thành phố vàChương trình 12 của Thành ủy Hà Nội về "phát triển kinh tế ngoại thành vàtừng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn" đang tạo ra một luồng giómới, thôi thúc sự chuyển mình của nông nghiệp thủ đô trên con đường CNH –HĐH, tạo lập sự liên kết hiệu quả giữa Hà Nội với kinh tế vùng trọng điểmphía bắc và cả nước Nông nghiệp Hà Nội tập trung vào ứng dụng công nghệcao, kỹ thuật tiên tiến thúc đẩy năng suất, sản xuất giống cây trồng, vật nuôichất lượng cao và thực phẩm sạch cung cấp cho thủ đô và xuất khẩu

Dựa trên quy hoạch không gian về sử dụng đất đai, đến năm 2010, diệntích đất nông nghiệp chỉ còn khoảng 31-32 nghìn ha (giảm 11 nghìn ha).Chính vì vậy, thành phố đã xây dựng những chương trình nông nghiệp trọngđiểm, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng "ba cây, ba con", gồmrau, hoa, quả, bò sữa, lợn hướng nạc và thủy sản Đến nay, "vành đai" thựcphẩm thủ đô bước đầu hình thành sáu vùng chuyên canh: vùng trồng hoa 500

ha ở Tây Tựu (Từ Liêm); vùng rau sạch 2.000 ha ở các xã Vân Nội (ĐôngAnh), Văn Đức, Đặng Xá (Gia Lâm); vùng cây ăn quả kết hợp du lịch sinhthái ở Từ Liêm, Sóc Sơn; vùng lợn hướng nạc ở Đông Anh; vùng bò sữa ởdọc hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ (thuộc Gia Lâm, ĐôngAnh, Thanh Trì, Sóc Sơn); vùng nuôi trồng thủy sản ở xã Đông Mỹ, Đại Áng(Thanh Trì), Đông Anh

Trước thực trạng làng hoa, các khu sản xuất nông nghiệp truyền thốngcủa Hà Nội bị xóa sổ do quá trình đô thị hóa thành phố, năm 2004 thành

phố Hà Nội đã triển khai đề tài nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở khu vực ngoại thành Hà Nội phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn”của tác giả Phạm Văn Khôi [15].

1.5 Chỉ tiêu đánh giá kết quả việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng

Trang 25

đô thị sinh thái

1.5.1 Những tiêu chí định tính

Đây là những tiêu chí khó lượng hóa hoặc không thể lượng hóa đượcnhưng con người vẫn có thể cảm nhận được những tiêu chí đó và có thể dựavào những tiêu chí đó để định hướng nông nghiệp Dựa trên những đặc trưngcủa nông nghiệp sinh thái nói chung chúng tôi đề xuất những tiêu chí địnhtính của nông nghiệp sinh thái như sau:

Thứ nhất: Những sản phẩm vô hình được tạo ra từ nông nghiệp phải có

tác động ngày càng tốt đối với nhu cầu giải trí, sức khỏe của dân cư

Thứ hai: Cảnh quan sinh thái ngày càng được cải thiện Những nhu cầu

về vui chơi, giải trí, thưởng ngoạn cảnh đẹp mang tính tự nhiên ngày càngđược thỏa mãn tốt hơn chính kết quả hoạt động nông nghiệp và từ sức hút củacác kết quả đó

Thứ ba: Các yếu tố cụ thể của môi trường tự nhiên như đất đai, nguồn

nước, nhiệt độ, tính đa dạng sinh học… phải được bảo vệ và cải thiện từ cáchoạt động sản xuất nông nghiệp

Thứ tư: Kết quả của sự tác động qua lại giữa các yếu tố cụ thể của môi

trường tự nhiên – kinh tế - kỹ thuật phải được biển hiện ở môi trường tự nhiênngày càng được cải thiện, thiên tai và các hiện tượng bất thường của thời tiếtgiảm dần

1.5.2 Những tiêu chí định lượng

Thứ nhất: Diện tích đất trồng cây xanh tăng cả về số tuyệt đối lẫn số

tương đối do nông nghiệp sinh thái của ngoại thành là nông nghiệp sinh tháiven đô, nên nó phải góp phần giảm những tác động tiêu cực của đô thị hóa.Những tác động gây ô nhiểm không khí, gây tiếng ồn giảm đi nếu có diện tíchcây xanh đủ lớn và bố trí hợp lý

