Nói cách khác, một bất động sản được đánh giá là sử dụng cao nhất và tốt nhất nếu tại thời điểm định giá cho thấy bất động sản đó đang được sử dụng hợp pháp cũng như đang cho thu nhập rò
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ BÀI:Nguyên tắc trong thẩm định giá(6 nguyên tắc đầu)
Hà Nội, ngày 9/9/2012
Trang 2I, Nội dung, phân tích các nguyên tắc.
1.Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất.
1.1.Khái niệm
Khái niệm sử dụng cao nhất và tốt nhất là khái niệm cơ bản và là phần hoàn chỉnh trong công việc ước tính giá trị thị trưởng Sử dụng cao nhất và tốt nhất được
định nghĩa là cách sử dụng tốt nhất một bất động sản có thể thực hiện được về mặt vật chất , được pháp luật chấp nhận, khả thi về tài chính và mang lại giá trị tài sản cao nhất cho tài sản định giá
Nói cách khác, một bất động sản được đánh giá là sử dụng cao nhất và tốt nhất nếu tại thời điểm định giá cho thấy bất động sản đó đang được sử dụng hợp pháp cũng như đang cho thu nhập ròng lớn nhất hoặc có khả năng cho giá trị hiện tại của thu nhập ròng trong tương lai là lớn nhất, sử dụng cao nhất và tốt nhất đó có thể tồn tại
và kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian nhất định
1.2.Nội dung
Nội dung của nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất được phản ánh ở 4 mặt sau đây:
- Về mặt vật chất: một bất động sản được đánh giá là sử dụng cao nhất và tốt nhất khi nó thỏa mãn được nhiều sự lựa chọn sử dụng nhất ( cho nhiều người hoặc cho một người cụ thể);
- Về mặt pháp luật: một bất động sản được đánh giá là sử dụng cao nhất và tốt nhất khi mà việc sử dụng bất động sản phải hợp pháp, được nhà nước thừa nhận và bảo hộ
- Về mặt sử dụng: một bất động sản được đánh giá là sử dụng cao nhất và tốt nhất khi mà bất động sản đó cho thu nhập ròng cao nhất hoặc cho giá trị hiện tại của thu nhập ròng trong tương lai là cao nhất
Trang 3- Về mặt thời gian: một bất động sản được đánh giá là sử dụng cao nhất và tốt nhất khi mà thời gian cho thu nhập ròng cao nhất kéo dài nhất
Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất được dựa trên quan điểm cho rằng giữa hai hay nhiều bất động sản có thể có sự giống nhau về mặt vật chất hoặc tương tự bất động sản khác nhưng có thể có sự khác nhau đáng kể trong việc sử dụng.Một tài sản tối ưu là nền tảng cho việc xác định giá trị thị trường của nó
Những yếu tố cơ bản để xác định việc sử dung cao nhất và tốt nhất nằm trong việc đáp ứng các câu hỏi:
-Việc sử dụng tài sản có hợp lí và có thể thực hiện được hay không ?
-Việc sử dụng tài sản hợp pháp hay có được sử dụng hợp lí như được toàn quyền
sử dụng?
-Việc sử dụng phù hợp về mặt vật chất hay thích ứng với việc sử dụng?
-Việc sử dụng có khả thi về mặt tài chính?
-Nếu tài sản đáp ứng được 4 câu hỏi trên có phải là việc lưa chọn sử dụng cao nhất
và tốt nhất không?
