1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9

23 575 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 786,04 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP TRONG BỘ MÔN HÓA HỌC 9” SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 Trang 1 1. Tên đề tài: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP TRONG BỘ MÔN HÓA HỌC 9 2. Đặt vấn đề: Phương pháp dạy học là một hệ thống tác động liên tục của giáo viên nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh. Sự đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học, trong việc tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức thì lấy học sinh làm trung tâm, theo hướng này giáo viên đóng vai trò tổ chức và điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức, tự lực hoạt động tìm tòi để dành kiến thức mới. Bộ môn hóa học ở bậc Trung học cơ sở đối với học sinh là rất mới mẻ so với các bộ môn khác. Vì vậy giáo viên chỉ truyền thụ những lý thuyết cơ bản như sách giáo khoa thì học sinh chỉ thụ động tiếp thu, không kích thích được khả năng tư duy, dễ gây nhàm chán và hiệu quả sẽ không cao. Thậm chí vẫn còn một số học sinh và giáo viên còn ngại khi tiến hành các thí nghiệm, hoặc khó khăn khi chuẩn bị dụng cụ cho học sinh thực hành, do đó những bài tập thực nghiệm, bài tập định tính học sinh còn lúng túng. Mà đây lại là bộ môn khoa học thực nghiệm nên việc thực hành thí nghiệm (TNHH) giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nó như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học.Vì vậy có thể nói thí nghiệm là cơ sở của việc học môn Hóa học và để rèn luyện kỹ năng, phát huy trí lực học sinh, tạo tính tò mò cũng là hướng đổi mới phương pháp dạy học tích cực hóa người học. Bên cạnh đó vẫn có nhiều giáo viên sử dụng các TNTH để truyền thụ kiến thức cho học sinh, nhưng chưa có ai sắp xếp, hệ thống lại thành những biện pháp cụ thể để rút kinh nghiệm cả. Vì vậy tôi chọn đề tài : “SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP TRONG BỘ MÔN HÓA HỌC 9. 3. Cơ sở lí luận: Một trong những mục tiêu của giáo dục đào tạo hiện nay là “Lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn - Học phải đi đôi với hành” biết vận dụng một cách chính xác khoa học, làm thế nào để người học thực hiện một quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức dưới sự điều khiển của giáo viên. Quá SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 Trang 2 trình này thành công sẽ đạt được 3 mục tiêu dạy học: Trí dục, phát triển tư duy, giáo dục. Để thực hiện vấn đề này đòi hỏi: - Người học cần có phương pháp lĩnh hội kiến thức và chiếm lĩnh kiến thức. Các phương pháp đó là: Thực hành, quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và vận dụng kiến thức vào thực tiễn… - Người dạy phải điều khiển tối ưu quá trình chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. Vì vậy việc truyền đạt thông tin và điều khiển hoạt động học của học sinh là rất quan trọng. Hoạt động dạy và học là sự cộng tác của: Thầy với trò, trò với trò trong nhóm, Thầy với nhóm trò…Và đây là yếu tố duy trì và phát triển chất lượng dạy học. