Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
1,54 MB
Nội dung
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: “ Tìm hiểu về biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao sức sản xuất và hiệu quả kinh tế giống vật nuôi _con lợn” Giảng viên : Sinh viên thực hiện : Lớp : Mã sinh viên : Hà Nội - 2010 MỤC LỤC CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG LỢN ƯU VIỆT Ở VIỆT NAM 1. Một số giống lợn ưu việt đang nuôi phổ biến ở Việt nam 2. Hiệu quả đầu tư CHƯƠNG II. HỆ THỐNG GIỐNG LỢN HÌNH THÁP 1. Sự hình thành hệ thống nhân giống lợn hình tháp để cải thiện di truyền, nâng cao năng suất chất lượng giống: 1.1.Đàn lợn giống cụ kỵ (GGP) 1.2. Đàn lợn giống ông bà (GP) 1.3. Đàn lợn nái bố mẹ (PS) 2. Một số điều cần chú ý khi xây dựng chương trình nhân giống lợn hình tháp: CHƯƠNG III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG 1. Phương pháp nhân giống thuần 2. Lai giống 2.1. Khái niệm về lai giống 2.2. Các phương pháp lai CHƯƠNG IV. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG LỢN GIỐNG 1. Quản lý số liệu lợn giống 1.1. Tại sao phải theo dõi, ghi chép số liệu 1.2. Xây dựng hệ thống ghi chép số liệu 2. Chọn lọc lợn đực hậu bị 2.1. Đặc điểm 2.2. Quản lý lợn đực làm việc 3. Chọn lọc và quản lý lợn cái hậu bị 4. Quản lý lợn nái sinh sản 4.1. Quản lý phối giống,xác định lợn chửa 4.2. Quản lý nái đẻ. 5. Quản lý lợn con sau cai sữa: CHƯƠNG V.MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN VỀ CHỌN LỌC LỢN GIỐNG 1. Kĩ thuật chọn lọc 1.1. Tính trạng chọn lọc 1.2. Chọn lọc dòng đực và dòng cái 2.Phương pháp nuôi dưỡng heo thịt CHƯƠNG VI. Tổ chức công việc cho trại heo 1. Xác lập quy mô và cơ cấu đàn 2. Các hệ thống chăn nuôi heo ở nước ta CHƯƠNG VII.Kỹ thuật xây dựng chuồng trại và quy trình chăn nuôi heo 1. Xây dựng chuồng trại nuôi heo 2. Cách thức nuôi heo CHƯƠNG I. MỘT SỐ GIỐNG LỢN ƯU VIỆT Ở VIỆT NAM 1. Một số giống lợn ưu việt đang nuôi phổ biến ở Việt nam * Lợn nội - Lợn Móng Cái: Lợn Móng Cái xuất xứ từ huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, hiện nay đã được phát triển ở hầu hết các tỉnh phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên. Lợn Móng Cái gồm 2 dòng: xương to và xương nhỡ. Ngoại hình: Lợn Móng Cái có đầu đen, giữa trán có đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi, mõm trắng. Lưng, mông, cổ màu đen hình yên ngựa, các phần còn lại trắng. Lợn Móng Cái có khả năng sinh sản cao từ 10-16 con/lứa, khối lượng lợn con sơ sinh 0.5-0.7 kg/con, tỷ lệ nạc 32-35%. - Lợn Ba Xuyên: giống lợn đen đốm trắng thuộc giống lợn địa phương miền Tây Nam Bộ (còn gọi là heo bông), xuất phát từ vùng Vị Xuyên tỉnh Sóc Trăng. Lợn Ba Xuyên được hình thành từ các giống lợn địa phương lai với lợn Hải Nam, lợn Craonnaise và lợn Berkshire. Lợn Ba Xuyên có khối lượng trưởng thành đạt 120-150 kg, đẻ BQ 8-9 con/lứa, nuôi con khéo. Mỡ nhiều, tỷ lệ nạc 39-40%. Bà con miền Tây dùng lợn Ba Xuyên làm nái nền để lai với đực ngoại tạo con lai nuôi thịt thương phẩm. - Lợn Thuộc Nhiêu: Con lai giữa lợn Bồ Xụ và lợn Yorkshire ở vùng Thuộc Nhiêu, huyện Châu