1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012

23 479 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Ta thấy rằng tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của Vietcombank rất cao (4.61%) vào năm 2008, giảm và dao động trong khoảng 2% – 3% cho các năm 2009 – 2012 điều này cho thấy tính hiệu quả của các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank. Hơn nữa, Vietcombank tiền thân là một doanh nghiệp quốc doanh nên việc tỷ lệ nợ xấu ở mức khá cao so với các ngân hàng hàng đầu khác một phần cũng xuất phát từ một lượng lớn dư nợ của ngân hàng thuộc các khách hàng “chiến lược” là doanh nghiệp quốc doanh (Cạnh tranh ngân hàng nhìn từ góc độ khả năng sinh lời)

  • Theo lộ trình xử lý nợ xấu đến năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước, mục tiêu tỷ lệ nợ xấu toàn ngành đạt 3%, có thể thấy tỷ lệ này của Vietcombank cũng đã khá sát với tỷ lệ này. Thiết nghĩ, Vietcombank cần có giải pháp tích cực và hiệu quả hơn nữa để giảm hơn nữa tỷ lệ nợ xấu của mình.

Nội dung

Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS. TS. Trương Quang Thông Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS. TS. Trương Quang Thông SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Năm học : 2014 - 2015 SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang1 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS. TS. Trương Quang Thông Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang2 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS. TS. Trương Quang Thông vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng. Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên 13.560 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 1.835 ATM và 32.178 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong những năm qua, Vietcombank đã nhận được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý cả trong và ngoài nước về chất lượng và hiệu quả hoạt động. Ngân hàng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng hai (1993) và Huân chương Độc lập hạng Ba (2003). Bên cạnh đó, 05 năm liên tiếp (2000-2004) Ngân hàng được tạp chí "The Banker" thuộc tập đoàn Financial Times bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam trong năm”, được tạp chí EUROMONEY bình chọn là Ngân hàng tốt nhất năm 2003 tại Việt Nam, và được tạp chí AsiaMoney bình chọn là Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất tại Việt Nam trong hai năm liên tiếp 2006-2007. Tháng 7/2010, Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa cung cấp cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tạp chí Trade Finance trao tặng. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Vietcombank (đại diện duy nhất của Việt Nam) nhận được giải thưởng này. Ngày 30/9/2011, Vietcombank đã ký kết thành công thoả thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) - một thành viên của Tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) – thông qua việc bán cho đối tác 15% vốn cổ phần. Ngày 05/07/2012, Tạp chí Trade Finance đã trao tặng Vietcombank giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2012” (Best Vietnamese Trade Bank in 2012). Vietcombank là đại diện duy nhất của Việt Nam lần thứ 5 liên tiếp nhận được giải thưởng này (2008 - 2012). SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang3 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS. TS. Trương Quang Thông Với năng lực và uy tín của mình, Vietcombank đã được Standard & Poor's xếp hạng đối tác tín dụng dài hạn: BB-, xếp hạng tín dụng ngắn hạn: B, xếp hạng tín dụng độc lập (SACP): bb-, triển vọng: ổn định, vị thế