Việc sử dụng không được pháp luật chấp nhận hay không thực hiện được về mặt vật chất sẽ không được xem là sử dụng cao nhất và hợp lí nhất.Ngay cả kho việc sử dụng có thể thực hiện về mặt vất chất được pháp luật cho phép cũng cần có một sự đánh giá thích đáng từ thẩm định viên về tính hợp lí của sử dụng hiện tại.Khi một tài sản có một hay nhiều cách sử dụng hợp lí thì chúng được xem xét về hiệu quả tài chính
=>Cách sử dụng mang lại kết quả cao nhất sau nhiều thử nghiệm khác nhau là sử dụng cao và tốt nhât
2 Nguyên tắc thay thế
2.1 Khái niệm
Nguyên tắc thay thế dựa trên lí luận rằng một người thận trọng sẽ không trả giá cao hơn chi phí tạo ra hoặc mua một tài sản thay thế trong cùng một thị trường và
Trang 4cùng một thời điểm=> khi hai tài sản có tính hữu ích như nhau , tài sản nào chào bán ở mức gía thấp nhất sẽ bán được trước
2.2.Nội dung
Nguyên tắc này chỉ ra rằng:
-Một cá nhân thận trọng sẽ không trả cho hàng hóa dịch vụ nhiều hơn chi phí cần thiết để có một hàng hóa dịch vụ thay thế có tình năng tác dụng tương đương,trong điều kiện thị trường không rơi vào thời gian có những biến động phức tạp,rủi ro cao và không thuận lợi
-Trong trường hợp 2 hay nhiều tài sản có thể thay thế lẫn nhau trong quá trình sử dụng thì giá trị của tài sản đó được xác định bởi sự tác động lẫn nhau của tái sản này đến tài sản khác
-Khi 2 tài sản có tính hữu ích như nhau,tài sản nào ở mức giá thaaos hơn sẽ được chào bán trước.Giới hạn một tài sản có xu hướng được xác lập bởi chi phí mua một tài sản thay thế cần thiết tương đương với điều kiện không có sự chậm trễ quá mức làm ảnh hưởng đến sự thay thế
3 Nguyên tắc dự tính lợi ích tương lai
3.1.Khái Niệm
Giá trị của tài sản được xác định bằng:
+ Việc dự tính khả năng sinh lợi trong tương lai
+ Việc dự kiến thị phần của những người tham gia thị trường và những thay đổi có thể dự tính trước trong yếu tố này cũng ảnh hưởng đến giá trị Thẩm dịnh giá luôn dựa trên triển vọng tương lai hơn là sự thực hiện trong quá khứ
3.2.Nội dung
Bản chất: Việc ước tính giá trị của tài sản luôn luôn dựa trên các triển vọng tương lai, lợi ích dự kiến nhận được từ quyền sử dụng tài sản của người mua
- Trong thẩm định giá:
Trang 5+ Xác định tác động của kinh tế, luật pháp, công nghệ, kỹ thuật Các yếu tố này không theo xu hướng quy luật rõ ràng nào và với những mức độ khác nhau + Yêu cầu: chỉ tính các tình huống tác động đến lợi ích dự kiến do thay đổi kinh doanh và lợi nhuận liên quan đến bất động sản
4 Nguyên tắc cung – cầu
4.1.Khái niệm:
Giá trị của một tài sản được xác định bởi:
+ Mối quan hệ cung và cầu về tài sản đó trên thị trường Ngược lại, giá trị của tài sản đó cũng tác động đến cung và cầu về tài sản
+ Giá trị của tài sản thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung về tài sản (giả sử các yếu tố khác không thay đổi) đó là do tính có nhu cầu của tài sản
4.2.Nội dung
Trong thẩm định giá:
Đòi hỏi trong quá trình:
+ Đánh giá được tình trạng, quy mô, cơ cấu, xu hướng vận động của cung, cầu, tương quan cung cầu về tài sản đó ở thời điểm thẩm định giá
+ Cần làm rõ các tác động tới cung cầu và thông tin về cung cầu thị trường phải đảm bảo tính chính xác cập nhật
Người thẩm định viên cần chú ý sức mua, tổng cầu trong nền kinh tế, chính sách nhà nước,… đến các yếu tố làm sai lệch cung cầu thị trường
5.Nguyên tắc đóng góp.
