1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam

31 10,6K 50
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 305,5 KB

Nội dung

Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những sự chuyển biến tích cực. Những nhân tố tạo nên những bước tiến đó là: chúng ta đã biết khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên vốn có, đưa ra những chính sách kinh tế thông thoáng, tận dụng những cơ hội đầu tư, đặc biệt là những cơ hội đầu tư nước ngoài. Một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu đã đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước đó là nguồn nhân lực. Cùng với sự phát triển của đất nước, nguồn nhân lực cũng có những bước tiến bộ quan trong cả về mặt số lượng và chất lượng . Nguồn nhân lựcViệt Nam đang được đánh giá là một trong những yếu tố thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài. Vậy chúng ta hãy xem xét một vài đặc điểm của nguồn nhân lực Việt Nam để có thể biết tại sao nguồn nhân lực lại là một trong những yêu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi hi vọng cung cấp cho các bạn những thông tin về nguồn lao động và đặc điểm nguồn lao động Viêt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra một số giải pháp để khắc phục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể đáp ứng những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại đất nước trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là đặc điểm của nguồn lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm đó. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Trong bài tiểu luận này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu vào nguồn lao động thuộc dân số hoạt động kinh tế 4. Phương pháp nghiên cứu 1 4.1Cơ sở lý thuyết Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng lý thuyết về dân số học, lý thuyết về lao động và nguồn lao động. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Trong bài tiểu luận này, chúng tôi chủ yếu sưu tập và tổng hợp các bài viết từ sách báo, mạng internet… Sau đó dùng phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp với liệt kê để làm sáng tỏ vấn đề. Ngoài ra chúng tôi còn dùng phương pháp mô hình hóa qua việc sử dụng các bảng số liệu liên quan về dân số và nguồn nhân lực Việt Nam. 5. Nội dung và kết cấu bài luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài luận này gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về nguồn nhân lực Chương 2: Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam Chương 3: Can thiệp của chính phủ để phát triển nguồn nhân lực nước ta hiện nay CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC 2 1.1 Khái quát về lao động nguồn lao động Lao động là những hoạt động hữu ích của con người nhằm sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cần thiết để thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân, của một nhóm người, của cả doanh nghiệp hoặc là nói chung của toàn xã hội. Nguồn nhân lực hay nguồn lao động là dân số có khả năng lao động cả về trí lực và thể lực. Hay nói cách khác đó là một phần dân cư đang làm việc và không làm việc nhưng có khả năng lao động. Từ khái niệm đó có thể hiểu rằng, nguồn lao động bao gồm, một mặt, những người đang hoạt động kinh tế trong những ngành nghề khác nhau, mặt khác, cả những người không làm việc nhưng có khả năng lao động. Tóm lại, nguồn lao động bao gồm những người đang lao động thực tế và những người có tiềm năng lao động. Những thay đổi về số lượng nguồn nhân lực được đặc trưng bởi các chỉ tiê như tăng trưởng tuyệt đối, tố độ tăng trưởng nguồn nhân lực. Trị số tăng tuyệt đối được xác định là hiệu số giữa số lượng nguồn nhân lực ở thời kỳ đầu và thời kỳ cuối. Tốc độ tăng trưởng là hệ số giá trị tuyệt đối nguồn nhân lực ở kỳ cuối so với giá trị của chúng kỳ đầu. Phần cơ bản của nguồn lao động là dân số trong độ tuổi lao động, và được xác định bởi luật pháp của mỗi quốc gia. Đa số các nước trên thế giới độ tuổi bắt