kinh doanh: Mạnh, lợi nhuận và nguồn vốn: yếu, rủi ro: vừa phải, nguồn vốn: trên trung bình, thanh khoản: đủ. I. Đánh giá khái quát tình hình tài sản – nguồn vốn 1. Về tài sản Năm 2008, tổng tài sản của Vietcombank đạt 221.950 tỷ đồng. Đến năm 2012, tổng tài sản là 414.475 tỷ đồng; trong vòng 5 năm, tổng tài sản của Vietcombank đã tăng 86.74%. Tốc độ tăng trưởng tài sản qua các năm đều trên 10%. Năm 2010, tài sản Vietcombank tăng trưởng cao nhất là 20.35%, các năm sau đó VCB không duy trì được mức tăng trưởng tài sản như năm 2010 và năm 2012 giảm xuống mức tăng trưởng chỉ còn 13.02%. Trong các năm 2009 và 2010, STB và EIB đều có tốc độ tăng trưởng tài sản vượt trội so với VCB và đều trên 40%, trong khi đó VCB chỉ 12% – 15%. Nhưng từ năm 2011 và 2012, tốc độ tăng trưởng của STB và EIB lại giảm mạnh, và năm 2012 tốc độ tăng trưởng xuống thấp hơn VCB, thậm chí EIB tăng trưởng âm . Cho thấy VCB có sự tăng trưởng ổn định hơn qua các năm. Có thể thấy, trong cơ cấu tổng tài sản của VCB thì khoản mục Cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2008 là 48,90% tương ứng 108.529 tỷ, năm 2009 tăng lên 53,62% tương ứng 136.996 tỷ, từ năm 2010 đến năm 2012 tỷ trọng này dao động trong khoản 55%-57%, khoản mục này tăng dần theo qui mô tài sản của VCB. Cuối năm 2012, tài sản cho vay là 235.870 tỷ chiếm 56,91% Khoản mục chiếm tỷ trọng cao tiếp theo là Tiền gửi tại các TCTD và chứng khoán đầu tư. + Năm 2009 - 2011, VCB giảm tỷ trọng chứng khoán đầu tư năm 2008 là 18.74% xuống 8.03% vào năm 2011, tăng tỷ trọng Tiền gửi tại các TCTD từ 13.22% năm 2008 lên 25.85% năm 2011. Năm 2009 là năm thị trường chứng khoán phục hồi trở lại sau một thời gian dài giàm mạnh  cơ hội để VCB cơ cấu lại Danh mục đầu tư và VCB đã bán gần hết chứng khoán thương mại khoảng 400 tỷ và một phần trái phiếu chính phủ. + Năm 2012, VCB lại tăng tỷ trọng chứng khoán đầu tư lên 18.94% và giảm tỷ trọng Tiền gửi tại các TCTD xuống còn 14.6%. Các khoản chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư của VCB hầu hết là chứng khoán nợ bao gồm: - Trái phiếu chính phủ 25% - Chứng khoán nợ của các TCTD trong nước phát hành 73% - Chứng khoán nợ do các TCKT trong nước phát hành 2% - Chứng khoán vốn là 0.3%. 2. Tỷ lệ Tài sản sinh lợi trên Tổng tài sản ĐVT: tỷ đồng SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang4 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS. TS. Trương Quang Thông Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tài sản có sinh lời 183,463 220,725 287,545 341,169 383,125 Tổng Tài sản 221,950 255,496 307,496 366,722 414,475 Tỷ lệ TS có sinh lợi/ Tổng tài sản 82.66% 86.39% 93.51% 93.03% 92.44% 3. Tỷ lệ Tài sản sinh lợi trên Nguồn vốn phải trả lãi ĐVT: tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tài sản có sinh lời 183,463 220,725 287,545 341,169 383,125 Nợ phải trả có trả lãi 196,50 7 230,953 277,93 3 328,528 362,820 Tỷ lệ TS có sinh lời / Nợ phải trả có trả lãi 93.36% 95.57% 103.46% 103.85% 105.60% Hầu hết nguồn vốn huy động được của ngân hàng VCB đều được đem đầu tư sinh lãi. Năm 2008, tỷ lệ tài sản sinh lợi thấp hơn nguồn vốn huy động đươc. Nhưng từ năm 2009, tỷ lệ này ngày càng tăng so với năm 2008 và năm 2010 VCB đã đầu tư các tài sản sinh lãi vượt cả nguồn vốn huy động được. Điều này chứng tỏ VCB sử dụng nguồn vốn huy động được có hiệu quả về mặt sử dụng nguồn. Còn hiệu quả kinh tế thì phải xem xét thêm 1 vài yếu tố khác. 4. Nguồn vốn: Trong Nguồn vốn, tỷ lệ tiền gửi huy động luôn chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 70% đến 80% trên Tổng nguồn vốn. Năm 2012 là 72.21% cao hơn so với năm 2011 là 68.10%. Tăng