Thứ hai: Cũng giống như tỷ lệ cây xanh tỷ lệ ao hồ đầm lớn đối với

Trang 26

thành phố Hà Nội nói chung và quận Long Biên nói riêng càng cần thiết Bởi

vì diện tích hồ, ao, đầm sử dụng để nuôi thủy sản sẽ mang lại hiệu quả kinh tếrất cao mà còn điều hòa nước mưa và tạo các tiểu khí hậu tốt theo chúng tôiđánh giá diện tích phải đạt 10% tổng diện đích đất nông nghiệp

Thứ ba: Tỷ lệ các loại phân hữu cơ, phân vi sinh sử dụng trong sản xuất

nông nghiệp đạt trên 50% tổng lượng phân, không sử dụng các loại phânchuồng, phân bắc chưa qua chế biến

Thứ tư: Tỷ lệ sử dụng các loại thuốc trừ sâu bằng hóa chất giảm xuống

dưới 50%

Thứ năm: Đối với cây trồng và vật nuôi chính phải sử dụng 100% giống

mới và các giống cũ tốt phù hợp

Thứ sáu: Có 10% hộ trang trại kết hợp sản xuất nông nghiệp với thỏa

mãn nhu cầu giải trí cho dân cư bao gồm mô hình phát triển kinh tế vườn, hồcâu với mục đích phục vụ du lịch sinh thái

Thứ bẩy: 100% kênh mương tưới tiêu được bê tông hoá.

Thứ tám: 100% các hộ có quy mô chăn nuôi gia súc trung bình có hầm

khí biogas

Thứ chín: Giá trị sản xuất, chất lượng sản phẩm tạo trên một đơn vị diện

tích đất nông nghiệp tăng bao gồm cả tăng hữu hình và tăng vô hình phần thuđược qua hoạt động kết hợp sản xuất nông nghiệp với phục vụ vui chơi, giải trí

1.5.3 Những tiêu chí đánh giá việc sử dụng đất nông nghiệp

Để lựa chọn các loại hình sử dụng đất dựa trên cơ sở 5 nguyên tắc

đánh giá quản lý đất đai bền vững của FAO đó là :

- Duy trì nâng cao sản lượng

- Giảm tối thiểu mức độ rủi ro trong sản xuất

- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sựthoái hóa chất lượng đất

Trang 27

- Khả thi về mặt kinh tế

- Có thể chấp nhận được về mặt môi trường

Kết luận chương 1: Đề tài đã làm rõ khái niệm sử dụng đất nông nghiệptheo hướng đô thị sinh thái, nêu rõ các đòi hỏi khách quan của việc sử dụngđất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái, nội dung, tiêu thức đánh giá kếtquả của việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái Giới thiệutổng quan về tình hình nghiên cứu, triển khai việc sử dụng đất nông nghiệptheo hướng sinh thái ở trong và ngoài nước Đây là các căn cứ lý luận để triểnkhai vấn đề đánh giá thực trạng việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sinhthái trên địa bàn quận Long Biên ở chương 2

Trang 28

Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Cơ sở pháp lý của việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái quận Long Biên

Việc xây dựng, đề xuất mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôiquận Long Biên theo hướng đô thị sinh thái dựa trên những căn cứ sau:

- Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế chung của quận và của thành phố

Hà Nội [26]

- Căn cứ dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài quận

- Căn cứ điều kiện tài nguyên thiên nhiên, khí hậu đất đai, nguồn nướccủa quận

- Căn cứ vào các tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể áp dụng

- Căn cứ vào nguồn lực lao động

- Căn cứ nguồn lực đầu tư

Trong giai đoạn tới, nông nghiệp quận Long Biên tiếp tục bị thu hẹp diệntích do các yêu cầu của đô thị hoá Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn giữ vai trò rấtquan trọng trong việc gìn giữ và cải thiện môi trường sinh thái Do vậy, việcphát triển nông nghiệp quận theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái dựa trêncác quan điểm lớn sau đây:

Quan điểm 1: Phát triển nông nghiệp quận Long Biên trong giai đoạn tớiphải bám sát qui hoạch phát triển đô thị để xây dựng một nền nông nghiệpcông nghệ cao theo hướng đô thị sinh thái

Quan điểm 2: Phát triển nông nghiệp quận Long Biên phải đáp ứng đượccác yêu cầu của một nền nông nghiệp đô thị sinh thái: (i) sản xuất ra các sảnphẩm chất lượng cao dựa trên một nền tảng kỹ thuật và công nghệ sản xuất

Trang 29

thân môi trường; (ii) Sản xuất nông nghiệp vừa phải đảm bảo không làm ônhiễm môi trường vừa phải tạo ra cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp.