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 4. Cơ sở thực tiễn: Được sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Sở Giáo dục, Phòng giáo dục, Ban Giám hiệu nên việc cung cấp hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ. Trung tâm thí nghiệm thực hành với phòng bộ môn khang trang, tiện ích, nên giáo viên chúng tôi an tâm giảng dạy và linh hoạt sử dụng nhiều phương pháp để thích ứng với nhiều đối tượng học sinh trong nhà trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bước đầu vẫn gặp nhiều khó khăn như: Thao tác của học sinh chưa chính xác, học sinh chưa biết cách quan sát hoặc sợ làm thí nghiệm, mất nhiều thời gian hướng dẫn, chất thải sau khi thí nghiệm chưa có nơi xử lí…. Trong chương trình Hóa học 9 gồm 70 tiết, trong đó có 7 tiết thực hành chính khóa và 80 thí nghiệm nhỏ. Trước đây, giáo viên thường áp dụng các hình thức tổ chức dạy học như: + Nghiên cứu nội dung thí nghiệm trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi + Quan sát hình ảnh, tranh vẽ, mô hình, sơ đồ… + Quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn. Gần đây giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp để tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập như: Thảo luận nhóm, sử dụng phương tiện trực quan…nhưng vẫn còn ở một giới hạn nhất định, chưa phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo, tính tích cực học tập của học sinh. Song song với sự đổi mới của đất nước, nền giáo dục quốc dân cần phải có những đổi mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 Trang 3 Trước khi sử dụng phương pháp này, tôi đã thống kê lại kết quả trung bình môn cuối năm học 2011-2012 Giỏi Khá Tr. bình Yếu Kém Trên TB Lớp TSHS SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 9/1 41 4 9,8 6 14,6 15 36,6 10 24,4 6 14,6 25 61,0 9/2 40 3 7,5 5 12,5 14 35 13 32,5 5 12,5 22 55,0 TC 81 7 8,6 11 13,6 29 35,8 23 28,4 11 13,6 47 58,0 Năm đầu tiên, khi mới bắt đầu sử dụng phương pháp này, tất nhiên kinh nghiệm về lý thuyết nhưng thực tế vẫn cần phải trải nghiệm qua nhiều học kỳ, nên kết quả trung bình môn cuối năm học 2012-2013 tôi đã thống kê chất lượng như sau: Giỏi Khá Tr. bình Yếu Kém Trên TB Lớp TSHS SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 9/5 40 4 10 8 20 15 37,5 10 25 3 7,5 27 67,5 9/6 39 3 7,7 6 15,4 14 35,9 11 28,2 5 12,8 23 58,9 9/7 40 5 12,5 7 17,5 16 40,0 8 20,0 4 10,0 28 70,0 TC 119 12 10,1 21 17,6 45 37,8 29 24,4 12 10,1 78 65,5 Xuất phát từ những vấn đề trên, bên cạnh việc thực hiện tốt phương pháp dạy học, tôi đã không ngừng học hỏi, sáng tạo, thu thập, chọn lọc, truy cập thông tin trên Internet, hệ thống tư liệu, tích hợp nhiều phương pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, nâng cao chất lượng học tập bộ môn, phát triển tư duy sáng tạo, giúp học sinh yêu thích môn học hơn. 5. Nội dung nghiên cứu: Với phương châm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực tự giác của học sinh.Việc dạy học theo hướng tích cực hóa người học, còn giúp cho học sinh hình thành kỹ năng sống trong mọi tình huống. Khi đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lớp học cũng phải đa dạng hóa, phong phú hơn, phù hợp với việc tìm tòi cá nhân, hoạt động nhóm và hoạt động toàn lớp. Tích hợp linh hoạt các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống theo hướng tích cực. Để giờ học thực sự có hiệu quả ta cần triệt để tận