trưởng huy động tiền gửi ở mức khá cao: Năm 2012 tăng trưởng huy động tiền gửi của VCB là 20.68% so với năm 2011. Trước đó, năm 2011, VCB có mức huy động tiền gửi âm 3.47% so với 2010. - Theo đối tựợng khách hàng: Năm 2008, vốn huy động từ các tổ chức gấp đôi vốn huy động từ cá nhân. Đến năm 2012, VCB huy động vốn khá cân bằng giữa cá nhân và tổ chức trong đó khách hàng tổ chức kinh tế chiếm khoảng 46.22% tổng huy động vốn. VCB là một ngân hàng lớn có thương hiệu từ lâu nên được sự tin tưởng của khách hàng cá nhân và tổ chức. SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang5 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS. TS. Trương Quang Thông - Theo hình thức huy động: VCB là ngân hàng có điểm mạnh trong cho vay và huy động ngoại tệ. Tỷ lệ huy động ngoại tệ/tổng vốn huy động là 25% tỷ lệ khá cao so với những ngân hàng khác như CTG, STB,… Đây là nguồn vốn giá rẻ và phục vụ đắc lực cho hoạt động cho vay bằng ngoại tệ của VCB. II. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng 1. Phân tích quy mô và tăng trưởng của hoạt động tín dụng Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu diễn ra ngay trong năm Vietcombank tiến hành cổ phần hóa (2008). Kinh tế trong nước không nằm ngoài đà suy giảm chung của kinh tế thế giới, tăng trưởng GDP chậm lại, sản xuất - kinh doanh đình trệ, lạm phát diễn biến phức tạp, có năm lên tới gần 20%, trong giai đoạn 2011 - 2012 có khoảng 100.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể… Khó khăn chung của nền kinh tế khiến hoạt động ngân hàng đối mặt với nhiều thách thức, nổi bật là tình trạng gia tăng nợ xấu và suy giảm hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, Viecombank đã tích cực phát huy thế mạnh sẵn có, linh hoạt, nhạy bén, đổi mới, chủ động nắm bắt cơ hội kinh doanh, vượt qua thách thức. Do đó, Ngân hàng duy trì được đà phát triển trong suốt 5 năm qua, an toàn và hiệu quả hoạt động được đảm bảo. Có thể tóm lược một số nét chính trong hoạt động của Vietcombank 5 năm qua như sau: Thứ nhất, tăng trưởng ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả. Tổng tài sản của Vietcombank tại thời điểm 31/12/2012 đạt gần 415.000 tỷ đồng, tăng 192.000 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2008, mức tăng bình quân là 17%/năm. Mức tăng trưởng huy động vốn bình quân trên 17%/năm, trong đó năm 2010 và 2012 đạt trên 20% Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân đạt 21%/năm, đưa tổng dư nợ cho vay tăng từ gần 113.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2008 lên 241.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2012. Tổng thu nhập trước dự phòng rủi ro tín dụng tăng từ 6.300 tỷ đồng năm 2008 lên 9.000 tỷ đồng trong năm 2012, tăng bình quân trên 9%/năm. SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang6 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS. TS. Trương Quang Thông Tương tự, lợi nhuận trước thuế tăng từ 3.600 tỷ đồng lên gần 5.800 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng bình quân 13%/năm. Các chỉ tiêu hiệu quả sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu được duy trì ở mức tương đối cao so với trung bình của ngành. Thứ hai, mô hình và bộ máy tổ chức được củng cố, hoàn thiện. Đáng chú ý là mô hình tổ chức tại Hội sở chính từng bước được chuẩn hóa theo khối. Vietcombank đã thực hiện cơ cấu lại khối vốn, khối tín dụng, khối quản lý rủi ro thông qua thành lập mới và bổ sung chức năng, nhiệm vụ một số phòng, ban; xây dựng khối tài chính, khối bán lẻ; thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Thẻ trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Tin