Quan điểm 3: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên phảiđảm bảo đạt hiệu quả trên cả 3 lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, môi trường

Quan điểm 4: Phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái trên địa bàn quậnLong Biên bằng sự nỗ lực của mọi chủ thể sản xuất kinh doanh và có sự hỗtrợ đắc lực từ phía Nhà nước các cấp

Quan điểm 5: Phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái trên địa bàn quậnLong Biên trong giai đoạn tới cần có mô hình và bước đi thích hợp nhằm tạo

ra sự phát triển bền vững và hiệu quả

2.2 Thực trạng quá trình định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng

đô thị sinh thái quận Long Biên

2.2.1 Những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp quận Long Biên theo hướng nông nghiệp sinh thái

2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường

* Vị trí địa lý

Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội và

có vị trí như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Đông Anh

- Phía Đông giáp huyện Gia Lâm

- Phía Nam giáp huyện Thanh Trì

- Phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm

Nằm ở vị trí thuận lợi, là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quantrọng với nhiều tuyến giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ, đườngthuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc Những yếu tố trên là cơ sở quantrọng phát triển công nghiệp hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các cụm côngnghiệp kỹ thuật cao trên địa bàn cũng như quá trình phát triển đô thị hoá,đồng thời tạo được sự giao lưu trong hoạt động kinh tế

Trang 30

* Địa hình

Quận Long Biên nằm trong phạm vi hai tuyến đê sông Hồng và đê sôngĐuống với địa hình lòng máng cao ven theo đê của hai con sông này Địahình quận tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theohướng chung của địa hình và theo hướng của dòng chảy của sông Hồng

* Khí hậu, thuỷ văn

- Khí hậu

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, quận Long Biên mang sắc thái đặctrưng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Chia làm hai mùa rõ rệt: mùamưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từtháng 11 đến tháng 4 năm sau

Nền nhiệt độ trong khu vực đồng đều và cũng khá cao, tương đương vớinhiệt độ chung của toàn thành phố Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 23 -

240C Biên độ nhiệt độ trong năm khoảng 12 - 130C, biên độ dao động nhiệtgiữa ngày và đêm khoảng 6 - 70C Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%, ít thayđổi theo các tháng, thường chỉ dao động trong khoảng 78 - 87% Lượng mưatrung bình năm khoảng 1600 - 1800 mm

- Thuỷ văn

Quận Long Biên chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của sông Hồng và sôngĐuống Lưu lượng trung bình nhiều năm là 2710 m3/s, mực nước mùa lũthường cao từ 9 - 12 m (độ cao trung bình mặt đê là 14 - 14,5 m)

* Tài nguyên nước

a/ Nguồn nước mặt

Long Biên có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm gồm nước từ

hệ thống sông Hồng và sông Đuống với lượng phù sa tương đối lớn Đây làyếu tố thuận lợi cho quá trình tưới tiêu cho các loại cây trồng

Trang 31

b/ Nguồn nước ngầm

Nguồn nước ngầm qua thực tế sử dụng của người dân trong quận thấymực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 2 - 5 m, chất lượng nước tốt, có thểkhai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho cây trồng

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 toàn thành phố,

có bổ sung trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 của quận cho thấy đất đai tại quận LongBiên bao gồm 6 loại đất chính và được mô tả như sau:

Bảng 2.1: Các loại đất chính của quận Long Biên năm 2012

hiệu

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa được bồi của hệ thống sông khác Pb 79,71 1,33

2 Đất phù sa không được bồi của hệ thống

Trang 32

Có diện tích 79,707 ha chiếm 1,33% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bốngoài đê dọc theo sông Hồng, tập trung tại các phường Đức Giang, Bồ Đề Loại đất này khá thích hợp với việc trồng các loại hao màu lương thực như:lúa, ngô, khoai, mía, rau đậu các loại.