dụng các dụng cụ, hóa chất hiện có trong phòng thí nghiệm, thể hiện qua các hình thức sau: *Thí nghiệm để làm xuất hiện vấn đề, kiến thức mới. SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 Trang 4 *Thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra: Thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm kiểm tra giả thuyết hay dự đoán,… *Thí nghiệm chứng minh một vấn đề đã được khẳng định. *Thí nghiệm thực hành: Củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành. *Thí nghiệm trong bài tập thực nghiệm: Giải các bài tập bằng phương pháp thực nghiệm hóa học. Nói chung các hình thức trên đều thể hiện ở các mức dạy học tích cực khác nhau, tùy theo thực tế của từng trường, đối tượng học sinh mà ta lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với các mức độ sau: - Mức độ 1: Rất tích cực. Các nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích, nhận biét sản phẩm, và viết PTHH. Từ đó học sinh rút ra nhận xét về tính chất hóa học, định luật… - Mức độ 2: Tích cực. Các nhóm học sinh quan sát thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và học sinh thảo luận nhóm theo nội dung yêu cầu của giáo viên để mô tả hiện tượng, giải thích hiện tượng, nhận biết sản phẩm,viết PTPƯ…. Từ đó học sinh rút ra nhận xét về tính chất hóa học, định luật… -Mức độ 3: Tương đối tích cực: Các nhóm học sinh làm thí nghiệm để chứng minh cho một tính chất,định luật hoặc kiến thức đã biết. Từ đó học sinh rút ra nhận xét về tính chất hóa học, định luật… - Mức độ 4: Ít tích cực. Học sinh quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn, chứng minh cho một tính chất, định luật hoặc điều đã biết. Những yêu cầu chung khi tiến hành thí nghiệm: + Đảm bảo an toàn khi thí nghiệm: Hóa chất phải tinh khiết; Dụng cụ thí nghiệm phải sạch và khô; Đảm bảo đúng kỹ thuật, thao tác trong khi tiến hành thí nghiệm; Thật bình tĩnh khi làm thí nghiệm. + Tiết kiệm hóa chất: Dùng hóa chất với lượng nhỏ, vừa đủ. Hóa chất sử phải có nhãn ghi rõ tên hóa chất. +Kỷ luật trật tự: Khi làm thí nghiệm phải trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trình tự qui định. + Lựa chọn những thí nghiệm cần thiết: Khi sử dụng thí nghiệm đối chứng, nhằm phát huy tính tích cực trong học tập, khắc sâu kiến thức, tạo niềm tin, lòng say mê và yêu khoa học cho học sinh. +Mọi đối tượng học sinh đều được trực tiếp làm thí nghiệm: Tránh trường hợp chỉ tập trung cho đối tượng khá giỏi làm thí nghiệm. Để thực hiện đề tài này, tôi đã phân chia cụ thể thành 3 kiểu lên lớp khác nhau: Kiểu bài lý thuyết thực hành dạy tại lớp, Kiểu bài thực hành dạy tại phòng bộ môn, Kiểu bài dạy theo giáo án điện tử - CNTT. SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 Trang 5 1. Kiểu bài lý thuyết thưc hành: Kiểu bài này tôi đã phân làm 2 dạng như sau: + Dạng bài thông qua thí nghiệm để nghiên cứu phát hiện kiến thức mới. Được sử dụng ở mức độ tích cực .