1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài hiệu ứng nhà kính

20 2,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 327,5 KB

Nội dung

Đề tài: Hiệu ứng nhà kính LỜI MỞ ĐẦU Một trong những vấn đề lớn hiện nay là hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính”.Hiệu ứng nhà kính đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến Trái Đất với những tác động mà nó gây ra.Từ việc thay đổi khí hậu dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về hệ sinh thái, theo đó con người cũng chịu ảnh hưởng. Hiệu ứng nhà kính không chỉ tác động đến Trái Đất vào thời điểm hiện tại mà nó còn kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai. Như chúng ta đã biết cuộc sống ngày càng phát triển, công nghiệp hóa và hiện đại hóa càng tăng, các công ty, nhà máy phát triển cùng với các thiết bị máy móc ngày càng nhiều dẫn đến lượng khí thải càng ngày càng tăng. Ở một số quốc gia đang phát triển thì vấn đề môi trường chưa thực sự được quan tâm, tức là chưa có những biện pháp xử lý môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng.Vấn đề này ngày nào chưa giải quyết thì cuộc sống xung quanh chúng ta và môi trường sống càng bị đe dọa trầm trọng. Đề tài này trình bày những vấn đề cơ bản về nguyên nhân Trái Đất nóng lên, phân tích sự ảnh hưởng của hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính”đối với cuộc sống con người và môi trường. Đồng thời nêu ra một số biện pháp giải quyết của vấn đề hiệu ứng nhà kính. Môi trường có tốt thí chất lượng cuộc sống của con người mới ngày càng tăng đúng với tiêu chí được đặt ra của các quốc gia hiện nay. Đề tài của nhóm chúng tôi sẻ trình bày về Hiệu ứng nhà kính. Thực hiện: Nhóm OF Trang 1 Đề tài: Hiệu ứng nhà kính Mục lục Mục lục 1 PHẦN I. KHÁI NIỆM HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH 1 1. Hiệu ứng nhà kính là gì? 1 2. Cơ chế của hiệu ứng nhà kính 2 PHẦN II. NGUYÊN NHÂN GÂY RA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH 3 1. Các khí nhà kính 3 2. Tác động của con người gây ra “Hiệu ứng nhà kính” 6 PHẦN III. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH 7 1. Tác động tích cực 7 2. Tác động tiêu cực 7 PHẦN IV. THỰC TRẠNG 9 PHẦN V. BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ GIẢM BỚT HẬU QUẢ CỦA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH 10 1. Xây dựng kế hoạch để giảm các chất gây ô nhiễm môi trường – những chất làm tăng nhiệt độ của Trái Đất 10 2. Trách nhiệm của chúng ta để giảm bớt khí nhà kính 12 3. Một số biện pháp giảm thiểu hậu quả trước sự tăng lên của hiệu ứng nhà kính Trái Đất đối với Việt Nam 14 Thực hiện: Nhóm OF Trang 1 Đề tài: Hiệu ứng nhà kính Thực hiện: Nhóm OF Trang 2 PHẦN I. KHÁI NIỆM HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH 1. Hiệu ứng nhà kính là gì? Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do nhà toán học, nhà vật lý người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên vào năm 1824, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng. Có thể hiểu một cách đơn giản là: Các khí nhà kính chứa trong bầu khí quyển như thể là một tấm kính dày bao bọc Trái Đất, lúc này dựa theo nguyên lý hiệu ứng nhà kính, thì bức xạ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất sễ bị các khí nhà kính giữ lại, kết quả là làm cho toàn bộ khí quyển nóng dần lên và theo đó Trái Đất cũng nóng dần lên. Từ đó, ta có