Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển
Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển b.mối quan hệ giữa asean-việt nam 1.TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM-ASEAN: 1.1.Trước 1995: Tháng 8-1967, ASEAN ra đời bao gồm 5 nước thành viên là: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan. Thực tế các nước Đơng Nam Á tham gia ASEAN khi đó phải đối mặt với tình huống khó khăn và phức tạp do chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và Đơng Dương. Ngun bộ trưởng Thương mại, thượng nghị sĩ Thái Lan Narongchai Akrasanee ghi nhận: “ Chính phủ các quốc gia thành viên thành lập hiệp hội này nhằm mục đích chống cộng, họ tin tưởng tổ chức này có thể ngăn cản được làn sóng cộng sản” Do vậy, có thể nói trong thời gian đầu, ASEAN là sản phẩm được tạo nên bởi một số nước Đơng Nam Á vào thời điểm nóng bỏng ở khu vực trong bối cảnh chiến tranh trên Thế giới. Việt Nam là một nhân tố khách quan tác động đến (ngòai ý muốn chủ quan của ta) việc thành lập tổ chức này và Việt Nam chính là đối tượng chủ yếu được tính đến trong cách hành xử của ASEAN suốt một thời gian khơng ngắn Mối quan hệ Việt Nam-ASEAN trong thời kỳ 1967-1995 đã trải qua nhiều giai đoạn, từ những năm tháng nghi kỵ và lạnh nhạt, có lúc rất căng thẳng đến khi cả hai bên cùng kiếm tìm biện pháp hòa giải và từng bước tiến tới hòa nhập. Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN(tháng 7-1995) đã khép lại giai đoạn đầy khó khăn trong khu vực mở ra những trang mới trong quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác ở Đơng Nam Á. Có thể tóm tắt sơ lược về mối quan hệ giữa Việt Nam-ASEAn từ năm 1967-1995 như sau: • Sau khi đế quốc Mỹ rút khỏi Đơng Nam Á bộc lộ mâu thuẫn giữa một số quốc gia trong khu vực qua việc giải phóng Campuchia khỏi ách thống trị của chế độ diệt chủng Khơme Đỏ và cuộc xung đột biên giới ở phía Bắc nước ta. Thời kỳ căng thẳng đối đầu ở Đơng Nam Á giữa lực lượng cách mạng Đơng Dương với các nước ASEAN được một vài nước lớn hậu thuẫn diẫn ra hết sức gay gắt trong nửa đầu thập niên 1980. • Trong khoảng thời gian từ nửa sau những năm 1980 và nửa đầu những năm 1990, mối quan hệ này dần chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Có nhiều nhân tố tác động vào sự phát triển của mối quan hệ này, trong đó, về phía Việt Nam , yếu tố có tính quyết định là đường lối đổi mới nói chung và đổi mới trong quan hệ kinh tế đối ngoại nói riêng. Có thể nói năm 1986 là thời điểm khởi đầu cho q trình hòa giải ở Đơng Nam Á. Trong đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra, Đảng khẳng định nhiệm vụ của cơng tác đối ngọai là:“ Ra sức kết hợp sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đơng Dương, góp phần giữ vững hòa bình ở Đơng Nam Á và trên Thế giới” 44 Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển với mục tiêu “ tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân Thế giới”. Về quan hệ trong khu vực, Đảng tuyên bố: “Chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng và giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác”. Ở Đông Nam Á, các nước thuộc hai khối :ASEAN và Đông Dương đều muốn đi đến hòa bình, ổn định mà trong những năm 1980, cái nút của vấn đề là tình hình Campuchia. Sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tình hình Đông Nam Á được cải thiện , các bên xích lại gần nhau. Đồng thời, các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là các nước lớn được cải thiện theo chiều hướng tích cực. Bối cảnh thuận lợi đó đã dẫn tới việc Việt Nam kí Hiệp ước Bali(7-1992). Sự kiện này chính thức mở ra thời kỳ Việt Nam chuẩn bị gia nhập ASEAN và kết quả của nó là lễ kết nạp Việt Nam vào ASEAN tháng 7- 1995 tại thủ đô Brunei. The Admission of Vietnam (1995) 1.2. Sau 1995: Trong những năm qua, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, như cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính Đông Á năm 1997 - 1998, sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế từ sau 11/9/2001, các cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở Aphganixtan (10/2001) và Irắc (3/2003) với lý do chống khủng bố, hay sự lan tràn của căn bệnh chết người - viêm nhiễm đường hô hấp cấp (SARS) trên thế giới và ở khu vực. Tất cả những biến động trên đã đặt ra những thách thức to lớn đối với các 45 Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển nước ASEAN trong việc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài, trong khi tình hình thế giới, khu vực và nội bộ một số quốc gia thành viên vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, ASEAN đã chứng tỏ được sức sống của mình, vượt lên những khó khăn và thách thức đó bằng việc tăng cường và làm sâu sắc hơn liên kết khu vực và hợp tác ASEAN; đẩy mạnh việc mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài; thu hẹp khoảng cách, và giúp các nước thành viên mới phát triển… Trải qua nhiều thăng trầm và vượt qua nhiều thách thức, ngày nay, bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á, ASEAN đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực toàn diện cũng như là một thực thể chính trị-kinh tế gắn kết và năng động. Dù còn không ít hạn chế song ASEAN hiện là đối tác không thể thiếu của các nước và tổ chức lớn trên thế giới, đã và sẽ tiếp tục là nhân tố quan trọng đối với việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và hợp tác vì sự phát triển ở Đông Nam Á; hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu an ninh và phát triển của từng nước thành viên cũng như cả Hiệp hội, trong đó có Việt Nam. Việt Nam gia nhập ASEAN là một sự kiện hết sức quan trọng, có ý nghĩa lịch sử to lớn vì đã chính thức khép lại thời kỳ chia rẽ của khu vực Đông Nam Á, mở ra thời kỳ mới, thời kỳ các quốc gia trong khu vực cùng chung sức với nhau xây dựng một Đông Nam Á hoà bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng. Hơn mười năm qua, Việt Nam đã tham gia tích cực vào mọi hoạt động hợp tác của ASEAN, đồng thời chủ động đề ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực phát triển. Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn trong việc duy trì sự đoàn kết và thống nhất trong ASEAN, đảm bảo ASEAN đi đúng hướng, phù hợp tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội cũng như lợi ích của các quốc gia thành viên. Mối quan hệ tương trợ qua lại giữa Việt Nam và ASEAN đang ngày càng trở nên gắn bó, đem lại nhiều lợi ích và thúc đẩy tiến trình phát triển của hai bên trong một thế giới ngày càng biến động. 1.2.1. Đóng góp trong hoạt động ASEAN: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Bru-nây; và lần đầu tiên tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 và các Hội nghị liên quan (Bru-nây, 2-3/8/1995) với tư cách thành viên đầy đủ. Trước đó, tháng 7/1992, Việt Nam đã chính thức tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (Hiệp ước Bali) và trở thành quan sát viên của ASEAN. Từ năm 1993, Việt Nam đã tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực: khoa học-công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá-thông tin, phát triển xã hội. Việt Nam cũng tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những nước sáng lập Diễn đàn này. 46 Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển Diễn đàn khu vực ASEAN lần 8 th (2001) tại Hà Nội Trong 13 năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của Hiệp hội, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính gây ra những thiệt hại lớn cho toàn khu vực, Việt Nam được phân công tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6. Vượt qua nhứng khó khăn về cơ sở vật chất, trình độ kinh nghiệm tổ chức, Hội nghị cấp cao ASEAN 6 do Việt Nam tổ chức đã thành công rực rỡ với việc thông qua chương trình hành động Hà Nội nhằm thực hiện thành công chương trình tầm nhìn ASEAN 2020. Đến năm 2000, Việt Nam tiếp tục đảm nhận cương vị chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC), tổ chức một loạt hội nghị quan trọng nhằm củng cố lại đoàn kết, hợp tác, tăng cường vị thế của ASEAN sau khủng hoảng. Với