Để phát huy tính tích cực của HS trong học tập, đồng thời khắc sâu, mở rộng kiến thức, tùy theo nội dung từng bài, GV có thể sử dụng thêm các thí nghiệm đối chứng sao cho phù hợp. + Dạng bài từ những nội dung chung đã học, tiến hành các thí nghiệm để minh họa cho kiến thức của một chất cụ thể nào đó. Được sử dụng ở mức độ tương đối tích cực. 1.1 Biện pháp: - Đối với giáo viên: + Để thực hiện tốt việc giảng dạy, giáo viên phải thiết kế kế hoạch bài học theo hướng tổ chức các hoạt động dạy học tích cực. + Trong quá trình soạn bài GV cần tích hợp nhiều phương pháp, dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong tiết học + Qua mỗi tiết dạy GV cần rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nữa cho tiết học sau hay cho năm học sau. Ghi phần rút kinh nghiệm vào cuối giáo án hay nhật ký dạy học. - Đối với học sinh: + Học bài theo hướng phân tích, biết, hiểu và vận dụng + Đọc kỹ nội dung các thí nghiệm trong SGK + Chuẩn bị nội dung bài mới theo hướng dẫn dặn dò của giáo viên 1.2 Giải pháp: 1.2.1 Xác định loại bài để chọn phương pháp phù hợp và chọn đơn vị kiến thức để thực hiện dưới hình thức nêu trên. + Dạng bài sử dụng ở mức độ tích cực: Trong quá trình biểu diễn thí nghiệm mang tính chất mới mẻ. GV cần giới thiệu cụ thể từng thao tác kỹ thuật để đảm bảo độ an toàn trong thí nghiệm sau này, từ đó hình thành kỹ năng thực hành ở HS được chính xác hơn. Hoặc có thể GV gọi HS lên làm thí nghiệm biểu diễn dưới sự hướng dẫn cụ thể của GV. Hoặc nhóm HS làm TN theo nội dung phiếu học tập giao trước. Chương Bài học Tên bài Đơn vị kiến thức chọn Bài 1 Tính chất hóa học của oxit- Khái quát về sự phân loại oxit Tính chất hóa học của oxit Bài 3 Tính chất hóa học của Axit Tính chất hóa học của axit I Bài 7 Tính chất hóa học của Bazơ Tính chất hóa học của SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 Trang 6 bazơ Bài 9 Tính chất hóa học của muối Tính chất hóa học của muối Bài 16 Tính chất hóa học của kim loại Tính chất hóa học của kim loại II Bài 17 Dãy hoạt động hóa học của kim loại Xây dựng dãy hoạt động hóa học của kim loại Bài 27 Cacbon Tính chất hóa học của cacbon III Bài 29 Axit cácbonic và muối cacbonat Tính chất hóa học của muối cacbonat IV Bài 39 Benzen Tính chất vật lí Bài 44 Rượu Etylic Tính chất hóa học Bài 45 Axit Axetic Axit Axetic tác dụng với rượu etylic . Bài 47 Chất béo Tính chất vật lí Bài 50,51 Glucozơ- Saccarozơ Tính chất vật lí Phản ứng tráng gương Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ Tính chất vật lí V Bài 53 Protein Sự phân hủy bới nhiệt và sự đông tụ của Protein Lưu ý: Trong đó có những bài cần bổ sung thí nghiệm đối chứng nhằm giúp HS so sánh, nắm bắt nhanh kiến thức và khắc sâu kiến thức hơn, đồng thời nâng cao niềm tin của HS vào khoa học, phát triển tư duy ở mức độ cao. Cụ thể như: Bài học Tên bài Đơn vị kiến thức cần sử dụng thí nghiệm đối chứng Bài 1 Tính chất hóa học của oxit- Khái quát về sự phân loại oxit -Oxit bazơ tác dụng với nước: Cho CuO tác dụng với H 2 O - Oxit bazơ tác dụng với dd axit Cho bài tập phản chứng Bài 3 Tính chất hóa học của Axit -Dung dịch Axit tác dụng với kim loại Cho Cu tác dụng với dd HCl Bài 7 Tính chất hóa học của Bazơ -Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy Cho bài tập phản chứng Bài 9 Tính chất hóa học của muối -Cho dd ZnCl 2 tác dụng với kim loại Cu -Cho dd CuSO 4 tác dụng với dd HCl -Cho dd BaCl 2 tác dụng với dd KOH… SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 Trang 7 Bài 44 Rượu Etylic -Cho Rượu Etylic tác dụng với kim loại sắt, kẽm Bài 45 Axit Axetic -Cho dd axit axetic tác dụng với Na 2 