b/ Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng (Ph)

Có diện tích 831,23 ha chiếm 13,87% tổng diện tích đất tự nhiên, phân

bố ở các phường phường Phúc Đồng, Sài Đồng Đất được hình thành ở địahình cao hơn so với đất phù sa được bồi hàng năm, thành phần cơ giới từ thịtnhẹ đến thịt trung bình, ít chua, nghèo lân tổng hợp và lân dễ tiêu, kali tổng số

và kali dễ tiêu khá cao, các chất dinh dưỡng khác trung bình Đây là loại đất

có khả năng thâm canh, tăng vụ mở rộng diện tích vụ đông

c/ Đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng (Phg)

Diện tích 2784,4 ha chiếm 46,46% tổng diện tích tự nhiện Loại đất nàychiếm diện tích lớn nhất Đất được hình thành ở địa hình vàn, vàn thấp, trongđiều kiện ngập nước, gley yếu đến trung bình Đất có thành phần cơ giới từthịt trung bình đến thịt nặng, đất chua, hàm lượng mùn và đạm khá, lân dễtiêu nghèo Đây là loại đất đang trồng 2 vụ lúa có năng suất cao, ổn định, cần

có biện pháp cải tạo mở rộng diện tích cây vụ đông

d/ Đất phù sa úng nước (Pj)

Diện tích 298,45 ha chiếm 4,98% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ởphường Bồ Đề Loại đất này ở địa hình thấp nhất thường bị úng nước sau khimưa Vì vậy cần phải củng cố hệ thống tiêu nước để trồng ổn định 2 vụ lúa

e/ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B)

Diện tích 47,944 ha chiếm 0,80% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ởphường Ngọc Lâm, phường Phúc Lợi Đặc điểm chính của loại đất này (đặcbiệt ở lớp mặt) có thành phần cơ giới thô, nghèo sắt, màu sắc lớp đất mặtthường có màu xám - trắng Quá trình rửa trôi theo chiều sâu là nguyên nhân

Trang 33

chính tạo nên tầng tích tụ sét Tuy nhiên, loại đất xám có một số ưu điểm: khảnăng thoát nước nhanh, dễ làm đất, thích hợp với nhiều loại cây có củ và cây

ưa cơ giới nhẹ Đây là đất có độ phì nhiêu thấp, cần có biện pháp cải tạo nângcao độ phì cho đất, đặc biệt bón phân chuồng để cải tạo kết cấu đất

f/ Đất xám bạc màu gley (Bg)

Diện tích 23,972 ha chiếm 0,4% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ởphường Việt Hưng Khác với loại đất xám bạc màu trên phù sa cổ, đất xámbạc màu gley phân bố ở địa hình thấp, lớp đất mặt thường có màu xám thẫm,thành phần cơ giới nặng hơn Tuy nhiên do quá trình canh tác lúa nước lâuđời, tình trạng ngập nước thường xuyên dẫn tới môi trường yếm khí, hìnhthành tầng đất có màu xám xanh Để đạt năng suất lúa cao cần cải tạo đấtbằng cách cày ải để cải tại môi trường đất

* Đánh giá chung về tài nguyên đất

- Về lý tính: Đa phần đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt

nhẹ, có kết cấu viên hạt dung tích hấp thụ cao Đất có ưu thế trong thâm canhlúa và trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày do đất tơi xốp, dễ làm, thoátnước tốt

- Về hoá tính: Tỷ lệ mùn ở mức trung bình đến khá, đạm tổng số khá đến

giàu, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali từ nghèo đến trung bình

* Tài nguyên khoáng sản

Quận Long Biên không có nhiều khoáng sản, quặng Tuy nhiên, với

hệ thống sông Hồng và sông Đuống có thể làm cơ sở cho phát triển côngnghiệp khai thác cát, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn quậnđặc biệt trong giai đoạn xây dựng đang phát triển mạnh Vì vậy, cần phải

có quy hoạch và quản lý khai thác để tránh ảnh hưởng đến dòng chảy vàsụt lở ở bờ sông