Thành, Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Lợn Thuộc Nhiêu có màu lông trắng hoặc vài đốm đen nhỏ. Lợn chịu đựng được nhiều điều kiện chăn nuôi kham khổ, có khả năng sử dụng tốt thức ăn nghèo protein, nuôi con khéo, có khả năng chống chịu bệnh tốt, phù hợp với chăn nuôi gia đình. Mỡ nhiều, tỷ lệ nạc đạt 40-42%. Hiện nay giống này chỉ tồn tại ở vùng sâu, vùng xa, các vùng khác được cải tiến bằng cách lai pha máu với lợn Yorkshire. * Lợn ngoại: Lợn Yorkshire: được chọn lọc nhân giống tại vùng Yorkshire nước Anh từ thế kỷ 19, hiện nay lợn Yorkshire nuôi ở hầu khắp các nước trên thế giới. Khả năng thích nghi của giống lợn này tốt hơn các giống khác. Lợn Yorkshire có lông trắng tuyền, tai đứng (có nhóm giống tai hơi nghiêng, trán rộng, ngực rộng, ngoại hình thể chất chắc chắn, nuôi con khéo, chịu được kham khổ, chất lượng thịt tốt, khả năng chống chịu stress cao. Khối lượng trưởng thành con đực khoảng 300-400 kg, con cái khoảng 230-300kg. - Lợn Landrace: Xuất xứ từ Đan Mạch, có hình đúng như quả tên lửa, lông da trắng tuyền, mõm dài thẳng, hai tai to ngả về phía trước che cả mắt, mình lép, 4 chân hơi yếu, đẻ sai con (trừ Landrace nước Bỉ) thích nghi kém hơn Yorkshire trong điều kiện nóng ẩm, tỷ lệ nạc cao. - Lợn Duroc: Xuất xứ từ Bắc Mỹ. Lợn Duroc có thân hình vững chắc, lông có màu từ nâu nhạt đến nâu sẫm, bốn chân to khỏe, cao, đi lại vững vàng, tai to ngắn, ã phần tai trước cụp, gập về phía trước, mông vai nở, tỷ lệ nạc cao, có chất lượng thịt tốt. Lợn Duroc sử dụng trong lai hai máu, ba máu hoặc 4 máu giữa các giống cao sản đạt hiệu quả cao về năng suất và chất lượng thịt. Lai với nái địa phương Việt Nam (Móng Cái) không đạt kết quả tốt, da con lai dày, lớn chậm, số con/ổ thấp. - Lợn Pietrain: Xuất xứ từ Bỉ, mang tên làng Pietrain thuộc vùng Wallon, Brabant, lông da màu trắng đen xen lẫn từng đám, tai thẳng đứng, đầu to vừa phải, mõm thẳng, 4 chân thẳng, mông rất nở, lưng rộng, đùi to, nhiều nạc nhất trong các giống. Lợn Pietrain có nhược điểm tim yếu, khả năng chịu đựng kém, nhạy cảm với stress. Lợn Pietrain thường sử dụng lai với giống Duroc để tạo "đực cuối cùng"nhăm nâng cao năng suất thịt mông và tỷ lệ nạc. - Lợn Hampshire: giống lợn xuất xứ từ Bắc Mỹ từ thế kỷ 19, có màu lông da đen, vùng ngực và chân trước có màu lông da trắng. Tai thẳng, đầu to vừa phải, mõm thẳng, chân khỏe và chắc chắn. Lợn Hampshire có thể lai với nái Yorkshire, Landrace để tạo nái lai F1 hoặc phối với đực Duroc để tạo "đực cuối cùng" lai hai máu, phối với nái lai để sản xuất con lai bốn máu nuôi thịt, đạt hiệu quả cao. 2. Hiệu quả đầu tư Để tổ chức sản xuất con giống có hiệu quả, các đơn vị phải xác định quy mô, kế hoạch chu chuyển đàn lợn nái trong năm, tổ chức hệ thống chuồng trại hợp lý trên cơ sở nhu cầu đàn lợn thịt Nhằm quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, cơ quan quân nhu của đơn vị thường xuyên kiểm tra, giám sát mọi hoạt động đầu tư trong quá trình sản xuất chăn nuôi. Các khoản chi lớn phải có hợp đồng kinh tế, giá cả phải được thông qua hội đồng giá của đơn vị để bảo đảm tính khách quan. Sau mỗi đợt đầu tư hoặc theo định