SO 4 + Dạng bài sử dụng ở mức độ tương đối tích cực: Các nhóm học sinh làm thí nghiệm theo nội dung phiếu học tập đã cho sẵn. Trước khi tiến hành thí nghiệm HS phải kiểm tra dụng cụ hóa chất thật cẩn thận. Các em HS trong nhóm lần lượt tiến hành theo hướng dẫn, không giao phó cho nhóm trưởng. Cử ra thư ký ghi biên bản từng nội dung thí nghiệm. Chương Bài học Tên bài Đơn vị kiến thức chọn Bài 2 Một số oxit quan trọng Canxi oxit có những tính chất hóa học nào? Bài 4 Một số axit quan trọng -Axit sunfuric loãng có những tính chất hóa học nào? -Nhận biết H 2 SO 4 và muối sunfat I Bài 8 Một số bazơ quan trọng -Tính chất hóa học của NaOH -Pha chế dd Ca(OH) 2 và tính chất hóa học của Ca(OH) 2 . Bài 18 Nhôm Tính chất hóa học của nhôm Bài 19 Sắt Tính chất hóa học của sắt II Bài 21 Sự ăn mòn kim loại Ảnh hưởng của các chất trong môi trường đến sự ăn mòn V Bài 45 Axit Axetic Tính chất hóa học chung của Axit 1.2.2 Thiết kế các hoạt động của GV và HS ở trên lớp: Tùy từng bài cụ thể chọn các hoạt động cơ bản phù hợp và có thể tiến hành như sau trong bài soạn: - Hoạt động của GV: + Giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho HS tìm hiểu qua nội dung phiếu học tập. + Chuẩn bị dụng cụ - hóa chất đầy đủ. Chú ý: Tiết kiệm, hợp lý, đảm bảo thao tác kỹ thuật, thời gian thí nghiệm. + Hướng dẫn HS theo dõi thí nghiệm biểu diễn ghi cụ thể theo nội dung yêu cầu trong phiếu học tập (nếu ở mức độ tích cực). + Quan sát, theo dõi và giúp đỡ các nhóm HS lúc gặp khó khăn khi tiến hành thí nghiệm. (Chú ý: Tất cả các HS trong nhóm đều hoạt động, tránh tình trạng để đại diện HS làm thí nghiệm) (nếu ở mức tương đối độ tích cực) SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 Trang 8 + Yêu cầu các nhóm nhận xét hiện tượng thí nghiệm, đồng thời nhận xét ý kiến của nhóm bạn (Chú ý : Không gọi đại diện mà gọi số bất kỳ trong nhóm) + GV nhận xét kết quả của HS, nếu cần thiết thì bổ sung hoàn chỉnh kiến thức. + Rút kinh nghiệm, tuyên dương những nhóm HS theo dõi nhận xét tốt hoặc tiến hành thí nghiệm đúng thao tác đảm bảo thời gian… - Hoạt động của học sinh: + Học bài phân tích theo sơ đồ tư duy, làm bài tập đầy đủ + Soạn bài mới theo nội dung phiếu học tập mà GV giao ở tiết trước (nếu có) + Giải quyết vấn đề: Theo dõi thí nghiệm biểu diễn của GV(nếu ở mức độ tích cực). Làm thí nghiệm (nếu ở mức độ tương đối tích cực hoặc rất tích cực), quan sát mô tả hiện tượng, nhận xét, phán đoán, giải thích hiện tượng … + Thảo luận nhóm viết PT phản ứng xảy ra, rút ra kết luận về tính chất hóa học. Liên hệ giải thích các hiện tượng thực tế, vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập định tính. 1.2.3. Chuẩn bị dụng cụ hóa chất: - Qua nội dung chọn, thiết kế bài soạn, chọn đồ dùng dạy học, hóa chất, phiếu học tập HS thực hiện để tìm tòi, phát hiện kiến thức mới. - Hóa chất được cho vào các lọ riêng biệt với một lượng nhỏ vừa đủ, có ghi nhãn rõ ràng. - Các thí nghiệm GV nên tiến hành thử trước khi lên lớp để kiểm tra độ an toàn của hóa chất và dự kiến trước tình huống có thể xảy ra khi tiến hành thí nghiệm. 