quan điểm trước hết cần tạo ra một khối liên kết nội bộ mạnh để nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ cùng các nước trong khu vực trên các diễn đàn khu vực ASEAN (ARF); Diễn đàn sau hội nghị Bộ trưởng (PMC) nhằm đối thoại với các nước và các khu vực kinh tế trên thế giới. Bên cạnh việc tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành như khoa học công nghệ, văn hóa thông tin, phòng chống tệ nạn xã hội . Việt Nam còn mạnh dạn đăng cai tổ chức các hội nghị về hợp tác được các nước trong khối đánh giá cao như Tuần lễ khoa học và công nghệ ASEAN năm 1998; Tuần văn hóa ASEAN năm 2004; Hội thi tay nghề ASEAN . Đối với quan hệ của ASEAN với các đối tác bên ngoài, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực với vai trò là nước điều phối quan hệ đối thoại giữa ASEAN với các nước lớn như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản . và tham gia tích cực tiến trình hợp tác ASEAN+3 với 3 nước Nhật Bản, Hàn 47 Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển Quốc, Trung Quốc nhằm tiến một không gian hợp tác toàn Đông Á. Những diễn đàn hợp tác liên khu vực như diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) . luôn có sự đóng góp rất nhiệt tình của Việt Nam với nhiều sáng kiến duy trì và phát triển các diễn đàn trên. Đặc biệt là Hội nghị cấp cao Á-Âu lần thứ 5 tổ chức tại Hà Nội với việc kết nạp thêm 13 thành viên vào diễn đàn được đánh giá như một dấu mốc lịch sử nâng cao uy tín của ASEM cũng như của nước chủ nhà Việt Nam trong con mắt của bạn bè thế giới. Như vậy, trong suốt thời gian tham gia Hiệp hội,cùng với các nước khác, Việt Nam đã hoạt động nhiệt tình, đưa ra nhiều sáng kiến mới, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao nhằm khắc phục những mặt yếu kém, trì trệ, thúc đẩy hợp tác khu vực phát triển. 1.2.2. Về kinh tế: 1.2.2.1.Quan hệ đầu tư: Thủ tướng dự Phiên họp cấp cao ASEAN về kinh doanh và đầu tư Là những nước trong cùng một khu vực với những điều kiện địa lý, tự nhiên cho sản xuất có nhiều điểm tương đồng, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước còn lại trong khối vừa là quan hệ hợp tác, vừa là quan hệ cạnh tranh. Nhưng với diện tích gần 4,5 triệu km 2 , với hơn 560 triệu dân, với GDP đạt hơn 1100 tỉ USD; kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 550 tỉ USD (chiếm 78,5% GDP, bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1.000 USD), ASEAN đã trở thành một đối tác quan trọng về đầu tư, thương mại của Việt Nam. Phần lớn các nước thuộc khu vực ASEAN đều đang phát triển theo mô hình hướng tới xuất khẩu dựa vào công nghệ chế biến, có tiềm lực tương đối lớn về vốn và công nghệ nhưng lại thiếu tài nguyên và giá lao động đắt.Bởi vậy, xu hướng tất yếu là các quốc gia phát triển trong khu vực chuyển dịch các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sang Việt Nam. Trong khi đó, về phía Việt Nam, chủ trương chuyển dịch nền kinh tế theo hướng thị trường mở, tự do hoá thương mại và đầu tư, ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987), cải thiện mạnh mẽ những quan hệ chính thức Việt Nam- ASEAN từ sau năm 1989, quy mô thị trường hấp dẫn cộng với lợi thế về nguồn lao động rẻ và nguồn tài nguyên phong phú đã là những yếu tố thuận lợi khơi mạnh dòng chảy vốn 48 Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển quốc tế vào Việt Nam, trong đó nguồn vốn từ khu vực ASEAN chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Các nước ASEAN tuy xuất hiện muộn hơn trên thị trường đầu tư Việt Nam nhưng đã có bước tiến khá dài. Từ một số ít dự án mang tính thăm dò thị trường của các quốc gia đi tiên phong là Singapore, Thái Lan, Indonesia vào những năm 1990, dòng vốn này thực sự khởi sắc vào năm 1995 với tổng số 230 dự án và trên 3 tỷ USD đăng ký đầu tư tại Việt Nam. Đặc biệt, ngay sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA), tháng 1/1996, tốc độ thu hút FDI từ khi vực đã tăng nhanh chóng, đạt tới trên 7,8 tỷ USD vào thời điểm giữa năm 1997. Tuy nhiên, tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 đã khiến dòng vốn này chững lại và sụt giảm mạnh. Số dự án cấp phép mới hầu như không tăng, các dự án đang thực hiện cũng bị giãn tiến độ. Vào lúc đó chỉ còn Singapore vẫn giữ được mức độ đầu tư, hầu hết các quốc gia còn lại đều giảm. Giai đoạn từ cuối năm 2000 đến nay được coi là thời kỳ phục hồi dòng vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam, cùng với đà phục hồi của các nền kinh tế thành viên khu vực này. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 5/2007, khu vực ASEAN có 1.179 dự án đầu tư được cấp phép tại Việt Nam, với tổng vốn trên 16 tỷ USD. Trong số này, Singapore vẫn giữ vị trí dẫn đầu với 474 dự án và 9,07 tỷ USD còn hiệu lực, đứng thứ hai trong tổng số 78 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Quốc gia thuộc ASEAN đầu tư ở vị trí thứ 2 là Malaysia với 219 dự án và 1,7 tỷ USD, đứng thứ 10. Quy mô vốn cho các dự án đầu tư của khu vực ASEAN vào Việt Nam nhìn chung cao hơn mức trung bình của cả nước và cao hơn nhiều so với một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác có dự án tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của ASEAN vào Việt Nam cũng đã có sự thay đổi cơ cấu rõ rệt, từ các lĩnh vực thương mại, khách sạn, dịch vụ chuyển mạnh sang lĩnh vực công nghiệp và sản xuất. Trong tổng số 115 dự án và 1,2 tỷ USD vốn đầu tư của Malaixia ở Việt Nam thì lĩnh vực công nghiệp chiếm khoảng 44% số dự án và 70% số vốn. Tiếp theo Malaixia là Thái Lan với 112 dự án và 1,16 tỷ USD vốn đầu tư. Một số khu công nghiệp và chế xuất mà các nước ASEAN tham gia đã hoạt động có hiệu quả như: khu công nghiệp Việt Nam - Xingapo (Bình Dương), Khu công nghiệp Việt Nam - Thái Lan (Amata), Khu chế xuất Việt Nam - Malaixia (Đà Nẵng), khu công nghiệp Việt Nam - Malaixia (Nội Bài) . Có thể nói, đầu tư từ các nước ASEAN đã và đang là một trong những nguồn lực quan trọng đóng góp vào phát triển kinh tế Việt nam, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, và đưa Việt Nam tiến kịp các nước trong khu vực. 1.2.2.2.Quan hệ thương mại: 49 Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển Sau khi trở thành thành viên ASEAN, Việt Nam đã chính thức tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) từ ngày 1/1/1996. Với việc tham gia AFTA, cả Việt nam và các nước ASEAN đều có điều kiện hơn nữa để thúc đẩy quan hệ thương mại theo những qui định về giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Từ đó, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN cũng không ngừng gia tăng trong những năm qua đặc biệt là sau năm 2003, các nước ASEAN 6 hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm thuế xuống còn 0-5%. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang các nước này. Trong khi một số nước thành viên còn đang gặp phải khó khăn khi tham gia AFTA, một số nước ASEAN tiếp tục giành những ưu đãi thuế quan, trong đó cho phép Việt Nam hưởng thuế suất CEPT khi các mặt hàng tương ứng của Vietnam chưa cắt giảm ngang bằng mức của nước này trong khuôn khổ cơ chế ưu đãi hội nhập AISP. Cụ thể: Brunây dành ưu đãi thuế quan cho Việt Nam một mặt hàng, Thái Lan: 17 mặt hàng, Inđônêxia: 50 mặt hàng và Malaixia: 173 mặt hàng theo AISP. Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế từ 1/1/2001 đối với những mặt hàng có mức thuế cao xuống còn 20%, giảm tiếp mỗi năm. Từ lợi thế trên, Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN năm 1995 đạt chưa được 1 tỉ USD thì đến năm 2000 đạt trên 2,6 tỉ, năm 2004 đạt gần 3,8 tỉ, năm 2008 tăng hơn 50% của các năm trước đó. Các thị trường có tỷ lệ nhập khẩu vào Việt Nam cao là Singapore với 1.370 triệu USD; Malaysia với 601,1 triệu USD; Philipin với 498,6 triệu USD Những mặt hàng chính của Việt Nam xuất khẩu vào ASEAN là dầu thô, gạo, điện tử và linh kiện, dệt may, thủy sản, cà phê, cao su . Tuy nhiên ở khu vực ASEAN, Việt Nam luôn ở thế nhập siêu và thực trạng này đã kéo dài nhiều năm nay với các mặt hàng nhập khẩu chính là máy móc thiết bị, phân bón, hóa chất nguyên liệu, xăng