định nghĩa về hiệu ứng nhà kính: "Hiện tượng các tia bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài rồi được một số khí trong bầu khí quyển hấp thụ để thông qua đó làm cho khí quyển nóng lên, được gọi là hiệu ứng nhà kính" Ngày nay, người ta hiểu khái niệm này rộng hơn, dẫn xuất từ khái niệm này để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất khi được Mặt Trời chiếu sáng, gọi là hiệu ứng nhà kính khí quyển. Trong hiệu ứng nhà kính khí quyển, phần được đoán là do tác động của loài người được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại. 1.1 Hiệu ứng nhà kính khí quyển Bức xạ nhiệt của mặt trời là các tia bức xạ có sóng ngắn xuyên qua tầng Ôzon và lớp khí CO 2 để đi tới mặt đất ngược lại bức xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ là bức sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO 2 dày và bị một số phân tử trong bầu khí quyển như CO 2 và hơi nước hấp thụ những bức xạ nhiệt này và thông qua đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển. Hàm lượng ngày nay của khí đioxit cacbon vào khoảng 0,036% đã đủ để tăng nhiệt độ thêm khoảng 30°C. Nếu không có hiệu ứng nhà kính tự nhiên này nhiệt độ trái đất của chúng ta sẽ rất lạnh chỉ vào khoảng –15°C. 1.2 Hiệu ứng nhà kính nhân loại: Từ khoảng 100 năm nay con người tác động mạnh vào sự cân bằng nhạy cảm này giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời. Sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm lại đây (điôxít cacbon tăng 20%, mêtan tăng 90%) đã làm tăng nhiệt độ lên 2°C đây được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại. Chúng ta không nên nhầm lẫn hiệu ứng nhà kính nhân loại với việc làm tổn thất đến lớp khí ozon ở tầng bình lưu cũng do loài người gây ra. 2. Cơ chế của hiệu ứng nhà kính Trái đất nhận được năng lượng từ Mặt trời trong tia UV hình thức, có thể nhìn thấy và gần IR bức xạ, hầu hết trong số đó đi qua không khí, không bị hấp thụ. Tổng giá trị của năng lượng có sẵn ở phía trên cùng của bầu khí quyển (TOA), khoảng 50% được hấp thụ tại bề mặt trái đất. Bởi vì nó là ấm áp, bề mặt phát ra bức xạ nhiệt xa IR bao gồm các bước sóng chủ yếu là dài hơn so với các bước sóng được hấp thụ (sự chồng chéo giữa phổ tới năng lượng mặt trời và nhiệt quang phổ trên mặt đất là đủ nhỏ để được bỏ qua đối với hầu hết các mục đích). Bức xạ Mặt Trời đi đến bề mặt Trái Đất có 2 dạng. Những tia sáng Mặt Trời xuyên thẳng vào khí quyển trong một bầu trời không mây được gọi là bức xạ trực tiếp. Một phần các tia Mặt Trời do va chạm với phân tử khí nên bị khuếch tán được gọi là bức xạ khuếch tán. Hai loại bức xạ trên có dạng sóng ngắn nên chúng dễ dàng xuyên qua khí quyển đến bề mặt Trái Đất, mặt đất hấp thụ chuyển năng lượng ánh sáng đó thành nhiệt năng, đốt nóng lớp không khí bên dưới đồng thời bức xạ trở lại khí quyển dưới dạng sóng dài, phần này gọi là bức xạ phản hồi của bề mặt Trái Đất. Bản thân khí quyển bị đốt nóng lại tỏa nhiệt, một phần nhiệt bốc lên trên cao và mất đi vào không gian giữa các hành tinh, phần này được gọi là bức xạ hiệu dụng, phần nhiệt còn lại được các phân tử khí trước hết là điôxít cacbon, hơi nước hấp thụ và bức xạ ngược trở lại mặt đất, phần này được gọi là bức xạ nghịch của khí quyển. Bức xạ nghịch chỉ rõ vai trò của khí quyển trong chế độ nhiệt của vỏ Trái Đất. Cụ thể, chúng tôi biểu thị ở công thức sau đây: Bức xạ hiệu dụng = Bức