1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề hiệu ứng nhà kính

21 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 135 KB

Nội dung

Hiệu ứng nhà kính

1. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong khi xã hội ngày càng phát triển thì những nhu cầu của con người ngày càng được đẩy lên cao. Để đáp ứng những nhu cầu đó của mình, con người ra sức tàn phá thiên nhiên, hủy hoại môi trường bằng cách khai thác triệt để dẫn tới cạn kiệt các nguồn tài nguyên, phá hoại môi trường sinh thái, thải vào môi trường tất cả các rác thải trong sinh hoạt và của nền đại công nghiệp. Vì lẽ đó, môi trường ngày càng trở nên suy thoái và hiện nay đã ở mức báo động đối với con người. Hiệu ứng nhà kính với tác động tiêu cực là hiện tượng trái đất nóng lên, đó là một trong số những phản ứng của môi trường trước những hành vi thiếu ý thức của con người. Bởi nó tác động mãnh mẽ đến đời sống con người nên hiện nay, hiệu ứng nhà kính và đặc biệt là hiện tượng trái đất nóng lên đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học và hoạt động môi trường. Nhưng trong số chúng ta chưa phải ai cũng hiểu rõ bản chất của vấn đề này. Vì lẽ đó, mà tôi chọn đề tài: “ Ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên và các biện pháp hạn chế.” để làm đề tài nghiên cứu của mình. Và để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi đã tiến hành làm bài báo cáo tìm hiểu về sự nóng lên của trái đất và ảnh hưởng của nó tới các quốc gia trên thế giới nói chung và quốc gia Việt Nam nói riêng. Do điều kiện về thời gian cũng như một số điều kiện khác không cho phép nên tôi chỉ sử dụng được các tài liệu, sách giáo trình và các nguồn tài liệu từ các website nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót về số liệu hay những thông tin chưa được cập nhật đầy đủ và kịp thời. Mong thầy và các bạn có thể đóng góp ý kiến để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Mặt khác, thông qua bài báo cáo này tôi muốn góp một phần tiếng nói của mình vào vấn đề bảo vệ môi trường, hiện đang là vấn đề cấp bách đối với tất cả các quốc gia trên hành tinh. 1 1.2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu. Thấy được sự ảnh hưởng và tác động của hiện tưởng trái đất nóng lên ở các quốc gia trên thế giới nói chung và đồng thời ở Việt Nam. 1.2.2. Đối tượng nghiên cứu. Một số các quốc gia có khả năng ảnh hưởng lớn của hiện tượng trái đất nóng lên như: Việt Nam, phía tây Canađa, miền đông nước Nga, Hoa Kỳ, 1.2.3. Phạm vi nghiên cứu. Một quốc gia có khả năng ảnh hưởng của hiện tưởng trái đất nóng lên. 1.3. Phương pháp nghiên cứu. 1.3.1 Phương pháp thu thập thông tin. Thu thập sốliệu, thông tin theo phương pháp thứ cấp: các tài liệu có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu được công bố trên sách báo, trên mạng internet, 1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu. Phương pháp miêu tả: miêu tả ảnh hưởng của hiện tượng trái đất nóng lên, nguyên nhân xảy ra, dấu hiệu, tác động của hiện tượng đến các quốc gia trên thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. 