kỳ, phải tổng hợp báo cáo cấp trên cụ thể các khoản chi cũng như kết quả thực hiện hợp đồng mua bán Khoán công việc và khoán sản phẩm nhằm nâng cao năng suất lao động là các hình thức khoán phù hợp với đơn vị. Để thực hiện khoán, đơn vị phải xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật trong các khâu của quá trình chăn nuôi. Người lao động nếu vượt chỉ tiêu giao khoán phải được khen thưởng; không đạt chỉ tiêu hoặc làm thất thoát vốn, tài sản phải bồi thường. Phải tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm để thu hồi vốn, quản lý chặt chẽ giá khi bán trên thị trường, chú trọng theo dõi sản phẩm tiêu dùng nội bộ. Mặt khác, các đơn vị cần đầu tư hệ thống bi-ô-ga hoặc tận dụng phân chuồng để tăng giá CHƯƠNG II. HỆ THỐNG GIỐNG LỢN HÌNH THÁP Tất cả các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều thực hiện chương trình nhân giống lợn để sản xuất lợn thịt thương phẩm theo mô hình "Hệ thống nhân giống lợn thịt hình tháp"/ Trong 10 năm trở lại đây, nhờ có sự đầu tư sản xuất và kinh doanh của một số công ty giống lợn nổi tiếng trên thế giới vào Việt nam (Công ty PIC của Anh quốc, Công ty France Hybrides của Pháp, Công ty C.P Group của Thái Lan ) và việc áp dụng công nghệ chọn lọc và nhân giống theo mô hình nhân giống hình tháp của một số doanh nghiệp sản xuất lợn giống trong nước (Xí nghiệp chăn nuôi lợn Phú Sơn, Xí nghiệp chăn nuôi lợn Đồng Hiệp ) nên trên thị trường Việt Nam tạo từ 3, 4 hoặc 5 giống lợn khác nhau, với năng suất chất lượng tăng từ 1,5-2 lần. 1. Sự hình thành hệ thống nhân giống lợn hình tháp để cải thiện di truyền, nâng cao năng suất chất lượng giống: Người chăn nuôi lợn thương phẩm đều mong muốn thu được lợi nhuận tối đa nhờ chi phí giá thành sản phẩm thấp, đạt năng suất chất lượng lại cao, có giá bán cao, lợi nhuận thu được nhiều. Để đạt được mục đích này, các nhà tạo giống đã nghiên cứu cải tiến tính trạng có ý nghĩa kinh tế quan trọng như khả năng tăng trọng, mức độ sử dụng thức ăn, độ dày mỡ lưng, chất lượng thịt và tạo ra nhiều dòng lợn với đặc trưng về năng suất, chất lượng khác nhau. Từ những dòng lợn này, các nhà tạo giống đã nghiên cứu, thực hiện các chương trình lai khác nhau và nhân giống phát triển ra sản xuất theo đúng mục tiêu tạo giống (Công ty PIC thành lập từ năm 1962, có 7.500 lợn nái thuần với 30 dòng lợn khác nhau; Công ty France Hybrides có 2.000 nái thuần với dòng khác nhau và đàn hạt nhân dòng thuần nuôi khép kín từ năm 1981 đến nay; đàn hạt nhân Quốc gia của Mỹ có 10.000 lợn nái thuần Yorkshire, 5.000 lợn nái Landrace, 7.000 lợn Duroc, 7.000 lợn Hampshire ) Hệ thống nhân giống lợn hình tháp được thể hiện như sau: Đàn cụ kỵ (GGP) Giống thuần Kiểm tra và chọn lọc Đàn ông bà (GP) Nhân các giống thuần và có một phần giống lai khi có trên 4 giống thuần tham gia Nhân giống và chọn lọc Đàn bố mẹ (PS) Các dòng đực cuối cùng và dòng nái là con lai để tận dụng ưu thế lai tối đa. Năng động theo thị trường tiêu thụ Đàn lợn thịt 1.1.