* Tài nguyên nhân văn

Trang 34

Quận Long Biên là nơi cư trú lâu đời của cộng đồng người Việt, là nơi

có bản sắc văn hoá đa dạng, người dân có truyền thống cách mạng, cần cù,chịu khó, đoàn kết Với tài nguyên nhân văn như trên trong quá trình pháttriển công nghiệp cần hết sức chú trọng để giữ gìn và bảo tồn nét văn hoátruyền thống của quận Long Biên

* Môi trường sinh thái

Cảnh quan môi trường quận Long Biên mang những đặc điểm chung củavùng đồng bằng Bắc bộ Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, lượng khí thải docác cơ sở sản xuất kinh doanh, các phương tiện giao thông vận tải thải ra chứanhiều chất độc hại đều được xả trực tiếp vào môi trường đã gây ảnh hưởngxấu đến sản xuất nông nghiệp và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến cuốcsống của người dân

Cùng với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thônthì quá trình đô thị hoá trên địa bàn quận Long Biên cũng đang diễn ra nhanh[25], [27]

Trong thời gian tới nếu không có giải pháp cụ thể và lâu dài sẽ gây hậuquả xấu đối với môi trường Luồng di dân của quận hiện nay đang hướng vàocác khu đô thị mới hình thành và sẽ tiếp tục được đẩy nhanh trong những nămtới khi có nhiều khu dân cư đô thị mới được quy hoạch Tình hình này sẽ tạo

ra một áp lực lớn đối với vấn đề quản lý giao thông đô thị, quản lý rác thải,cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và các công trình công cộng khác.Bên cạnh đó, mức độ sử dụng hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu, trong sảnxuất nông nghiệp vẫn đang có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng khôngnhỏ đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con người

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Từ những nghiên cứu chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiênquận Long Biên, chúng tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau:

- Thuận lợi:

Trang 35

+ Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố Hà Nội, trêntrục tam giác kinh tế Hà nội – Hải Phòng – Quảng Ninh có giao thông khá thuậnlợi để giao lưu trao đổi hàng hoá, tiếp thu văn hoá, khoa học công nghệ.

+ Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho quận Long Biên giao lưu và nắm bắt được những thông tin kinh

tế, thị trường, kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận công nghệ cao phục vụ cho côngcuộc phát triển kinh tế - xã hội của quận

+ Nằm trong khu vực được Trung ương, thành phố quan tâm đầu tư pháttriển, với diện tích tự nhiên rộng, sớm có các quy hoạch quan trọng, được đầu

tư các cầu, đường lớn, các khu đô thị mới lại được kế thừa truyền thống lịch

sử - văn hoá và cách mạng của vùng địa linh nhân kiệt, với truyền thống tronglãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của quận Long Biên có tiềmnăng, lợi thế để phát triển kinh tế, đô thị nhanh và bền vững

- Khó khăn:

+ Lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa trong năm làm ngập úng,hạn hán cục bộ xảy ra ở một số vùng đã gây khó khăn cho sản xuất nôngnghiệp ảnh hưởng đến năng suất cây trồng cũng như hiệu quả lao động đặcbiệt là trong việc bảo quản sản phẩm nông nghiệp

+ Là quận có tiềm năng đất đai lớn, chất lượng đất tốt, đất đai được sửdụng tương đối ổn định Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trong công tác quản lý, bố trí sử dụng đấtđặc biệt là trong việc bố trí đất ở, đất xây dựng các công trình hạ tầng Bêncạnh đó do quá trình canh tác thiếu khoa học dẫn đến đất bị thoái hoá, khócanh tác đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp

2.2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung củathành phố và của cả nước, quận Long Biên đã có những bước phát triển đáng

kể về kinh tế, chính trị, xã hội Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế

Trang 36

hoạch do Đảng bộ quận đề ra Tuy nhiên, cùng với bước phát triển kinh tế, xãhội là ngày càng gây áp lực lớn đối với việc sử dụng đất đai trong quận.