5.1.Nội dung
Mức độ mà mỗi bộ phận của tài sản đóng góp vào tổng thu nhập từ toàn bộ tài sản có tác động đến tổng giá trị của tài sản đó, giá trị của một tài sản hay một bộ phận cấu thành tài sản, phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của nó, sẽ làm cho giá trị tài sản tăng hay giảm đi là bao nhiêu 5.2.Nội dung
Trang 6-Giá trị của một tài sản sẽ tăng lên nếu giá trị của các bộ phận của tài sản đó tăng lên hoặc tài sản sản đó được cấu thành thêm những bộ phận mới và ngược lại -Các bộ phận của tài sản có thể bao gồm tài sản hữu hình như cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, và tài sản vô hình như không gian, địa thế và sự liên kết giữa các bộ phận của tài sản
-Nguyên tắc đóng góp được sử dụng trong thẩm định giá bất động sản và doanh nghiệp
Yêu cầu: Cần đánh giá đầy đủ các yếu tố hình thành tài sản như cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực con người cũng như môi trường hoạt động của nó Vai trò: Giúp thẩm định viên xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất khi xem xét tính khả thi của việc đầu tư bổ sung vào tài sản
VD: Một ngôi nhà không có gara bán được 3 tỷ, nhưng nếu có thêm gara bán được 3,5 tỷ(chi phí xây gara là 100 triệu), vậy giá trị của gara 500 triệu
6.Nguyên tắc thu nhập tăng, giảm.
6.1.Khái niệm
Sự gia tăng liên tục của một nhân tố trong sản xuất diễn ra bên cạnh các nhân tố
khác được cố định, thì thu nhập thực sẽ tăng lên tới một giới hạn nhất định Sau đó
sự gia tăng liên tục của nhân tố đó sẽ làm giảm giá trị thu nhập thực trong tương lai
6.2.Nội dung
- Tương ứng như trong lợi ích cận biên, khi số sản phẩm tiêu dùng được tăng lên, lợi ích cận biên tăng dần đến một giá trị nhất định nào đó, thì khi số sản phẩm tăng lên thì lợi ích cận biên sẽ có xu hướng giảm dần
- Nguyên tắc được sử dụng trong thẩm định giá bất động sản
Yêu cầu: Cần xác định được giới hạn giá trị của một nhân tố nhất định và tiềm năng của nó
Trang 7Vai trò: Giúp thẩm định viên đánh giá đúng giá trị một tài sản để có được sự lựa chọn tốt nhất trong việc đầu tư thêm vào tài sản
II, Sự khác biệt giữa các nguyên tắc.
Đặc điểm Sử dụng
tốt nhất
và cao nhất
Nguyên tắc thay thế
Nguyên tắc
dự báo
Nguyên tắc cung cầu
Nguyên tắc đóng góp
Nguyên tắc thu nhập tăng giảm Tác dụng Cho
phép xác định ảnh hưởng của việc
hư hỏng lỗi thời của tòa nhà,công trình thích hợp trên đất,tính khả thi các dự
án phục hồi hay tái tạo
Chỉ ra rằng hình thành giá trị của tài sản thẩm định giá thường
có liên quan đến giá trị tài sản khác
có thể thay thế
Giá trị tài sản chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường kinh doanh đặc biệt là các yếu tố kinh tế,kĩ
thuật =>cần
dự báo trước các tình huống
về kinh tế,chính trị,kĩ thuật
Đánh giá tình trạng cung cầu ,,tư ơng quan cung cầu tại thời điểm thẩm định
Xem xét tính khả thi của đầu tư bổ sung vào tài sản khi thẩm định viên xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất có hiệu quả nhất
Xem xét mối quan
hệ cạnh tranh giữa các tài sản với nhau,giữa tài sản này với tài sản khác ,
Yêu cầu
của
Phải đặt tài sản
Một người
Chỉ tính các tình huống
Làm rõ các yếu
Chỉ tính đến chi
Việc sử dụng tốt
Trang 8nguyên
tắc
trong tình huống sử dụng cao nhất và tốt nhất chứ không phải tại thời điểm sử dụng hiện tại
thận trọng ko trả giá cao hơn chi phí tạo ra hoặc mua một tài sản thay thế tại cùng 1 thị trường ,c ùng một thời điểm
tác động đến lợi ích
dự kiến do thay đổi kinh doanh
và lợi nhuận liên quan đến bất động sản
tố tác động cung cầu,,các thông tin
về cung cầu đảm bảo chính xác,cập nhật
phí có đóng góp cho tạo
ra thu nhập từ tài sản
nhất tài sản chỉ đạt được trong một giớ hạn nhất định
Xuất phát
của
nguyên
tắc
Là phần không thể thiếu
để ước tính giá trị thị trường
Dựa trên quan điểm người sử dụng
Dựa trên quan điểm người sử dụng
Gắn với thị trường
Liên quan đến quá trình
sử dụng tài sản
Quá trình
sử dụng tài sản
III, Ứng dụng của các nguyên tắc trong thực tế.
1, Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất
Áp dụng nguyên tắc này giúp thẩm định viên đánh giá được ảnh hưởng của việc hư hỏng và lỗi thời của tòa nhà, công trình thích hợp trên đất, tính khả thi của các dự
án phục hồi hay tái tạo và nhiều tình huống khác
Trang 9Trong thực tế, khi sử dụng nguyên tắc này trong thẩm định giá máy móc thiết bị, bất động sản, hay doanh nghiệp được ứng dụng như sau:
+, Với bất động sản: Giữa 2 hay nhiều bđs có thể có sự giống nhau về mặt vật chất hoặc tương tự với bđs khác nhưng có thể khác nhau đáng kể trong việc sử dụng.Một tài sản được sử dụng tối ưu là nền tảng cho việc xác định giá thị trường của nó
+, Với máy móc thiết bị: Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất dựa trên quan điểm cho rằng giữa hai hay nhiều máy, thiết bị có thể có sự giống nhau về mặt vật chất; nhưng chỉ thỏa mãn nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất khi máy, thiết bị nào phát huy công suất tối đa khi sử dụng
+, Với doanh nghiệp: Để ước tính được giá trị thị trường của doanh nghiệp thì giá trị doanh nghiệp phải được thẩm định giá trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra hiệu quả sử dụng cao nhất và tốt nhất, chứ không dựa trên sự sử dụng hiện tại, nếu như sự sử dụng hiện tại chưa phải là cao nhất và tốt nhất.Dự kiến trong tương lai theo quan điểm tăng trưởng kỳ vọng và thời gian, rủi
ro liên quan và giá trị thời gian của đồng tiền
Nguyên tắc này được ứng dụng làm cơ sở cho phương pháp thu nhập
2, Nguyên tắc thay thế
Khi 2 tài sản có tính hữu ích như nhau, tài sản nào chào bán ở mức giá thấp nhất thì tài sản đó sẽ được bán trước
Nguyên tắc này có thể được vận dụng trong các trường hợp đặc biệt do yêu cầu thời gian, do những bất lợi và rủi ro khi không có sự so sánh hai tài sản tương tự,
có thể thay thế nhau trong quá trình sử dụng
Trong tđg giá bđs, nguyên tắc thay thế là cơ sở của cả 3 cách tiếp cận: so sánh, chi phí và thu nhập
+,Trên quan điểm của tiếp cận so sánh, thì người mua có lý trí sẽ khong trả cho 1 bđs mức giá cao hơn giá của tài sản so sánh mà có cùng mức hữu dụng
Trang 10+, Trên góc độ của tiếp cận chi phí, mức giá hợp lý trả cho 1 bđs đang được bán sẽ không cao hơn so với chi phí để xây dựng một bđs khác có mức hữu dụng tương đương
+, Trên quan điểm của tiếp cận thu nhập, giá trị của bđs được xác định bằng khả năng đầu tư vào các bđs khác có cùng mức hữu ích, nghĩa là mang lại cùng dòng thu nhập
3, Nguyên tắc dự báo ( dự kiến lợi ích tương lai)
Ứng dụng của nguyên tắc này là khi tiến hành tđg 1 tài sản chúng ta cần dự báo trước các tình huống về kinh tế, chính trị, công nghệ, tự nhiên….có thể xảy ra trong tương lai