Đàn lợn giống cụ kỵ (GGP): - Là đàn hạt nhân của các giống thuần hoặc đàn giống đã được chọn tạo, nuôi dưỡng để nhân giống có năng suất và chất lượng ổn định. Đàn giống cụ kỵ được theo dõi và chọn lọc khắt khe với áp lực chọn lọc cao về các tính năng sản xuất có giá trị về di truyền và giá trị kinh tế như khả năng tăng trọng, mức độ tiêu tốn thức ăn, độ dày mỡ lưng, chất lượng thịt (Công ty France Hybridé chọn 0.09 con/nái/năm đối với dòng đực và 0.5 con/nái/năm đối với dòng cái). - Những trại nuôi đàn lợn giống cụ kỵ GGP thường phải có điều kiện chăn nuôi tốt và áp dụng những biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm không ngừng nâng cao tiến bộ di truyền cho đàn giống. - Nhiệm vụ của trại lợn cụ kỵ là nhân thuần những giống lợn và những dòng lợn đã có để sử dụng trong các chương trình lai theo mục tiêu đã định. - Sản phẩm chính của trại lợn GGP là sản xuất ra những lợn đực thuần, lợn cái thuần dòng mẹ hoặc lợn cái lai cung cấp cho trại lợn ông bà GP để sản xuất ra lợn nái lai; sản xuất ra lợn đực thuần, đực lai (đực cuối cùng) cung cấp cho các trại lợn giống bố mẹ và các trạm truyền tinh nhân tạo lợn. - Số lượng nái ở đàn giống cụ kỵ thường chiếm 1-1.5% tổng đàn nái của hệ thống giống. 1.2. Đàn lợn giống ông bà (GP): - Là đàn lợn giống được nhân từ đàn cụ kỵ để sản xuất ra đàn lợn giống bố mẹ. - Đàn ông bà thường nuôi những nái thuần hoặc nái lai dòng mẹ từ 2 giống khác nhau để sản xuất nái lai 2 hoặc 3 máu cung cấp giống lai cho đàn bố mẹ (PS) (hiện nay ở Việt Nam nên sử dụng 2 giống Yorkshire và Landrace để làm dòng mẹ sản xuất nái lai YSxLR hoặc LRxYS hoặc sử dụng lợn đực ngoại Yorkshire và Landrace cho phối hợp với nái nội Móng Cái, Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu sản xuất nái lai F1) - Mức độ chọn lọc và tiến bộ di truyền hạn chế hơn so với đàn giống cụ kỵ (GGP). - Số lượng lợn nái ông bà thường chiếm từ 8-10% trông hệ thống giống. 1.3. Đàn lợn nái bố mẹ (PS): - Là đàn nái do đàn giống ông bà sinh ra để sản xuất lợn con nuôi thịt. - Đàn nái bố mẹ không sử dụng đực giống từ đàn ông bà mà sử dụng đực giống thuần chủng hoặc đực giống lai (đực cuối cùng) từ đàn giống cụ kỵ để không giảm tiềm năng di truyền. - Số lượng lợn nái bố mẹ thường chiếm từ 88-90% trong hệ thống nhân giống hình tháp. Như vậy: - Hệ thống nhân giống lợn hình tháp là hệ thống nhân giống gồm 3 cấp: đàn lợn giống cụ kỵ (GGP); đàn lợn giống ông bà (GP) và đàn lợn giống bố mẹ (PS). - Tiến bộ di truyền trong hệ thống giống sản xuất lợn thương phẩm theo mô hình tháp được truyền từ trên xuống. Vì vậy, muốn xây dựng được hệ thống nhân giống lợn hình tháp phải đảm bảo một số điều kiện sau: - Phải có mục tiêu giống rõ ràng: kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, mục tiêu từng giai đoạn. - Phải có được một số giống dòng thuần nhất định để bảo đảm nhân giống và áp lực chọn lọc giống phù hợp (thường mỗi giống thuần phải có số lượng tối thiểu 100 nái và số lượng đực giống cần đủ kèm theo). - Phải có chương trình chọn lọc và lai tạo từ các dòng lợn khác nhau để sản xuất lợn ông bà, bố mẹ và lợn thịt thương phẩm để đạt được mục tiêu kinh tế. 2. Một số điều cần chú ý khi xây dựng chương trình nhân giống lợn hình tháp: - Tiêu chuẩn chọn lọc giống phải được