đầu lao động từ 14 đến 15, còn tuổi về hưu trung bình là 65 đối với nam và 60 đối với nữ. Ở Việt Nam độ tuổi lao động được xác định đối với nam từ 15 đến 60, nữ từ 15 đến 55 Bảng 1: Dân số trong độ tuổi lao động của một số nước trên thế giới năm 1995 3 1.2 Cấu trúc nguồn lao động Sơ đồ cấu trúc nguồn lao động 1.2.1 Khái niệm dân số hoạt động kinh tế Tên nước Độ tuổi lao động Nam Nữ Anh 16 - 65 16 - 60 61,0 Pháp 15 - 60 15 - 60 61,0 Mỹ 16 - 65 16 - 65 65,0 Nhật Bản 15 - 65 15 - 65 70,0 Canada 15 - 65 15 - 65 68,0 Nga 16 - 60 16 - 55 57,0 Ba Lan 18 - 65 18 - 60 58,0 Việt Nam 15 - 60 15 - 55 59,5 4 NGUỒN LAO ĐỘNG DÂN SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ DÂN SỐ TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG DÂN SỐ KHÔNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Dân số hoạt động kinh tế là tập hợp những người đang làm việc trong nền kinh tế và những người thất nghiệp (hay chính xác hơn là những người đang tích cực tìm kiếm việc làm. Dân số hoạt động kinh tế là phần dân số đảm bảo nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất hàng hóa và dịch v, bao gồm những người đang lao động và những người thất nghiệp, hay chính xác hơn là những người làm công ăn lương, người thuê lao động và những người tự tổ chức lao động. Nói cách khác, đó là một phần dân số, bao gồm những người đang hoạt động lao động công ích, có thu nhập, và những người thất nghiệp, đang tích cực đi tìm kiếm việc làm và luôn sẵn sàng làm việc. Cấu trúc dân số hoạt động kinh tế 1.2.2 Khái niệm dân số không hoạt động kinh tế Dân số không hoạt động kinh tế là hiệu giữa nguồn lao động và phần dân số hoạt động kinh tế. Thành phần dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên, nhưng không thuộc vào số những người lao động và thất nghiệp, đó là học sinh sinh viên, quân nhân sắp được giải ngũ, những người nội trợ, cán bộ hưu trí, cùng với những người không có khả năng lao động. và những người khác. Bảng 2: Cấu trúc nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 1993 – 2006 Năm 1993 1998 2002 2004 2006 Nguồn lao động (ngàn người) 47.358 51.306 56.623 60.557 64.378 Cơ cấu chia ra (%) 5 DÂN S HO T NGKINH TỐ Ạ ĐỘ ẾDÂN S HO T NGKINH TỐ Ạ ĐỘ Ế DÂN SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NG I ANG LÀM ƯỜ Đ VI CỆ NGƯỜI THẤT NGHIỆPNGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC Người lao dộng làm thuê Người thuê lao động Người tự tạo việclàm cho mình 1. Dân số không hoạt động kinh tế 19,4 15,3 16,7 17,2 19,5 2. Dân số đang hoạt động kinh tế 80,6 84,7 83,3 82,8 81,5 1.3. Trình độ giáo dục của nguồn lao động Trình độ giáo dục của người lao động là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trình độ giáo dục của nguồn lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng của nguồn lao động. Chỉ tiêu này được xác định bởi số năm học trung bình, số học sinh và sinh viên, tỷ trọng chuyên gia có trình độ giáo dục trung cấp và cao cấp… Để xã hội phát triển đòi hỏi không chỉ sự tương thích trình độ tư liệu sản xuất, mà còn cả sự phát triển vượt trội của người lao động, của các cá nhân, trước hết bằng con đường học tập. Vai trò và ý nghĩa của đất nước trong thế giới ngày nay xác định không chỉ là tiềm năng an ninh và kinh tế, mà còn là tiềm năng trí tuệ. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, con đường ngắn nhất đi đến sự phồn vinh là thông qua giáo dục. Trình độ giáo dục cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. 1.4 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Trình độ chuyên môn, kỹ thuật là sự hiểu biết, có khả năng thực hành về chuyên môn, kỹ thuật nghề nghiệp để tham gia các họat động lao động. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động được thể hiện qua tỷ lệ dân số đã qua các lớp đào tạo nghề, qua đào tạo sơ cấp kỹ thuật, công nhân kỹ thuật. Thực tế cho thấy chỉ có lực lượng lao động đông và rẻ không thể tiến hành được công nghiệp hóa mà đòi hỏi phải có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. 