dầu. Điều này có thể thấy qua tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN và tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam đối với thị trường này: nếu năm 2000 nhập khẩu 4.449 triệu USD, nhập siêu 1.830 triệu USD, tỷ lệ nhập siêu 69,9% thì năm 2004 các chỉ số tương ứng là 7.762 triệu USD, 3.977,6 triệu USD và 105,1%. Và nhập siêu dường như vẫn là bài toán khó đối v ới Việt Nam khi5 tháng đầu năm 2008, nhập siêu đã tăng cao kỷ lục, đạt khoảng 14,4 tỉ USD, bằng 61,6% tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng và tăng 3,4 lần so cùng kỳ năm 2007. Mặc dù còn những hạn chế, Vị thế của Việt Nam trong khu vực ASEAN đã nâng lên rõ rệt. Trong 687 tỉ USD GDP của toàn khu vực năm 2003, Việt Nam đã đóng góp trên 50 tỉ USD. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2004 đã đạt trên 554 USD, cao gần gấp đôi mức 282 USD của năm 1995. Tốc độ tăng GDP của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2004 thuộc loại cao nhất khu vực và theo dự đoán của ADP, vị trí đó vẫn còn tiếp tục trong những năm tới, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của ASEAN (năm 2005 là 5,4%, năm 2006 là 5,6%, năm 2007 là 5,9% .). 50 Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển Xuất khẩu bình quân đầu người năm 2004 của Việt Nam đã đạt trên 320 USD, cao hơn nhiều so với mức của năm 1995 và đã vượt qua mức của Indonesia. Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP đã đạt khoảng 60%, đứng thứ 4 khu vực sau Singapore, Malaysia, Brunei, vượt qua Indonesia (đạt 29,3%), Philippines (đạt 45,1%), Thái Lan (đạt 56,1%) . Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam hiện đứng thứ 109 thế giới, cao hơn vị trí 111 của Indonesia - là nước có GDP bình quân đầu người cao hơn Việt Nam nhưng lại có tuổi thọ bình quân và các chỉ số giáo dục thấp hơn Việt Nam. Đóng góp của Việt Nam vào ASEAN không chỉ là sự đóng góp để nâng quy mô diện tích, quy mô dân số, quy mô GDP, quy mô xuất khẩu; cũng không chỉ là sự góp vào với khu vực về thị trường đầu tư, thị trường tiêu thụ; mà còn là một mô hình khối gồm những nước có chế độ chính trị khác nhau chung sống trong một ngôi nhà chung; còn là cầu nối giữa các nước còn lại của khu vực với Trung Quốc. Hơn nữa, khi Việt Nam gia nhập WTO, với vị trí thuận lợi về địa lý, thì Việt Nam còn là điểm đến của đầu tư, hàng hóa, khách du lịch - do dân số đông và có mức sống đang lên - là địa bàn để đầu tư, sản xuất hàng xuất khẩu đi khắp gần 150 nước thành viên WTO. 1.2.3.Về an ninh-chính trị: Việt Nam luôn tích cực tăng cường đoàn kết và thống nhất ASEAN, kiên trì bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, nhất là không can thiệp và đồng thuận; xử lý khéo léo một số vấn đề phức tạp, nhạy cảm trên cơ sở bảo đảm đoàn kết và lợi ích chung của ASEAN. Việt Nam cũng có nhiều đóng góp quan trong trong việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực; duy trì vai trò chủ đạo của ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực cũng như tại các diễn đàn hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng 51 Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động và sự kiện kỷ nhiệm 40 năm thành lập ASEAN. 1.2.4.Về văn hóa-xã hội: Việt Nam đã tham gia tích cực vào tất cả các hoạt động hợp tác chuyên ngành rất đa dạng và phong phú với hàng trăm dự án khác nhau, góp phần nâng hợp tác chuyên ngành của ASEAN lên tầm cao mới. Đặc biệt, Việt Nam đã đề xuất xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN, một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, nhằm mục tiêu đưa ASEAN trở thành một “cộng đồng các xã hội đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau”. 