xem xét, đánh giá và cải thiện về năng suất để ngày một nâng cao chất lượng giống đạt được tiến bộ di truyền theo mong đợi. - Xác định các tham số di truyền và các tính trạng có giá trị kinh tế để sử dụng trong chỉ số chọn lọc (SI) của chương trình giống là việc làm hết sức quan trọng. - Phải có hệ thống phối giống chuẩn xác để tránh đồng huyết. - Tất cả đàn GGP phải được quản lý bằng chương trình vi tính phù hợp (PIGBLUP, ) với những chi tiết cụ thể về huyết thống của bố mẹ, ông bà chúng. - Chọn những lợn giống đạt giá trị giống cao để truyền lại những đặc tính tốt của chúng cho thế hệ sau. - Tiến bộ di truyền của đàn giống phụ thuộc nhiều vào thời gian sử dụng lợn đực và lợn nái. Đối với đàn GGP, lợn nái chỉ nên khai thác đến hết lứa đẻ thứ 4 và lợn đực sử dụng trước 2 năm tuổi. Ở đàn GP có thể lợn đực và lợn cái sử dụng kéo hơn 1 năm so với đàn GGP. CHƯƠNG III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG 1. Phương pháp nhân giống thuần: Nhân thuần là sử dụng lợn đực và lợn cái thuần chủng của một giống cho giao phối với nhau. Phương pháp này dùng để chọn lọc ổn định đàn giống thuần. Việc chọn giống và ghép đôi giao phối phải hết sức cẩn thận để tránh hiện tượng đồng huyết trong đàn giống (nhất là đối với những đàn giống thuần có quy mô nhỏ). 2. Lai giống: 2.1. Khái niệm về lai giống Lai giống là cho giao phối các gia súc từ các giống khác nhau. Người chăn nuôi sử dụng lai giống để có ưu thế lai và tổng hợp các đặc tính có từ các giống. Không phải tất cả các giống khi lai với nhau đều cho ưu thế lai như mong muốn mà phải xác định rõ: lai những giống nào với nhau và lai như thế nào. 2.2. Các phương pháp lai: - Lai hai máu: lai giữa 2 giống thuần khác nhau để tạo con lai F1 nuôi thịt . Đây là phương pháp lai đơn giản nhằm nâng cao một số đặc điểm tốt ở các giống (VD: lai giữa lợn đực giống Yorkshire hoặc lợn đực Landrace với lợn nái Móng Cái để tạo đàn lợn thịt F1 có thể trọng cao, tốc độ tăng trọng nhanh, tỷ lệ thịt nạc cao hơn so với lợn thịt Móng Cái ). Mục đích của phương pháp này là sử dụng ưu thế lai tạo đàn lợn thịt thương phẩm. - Lai 3 máu: Sử dụng 3 giống khác nhau cho lai để tạo ra lợn thịt thương phẩm 3 máu năng suất cao: + Nái lai F1 phải được tạo ra từ 2 giống "dòng cái" có khả năng sinh sản cao để tận dụng ưu thế lai tối đa về khả năng sinh sản. + Đực giống phối với lái lai F1 phải là đực được chọn lọc theo "dòng đực" để tạo ra đàn lợn thịt thương phẩm có khả năng tăng trọng cao, mức độ tiêu tốn thức ăn ít, độ dày mỡ lưng thấp, sức sống cao (đối với các giống cao sản). Đối với các giống địa phương sử dụng đực giống từ các dòng cái cũng đem lại hiệu quả tốt. - Lai 4 máu: đây là phương pháp lai có sử dụng 4 giống thuần để tạo ra lợn thịt thương phẩm. Lợn thương phẩm là sản phẩm của 2 cặp lai F1 giữa 2 "giống thuộc dòng đực" và 2 "giống thuộc dòng cái", con lai nuôi thịt có mang máu giữa các giống. Mục đích của phương pháp này là lợi dụng ưu thế lai của cả 4 giống tham gia. - Lai luân phiên hai máu: Sử dụng đực giống của 2 giống cố định trong chương trình lai để luân phiên với nái lai tự tạo ra trong đàn. - Lai