* Tăng trưởng kinh tế.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế chung của thànhphố thời kỳ đổi mới, kinh tế quận Long Biên cũng phát triển với nhịp độ cao,hiệu quả, bền vững Trong kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng tạo môi trườngthuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch

vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá góp phần thúcđẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân

Bảng 2.2: Tốc độ phát triển kinh tế quận Long Biên

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế quận Long Biên năm 2012

Qua bảng 2.2 ta có thể thấy cơ cấu kinh tế của quận có sự chuyển dịch

2.50%

49.60%

47.90%

Nông nghiệp Công nghiệp

TM - DVụ

Trang 37

theo hướng: Tỷ trọng ngành Công nghiệp – Dịch vụ có xu hướng ngày càngtăng lên, trong khi đó tỷ trọng ngành Nông nghiệp có xu hướng giảm Sựchuyển dịch này cũng phản ánh xu hướng Đô thị hóa – Hiện đại hóa đangdiễn ra trên địa bàn quận.

* Chuyển dịch kinh tế

Để tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân nhữngnăm qua trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về đất đai, lao động, khoa học,quận Long Biên đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực,giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xâydựng cơ bản và dịch vụ Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và tạo tiền đề phát triểncho những năm tiếp theo

Năm 2012 tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 67,0%; tỷ trọngnông nghiệp còn 3,2%; tỷ trọng thương mại dịch vụ 29,8% Đến năm 2012 tỷcông nghiệp - xây dựng cơ bản trong tổng GDP là 49,6%; thương mại, dịch

vụ 47,9%; nông nghiệp còn 2,5%

* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a, Khu vực kinh tế nông nghiệp

Ngành nông nghiệp của quận Long Biên đã giảm từ 3,2% năm 2007xuống còn 2,5% năm 2012

Giá trị sản xuất năm 2012 là 177,08 tỷ đồng Kết quả trên là do quận đãchủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật thâmcanh, đưa các giống mới có năng xuất cao, phát triển một số cây trồng kháctrên đất đất màu đạt hiệu quả kinh tế

+ Trồng trọt

Quá trình Công nghiệp và đô thị làm cho diện tích đất Nông nghiệp ngàycàng bị thu hẹp Những năm gần đây thực hiện chủ trương của Quận uỷ, Hộiđồng nhân dân, UBND quận Long Biên về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong

Trang 38

nông nghiệp nên diện tích đất trũng đã được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản,trồng cây ăn quả, chăn nuôi kết hợp… Đến nay, trên địa bàn quận đã có một số

trang trại có diện tích lớn như: Khu Hồ Miễu (phường Thượng Thanh); khu Hồ Thạch Bàn, khu Tầm Dâu (phường Phúc Đồng); khu Bể, khu Vườn Trũng (phường Giang Biên) khu trang trại giáo dục (Phường Giang Biên) Về quy mô, số

trang trại có diện tích lớn hơn 3 ha chiếm tỷ lệ nhỏ (20,5%) còn lại chủ yếu có diệntích từ 1 đến 2,5 ha tập trung tại các phường có diện tích ao hồ lớn thuộc vùng trũngcủa quận như Thạch Bàn, Phúc Lợi, Phúc Đồng

Mô hình sản xuất rau an toàn tại các phường Giang Biên, Cự Khối,Phúc Lợi được chỉ đạo triển khai có hiệu quả; tổ chức chuyển đổi 23 ha từsản xuất ngô sang rau an toàn

Năm 2012 giá trị sản xuất tạo ra là 84,63 tỷ đồng

+ Chăn nuôi

Tổng đàn trâu 40 con giảm 50 con so với năm 2007 Đàn bò 1400 con tăng

150 con so với năm 2007 Đàn lợn 13000 con giảm 1100 con so với năm 2007Tổng đàn gia cầm là 189000 con giảm 9000 con so với năm 2007

Bảng 2.3 : Số lượng gia súc

Năm Số lượng

trâu (con)

Số lượng bò (con)

Số lượng lợn (con)

Số lượng gia cầm (con)

Trang 39

sản, đã hình thành được mô hình nuôi các đồng trũng Năm 2012, diện tíchnuôi trồng thuỷ sản là 74,49ha Giá trị sản xuất năm 2012 đạt 7,25 tỷ đồngtăng 2,22 tỷ đồng so với năm 2007.

b, Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Toàn quận có 2 khu công nghiệp là Sài Đồng A và Đài Tư, gần 300 doanhnghiệp sản xuất Công nghiệp phân bố trên khắp các phường của quận Giá trịsản xuất công nghiệp đạt 3.570 tỷ đồng, tăng 1.290 tỷ đồng so với năm 2007.Nhìn chung, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận hàng năm đềutăng nhanh, chủ yếu tập trung ở hai thành phần kinh tế cá thể và kinh tế hỗnhợp Trên địa bàn quận ngành nghề sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanhkhá đa dạng và phong phú Nhưng chủ yếu vẫn là các ngành thuộc khối côngnghiệp chế biến tập trung chủ yếu vào các ngành: Sản xuất thực phẩm, đồuống, trang phục, hoá chất, đồ gỗ và các sản phẩm sản xuất từ kim loại

c, Ngành thương mại, dịch vụ

Ngành thương mại dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lượcphát triển kinh tế của quận Long Biên Tổng số lao động làm việc trong lĩnhvực thương mại dịch vụ năm 2012 là 63245 người Trong đó các hộ sản xuấtkinh doanh cá thể là 42440 người, làm việc trong các hợp tác xã là 350 người.Giá trị ngành thương mại dịch vụ tạo ra năm 2012 là 2550 tỷ đồng

* Dân số

Theo thông kê năm 2012, quận Long Biên có 225.803 người có mật độdân số bình quân 3768 người/km2, tốc độ ra tăng dân số bình quân hàng năm

là 3,72% tốc độ tăng dân số hàng năm của quận là khá cao chính vì vậy sức

ép về nhà ở, việc làm và một số vấn đề xã hội khác trên địa bàn quận thực sự

là vấn đề búc xúc

Mặc dù là quận nội đô nhưng do xuất phát điểm từ một huyện ngoại thành,nên dân cư làm nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng dân cư của

Trang 40

quận Số hộ nông nghiệp còn 17,45% Một số phường vẫn còn những nét củahuyện ngoại thành cũ, sống tập trung thành từng xóm, mang sắc thái của dân cưnông nghiệp.

* Nguồn lao động

Số người trong độ tuổi lao động là 114.431 người chiếm 50,67% so vớitổng dân số quận Hàng năm dân số quận tăng từ 8.000 đến 8.400 người Sốngười trong vào độ tuổi lao động là 5.660 lao động

Bảng 2.4: Biến động dân số của quận Long Biên qua các năm

209.34 2

212.87

6 215.769

225.80 3

2 Tổng số hộ Hộ 45.141 49.273 51.585 53.573 56.480 62.000

3.Tổng số lao động Người 80.698 88.478 96.248 98.520 100.439 114.43

1

Nguồn: [2], [3], [5].

* Đời sống dân cư và thu nhập

Đời sống các tầng lớp dân cư từng bước ổn định và cải thiện về nhiềumặt Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức xãhội và sự nỗ lực tạo việc làm của từng hộ gia đình, từng người lao động đờisống nông thôn ngày càng được nâng cao, số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèogiảm, những nhu cầu về sinh hoạt, ăn ở, đi lại của người dân được cải thiện.Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống của người dân trong quậnhiện nay đã được nâng cao hơn so với mức bình quân chung của thành phố.Thu nhập bình quân đầu người trên 1.600.000 đồng/người/tháng Toànquận không có hộ đói, tỷ hệ hộ nghèo còn rất thấp