2 2. NỘI DUNG. 2.1. Các khái niệm tổng quan a. Hiệu ứng nhà kính Theo các nhà khoa học, có 2 lại Hiệu ứng nhà kínhHiệu ứng nhà kính tự nhiên và Hiệu ứng nhà kính nhân tạo. Trong đó, Hiệu ứng nhà kính tự nhiên (hay còn gọi là Hiệu ứng nhà kính khí quyển) là hiện tượng trong khí quyển tầng thấp (Đối lưu) tồn tại một lớp khí chỉ cho bức xạ sóng ngắn xuyên qua và giữ lại bức xạ nhiệt của mặt đất dưới dạng sóng dài, nhờ đó bề mặt trái đất luôn có một nhiệt độ thích hợp đảm bảo duy trì sự sống trên trái đất. Như vậy có thể thấy rằng Hiệu ứng nhà kính tự nhiên là rất cần thiết cho Trái đất. Tuy nhiên, trong khoảng 100 năm nay con người tác động mạnh vào sự cân bằng nhạy cảm này giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời. Sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm lại đây (điôxít cacbon tăng 20%, mêtan tăng 90%) đã làm tăng nhiệt độ trái đất 2 o C. Hiện tượng này là “hiệu ứng nhà kính nhân tạo” (hay Hiệu ứng nhà kính gia tăng). b. Hiện tượng Trái đất nóng lên Trái đất nóng lên là hiện tượng tăng lên về nhiệt độ trung bình của lớp không khí gần bề mặt trái đất và các đại dương mà góp phần gây nên những sự thay đổi về mô hình khí hậu toàn cầu. Trái đất nóng lên cũng có thể do các nguyên nhân tự nhiên và các hoạt động của con người gây nên. Nhưng trong cách dùng phổ biến hiện nay của cụm từ “Trái đất nóng lên” thì đây là hiện tượng do sự phát thải quá mức các khí nhà kính trong các hoạt động của con người gây nên. 3 2.2. Các dấu hiệu của Hiện tượng Trái đất nóng lên 2.2.1. Sự thay đổi nhiệt độ Trên bình diện toàn cầu, nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng lên 0,7 o C trên bề mặt, một tốc độ tăng nhiệt độ chưa từng thấy trong vòng 100.000 năm qua. Vào mùa xuân, ở Bắc cực, băng tan sớm hơn 9 ngày so với 150 năm trước, và hiện nay, tuyết đóng băng muộn hơn 10 ngày. Những năm 1990 là thập kỷ nóng nhất kể từ giữa những năm 1800. Các năm nóng nhất được ghi nhận đó là năm 1998, 2002, 2003, 2001 và 1997. Báo cáo Đánh giá đa quốc gia về tác động khí hậu ở Bắc cực (ACIA) gần đây đã kết luận, trong 50 năm qua, Alaska, phía tây Canađa, và miền đông nước Nga, nhiệt độ trung bình đã tăng từ 3 – 4 o C. Mức tăng này gần gấp hai lần mức trung bình toàn cầu. Ở Barrow, Alaska (thành phố ở cực bắc của Hoa Kỳ), nhiệt độ trung bình tăng từ 2,5 đến 3 o C trong vòng 30 năm. Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) dự báo, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,6 đến 5,5 o C vào cuối thập kỷ. Hơn một triệu năm qua, Trái đất đã dao động giữa thời kỳ nóng và lạnh hơn. Mọi người cho rằng những thay đổi này diễn ra trong vòng gần 100 000 năm là do ánh nắng mặt trời. Lượng ánh nắng mặt trời của Trái đất lệ thuộc vào quỹ đạo Trái đất và sự định hướng thiên văn. Thế nhưng, các biến đổi hiện nay còn diễn ra nhanh hơn trước đây và các nhà khoa học hy vọng, những biến đổi này có thể cho chúng ta biết nhiều hơn về hiện trạng của biến đổi khí hậu. Trong thời kỳ băng hà, khoảng từ 70.000 đến 11.500 năm trước, băng bao phủ nhiều nơi ở Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng các biến đổi khí hậu đột ngột, đôi khi mạnh mẽ cũng diễn ra trong thời kỳ này. Các lõi băng ở Greenland cho thấy chỉ trong 10 năm nhiệt độ bề mặt của khu vực này tăng 9 o C. 2.2.2. Sự thay đổi lượng mưa và các cơn bão Các mô hình khí hậu dự báo, nóng lên toàn cầu có thể khiến cho các điều kiện thời tiết bất thường xảy ra thường xuyên hơn. Sự xuất hiện của những cơn bão xoáy cường độ mạnh diễn ra phổ biến hơn. 4 Nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Công nghệ Gioócgia (Mỹ), vừa được công bố trên Tạp chí "Khoa học", cho thấy hiện tượng Trái Đất nóng lên có thể là nguyên nhân làm xuất hiện ngày càng nhiều những trận bão, lốc có sức tàn phá khổng lồ như cơn bão Katrina năm 2005 Theo nghiên cứu này, những cơn