luân phiên 3 máu: sử dụng đực giống của 3 giống cố định trong chương trình lai để lai luân phiên với nái lai tự tạo trong trại. Hai phương pháp lai luân phiên này có những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: + Có thể sử dụng tinh dịch của lợn đực giống một cách thuận lợi thông qua chương trình TTNT lợn. + Có thể sử dụng khi lợn cái hậu bị không đủ, không đáp ứng nhu cầu sản xuất. Khó khăn: phải đầu tư quản lý con giống và quy trình phối giống một cách đầy đủ nghiêm ngặt. - Lai cố định (lai có mục tiêu): từ năm 1980 trở lại đây các nhà sản xuất giống lợn đã nghiên cứu nhiều công thức lai với các giống lợn khác nhau để tận dụng ưu thế lai cao trong hệ thống chăn nuôi lợn thương phẩm. CHƯƠNG IV. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG LỢN GIỐNG 1. Quản lý số liệu lợn giống: 1.1. Tại sao phải theo dõi, ghi chép số liệu: Theo dõi, ghi chép số liệu đàn giống là việc làm đầu tiên trong công tác quản lý giống. Qua việc xử lý số liệu đã ghi chép ta có thể xác định được năng suất, chất lượng, chi phí thức ăn, tỷ lệ mắc bệnh, giá thành chăn nuôi, lợi nhuận thu được của đàn giống và những giải pháp về thị trường. 1.2. Xây dựng hệ thống ghi chép số liệu - Theo dõi ghi chép về huyết thống (lý lịch): tất cả những cá thể của đàn lợn giống thuần và đàn nhân giống phải có lý lịch rõ ràng 2 đời trước nó. Việc ghi chép số liệu phải chính xác, không tẩy xóa, không nhầm lẫn và theo biểu mẫu quy định. - Theo dõi ghi chép về năng suất, chất lượng đàn giống, quản lý và thu thập số liệu về: kết qủa phối giống, kết quả sinh sản, sinh trưởng, tăng trọng, chi phí thức ăn, chất lượng thịt, quản lý dịch bệnh, đầu vào đầu ra của đàn giống và kết quả về lợi nhuận. - Ghi chép quản lý về nguồn gen di truyền: sử dụng những nguồn số liệu về huyết thống, về năng suất, chất lượng để xác định tham số di truyền, chỉ số chọn lọc, giá trị giống phục vụ công tác chọn giống và đánh giá chất lượng giống qua các thế hệ. - Phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi lợn: 2. Chọn lọc lợn đực hậu bị: 2.1. Đặc điểm - Lý lịch rõ ràng (có bố mẹ là những lợn giống đạt năng suất cao) - Ngoại hình cân đối, hài hòa, thể trạng chắc chắn - Kết quả kiểm tra năng suất cá thể của từng giống phải đạt theo tiêu chuẩn quy định của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về 3 chỉ tiêu: + Tăng trọng/ngày (g) + Tiêu tốn thức ăn/kg trọng lượng + Độ dày mỡ lưng (mm) 2.2 Quản lý lợn đực làm việc: - Nuôi dưỡng lợn đực theo đúng khẩu phần và tùy theo thể trạng gầy hay béo của lợn đực mà cho số lượng thức ăn phù hợp. - Khoảng cách khai thác tinh của lợn đực phải phù hợp với lứa tuổi của lợn. Đối với lợn ngoại, khoảng cách khai thác tinh phù hợp như sau: - 8 tháng tuổi: 7 ngày 1 lần - 9 tháng tuổi: 6 ngày 1 lần - 10 tháng tuổi: 5 ngày 1 lần - 11 tháng tuổi: 4 ngày 1 lần - 12 tháng tuổi: 3 ngày 1 lần - Trên 1 năm tuổi: 2 ngày 1 lần. - Nên sử dụng lợn đực giống không quá 3 năm. - Không được để cho lợn đực giống quá béo hoặc quá gầy. 3. Chọn lọc và quản lý lợn cái hậu bị: * Chọn lọc lợn cái hậu bị: Chọn lợn cái để thay thế là xuất phát điểm của