1.5 Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Trong những năm 1950 và 1960, tăng trưởng kinh tế là do công nghiệp hoá: thiếu vốn và nghéo nàm về cơ sở vật chất là khâu chủ yếu ngăn cản tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có một phần nhỏ của sự tăng trưởng kinh tế có 6 thể giải thích bởi khía cạnh đầu vào là nguồn vốn. Phần rất quan trọng của sản phẩm thặng dư gắn liền với chất lượng nguồn lao động (trình độ giáo dục ,sức khoẻ ,và mức sống). Đầu tư cho con người nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội từ đó nâng cao năng suất lao động. Lịch sử các nền kinh tế trên thế giới cho thấy không có một nước giàu có nào đạt được tỷ lệ tăng tưởng kinh tế cao trước khi thành đạt được mức phổ cập giáo dục phổ thông . Cách thức để thúc đẩy sản xuất ,đến lượt nó thúc đẩy cạnh tranh, là phải tăng hiệu quả giáo dục. Các nước và lãnh thổ công nghiệp hoá mới thành công nhất như Hàn Quốc, Singapo và Hồng Kông và một số nước khác có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong những thập kỉ 1970 và 1980 thường đạt múc độ phổ cập tiểu học trước khi các nền kinh tế đó cất cánh. Mặc dù vậy ,các nghiên cứu cũng cho thấy thành công của Nhật Bản và Hàn Quốcc trong kinh tế không chỉ do phần đông dân cư có học vấn mà còn do các chính sách kinh tế ,trình độ quản lý của họ. Do đó giáo dục phải được đề cao hơn nữa (đặc biệt là giáo dục đại học) như là một điều kiện cần để phát triển kinh tế . Kết quả giáo dục cùng với sự cạnh tranh trong giáo dục đại học sẽ thúc đẩy các ngành kinh doanh của các nước đang phát triển thu hút những nhà khoa học sáng giá nhất của họ và của nước ngoài. Khi cân bằng về sức mạnh khoa học kĩ thuật trên từng khu vực được thiết lập, những mơ ước và những ý đồ đổi mới kỹ thuật công nghệ của các nước đang phát triển sẽ được thực hiện ngay trên đất nước của mình. Thực tế cho thấy gần đây nhiều sản phẩm của các nước Châu Á sản xuất ra không cần giấy phép và mang nhãn của công ty nước ngoài, hàng hoá do người Châu Á sản xuất ra đã đi khắp thị trường thế giới. Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào trình độ khoa học và công nghệ lại phụ thuộc vào điều kiện giáo dục .Đã có rất nhiều bài thất bại khi một nước sử dụng công nghệ ngoại nhập tiến tiến khi tiềm lực và khoa học công nghệ yếu ,thiếu đội ngũ kỹ thuật và công nhân lành nghề và do đó không thể ứng dụng các công nghệ mới. Không có sự lựa chọn nào khác, hoặc là đào tạo các nguồn nhân lực quý giá cho đất nước để phát triển hoặc phải chịu tụt hậu so với các nước khác . Như vậy ,cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại không chỉ nhằm biến đổi cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất như trong thời kỳ cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng đó mang nội dung mới trên cơ sở các quan hệ sản xuất, khoa học và công nghệ. Những phát minh khoa học ở thời kỳ này ngay lập tức được ứng dụng vào sản xuất và làm xuất hiện một hệ 7 thống sản xuất linh hoạt đủ khả năng thay đổi nhanh chóng quy trình sản xuất . Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ tạo ra hàm lượng thông tin và tri thức trong tổng chi phí sản xuất cao. Yếu tố mới xuát hiện và trở thành yếu tố cốt lõi của cả hệ thông sản xuất hiên đại chính là thông tin và tri thức . Các số liệu thống kê năm 1990 phản ánh phần đóng góp thông tin , tri thức trong thu nhâp quốc dân của Hoa Kỳ la 47,4% , Anh 45,8% ,Pháp 45,1% , Đức 40,4%. Trí tuệ trở thành động lực cho toàn bộ tương lai nhân loại , thúc đẩy sự tiến bộ vừa sâu vừa rộng của xã hội trên nền tảng khoa học và công nghệ để tạo ra bước tăng trưởng mới , hiếm thấy so với trước đây. Kinh nghiệm về quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của các nước trên thế giới lá bài học quý báu cho chúng ta trong việc khai thác tiềm năng của nguồn lao động nước ta. 8 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM 2.1Qui mô dân số Có thể thấy, trong những năm đổi mới, Việt Nam không chỉ đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, mà trong lĩnh vực dân số cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những kết quả của công tác dân số kế hoạch hoá gia đình như giảm đáng kể tỷ lệ tăng dân số, tăng cường nhận thức về chăm sóc và nâng cao chất lượng dân số, chăm lo phát triển nguồn lực con người . đã có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhìn khái quát, dân số nước ta hiện nay có một số đặc điểm cơ bản sau: Quy mô dân số lớn, phát triển nhanh. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2002, Việt Nam có 80 triệu dân, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới; mật độ dân số là 242 người/km 2 . Năm 2007 tổng dân số Việt Nam là 85,3 triệu người. Dự báo đến năm 2020 quy mô dân số sẽ đạt khoảng 100 triệu và đến năm 2050 sẽ lên đến khoảng 123,7 triệu người. Chính vì thế mà Việt Nam đứng thứ 62 về diện tích, nhưng đứng thứ 11 về dân số và đứng thứ 40 về mật độ dân số trên thế giới. Cũng chính vì thế mà nhiều chỉ tiêu bình quân đầu người của Việt Nam còn đứng ở thứ hạng thấp trên thế giới, thấp xa so với thứ hạng về dân số (đứng thứ 146/185 về GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái, thứ 122/177 về GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương). 9 Bảng 3: Nhịp độ tăng dân số trung bình và dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam giai đoạn 1976-2007 Nguồn: Tổng hợp từ Niêm giám thống kê 2003. Số liệu Dân số - lao động, Tổng cục Thống Kê 2007 và số liệu thống kê lao động – việc làm ở việt Nam năm 2004, 2007 của Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội. Dân số Việt Nam tương đối trẻ với tốc độ tăng tự nhiên hằng năm cao( thời kỳ 1960 – 1986 là 2,2%; 2000 – 2002 là 1,35; 2003 – 2004 là 1,35%; năm 2007 là 1,23%). Nói một cách hình tượng là mỗi năm nước ta tăng thêm dân số của một tỉnh trung bình. Năm 2007 tỷ Năm Dân số Dân số trong độ tuổi lao động Cơ cấu dân số(%) Tổng số (ngàn người) Nhịp độ tăng Tổng số (ngàn người) Tỷ trọng trong tổng dân số(%) Nam Nữ Thành thị Nông thôn 1976 49.160,1 3,20 22.122,0 45,0 47,92 52,08 20,61 79,39 1980 53.772,2 2,47 25.141,9 46,8 48,50 51,50 19,20 80,80 1985 59.872,1 2,15 29.600,1 49,4 48,91 51,09 19,01 80,99 1990 66.016,7 1,92 37.695,5 57,1 48,78 51,22 19,51 80,49 1991 67.242,4 1,86 38.866,1 57,8 48,80 51,20 19,67 80,33 1992 68.450,1 1,80 39.695,5 58,1 48,83 51,17 19,85 80,15 1993 69.644,5 1,74 40.811,6 58,6 48,86 51,14 20,05 79,95 1994 70.824,5 1,69 41.573,9 58,7 48,90 51,10 20,37 79,63 1995 71.995,5 1,65 42.189,4 58,6 48,94 51,06 20,75 79,25 1996 73.156,7 1,61 42.869,8 58,6 49,01 50,99 21,08 78,92 1997 74.306,9 1,57 43.469,5 58,5 49,08 50,92 22,66 77,34 1998 75.456,3 1,55 44.141,9 58,5 49,15 50,85 23,15 76,85 1999 76.596,7 1,51 44.962,2 58,7 49,17 50,83 23,61 76,39 2000 77.635,4 1,36 46.193,1 59,5 49,16 50,84 24,18 75,82 2001 78.685,8 1,35 47.132,7 59,9 49,16 50,84 24,74 75,26 2002 79.727,4 1,32 48.362,6 60,6 49,16 50,84 25,11 74,89 2003 80.902,4 1,47 49.083,5 60,7 49,14 50,86 25,80 74,20 2004 82.031,7 1,40 50.695,1 61,8 49,14 50,86 26,50 73,50 2005 83.106,3 1,31 52.439,8 63,1 49,15 50,85 26,88 73,12 2006 84.155,8 1,26 54.784,9 65,1 49,14 50,86 27,12 72,88 2007 85.195,0 1,23 57.251,1 67,2 49,14 50,86 27,40 72,60 10 [...]... tầng xã hội như: giao thông, y tế, trường học, điện nước… 2.3 Đặc điểm định lượng của nguồn lao động Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Đến hết năm 2007, cả nước có trên 44 triệu lao động trên tổng số 85,3 triệu dân Sức trẻ là đặc điểm nổi trội của tiềm năng nguồn nhân lực Việt Nam Nước ta là một trong số ít quốc gia trong khu vực có tỷ... Nam ở mức trung bình kém, điều này làm giảm chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá của đất nước và giảm sức cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động thế giới 2.4.2 Trình độ giáo dục của nguồn lao động Việt Nam Trình độ giáo dục của nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực, nó phản ánh khả năng tiếp thu và vận dụng các thành tựu... chiếm 4,8% Trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể công nhân chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ và thương mại, ước tính chiếm 66,67%; còn lại 33,33% hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 2.4 Đặc điểm định tính của nguồn lao động 2.4.1 Thể trạng sức khoẻ nguồn nhân lực Việt Nam 14 Thể lực của người Việt Nam nhìn chung còn thấp kém, phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu cường... Tây Bắc (với lao động chưa biết chữ chiếm 20% lực lượng lao động trong vùng) Tỷ lệ này cũng có sự cách biệt giữa nam và nữ Số lao động nữ chưa biết chữ cao gần gấp đôi nam, trong khi đó số lao động tốt nghiệp THPT ở nam là 19,51còn ở nữ là 17,30 17 2.4.3 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn lao động Việt Nam Chất lượng về mặt trí lực của nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ở trình độ học vấn, quan... triển nguồn nhân lực Mạnh dạn thuê giảng viên và chuyên gia giỏi là người nước ngoài và Việt Kiều tham gia đào tạo nguồn nhân lực ở trong nước có điều kiện tiếp cận và học hỏi tác phong làm việc của lao động nước ngoài Cần tạo ra môi trường công nghiệp cạnh tranh lành mạnh, gắn lý luận với thực tiễn để phát huy tích cực tính năng động sáng tạo vốn có của người Việt Nam 3.5 Về chính sách sử dụng nhân lực. .. năng làm việc theo nhóm còn thấp (vốn là đặc trưng của người làm nông.) Một bộ phận không nhỏ nguồn nhân lực bị nghèo đói, thất nghiệp đang là thách thức rất lớn hiện nay ở nước ta Bên cạnh đó, một bộ phận khác lại sa vào tệ nạn xã hội, nhất là nghiện hút, mãi dâm và tội phạm Mặc dù còn những điểm hạn chế, yếu kém như trên, song nhìn chung, nguồn nhân lực Việt Nam vẫn được các nhà đầu tư nước ngoài đánh... gốc, lao động Việt Nam sẽ khó có điều kiện cải thiện cuộc sống, sức khoẻ và trình độ để có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới 24 CHƯƠNG 3: CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho sự nghiệp CNH – HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, Chính Phủ phải tác động cả trên các phương diện: dân số, thể lực, trí lực, phẩm chất... pháp để nâng cao trạng thái sức khỏe nguồn nhân lực, phát triển toàn diện thể chất, tăng cường thể lực người lao động, hướng tới thực hiện những mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu tổ chức lao động khoa học và cường độ làm việc của xã hội công ngiệp như: Nâng cao số lượng và chất lượng bữa ăn của cư dân ( đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ) bằng việc tạo ra nhiều việc... thể lực của người lao động trong tương lai Bảng7: Kết quả điều tra chiều cao, cân nặng học sinh nam 15 tuổi (1999) Tên nước Chiều cao(cm) Cân nặng(kg) Việt Nam 147 34,4 Thái Lan 149 40,5 Philippin 153 45,5 Ấn Độ 155 49,5 Nhật Bản 164 53,3 Nguồn: Viện Dinh Dưỡng bộ Y Tế, Dinh dưỡng con người Việt Nam, 1999 Như vậy tình trạng sức khoẻ người Việt Nam ở mức trung bình kém, điều này làm giảm chất lượng nguồn. .. HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, Chính Phủ phải tác động cả trên các phương diện: dân số, thể lực, trí lực, phẩm chất tâm lý xã hội và sử dụng nguồn nhân lực 3.1 Về vấn đề dân số và phân bổ nguồn nhân lực Để giải quyết tốt vấn đề dân số và phân bổ nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần quan tâm một số vấn đề sau: Xã hội hoá công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình Đưa . lực Chương 2: Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam Chương 3: Can thiệp của chính phủ để phát triển nguồn nhân lực nước ta hiện nay CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN. công nghiệp. 2.4 Đặc điểm định tính của nguồn lao động 2.4.1 Thể trạng sức khoẻ nguồn nhân lực Việt Nam 14 Thể lực của người Việt Nam nhìn chung còn

Ngày đăng: 04/04/2013, 17:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w