bão, lốc xoáy, như con bão Katrina chỉ hình thành khi nhiệt độ của đại dương vượt quá 26 o C. Trái Đất nóng lên đã làm các đại dương ấm lên trong nhiều thập kỷ qua, khiến các trận bão, lốc xoáy mạnh có sức tàn phá khổng lồ ngày càng trở nên phổ biến. 2.2.3. Sự thay đổi mực nước biển Sự gia tăng của mực nước biển và sụt giảm lượng tuyết cũng là một dấu hiệu rất đặc trưng cho thấy khí hậu trái đất đang biến đổi, mà cụ thể ở đây là nhiệt độ đang tăng lên. Mực nước biển toàn cầu đang tăng khoảng 1,5 mm mỗi năm và đã tăng khoảng 20 cm kể từ cuối những năm 1800. Theo một nghiên cứu quốc tế kéo dài 3 năm, băng quanh Bắc Cực đã giảm 7,4% trong vòng 25 năm qua. Dự đoán tới cuối thế kỷ này, sự ấm hoá toàn cầu sẽ làm tan chảy 80% mũ băng ở nơi đây trong mùa hè. Theo Giáo sư Ola Johannessen, người Na Uy, tác giả chính của bản báo cáo do Uỷ ban châu Âu tài trợ, vào cuối thế kỷ 21, biển Barents ở phía bắc của Nga và Na Uy có lẽ sẽ không còn băng thậm chí là trong mùa đông. Theo báo cáo, sự mỏng đi gần đây của mũ băng Bắc Cực liên quan tới việc con người thải ra các loại khí nhà kính chẳng hạn như carbon dioxide. Tuy nhiên, hiện tượng tương tự từ năm 1920 tới 1940 là do khí hậu tự nhiên thay đổi chẳng hạn như các dòng đại dương và gió, chứ không phải sự gia tăng khí nhà kính. Johannessen nhận xét nghiên cứu mới này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy mũi băng Bắc Cực ngày càng mỏng dần. Khí thải từ ôtô và nhà máy là thủ phạm chính. Theo các chuyên gia khí hậu, sự gia tăng nhiệt độ ở vùng cực nhanh hơn so với các khu vực khác. Khối lượng lớn nước ngọt được lưu giữ ở nhiều sông băng đang tan trên thế giới. Khi Vườn quốc gia Glacier của Montana được thành lập vào 1910, nó chứa 5 khoảng 150 sông băng, thì hiện nay, các sông băng bị thu hẹp rất nhiều, còn chưa đến 30 sông băng. Các sông băng nhiệt đới thậm chí còn trong tình trạng bất ổn nhiều hơn. Theo tài liệu thì tuyết ở đỉnh núi Kilimanjaro, Tanzania cao 5.895m đã tan khoảng 80% từ năm 1912 và có thể sẽ biến mất vào 2020. Báo cáo 2001 của IPCC dự báo mực nước biển có thể sẽ tăng từ 10 đến 89cm vào cuối thế kỷ này. Mực nước biển tăng có thể có các ảnh hưởng lớn tới cư dân ven biển. Mực nước biển tăng 50 cm ở các khu vực ven biển sẽ lấn bờ biển sâu vào đất liền tới 50m . Hệ thống tuần hoàn đại dương được coi như vành đai đại dương, điều hoà nhiệt độ toàn cầu bằng cách di chuyển nhiệt từ vùng nhiệt đới đi khắp toàn cầu. Nóng lên toàn cầu có thể làm thay đổi sự cân bằng của hệ thống này, chẳng hạn dòng nước ngọt từ các chỏm băng tan tạo ra sự thay đổi nhanh bất ngờ. 2.3. Sự biến đổi khí hậu trong tương lai Theo một nghiên cứu mới của nhóm các nhà xây dựng mô hình khí hậu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NCAR), trong thế kỷ 21 Trái đất sẽ ấm hơn và mực nước biển dâng cao hơn. Nghiên cứu lập mô hình xác định mức độ liên quan giữa mực nước biển dâng cao với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu mà chúng ta gây ra vào thế kỷ 21 cho thấy, cho dù không có loại khí nhà kính nào được bổ sung thêm vào trong khí quyển thì nhiệt độ trung bình của không khí vẫn sẽ tăng khoảng 0,5 o C và mực nước biển toàn cầu sẽ dâng cao thêm 11cm chỉ riêng do tăng nhiệt độ vào năm 2100. Nhiệt độ tăng 0,5 o C giống với những kết quả quan trắc được vào cuối thế kỷ 20, thế nhưng dự kiến mực nước biển tăng hơn hai lần là 5cm vào nửa cuối của thế kỷ trước. Những con số này không tính đến khối lượng nước ngọt