quản lý để đạt hiệu quả sinh sản cao nhất. Một số tiêu chuẩn chọn lợn cái hậu bị như sau: - Chọn lợn cái hậu từ những lợn nái cao sản, nuôi con khéo, phàm ăn (dựa vào lý lịch của những dòng có năng suất sinh sản cao). - Lợn được chọn phải khỏe mạnh, thân hình phát triển cân đối, không có khuyết tật về ngoại hình và có trên 12 núm vú, khoảng cách giữa các núm vú đều, không có vú kẹ, núm vú lộ rõ, âm hộ phát triển bình thường. - Chọn lợn cái có tuổi động dục sớm (thường lợn nái ngoại động dục sớm từ 5 tháng tuổi). * Quản lý lợn cái hậu bị: - Theo dõi để phát hiện lợn động dục lần đầu và ghi chép các chu kỳ động dục để lên kế hoạch phối giống và lên lịch tăng mức ăn trước khi phối giống. - Phát hiện động dục: phát hiện thời điểm chính xác để phối giống nhằm tăng tỷ lệ thụ thai và tăng số con đẻ ra/lứa. Phương pháp phát hiện tốt nhất là dùng lợn đực "Thí tình" để kiểm tra lợn cái. Biểu hiện động đực rõ nhất là lợn cái đứng yên, dỏng tai lên khi có lợn đực giống đến gần hoặc lợn nái đứng yên khi có người ngồi lên lưng. - Lợn cái ngoại từ 7,5 tháng tuổi trở lên và đạt khối lượng trên 110kg thì có thể phối giống. Đợi đến chu kỳ động dục thứ ba mới phối giống lần đầu để tăng số lượng trứng rụng của lợn (nếu lợn cái động dục lần đầu chậm thì có thể phối giống ở chu kỳ động dục lần thứ hai). [...]... Pietrain ) ở đàn giống cụ kỵ (GGP), dòng đực chỉ sản xuất ra đực cuối cùng để phối với nái bố mẹ sản xuất ra lợn con nuôi thịt Đực cuối cùng có thể là những lợn đực thuần hoặc lợn đực được lai tạo từ 2,3 hoặc 4 giống Dòng cái: Ở đàn giống cụ kỵ (GGP), dòng cái sản xuất ra toàn bộ đàn lợn nái ông bà GP Những lợn nái GP này lại sản xuất ra lợn nái bố mẹ PS, nái bố mẹ sản xuất ra lợn con nuôi thịt Đối với... đủ nước uống cho lợn và điều chỉnh độ cao, độ lệch, áp lực dòng chảy của vòi nước sao cho phù hợp với lợn con - Bảo đảm đủ số lượng và chất lượng thức ăn CHƯƠNGV MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN VỀ CHỌN LỌC LỢN GIỐNG 1 Kỹ thuật chọn lọc Trong chăn nuôi, chọn lọc là một trong những biện pháp để cải tạo giống, nâng cao năng suất và chất lượng giống, là động lực cải thiện di truyền Chọn lọc có thể hiểu đơn giản là... biện pháp tối ưu để tạo ra đàn lợn thịt lai có năng suất và hiệu quả kinh tế cao Chính vì vậy, khái niệm chọn lọc " dòng đực" và "dòng cái" đã được hình thành trong hệ thống giống Dòng đực: dòng chuyên sản xuất ra con đực để sử dụng trong chương trình lai Khi chọn dòng đực cần phải chú ý đến đặc điểm của giống định chọn và chú ý chọn lọc đối với những tính trạng về sinh trưởng và tỷ lệ nạc (những giống. .. chăn nuôi heo có năng suất tốt, sử dụng tài nguyên địa phương tốt, có hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo tính bền vững.Không những thế việc quản lý đàn heo còn có quan hệ tới việc xác định qui mô, cơ cấu đàn, tỷ lệ đực/cái thích hợp, tỷ lệ chọn lọc và loại thải, phương pháp chu chuyển (kế hoạch sản xuất) một cách thích hợp và thuận lợi cho các điều kiện chăn nuôi của họ, các hoạt động quản lý sức khỏe và. .. Phân tích kết quả và so sánh kết quả của trại vói các cơ sở khác - Đề nghị