học và Phòng Quản lý thẻ. Thứ ba, mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng, trong 5 năm qua, 181 phòng giao dịch đã được thành lập mới trên địa bàn cả nước; số chi nhánh được nâng từ 61 (năm 2008) lên 79 (năm 2012); đưa Công ty Chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ vào hoạt động từ năm 2010. Thứ tư, chính sách quản trị rủi ro được hệ thống hóa và thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống. Từ quý II/2010, Vietcombank đã đưa vào áp dụng hệ thống phân loại nợ định tính (được xây dựng trên cơ sở tư vấn của Ernst & Young và được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt). Do đó, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank luôn phản ảnh trung thực, minh bạch chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Do chú trọng thu hồi nợ, tích cực xử lý nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank đã giảm từ 4,6% tại thời điểm 31/12/2008 xuống còn 2,4% tại thời điểm 31/12/2012 và luôn dưới mức 3% trong giai đoạn 2009 - 2012. Thứ năm, triển khai thành công nhiều đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Cụ thể: phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ thêm 9,28% (năm 2010) và 33% (năm 2011) với giá phát hành bằng mệnh giá; trả cổ tức năm 2010 bằng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thêm 12% (năm 2011), sau đó phát hành riêng lẻ 15% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank (năm 2011). Tại thời điểm 31/12/2012, vốn điều lệ của Vietcombank đạt 23.174 tỷ đồng, tăng 91,5% so với thời điểm 31/12/2008; quy mô vốn chủ sở hữu đạt 41.553 tỷ đồng, tăng gần 198% so với năm 2008. Thứ sáu, minh bạch hoá thông tin, tăng cường quan hệ cổ đông, nhà đầu tư; duy trì chính sách chi trả cổ tức hàng năm ổn định ở mức 12%, trong đó có 4 năm chi trả bằng tiền mặt và 1 năm chi trả bằng cổ phiếu (năm 2010). Năm 2009, Vietcombank niêm yết cổ phiếu trên Sở GDCK TP. HCM, với mã VCB. Hiện cổ phiếu VCB thuộc VN30 và là một trong các cổ phiếu có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường (xấp xỉ 3 tỷ USD). Từ khi niêm yết tới nay, cổ phiếu VCB luôn được giao dịch ở mức giá SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang7 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS. TS. Trương Quang Thông cao nhất trong số các cổ phiếu ngân hàng niêm yết và được nhà đầu tư nước ngoài duy trì trạng thái mua ròng hàng năm. Thứ bảy, củng cố quan hệ khách hàng, chuẩn hoá thương hiệu, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi, đẩy mạnh các hoạt động vì cộng đồng và mở rộng quan hệ đối ngoại. 2. Phân tích cơ cấu nợ Năm 2012, tăng trưởng tín dụng của VCB là 15% có cao hơn so với mặt bằng tăng trưởng tín dụng 8.91% của toàn ngành ngân hàng nhưng thấp hơn so với mức tăng 23% của năm 2011. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại doanh thu và lợi nhuận chính cho VCB, năm 2012 hoạt động tín dụng đem lại 73% thu nhập hoạt động của VCB. Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản của VCB khá ổn định qua các năm trung bình khoảng 57% nhưng vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung của các ngân hàng đang niêm yết (54.6%) SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang8 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS. TS. Trương Quang Thông 2.1Phân tích chất lượng tín dụng Việc quan tâm đánh giá chất lượng tín dụng luôn là yêu cầu đặt ra trong thực tiễn hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện đúng cam kết trả nợ với ngân hàng. Vì vậy mà trong năm này, tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Trong những năm tiếp theo, VCB đã tăng cường cải thiện chất lượng tín dụng, giảm dần tỉ lệ nợ xấu. Trong năm 2010, VCB đã tiến hành điều chỉnh phân loại nợ theo Điều 6 và Điều 7 của Quyết định 493. Điều này đãlàm cho tỷ lệ nợ xấu năm 2010 tăng so với 2009. Trong bối cảnh nợ xấu của toàn hệ thống tăng mạnh thì nợ xấu của VCB cũng có diễn biến tương tự. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tại thời điểm cuối năm 2012 là 2,4%, tăng nhẹ so với 2% cuối năm 2011. Nợ xấu tăng 20% so với năm 2011 trong đó chủ yếu tăng nợ nhóm hai (nợ cần chú ý ) tăng 149%. Ngày 31/8/2010, Fitch Ratings, một trong 3 công ty định mức tín nhiệm lớn nhất thế giới đã công bố hạ mức tín nhiệm của Vietcombank từ “D” xuống “D/E”. Việc hạ tín nhiệm lần này cho thấy bản cân đối kế toán của Vietcombank đang bị đánh giá là “yếu”, do tăng trưởng cho vay mạnh và chất lượng các khoản cho vay không tốt. Xếp hạng cá nhân của Vietcombank vẫn đang chịu sức ép, do các rủi ro bắt nguồn từ chi phí tín dụng cao từ các khoản vay chất lượng kém và hạn chế trong việc huy động vốn. Hiện nay, các khoản cho vay (bao gồm cho vay các DNNN) đã được ngân hàng rà soát, đánh giá lại theo các tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng và đã trích đủ 100% dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ hiện hành của NHNN. Nợ các nhóm ít có sự biến động trong đó nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) lại giảm. Mặc dù điều này chưa khẳng định được chất lượng tín dụng của VCB nhưng so với các ngân hàng khác năm 2012 nợ có khả năng mất vốn đều có sự tăng vọt thì đây cũng là dấu hiệu báo trước nợ xấu của VCB trong thời gian tới có khả năng không tăng mạnh. Bảng 1. Tỷ lệ nợ theo nhóm giai đoạn 2008-2012 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ nợ nhóm 1 (đủ tiêu chuẩn) 92.7% 91.9% 87.3% 83.3% 83.7% Tỷ lệ nợ nhóm 2 2.7% 5.7% 9.9% 14.7% 13.9% Tỷ lệ nợ nhóm 3 0.8% 0.3% 0.6% 0.6% 1.3% Tỷ lệ nợ nhóm 4 0.7% 0.3% 0.2% 0.3% 0.5% SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang9 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS. TS. Trương Quang Thông 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ nợ nhóm 5 3.1% 1.9% 2.1% 1.1% 0.6% Hình 1. Tỷ lệ nợ nhóm 1 giai đoạn 2009-2012 2.2 Cơ cấu nợ theo thời hạn Bảng 2: Cơ cấu nợ theo thời hạn giai đoạn 2009-2012 2009 2010 2011 2012 Nợ ngắn hạn 73.706.171 94.715.390 123.311.798 149.536.983 Nợ trung hạn 18.173.642 20.682.088 22.324.975 25.093.195 Nợ dài hạn 49.741.313 61.416.428 63.780.860 66.532.497 SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang10 / 23 [...]... hạn giai đoạn 2009- 2012 2009 Vietcombank 2010 2011 2012 12.8% 11.7% 10.7% 10.4% Sacombank 16.95% 19.74% 20.28% 23.07% Eximbank 10.13% 11.51% 9.23% 10.51% Tỷ lệ nợ dài hạn Bảng 2.8 So sánh Tỷ lệ nợ dài hạn giai đoạn 2009- 2012 SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang14 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS TS Trương Quang Thông 2009 Vietcombank 2010 2011 2012 35.1% 34.7%... Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang13 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS TS Trương Quang Thông 2.5So sánh các chỉ số trên với các ngân hàng khác Để phân tích rõ hơn các chỉ số về tài sải nợ, chúng tôi so sánh Vietcombank với 2 ngân hàng Sacombank và Eximbank Tỷ lệ nợ nhóm 1 (đủ tiêu chuẩn) Bảng B.1 So sánh Tỷ lệ nợ nhóm 1 (đủ tiêu chuẩn) giai đoạn 2009- 2012 2009 Vietcombank. .. để lách quy định về trần lãi suất Sang năm 2012 do Ngân hàng nhà nước ban hành các quy chế chặt chẽ về ủy thác đầu tư nên trên báo cáo tài chính đã không còn xuất hiện khoản lỗ này nữa Vì vậy tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng trong năm 2012 đạt khoản 1% SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang18 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS TS Trương Quang Thông 6 Tỷ lệ.. .Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS TS Trương Quang Thông Hình 2 Cơ cấu nợ theo thời hạn giai đoạn 2009- 2012 Vietcombank chú trọng vào cho vay ngắn hạn, tỷ lệ nợ ngắn hạn có xu hướngtăng =>Đối tượng KH chủ yếu của Vietcombank là KH doanh nghiệp, nhưng NH đang dần dần mở rộng đối tượng là cá nhân 2.3 Phân tích cơ cấu nợ theo đối tượng khách... Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang11 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS TS Trương Quang Thông (Vinashin) trong khi dư nợ của Vietcombank chiếm 16% tổng dư nợ Tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước giảm dần qua các năm đặc biệt là sau khi cổ phần hóa, từ 48,3% năm 2007 xuống còn 47% ở năm 2008, 39,7% (2009) , 34,6% (2010), 26,63% (2011), 24,28% (2012) Đang... chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất Đồ thị tỷ lệ thu nhập từ lãi cận biện (NIM) SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang17 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS TS Trương Quang Thông Ta thấy thu nhập lãi cận biên qua các không có gì thay đổi đáng kể chỉ có riêng năm 2011 tăng vượt lên 3,39% Tỷ lệ NIM cho thấy quản trị tốt tài sản... năm 2012 Tổng thu nhập trước dự phòng rủi ro tín dụng tăng từ 6,3 nghìn tỷ năm 2008 lên 9 nghìn tỷ trong năm 2012, tăng bình quân trên 9%/năm Trong khi đó, lợi nhuận sau khi trích lập dự phòng rủi SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang15 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS TS Trương Quang Thông ro tín dụng tăng từ 3,6 nghìn tỷ lên gần 5,8 nghìn tỷ, tương đương với... sự chênh lệch khá lớn, tốc đô tăng vốn chủ sở hữu ở SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang16 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS TS Trương Quang Thông mức trên 19% nhưng tốc độ tăng lợi nhuận là hơn 44%, điều đó làm cho ROA có một bước tiến mạnh mẽ như vậy Nếu nhìn từ góc độ chu kỳ kinh tế thì năm 2009 là năm mà nền kinh tế trở lại sau khủng hoảng, hoạt động sản xuất... năm 2012 SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang21 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS TS Trương Quang Thông B Rủi ro thanh khoản 1 Giới thiệu a Khái niệm: Có thể nói rủi ro thanh khoản là một loại rủi ro đặc trưng và phổ biến trong hoạt động ngân hàng thương mại Đó là rủi ro mà ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, do không có khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, hoặc... Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 0%; 5%; 20%; 50%; 100% Trang19 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS TS Trương Quang Thông Ngoài mức trích lập dự phòng cụ thể, ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng chung cho tất cả các khoản nợ . Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS. TS. Trương Quang Thông Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS. TS. Trương Quang Thông SVTH: Nhóm 10 – TCDN. hạn giai đoạn 2009- 2012 SVTH: Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang14 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS. TS. Trương Quang Thông 2009 2010 2011 2012 Vietcombank 35.1%. Nhóm 10 – TCDN đêm 5 – Khóa 23 Trang10 / 23 Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank 2009 – 2012 GVHD: PGS. TS. Trương Quang Thông Hình 2. Cơ cấu nợ theo thời hạn giai đoạn 2009- 2012 Vietcombank

Ngày đăng: 21/04/2015, 14:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w