tăng do dải băng và sông băng tan ít ra cũng có thể làm tăng mực nước biển lên hai lần chỉ riêng do tăng nhiệt độ gây ra. Trong các mô hình nghiên cứu sự tuần hoàn nhiệt ở Bắc Đại Tây Dương đang làm cho châu Âu nóng lên do quá trình truyền nhiệt từ các vùng nhiệt đới đang suy yếu dần trong các mô hình nghiên cứu. Nhưng dù sao, cùng với những phần 6 còn lại của hành tinh, châu Âu nóng lên vì ảnh hưởng quá mạnh của các khí nhà kính. Dù nhiệt độ tăng cho thấy những dấu hiệu của sự ổn định trong 100 năm qua, song nước biển vẫn tiếp tục ấm và giãn nở, khiến cho mực nước biển trên toàn cầu tăng không ngừng. Ngoài ra, các nhà khoa học còn so sánh các kịch bản khí hậu có thể xảy ra trong hai mô hình của thế kỷ 21 trong đó các khí nhà kính vẫn tiếp tục tăng lên trong khí quyển với tốc độ thấp, trung bình hoặc cao. Kịch bản xấu nhất dự kiến là nhiệt độ trung bình tăng từ 2–11 o C và mực nước biển dâng cao do tăng nhiệt độ là 30 cm vào cuối thế kỷ này. 2.4. Tác hại của hiện tượng Trái đất nóng lên. 2.4.1. Hạn hán, mất mùa và nạn đói. Do khí hậu nóng bức, hạn hán kéo dài các vùng khô cằn và nửa khô cằn trên trái đất do thiếu mưa nay càng mở rộng thêm. Châu phi là lục địa có diện tích khô hạn lớn nhất, ngoài những hoang mạc tự nhiên, còn có một khu vực rộng lớn gấp đôi nằm vắt ngang các chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. Vùng này chiếm diện tích đến 1/3 diện tích trái đất mà trong đó 70%(khoảng 3.6 tỉ ha) đất dã bị thoái hóa và con số này bằng gấp 3 lần diện tích châu Âu. Do hạn hán và thiếu nước vào giữa những năm 1980 đã có khoảng 3 triệu người ở vùng sa mạc Sahara bị chết khát Sự gia tăng nhiệt độ trái đất cũng sẽ làm cho các đồng cỏ trở nên thiếu nước, khô cằn do đó ảnh hưởng tới các ngành chăn nuôi sản xuất thịt, sữa và len. Mực nước biển tăng lên làm cho diện tích trồng trọt bị nhiễm mặn cũng tăng lên với diện rộng làm cho sản lượng nông nghiệp giảm đi do diện tích đất canh tác bị thu hẹp lại. Theo những phân tích gần đây của IPCC về biến đổi khí hậu đã cho thấy rằng trong nửa thế kỉ nữa, với sự tiếp tục gia tăng nhiệt độ trên hành tinh thì đến đầu năm 2060, mặc dù ở các nước tiến tiến năng suất nông nghiệp có thể tăng lên một ít, nhưng nhìn chung toàn thế giới tổng sản lượng nông nghiệp sẽ bị giảm đi 5% và những nước đang phát triển phải gánh chịu hậu quả nhiều hơn cả. 7 Tổ chức nông lương thế giới (FAO) cho biết, những mối đe doạ do biến đổi khí hậu làm tăng số người đói trên thế giới do diện tích đất canh tác màu mỡ ở những nước đang phát triển giảm. Trong số 40 quốc gia nghèo đang phát triển, với tổng dân số khoảng 2 tỷ người thì có 450 triệu người thiếu ăn.Thiệt hại sản xuất do biến đổi khí hậu có thể làm tăng nhanh số người đói, gây trở ngại lớn cho hoạt động chống đói nghèo và mất an ninh lương thực 2.4.2.Sự suy thoái đa dạng sinh học Nhiệt độ Trái đất tăng cao đang phá vỡ hệ thống khí hậu, gây ra những thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa trong các khu vực, đe doạ giảm đa dạng sinh học, số lượng loài và đa dạng nguồn gen. Sự biến đổi khí hậu đã buộc các sinh vật phải thay đổi để thích nghi với môi trường sống bằng cách thay đổi chu kỳ sinh trưởng hoặc phát triển đặc điểm thích nghi mới trên cơ thể như hiện tượng biến đổi gen Các ảnh hưởng quan sát được gần đây cho thấy: Nhiệt độ tăng kéo dài kết hợp với hiện tượng El nino làm nhiệt độ nước biển ấm lên gây hiện tượng tẩy trắng san hô và là nguyên nhân gây chết trên diện