1.3. Tiến hành: Việc thực hiện kế hoạch trên lớp: - Để thực hiện các hoạt động thiết kế trôi chảy, việc tổ chức HS đã được thực hiện ngay từ đầu năm học như: * Phân nhóm học tập và cử ra nhóm trưởng, thư ký, các thành viên để các em kết hợp thực hiện, hỗ trợ nhau trong học tập. Và được thống nhất với các bộ môn khác của lớp như: Dãy 1,2,3,4. Mỗi dãy có 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ có 2 em ngồi cùng bàn hoặc mỗi dãy có 2 nhóm lớn, mỗi nhóm lớn có 4 đến 5 em. Ví dụ: Khi hoạt động nhóm nhỏ thì GV có thể gọi như: “Mời nhóm 2 dãy 3 hoặc nhóm 5 dãy 4” chẳng hạn. Ví dụ: Khi hoạt động nhóm lớn thì GV gọi “Mời em số 2 nhóm 2 dãy 1 hoặc em số 4 nhóm 1 dãy 3”- (Đối với nhóm lớn thì mỗi dãy chỉ có 2 nhóm). SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 Trang 9 Có như thế khi GVCN đổi chỗ ngồi của HS cũng không ảnh hưởng đến sự phân chia nhóm hoặc dãy của GVBM. *Nhờ cán sự bộ môn hoặc tổ trưởng kiểm tra các yêu cầu của GV đối với học sinh. *Khi tiến hành thí nghiệm theo nhóm, giáo viên tổ chức để các HS trong nhóm lần lượt được làm thí nghiệm, tránh tình trạng chỉ có HS khá giỏi mới làm thí nghiệm. *Một số yêu cầu cơ bản đối với thí nghiệm nghiên cứu của HS: + Nội dung và phương pháp thí nghiệm phải đơn giản, học sinh thực hiện dễ thành công, dễ quan sát và nhận xét kết quả thí nghiệm, tốn ít thời gian trên lớp. + Sử dụng các dụng cụ gọn nhẹ, đơn giản, dùng với lượng nhỏ hóa chất. + Đảm bảo an toàn cho học sinh. 1.4. Minh họa cụ thể: 1.4.1. Bài 9 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI (Chọn phần I tính chất hóa học của muối) Bài này vì nhiều thí nghiệm , để đảm bảo thời gian nên chọn phương án dạy học ở mức độ tương đối tích cực, có sử dụng thí nghiệm đối chứng để phát huy trí lực HS, khắc sâu kiến thức. Từ đó giúp HS phát hiện được điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và khắc sâu được kiến thức về tính chất hóa học của muối. Mục tiêu: Học sinh biết được: Tính chất hoá học của muối (tác dụng với kim loại, Axit; dd bazo; dd muối khác; bị phân hủy ở nhiệt độ cao). Điều kiện để phản ứng đó xảy ra. Chuẩn bị: + Hoá chất : dd AgNO 3 3%; dd H 2 SO 4 5% ; dd BaCl 2 5%; dd NaCl 5%; dd Na 2 CO 3 5%; dd Ba(OH) 2 ; dd Ca(OH) 2 ; Cu; Fe. + Dụng cụ : Giá ống nghiệm ,8 ống nghiệm có dán nhãn sẵn ,kẹp gỗ, ống nhỏ giọt hoá chất , đèn cồn, diêm cây, giá đỡ thí nghiệm Tiến hành: Thực hiện song song 2 thí nghiệm một lần (kèm thí nghiệm đối chứng để HS dễ so sánh, nhận xét nhanh hơn, phát huy được trí lực của HS) Nội dung phiếu học tập: Các nhóm tiến hành theo nội dung sau: Hoạt động của giáo viên Hoạt động cuả học sinh 1/ Muối tác dụng với kim loại -TN1: Cho dây Cu vào ÔN5 có chứa dd AgNO 3 . - …… [...]... Trang 10 SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 do Nhôm là kim loại lưỡng tính – Có tác dụng được với dd kiềm (và hợp chất của nhôm có tính chất đặc biệt ta sẽ học ở lớp trên) Đặc biệt có những bài nghiên cứu kiến thức mới được sử dụng phương án dạy học ở mức độ rất tích cực, những thí nghiệm của HS tiến hành cần... đủ dụng cụ - hóa chất phục vụ cho buổi thực hành (Đảm bảo độ an toàn khi thí nghiệm) Trang 11 SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 - Đối với học sinh: * Đọc trước nội dung của bài thực hành ở sách giáo khoa 2.2 Giải pháp: 2.2.1 Xác định loại bài: Với chương trình SGK lớp 9 có 7 bài thực hành Tất cả đều được sử. .. (TN của + HS5 Nêu mục đích của thí nghiệm + HS4 