các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất sản xuất của đàn heo - Tổng kết và báo cáo kết quả cho người quản lý cao nhất CHƯƠNG VII.Kỹ thuật xây dựng chuồng trại và quy trình chăn nuôi heo 1 Xây dựng chuồng trại nuôi heo - Vị trí: Xây chuồng nơi cao ráo, dễ thoát nước - Hướng chuồng: Xây như thế nào để chuồng có thể nhận được... Dipterex, Levamysone cho heo trước khi đưa vào nuôi thịt + Quản lý đàn heo thịt Công việc quan trọng của quản lý đàn heo thịt là theo dõi và ghi chép các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong quá trình nuôi để tính toán hiệu quả của từng giai đoạn, đồng thời có thể điều khiển tốc độ sinh trưởng thông qua nuôi dưỡng và chăm sóc Theo kinh nghiệm của một số nước có chăn nuôi heo tiên tiến, việc điều khiển tốc... sau: + Dựa vào - Nhu cầu thị trường (trong và ngoài nước) về số lượng, chất lượng thịt heo, con giốngheo: - Các chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước và khả năng cung ứng của các trường về thức ăn, vật tư kỹ thuật, thú y… theo hàng tháng, hàng quý - Tình hình thực tiễn của cơ sở sản xuất về nguồn lao động, trang bị vật chất kỹ thuật, vốn, đất đai… + Tổ chức gây con giống ban đầu cho cơ sở chăn nuôi heo Khi... thích quá trình sinh trưởng và phát triển của heo + Các biện pháp kỹ thuật để năn cao năng suất và phẩm chất thịt heo - Công tác giống heo Chọn các giống có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, có tỷ lệ nạc cao như Landrace, Large White, Hampshire và Hampshire cho lai với nhau tạo ra các loại heo lai có ưu thế lai cao ở trong các giống heo ngoại và đồng thời cho lai với các giống heo nội tốt Sau đây... protein thô và 3000 3100 kcal Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các giống heo ngoại hayheo lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên Kỹ thuật này thường áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, có trình độ thâm canh cao Cả hai kỹ thuật trên cần thiết phải cân đối thành phần các a xít amin và a xít béo không no mạch dài +Kỹ thuật chăm sóc và quản lý Heo thịt ở nước ta thường nuôi 5-6... trong 1 cơ sở chăn nuôi Nếu ở cơ sở sản xuất giống thì chúng là số heo nái sinh sản và đực giống Ở cơ sở chăn nuôi tổng hợp bao gồm heo nái sinh sản, đực giống, heo con sau cai sữa là heo thịt Có thể tham khảo đề xuất các qui mô đàn trong chăn nuôi heo công nghiệp Tuy nhiên khi xây dựng qui mô người chăn nuôi cần xem xét các điều kiện liên quan Quy mô lớn 200 - 500 nái 1000 - 2000 lợn thịt Quy mô vừa . Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: “ Tìm hiểu về biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao sức sản xuất và hiệu quả kinh tế giống vật nuôi _con lợn Giảng viên : Sinh viên thực hiện : Lớp. điểm 2.2. Quản lý lợn đực làm việc 3. Chọn lọc và quản lý lợn cái hậu bị 4. Quản lý lợn nái sinh sản 4.1. Quản lý phối giống, xác định lợn chửa 4.2. Quản lý nái đẻ. 5. Quản lý lợn con sau cai. hoặc 4 giống. Dòng cái: Ở đàn giống cụ kỵ (GGP), dòng cái sản xuất ra toàn bộ đàn lợn nái ông bà GP. Những lợn nái GP này lại sản xuất ra lợn nái bố mẹ PS, nái bố mẹ sản xuất ra lợn con nuôi