rộng các dải san hô ngầm từ vùng biển Australia đến Caribbean. Nhiều loài khác sẽ phải đương đầu với những thách thức bất thường. Ví dụ, giới tính của rùa biển mới sinh phụ thuộc vào nhiệt độ; khi nhiệt độ nóng lên số lượng rùa cái sinh ra sẽ tăng so với số lượng rùa đực. Những loài không có khả năng thích nghi với những biến đổi khí hậu có nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo ước tính, khoảng một triệu loài có nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu, bao gồm cả loài thằn lằn rừng ở Boyd và loài cây Sebifera Virola ở Brazil. Gần đây, các loài cóc vàng và ếch cơ đã hoàn toàn biến mất và chúng được coi là những nạn nhân đầu tiên của hiện tượng biến đổi khí hậu. Hiện tượng mùa xuân đến sớm đã được ghi nhận tại hầu hết các lục địa và tất cả các đại dương. Sự thay đổi thời gian này rất quan trọng bởi rất nhiều loài động thực vật kết hợp nhiệt độ và độ dài của ngày như là dấu hiệu bắt đầu những 8 thay đổi trong chu kì sống liên quan đến việc sinh sản. Ví dụ, nhiệt độ mùa xuân tăng cao ảnh hưởng đến thời điểm đâm chồi của cây cối, lột xác của côn trùng và thời điểm kết bạn của động vật. Bên cạnh đó, tác động qua lại giữa động vật và thực vật như thụ phấn, phát tán hạt phụ thuộc vào sự kết hợp đồng thời giữa các loài và các loài thì lại phụ thuộc vào những loại thức ăn nhất định trong một thời điểm nhất định. Hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến nhiệt độ tăng cao, phá vỡ những thời điểm này, khiến cho chu kì sống của các loài không đồng bộ với nhau. Bởi thế, các con vật có thể không kiếm đủ thức ăn để nuôi con. Hiện tại, ở Bắc Cực có khoảng 9 loài chim đến làm tổ muộn trung bình là 9 ngày và đẻ trứng muộn 2 ngày so với bình thường. Hiện tượng chuyển vùng phân bố lên phía bắc của các loài chim ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã được ghi nhận trong hơn 50 năm qua. Theo dõi 9 trong số 27 loài chim ở Bắc Mỹ cũng cho thấy, những loài chim này đã dịch chuyển vùng phân bố từ phía nam lên phía bắc trong hơn 26 năm. Những loài này bao gồm: bồ câu Inca, chim chích cánh xanh, chim chích Kentucky, chim chích có mào và chim bắt ruồi cánh xanh. Một xu hướng tương tự cũng đã được ghi nhận tại Anh. Trong khoảng thời gian 30-100 năm trở lại đây, 34 trong số 52 loài bướm ở Châu Âu thường có mặt tại phía nam đã mở rộng phạm vi phân bố lên phía bắc, một loài bướm chuyển xuống phía nam còn 17 loài còn lại giữ nguyên vùng phân bố. Hiện nay, loài gấu Bắc Cực đang phải đối mặt với những hiểm họa chưa từng thấy trong suốt tiến trình lịch sử hiện đại của loài này. Viễn cảnh thay đổi khí hậu được đưa ra gần đây dựa trên dữ liệu về xu hướng biến động của thời tiết dự đoán rằng, khí hậu vùng cực bắc sẽ có nhiều thay đổi lớn trong những thập kỉ tới. Gấu Bắc Cực có số lượng không nhiều, tỉ lệ sinh sản thấp nên khả năng duy trì nòi giống của chúng bị hạn chế; sự phát triển số lượng cá thể của chúng cũng rất thấp. Tuổi thọ cao bù đắp lại khả năng sinh sản thấp của chúng nhưng hiện tượng băng tan khiến chúng gặp nhiều khó khăn trong việc săn hải 9 cẩu - nguồn thức ăn chính của chúng. Các nhân tố con người như săn bắn, khoan dầu và hoạt động hàng hải cũng tác động ngày càng nhiều tới gấu Bắc Cực. Các loài lưỡng cư đang giảm đi với tốc độ chưa từng có. Rất nhiều loài động vật lưỡng cư đang trên bờ vực tuyệt chủng với 427 loài trong tình trạng nguy cấp (chiếm 7,4% tổng số loài) so với 179 loài chim (chiếm 1,8%) và 184 loài thú. Khí