1.2.5.Về quan hệ đối ngoại của ASEAN: Việt Nam đã góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ đối ngoại của ASEAN, nhất là sự hợp tác với các bên đối thoại của ASEAN thông qua khuôn khổ ASEAN+1, trong đó Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ điều phối viên trong quan hệ đối thoại với một số nước Nga, Mỹ, Ôxtrâylia và Canađa. Việt Nam cũng có những đóng góp tích cực và xây dựng trong việc định hướng phát triển của nhiều tiến trình hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng và giữ vai trò chủ đạo như ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), góp phần thúc đẩy xu thế đối thoại và hợp tác vì phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương. 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN ASEAN: 2.1.Quan hệ Việt Nam – Brunei: Từ cuối những năm 1980, quan hệ Việt Nam – ASEAN dần dần được cải thiện, do đó quan hệ giữa Việt Nam và Brunei cũng có những thay đổi theo chiều hướng ấm áp. 28/11/1991, Bộ Trưởng Giao Thông Bruney sang thăm Việt Nam và ký Hiệp định hợp tác hàng không, tạo cơ sở tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác. Chuyến thăm Brunei của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt vào cuối 2/1992 đã đặt nền móng cho quan hệ giữa Việt Nam và Brunei khi quan hệ ngoại giao chính thức được thiết lập vào 29/2/1992. Brunei trở thành nước cuối cùng trong Hiệp hội thiết lập quan hệ với Việt Nam. Việc Việt Nam và Brunei thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức đã mở đường cho 52 Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển sự hội nhập của Việt Nam khi tiêu chí hành động của ASEAN được xây dựng trên nguyên tắc đồng thuận. Quan hệ giữa Việt Nam và Brunei trong thời gian qua là giai đoạn tìm hiểu và xây dựng lòng tin. Chuyến thăm Việt Nam vào cuối 5/1998 của Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, ngoài việc khẳng định sự tin tưởng lẫn nhau đã được xây dựng một cách tương đối vững chắc, còn cho thấy cánh cửa hợp tác một cách toàn diện đã được mở rộng cho cả hai quốc gia. Thoả thuận thành lập Ủy ban hỗn hợp hai nước và nhiều thoả thuận khác được bộ trưởng hai bên ký kết nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho việc mở rộng sự hợp tác đôi bên cùng có lợi và triển khai các lĩnh vực hợp tác mới như hàng không, nông nghiệp và gia tăng quan hệ thương mại. Cho đến nay có thể nói, quan hệ Việt Nam – Brunei còn chưa phát triển tương xứng với khả năng của hai nước, đồng thời chưa tương xứng với mục tiêu chung của ASEAN. 2.2. Quan hệ Việt Nam – Campuchia: Đứng trước họa diệt vong của dân tộc Campuchia do Pôn Pốt gây ra, bộ đội Việt Nam đã giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng có một không hai trong lịch sử của loài người, đưa đến sự ra đời của nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Campuchia. Ngay sau ngày giải phóng 7/1/1979, sự hợp tác Việt Nam-Campuchia đã được thực hiện trên cơ sở Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác được ký giữa 2 chính phủ ngày 18/2/1979. 2.2.1 Quan hệ chính trị : Trong tình hình nền chính trị đa đảng ở Campuchia, Việt nam chủ trương duy trì, củng cố quan hệ với Campuchia và với đảng FUNCIPEC. Với Campuchia, Việt Nam xác định mối quan hệ giữa 2 đảng là nền tảng quan trọng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 chính phủ cũng như nhân dân 2 nước. Với FUNCIPEC, từ tháng 6-1995 Việt Nam đã có quan hệ chính thức với tổ chức này. Việt Nam luôn chủ trương xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị với Chính phủ Vương Quốc Campuchia trên tinh thần láng giềng hữu nghị than thiện. Những chuyến viếng thăm ngoại giao của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thắt chặt mối quan hệ giữa 2 nước và đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới. 2.2.2.Hợp tác về kinh tế : 2. 2.2.1.Hợp tác trên lĩnh vực thương mại : 53 [...]... bình,độc lập và phát triển của khu vực và thế giới 2.3.3.2.Quan hệ kinh tế: Trên thực tế buôn bán giữa hai nước từ đầu những năm 1990 tăng lên rất nhanh cả về khối lượng và số lượng các mặt hàng.Viêt Nam xuất khẩu sang Indonesia gạo,cà 54 Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển phê,chè và một số nông sản khác và nhập khẩu từ Indonesia phân bón,hóa chất,xe gắn máy… Từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN,mức... Mianma -Việt Nam còn rất khiêm tốn so với các nước Đông Nam Á khác Trong lĩnh vực đầu tư vắng bóng các dự án đầu tư của Mianma vào Việt Nam xuất phát từ khả năng vốn còn hạn chế của các doanh nghiệp Mianma và trình độ công nghệ còn thấp kém của nước này 2.6.Quan hệ Việt Nam – Lào: 2.6.1.