xạ phản hồi của bề mặt TĐ – Bức xạ nghịch của khí quyển Từ công thức trên cho thấy, nhiệt độ không khí gần bề mặt Trái Đất có được chủ yếu do: Thứ nhất là, bức xạ phản hồi của bề mặt Trái Đất (bao gồm đại dương và lục địa), ở tầng đối lưu năng lượng bức xạ Mặt Trời không có khả năng đốt nóng trực tiếp không khí. Thứ hai là, bức xạ nghịch của khí quyển, tất cả các phân tử khí, hơi nước, bụi… Trong khí quyển đều có khả năng hấp thụ những luồng bức xạ sóng dài từ bề mặt Trái Đất và phản xạ ngược trở lại. Nếu không có sự tác động ngoại lai thì sẽ luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng, rất cần cho sự sinh tồn của các loài trên hành tinh này. Lớp vỏ khí như chiếc áo ấm giữ nhiệt giúp cho Trái Đất không bị hóa lạnh về ban đêm giống như trên Mặt Trăng. PHẦN II. NGUYÊN NHÂN GÂY RA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH 1. Các khí nhà kính Các thành phần khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính, bao gồm: hơi nước, khí Cacbon dioxit ( CO 2 ), khí metan (CH 4 ), khí Dinito oxit (N 2 O) và ô zôn (O 3 ). Ngoài ra, những hoạt động của con người đã làm xuất hiện thêm các chất khí mới vào thành phần các chất gây ra hiệu ứng nhà kính như fluorure lưu huỳnh SF6, hydroflurocarbone HFC và Hydrocarbures perfluoré PFC. Những khí này đều có đặc tính hấp thụ tia bức xạ hồng ngọai từ bề mặt trái đất lên không gian. Khí Công thức Tỉ lệ đóng góp (%) Hơi nước H2O 36-72 % CO 2 CO 2 9-26 % CH 4 CH 4 4-9 % O 3 O 3 3-7 % Bảng 1.1: Tỉ lệ đóng góp của các khí gây hiệu ứng nhà kính 1.1 Hơi nước (H 2 O) Hơi nước là chất quan trọng và chiếm số lượng lớn trong khí nhà kính. Mây được hình thành từ hơi nước trong khí quyển và cũng ảnh hưởng đến quá trình cân bằng nhiệt của Trái Đất bằng việc phản xạ ánh sáng mặt trời và việc giữ lại các bức xạ cực tím. Khi lượng khí trong bầu khí quyển tăng thì khí hậu sẽ thay đổi, do đó, lượng hơi nước trong khí quyển cũng tăng lên. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng, các yếu tố khí hậu sẽ thay đổi bao gồm cả lượng hơi nước trong khí quyển. Trong khi đó, hoạt động của con người không trực tiếp thêm lượng hơi nước đáng kể nào trong khí quyển.Khi hơi nước ngưng tụ lại, sự nóng lên toàn cầu tăng lên khi mà lượng nước trong khí quyển tăng. 1.2 Khí Cacbon dioxit (CO2): Cacbon dioxit là sản phẩm của quá trình hô hấp và nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của thực vật. Do đó, khi nó ở trạng thái cân bằng thì sẽ không có vấn đề nào xảy ra. Bên cạnh đó, CO 2 được tạo ra từ sự phun trào núi lửa hoặc từ các hoạt động của con người như phá rừng, đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch. Từ khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu và sự tàn phá rừng của con người một cách chóng mặt thì hàm lượng khí CO 2 đã bắt đầu tăng nhanh. 1.3 Khí Metan (CH4) Khí CH 4 được giải phóng ra bầu khí quyển trong quá trình khai thác và vận chuyển than, khí đốt tự nhiên và dầu mỏ. Ngoài ra, nó còn được tạo ra trong quá trình phân hủy các chất thải trong các bãi chôn lấp, nông nghiệp, và đặc biệt là trồng lúa, tiêu hóa động vật nhai lại và quản lý phân bón kết hợp với chăn nuôi trong nước.CH 4 là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính hoạt động hơn rất nhiều so với CO 2 . CH 4 giữ nhiệt gấp 21 lần so với khí CO 2 . 