Nêu dụng cụ hóa chất cần thiết cho thí nghiệm 2 + HS3 Nêu cách tiến hành thí nghiệm +HS2 Lắp dụng cụ vào giá sắt theo hình Trang 14 SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 rượu êtylic tác dụng với dd Axit axetic) lên bảng và hướng dẫn cụ thể 4 Kiểm tra cách lắp dụng. .. năng: Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ axit axetic có những tính chất chung của một axit Điều chế este Etyl axetat Quan sát thí Trang 13 SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng Viết PT minh họa các thí nghiệm + Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, kiên trì Tiết kiệm hóa chất. .. giải đề bài đó? Trang 17 SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 Sau khi học sinh trả lời hoàn chỉnh, GV chiếu thí nghiệm ảo cho HS xem để khắc sâu kiến thức Bài tập 2/ Với bài tập 2 GV cũng yêu cầu tương tự nhưng lại thay thí nghiệm ảo là cho HS trực tiếp tiến hành thí nghiệm theo nhóm học tập Qua đó, tôi nhận thấy... và làm bài tập đầy đủ 7 Kết luận: Trên đây là một số giải pháp mà tôi tích lũy được trong quá trình giảng dạy bộ môn Hóa học ở Trường THCS, cùng với việc nghiên cứu tài liệu Trang 20 SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 , tiếp thu các chuyên đề, dự giờ thăm lớp , tham gia các buổi bồi dưỡng chuyên môn , trao... 1giải ba) - Năm học 2013-2014 đã có 2 em đạt giải TNTH cấp thành phố (1Giải nhì và 1giải khuyến khích) và được 1/2 em đi thi TNTH cấp tỉnh và đạt giải Khuyến khích Thật sự đây cũng có thể là bước ngoặc mở đường cho học sinh giỏi TNTH của trường ta Trang 19 SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 Ngoài ra, qua... tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 -Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, nên trong quá trình giảng dạy giáo viên sử dụng CNTT phải đúng mục đích, không quá lạm dụng CNTT mà quên đi phần thực nghiệm, rèn kỹ năng cho HS Nhưng GV chúng ta cũng cần phát huy việc sử dụng CNTT trong giảng dạy, nó rất đa dạng, cung cấp được nhiều thông tin trong tiết học Tạo được... để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 đầy đủ, sẽ giảm bớt khâu sử dụng ống nhỏ giọt, thực hiện nhanh hơn, an toàn trong thực hành Muỗng xúc hóa chất rắn thì dùng giấy bìa cứng hoặc giấy fim cắt thành máng để sử dụng - Các thí nghiệm GV nên tiến hành thử trước khi lên lớp để kiểm tra độ an toàn của hóa chất và dự kiến trước tình huống có thể xảy ra khi tiến hành thí nghiệm 2.3 Tiến hành: .. .SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 -TNĐC:Cho dây Ag vào ÔN6 có chứa dd CuSO4 =>Quan sát, nhận xét hiện tượng của 2 ống nghiệm, viết PTPU xảy ra -Rút ra kết luận điều kiện để phản ứng xảy ra… 2/ Muối tác dụng với muối -TN2: Cho dd AgNO3 vào ÔN3 có chứa dd . NGHIỆM ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP TRONG BỘ MÔN HÓA HỌC 9 SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát. phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 Trang 1 1. Tên đề tài: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH ĐỂ NÂNG. nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 Trang 6 bazơ Bài 9 Tính chất hóa học của muối Tính chất hóa học của muối Bài 16 Tính chất hóa

Ngày đăng: 21/04/2015, 13:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w