Đặc trưng của quan hệ Việt Nam – Lào trong thế kỷ XX 57 Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển Từ sau năm 1975... tế 56 Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển đầu tư và thương mại cho tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp và tiềm năng của hai nước.Với những động thái mới này,quan hệ song phương Việt NamMianma có triển vọng đạt được nhiều kết quả hơn trong thời gian tới Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Mianma Cho đến nay hai nước chưa có một dự án đầu tư qua lại nào.Tuy nhiên có một số khả năng Việt Nam... lượng và hiệu quả hợp tác, vừa bảo vệ và phát huy lợi ích của mỗi quốc gia gắn liền với lợi ích của khu vực • Hợp tác kinh tế cần thể hiện các hình thức từ thấp lên cao với từng bước đi vững chắc, phù hợp với khả năng hợp tác của cả hai bên về phương diện kinh tế và xã hội, tính đến lợi ích thực tế và nhân nhượng nhau hợp lý Có 58 Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển như vậy, hợp tác kinh tế Việt. .. Singapore của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt tháng 11/1991 là sự kiện mở đầu cho thời kì hợp tác song phương sau hơn một thập kỉ”băng gía” trong quan hệ giữa hai nước 12/1991 đại sứ quán Việt nam được thết lập ở Singapore và sau đó, Đại sứ qúan Singapore tại Hà Nội được chính thức ra mắt vào tháng 9/1992 61 Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển Năm 1995 đánh dấu bước phát triển mới trong quan.. .Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển Hai bên đã ký Hiệp định kinh tế-thương mại năm 1994 Trong khối ASEAN, Việt Nam là bạn hàng thứ ba cua Campuchia và đứng thứ sáu trong các nước có quan hệ buôn bán với Campuchia, chiếm trên 10% tổng buôn bán chính ngạch của Campuchia Campuchia nhập chủ yếu hang công nghệ phẩm và thực phẩm từ Việt Nam Tuy nhiên, quan hệ thương... thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới đã có nhiều thay đổi trong thời gian qua.Gia nhập ASEAN đã giúp Việt Nam phá thế bị bao vây và cô lập khi đó; giải quyết cơ bản những vấn đề tồn tại do lịch sử để lại trong quan hệ với các nước ở khu vực Đông Nam Á; tạo dựng mối quan hệ mới về chất giữa các nước thành viên 63 Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển ASEAN cả về song phương và đa phương... giao Năm 1992, hai nước đã kí kết được năm Hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực • Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (21-1-1992) • Hiệp định hàng hải (31-3-1992) • Hiệp định về hợp tác kinh tế,khoa học kĩ thuật (20-4-1992) • Hiệp định hợp tác bưu điện và viễn thông (20-4-1992) • Hiệp định thương mại (11-8-1992) 55 Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển Hai nước đã lập Ủy ban hỗn hợp Việt. .. (LHQ) Với thế và lực ngày càng gia tăng, cùng với kinh nghiệm của 13 năm qua, Việt Nam chắc chắn sẽ tham gia hợp tác ASEAN tích cực và chủ động hơn, góp phần thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra các quyết sách lớn và phương hướng phát triển của Hiệp hội Việt Nam sẽ quan tâm hơn đến việc nâng cao hiệu quả và chất lượng... chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tăng cường ổn định an ninh quốc phòng Quan hệ hợp tác giữa hai nước đã ngày càng coi trọng vai trò của Nhà nước, mở rộng hợp tác giữa các tổ chức đoàn thể, bộ, ngành và địa phương 2.6.2.Tác động của quan hệ song phương Việt Nam- Lào đối với việc hội nhập Việt Nam – ASEAN Việc Việt Nam gia nhập ASEAN và mối quan hệ song phương Việt Nam- Lào có . Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động và sự kiện kỷ nhiệm 40 năm thành lập ASEAN. 1.2.4.Về văn hóa-xã hội: Việt. tế và xã hội, tính đến lợi ích thực tế và nhân nhượng nhau hợp lý. Có 58 Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển như vậy, hợp tác kinh tế Việt