1.4 Ôzôn (O3) Ôzôn có thể tìm thấy rất nhiều trong các chất tẩy rửa công nghiệp ngày nay. 1.5 Khí Dinito oxit (N2O) Một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh mẽ được tạo ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp, phân bón hữu cơ. Ngoài ra còn được sản xuất ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất sản xuất HNO 3 cũng như quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, đốt sinh khối,… Mỗi phân tử N 2 O bắt giữ nhiệt gấp 270 lần so với CO 2 . 1.6 Các chất khí khác Các chất khí trong họ CFC là hợp chất hữu cơ được tổng hợp hoàn toàn khi sản xuất công nghiệp và được sử dụng rộng rãi. Các chất khí trong họ CFC ngày nay đang được sử dụng rộng rãi trong các bình khí nén của máy lạnh, máy điều hòa không khí hay các loại bình xịt, đây là chất khí gây hiệu ứng nhà kính bắt nguồn chủ yếu từ hoạt động công nghiệp của con người. CFC chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng nó không đóng góp nhiều vào hiệu ứng nhà kính mà chủ yếu gây phá hủy tầng ô-zon mà thôi. Khí CO được thải ra ngoài khí quyển khi sản xuất công nghiệp, nhiên liệu chứa C nhưng được đốt không hoàn toàn. Nó tác động 1 cách gián tiếp đến bức xạ bằng cách nâng cao nồng độ khí CH 4 và O 3 . Trong bầu khí quyển, nó sẽ bị oxy hóa tạo thành CO 2 , làm tăng hàm lượng của CO 2 trong khí quyển. CO chỉ tồn tại trong khí quyển được vài tháng, chỉ có như thế thì nó sẽ tồn tại lâu hơn. 2. Tác động của con người gây ra “Hiệu ứng nhà kính” Theo cơ chế hoạt động của hiệu ứng nhà kính Trái Đất thì không chỉ thải khí, bụi mới làm tăng hiệu ứng nhà kính của Trái Đất mà việc phá rừng, lấn biển (rừng và biển đều có vai trò là hấp thụ nhiệt từ từ và tỏa nhiệt từ từ, bên cạnh đó nó còn có khả năng là hấp thụ khí cacbonic, nhả ôxi), thay đổi hệ thống thủy văn, xây dựng các đô thị, khu công nghiệp, … thì cũng gián tiếp làm tăng thêm hiệu ứng nhà kính. Từ khi bắt đầu của cuộc Cách mạng công nghiệp (260 trăm năm trước), chúng ta đã đốt nhiên liệu hóa thạch, than ban đầu, sau đó dầu và khí tự nhiên với số lượng lớn hơn nhiều so với trước đây. Nhiên liệu hóa thạch có chứa C đã được ẩn đi trong hàng triệu năm. Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ta lại thải ra một lượng CO 2 vào trong khí quyển, nhiều hơn so với chu kỳ C bình thường có thể quản lý và làm cho bầu không khí ấm dần lên. Than, dầu và khí tự nhiên được hình thành từ những thực vật đã sống hàng triệu năm trước đây. Chúng được lấp dưới cát, đá phấn hoặc các trầm tích khác. Dưới áp lực cao, một phần biến thành than. Các phần khác của thực vật kết hợp với hy-đrô thành dầu và khí tự nhiên. Bằng cách này, một lượng lớn C được giữ lại dưới đất cho đến khi con người bắt đầu khai thác mỏ và khoan xuống đất. Khi nhiên liệu hóa thạch bị đốt và cháy trong các nhà máy điện, các công xưởng, tòa nhà, ô-tô, và các động cơ khác, C được giải phóng. Ngày nay, thiên nhiên chỉ có thể hấp thụ một phần của lượng C tăng thêm đó. Phá rừng làm cho vấn đề hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng hơn, bởi vì đất bị để trống và C bị thải ra nhanh hơn nhiều so với lượng thực vật có thể tăng trưởng và hấp thụ C ở những nơi khác. Trong nông nghiệp cũng làm trầm trọng thêm vấn đề tại việc sử dụng đất. Ví dụ, khi số gia súc và bò tăng lên để sản xuất thêm nhiều thịt và sữa, khí nhà kính cũng thải nhiều hơn. Các con vật nhai lại thải ra CH 4 khi chúng tiêu hóa. Người ta cần sử dụng nhiều đất, đạm thực vật và năng lượng để nuôi động vật hơn là sản xuất thức ăn thực vật. PHẦN III. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH 1. Tác động tích cực Nếu không có hiệu ứng nhà kính, thì nhiệt độ trên Trái Đất sẽ chỉ là 15 o C – một nhiệt độ mà không phải bất kì sinh vật nào trên hành tinh này cũng có thể thích nghi được, nhưng nhờ có hiệu ứng nhà kính, mà nhiệt độ trên Trái Đất được nâng lên, tạo điều kiện thích hợp cho các sinh vật phát triển. Hiệu ứng nhà kính cững được các nhà khoa học sử dụng như một nguồn cung cấp năng lượng, bằng cách đặt các hộp thu phẳng trong các nhà kính, để hấp thu nhiệt lượng trong đó, nhiệt độ có thể đạt được trên 150 0 C, ứng dụng để đun nước, thiết bị sấy, bếp Mặt Trời Người ta thường trồng các loại hoa, rau quả trong các nhà kính, để nhờ hơi ấm trong đó mà cây cối có thể nhanh chóng đâm chồi, nảy lộc. 2. Tác động tiêu cực Bên cạnh những tác động tích cực, thì hiệu ứng nhà kính, hay nói chính xác hơn là những hoạt động làm tăng hàm lượng khí nhà kính trong khí quyển lên, đã tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực, mà cụ thể là làm cho Trái Đất nống dần lên kéo theo những hệ quả khôn lường như: 2.1 Băng ở hai cực tan chảy Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ Nam cực đang tăng lên nhanh hơn so với dự đoán, trong khi những tảng băng ở Bắc cực đang dần biến mất và Greenland (một vùng nằm ở Bắc cực) có thể nằm dưới nước biển trong tương lai không xa. Băng tại phía tây của Nam cực- nơi có lượng băng rất vững chắc, cũng đang dần tan chảy, làm mực nước biển tăng lên nhanh chóng. [...]... NO, NO 2 ngày càng gia tăng Về khí metan, loại khí gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ hai, hàm lượng khí này trong bầu khí quyển cũng đã tăng 158%, chủ yếu do các hoạt động của con người như khai thác các nhiên liệu hóa thạch và đổ các chất thải PHẦN V BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ GIẢM BỚT HẬU QUẢ CỦA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH Hiệu ứng nhà kính là một trong những vấn đề đang được thế giới quan tâm, nó gây ra những hậu quả... khí nhà kính 2.1 Trồng cây và bảo vệ rừng Rừng được ví là lá phổi xanh của Trái Đất và nó có vai trò rất quan trọng trong sự sống của nhân loại.Rừng có chức năng là cân bằng lượng khí CO 2 và khí O2 trong khi quyển Cây xanh và rừng có khả năng hấp thụ và làm giảm hàm lượng của khí CO 2 trong khí quyển.Vì vậy, rừng có thể hạn chế được hiệu ứng nhà kính và những hậu quả sinh thái do hiệu ứng nhà kính. .. Vì vậy, khi sử dụng năng lượng xanh sẽ giảm sự tạo ra của các khí nhà kính Nhiều người ủng hộ năng lượng tái tạo cho rằng càng sử dụng năng lượng xanh bao nhiêu thì hành tinh cua chúng ta sẽ “sống” lâu hơn bấy nhiêu 3 Một số biện pháp giảm thiểu hậu quả trước sự tăng lên của hiệu ứng nhà kính Trái Đất đối với Việt Nam Tăng hiệu ứng nhà kính của Trái Đất đã kéo theo biến đổi khí hậu và Việt Nam là một... nhiễm Từ đó cho ta thấy rằng, hiệu ứng nhà kính nhân loại làm cho khí hậu nóng dần lên, gây mất cân bằng sinh thái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các hoạt động sống toàn nhân loại chúng ta PHẦN IV THỰC TRẠNG Các nhà khoa học dự đoán rằng: Nếu cứ để nồng độ Carbon dioxit cứ tiếp tục tăng lên thì sau 100 năm nữa hoặc trong thời gian ngắn hơn, rất có thể hiệu ứng nhà kính có mức độ giống như thời... và bể chứa khí nhà kính của mình Các chính