2.2.1.3 Thực trạng phát nông nghiệp quận Long Biên

* Hiện trạng sử dụng đất quận Long Biên

Ngày đăng: 21/04/2015, 22:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Nguyễn Đình Bồng (1995). Đánh giá tiềm năng đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang. Luận án PTS khoa hoc nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tiềm năng đất trống đồi núi trọctỉnh Tuyên Quang
Tác giả: Nguyễn Đình Bồng
Năm: 1995
7. Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt (1993). Sử dụng đất tài nguyên đất để phát triển và bảo vệ môi trường. Tạp chí Khoa học Đất Việt Nam số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng đất tài nguyên đất để pháttriển và bảo vệ môi trường
Tác giả: Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt
Năm: 1993
8. Tôn Thất Chiểu (1995). Tổng quan điều tra phân loại đất Việt Nam. Hội thảo quốc gia về đánh giá và qui hoạch và sử dụng đất trên quan diểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB nông nghiệp Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan điều tra phân loại đất Việt Nam. Hộithảo quốc gia về đánh giá và qui hoạch và sử dụng đất trên quan diểmsinh thái và phát triển lâu bền
Tác giả: Tôn Thất Chiểu
Nhà XB: NXB nông nghiệp Hà nội
Năm: 1995
9. Đề cương đề tài “Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá ở thành phố Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp sinhthái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thịhoá ở thành phố Hồ Chí Minh
10. Đỗ Nguyên Hải (2000). Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh . Luận án thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vữngtrong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh
Tác giả: Đỗ Nguyên Hải
Năm: 2000
12. Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1995). Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam. Hội thảo quốc gia về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bước đầu đánh giátài nguyên đất đai Việt Nam. Hội thảo quốc gia về đánh giá và quyhoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền
Tác giả: Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng
Nhà XB: NXBnông nghiệp Hà Nội
Năm: 1995
13. Phạm Quang Khánh, Trần An Phong (1994). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất vùng Đông Nam Bộ trên quan điểm sinh thái và phát triển vững bền. Đề tài KT- 02- 09. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng sửdụng đất vùng Đông Nam Bộ trên quan điểm sinh thái và phát triểnvững bền
Tác giả: Phạm Quang Khánh, Trần An Phong
Năm: 1994
14. Phạm Quang Khánh, Vũ Cao Thái (1994). Các loại hình sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất của hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ, Tạp chí KH đất - số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (1994). Các loại hình sử dụng đất vàhiệu quả sử dụng đất của hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp vùngĐông Nam Bộ
Tác giả: Phạm Quang Khánh, Vũ Cao Thái
Năm: 1994
15. Phạm Văn Khôi (2004): Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái - Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nộitheo hướng nông nghiệp sinh thái
Tác giả: Phạm Văn Khôi
Năm: 2004
21. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đất đai năm 2003, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đất đai năm2003
Nhà XB: NXB Lao động
22. Trần An Phong và n. n. k (1995). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theoquan điểm sinh thái và phát triển lâu bền
Tác giả: Trần An Phong và n. n. k
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp HàNội
Năm: 1995
23. Trần Trọng Phương, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Quang Học (2011), “Hiệu quả một số mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái ở Sách, tạp chí
Tiêu đề: 23. Trần Trọng Phương, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Quang Học (2011), “Hiệu quả một số mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái ở
Tác giả: Trần Trọng Phương, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Quang Học
Năm: 2011
24. Trần Trọng Phương, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Quang Học (2011), “Quy hoạch nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái đến năm 2020 của Thành phố Hải Phòng”, tạp trí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 24, kỳ 2, T12-2011, trang 3-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyhoạch nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái đến năm2020 của Thành phố Hải Phòng”
Tác giả: Trần Trọng Phương, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Quang Học
Năm: 2011
28. Hồ Công Trực, Lương Đức Loan (1997). Biện pháp bảo vệ, chồng sói mòn và ổn định độ phì nhiêu trên đất dốc vùng Tây Nguyên . Tạp chí Khoa học Đất. Số 8 -1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp bảo vệ, chồng sóimòn và ổn định độ phì nhiêu trên đất dốc vùng Tây Nguyên
Tác giả: Hồ Công Trực, Lương Đức Loan
Năm: 1997
29. Lê Duy Thước (1992). Tiến tới một khả năng chế độ canh tác hợp lý trên đất đốt nương rẫy trên vùng đồi núi Việt Nam. Tạp chí khoa học đất số 2- 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến tới một khả năng chế độ canh tác hợp lýtrên đất đốt nương rẫy trên vùng đồi núi Việt Nam
Tác giả: Lê Duy Thước
Năm: 1992
30. Tài liệu Hội nghị (2003) “Ứng dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thành phố hưởng ứng phong trào xây dựng cách đồng 50 triệu/ha” Do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức 10/9/2003 tại thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ứng dụng công nghệ cao để nâng cao hiệuquả sản xuất nông nghiệp thành phố hưởng ứng phong trào xây dựngcách đồng 50 triệu/ha”
31. Trung tâm Tài nguyên đất và Môi trường (2000). Phát triển bền vững miền núi Việt Nam, 10 năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra. Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vữngmiền núi Việt Nam, 10 năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra
Tác giả: Trung tâm Tài nguyên đất và Môi trường
Năm: 2000
1. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội thời kỳ 2005 -2015 Khác
2. Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quận Long Biên giai đoạn 2005 -2015 Khác
3. Báo cáo tình hình thực hiện công tác quy hoạch của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Long Biên - 2012 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w