Chẳng hạn như trong tđg doanh nghiệp phải quan tâm đến thu nhập dự kiến trong tương lai kèm theo quan điểm tăng trưởng kì vọng, rủi ro liên quan và giá trị thời gian của đồng tiền.Thu nhập được chuyển hóa thành giá trị bằng cách vốn hóa trực tiếp thu nhập ròng hoặc phân tích theo dòng tiền chiết khấu hay phương pháp cổ tức, trong đó dòng tiền ước tính nhận được trong tương lai được chuyển hóa thành giá trị hiện tại bằng cách áp dụng tỉ suất chiết khấu
Đối với tđg bđs, nguyên tắc này là cơ sở để tđg trị bđs bằng phương pháp thu nhập
và nhận đinh quan điểm của người sử dụng tiềm năng đối với thu nhập tương lai và giá trị hiện tại Ở đây ta đang nói về giá trị của đồng tiền theo thời gian
4,Nguyên tắc cung- cầu
Ứng dụng các nguyên tắc này, thẩm định viên về giá cần chú ý các yếu tố như sức mua và tổng cầu trong nền kinh tế, sự thay đổi của chính sách nhà nước liên quan đến tài sản và thị trường tài sản,tâm lý…tuy nhiên thẩm định viên cũng cần chú ý các yếu tố làm sai lệch quan hệ cung- cầu trên thị trường
Chẳng hạn trong thẩm định giá bđs Giá trị của một bất động sản được xác định bởi mối quan hệ cung - cầu về bất động sản đó trên thị trường Ngược lại, giá trị của
Trang 11bất động sản cũng tác động đến cung và cầu Giá trị của bất động sản thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung
Đặc điểm của thị trường bất động sản là rất nhạy bén với cầu, nhưng lại chậm
chạp trong khâu cung, do chu kỳ đầu tư xây dựng bất động sản khá dài Hiện nhu
cầu thuê văn phòng rất cao, nhưng cung không đáp ứng kịp nên giá giá đã bị đẩy lên
5, Nguyên tắc đóng góp
Nguyên tắc đóng góp là nguyên tắc cơ bản trong việc xem xét tính khả thi của đầu
tư bổ sung vào tài sản khi thẩm định viên xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và
có hiệu quả nhất
Trong thẩm định giá trị doanh nghiệp, nguyên tắc đóng góp cho ta thấy giá trị của doanh nghiệp luôn có sự đóng góp bởi các yếu tố hình thành bao gồm cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính,nguồn lực con người cũng như môi trường hoạt động của nó.Do vậy khi thẩm định giá doanh nghiệp cần xem xét đánh giá toàn diện các yếu
tố này, và khi định giá doanh nghiệp cần ước tính đầy đủ giá trị tài sản vô hình và hữu hình của doanh nghiệp
Trong tđg bđs: giá trị của 1 bđs được hình thành bởi sự tham gia đóng góp của nhiều yếu tố.Khi thẩm định giá bđs cần xác định giá trị phần đóng góp của từng yếu tố vào sự hình thành tính hữu dụng của bđs Trong thực tế, việc đánh giá giá trị đóng góp của các thành phần cấu tạo nên bđs thường không dễ dàng bởi vì trên thực tế người mua thường đánh giá một bđs như 1 thể thống nhất chứ không phải như tổng của các thành phần
6, Nguyên tắc thu nhập tăng, giảm
Nguyên tắc này hoàn toàn đúng đối với đầu tư vào bđs.Điều đó có nghĩa là việc sử dụng tốt nhất tài sản chỉ đạt được trong một giới hạn nhất định
IV, Ví dụ trong thực tế về việc áp dụng các nguyên tắc trên
Nguyên tắc đóng góp