phủ phải thu thập thông tin về phát thải khí nhà kính, các chính sách cấp quốc gia và những thực hành, kinh nghiệm tốt nhất, khởi động chiến lược quốc gia để đối phó với phát thải nhà kính và thích ứng với những tác động đụ kiến bao gồm giúp đỡ các nước đang phát triển về mặt tài chính và kỹ thuật, hợp tác với nhau trong việc chuẩn bị để thích ứng với những... hoạch để ngăn chặn và giảm bớt hậu quả trước sự tăng lên của hiệu ứng nhà kính 1 Xây dựng kế hoạch để giảm các chất gây ô nhiễm môi trường – những chất làm tăng nhiệt độ của Trái Đất 1.1 Thực hiện các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu a Công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu: Trước những hiểm họa và thách thức lớn về hiệu ứng nhà kính, Liên Hợp Quốc cùng với Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới (WMO)... phải hứng chịu thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại,… Tính chất thất thường của nó gây ra những tổn thất to lớn cho người dân Việt Nam Vì vậy, Việt Nam cần có những biện pháp giảm thiểu hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra 3.1 Trồng cây xanh và bảo vệ rừng Giải pháp này rất quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính và điều hòa khí hậu, có những lợi ích trước mắt và lâu dài Nhà nước... dân 3.4 Nghiên cứu, phát triển ứng dụng nguồn năng lượng sạch: Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển năng lượng gió, thủy triều, Mặt Trời, sóng biển, sinh học để giải quyết thiếu điện, chất đốt nhằm giảm sự tăng lên của hiệu ứng nhà kính Trái Đất TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Vũ Tự Lập, Địa lí tự nhiên Việt Nam , Nhà xuất bản Đại học Sư phạm (năm 2007) 2 Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam... Kỳ và các nước tiên tiến khác đã có nhiều biện pháp để giảm khí nhà kính mà chủ yếu là giảm lượng khí thải từ xe máy nổ và các nhà máy kỹ nghệ 2.3 Sử dụng năng lượng xanh để giảm thiểu khí nhà kính Năng lượng xanh còn gọi là năng lượng tái tạo, năng lượng tái sinh hoặc năng lượng sạch Các loại năng lượng xanh mà ngày nay người ta thường đề cập đến là: năng lượng mặt trời, năng lượng sóng, năng lượng... Bộ trưởng môi trường của một trong 16 nước tham gia nghiên cứu, đã tới thăm Nam cực và chứng kiến công việc của các nhà khoa học Ông phát biểu: ”Từ những nơi hẻo lánh nhất của thế giới, tình trạng thay đổi khí hậu đang diễn ra nghiêm trọng Chúng ta cần phải hành động ngay” 2.2 Dòng hải lưu thay đổi Hiệu ứng nhà kính làm áp suất không khí tác dụng lên lục địa và biển giảm đi, dẫn tới sự biến thiên của . nay. Đề tài của nhóm chúng tôi sẻ trình bày về Hiệu ứng nhà kính. Thực hiện: Nhóm OF Trang 1 Đề tài: Hiệu ứng nhà kính Mục lục Mục lục 1 PHẦN I. KHÁI NIỆM HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH 1 1. Hiệu ứng nhà kính. chế của hiệu ứng nhà kính 2 PHẦN II. NGUYÊN NHÂN GÂY RA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH 3 1. Các khí nhà kính 3 2. Tác động của con người gây ra Hiệu ứng nhà kính 6 PHẦN III. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH. lên của hiệu ứng nhà kính Trái Đất đối với Việt Nam 14 Thực hiện: Nhóm OF Trang 1 Đề tài: Hiệu ứng nhà kính Thực hiện: Nhóm OF Trang 2 PHẦN I. KHÁI NIỆM HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH 1. Hiệu ứng nhà kính là

Ngày đăng: 20/04/2015, 07:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w