hậu toàn cầu ấm lên góp phần làm lây lan dịch bệnh do nó đẩy mạnh quá trình phát triển và phát tán của mầm bệnh, giảm bớt thời gian ngủ đông trong chu kì hoạt động của mầm bệnh và thay đổi khả năng nhiễm bệnh. Ở Rocky Mountain, Mỹ, có một loại bệnh đã mở rộng phạm vi lây nhiễm do khí hậu ấm lên. Loài bọ thông cánh cứng đã góp phần phá huỷ rất nhiều khu rừng do chúng gieo rắc một loại nấm có thể làm chết cây. Khí hậu ấm lên làm thay đổi chu kì sống của bọ thông khiến chúng chỉ mất 1 năm để cho ra đời một thế hệ mới thay vì 2 năm như trước kia làm gia tăng số lượng loài và phá hoại nhiều cây hơn Lượng mưa thay đổi ở những khu vực khô hạn vùng tây nam nước Mỹ khiến nhiều vùng đồng cỏ khô hạn biến thành các vùng cây bụi sa mạc, làm tuyệt chủng cục bộ một số loài vốn chỉ thích nghi với khí hậu khô hạn. Trong đó, 2 loài gặm nhấm chuyên ăn hạt cây và 2 loài kiến lá trước đây vô cùng đông đúc thì nay cũng đã suy giảm số lượng và biến mất khỏi khu vực Đông Nam Arizona. Một loài khác, loài chuột Dipodomys spectablilis là một loài vật quan trọng và sự biến mất của chúng ảnh hưởng đến số lượng các loài khác như thằn lằn, cú hang và rắn đuôi chuông. Một vài loài chuột túi ở miền tây nước Mỹ đang bị đe doạ hoặc có nguy cơ tuyệt chủng nếu có sự thay đổi về thực vật trong môi trường sống nhỏ hẹp của chúng. 2.4.3. Cường độ bão mạnh lên. Khí hậu nóng lên có thể làm tăng nhiệt độ bề mặt các đại dương và khiến cho cường độ các cơn bão trở nên mạnh hơn. Đó là kết quả một cuộc nghiên cứu khoa học do 2 giáo sư về thời tiết và khí quyển Michael Mann và Kerry 10 [...]... hành, mới được công bố tại Mỹ hôm 31-5, ngay trước mùa bão 2006 Nghiên cứu này nhằm chứng tỏ mối quan hệ chặt chẽ giữa cường độ một cơn bão với sự nóng lên của bầu khí quyển do hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây ra Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh sự thay đổi nhiệt độ không phải là nguyên nhân duy nhất Hai nhà khoa học đều chỉ ra rằng mối quan hệ lịch sử đó đã tồn tại từ thế kỷ 19 Chuyên gia thời tiết... ArticleID=152110&ChannelID=17 6 Bắc cực - Bằng chứng của sự nóng lên toàn cầu, http://vietnamnet.vn/khoahoc/moitruong/2005/11/513965/ 7 Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia, http://vst.vista.gov.vn/home 8 http://vietbao.vn/Khoa-hoc/ 9 http://en.wikipedia.org/wiki/Global_warming 10.http://en.wikipedia.org/wiki/Greenhouse_effect 11.http://en.wikipedia.org/wiki/Climate_change 12 .Hiệu ứng nhà kính http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?... khí hậu, http://www.laxanhvn.com/blog/2007/10/16/90/ 17 .Hiệu ứng nhà kính là gì?, http://sinh.hnue.edu.vn/mod.php?mod=publisher&op=viewarticle&artid=687 19 18.Ấm lên toàn cầu: Giờ G đã điểm http://www.tiasang.com.vn/news?id=1718 19.http://bkhcm.info/forums/showthread.php?t=6183 MỤC LỤC 20 Trang 1 Mở đầu 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên... sinh như muỗi, ve sinh sôi, phát triển, nguyên nhân phát tán bệnh tiêu chảy cũng như sự biến động các mùa và mở rộng khu vực thụ phấn hoa gây bệnh dị ứng Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn làm gia tăng các đợt nắng nóng Trong những thập kỷ tới, những vấn đề về sức khoẻ có thể sẽ gia tăng cùng với số người nghèo đói và suy dinh dưỡng Theo dự đoán, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 3-5 oC, mỗi năm trên thế giới... Sahara có thể tiến xa hơn nữa về phía hai đầu trái đất, có lẽ hàng trăm dặm” 2.4.5 Ảnh hưởng tới nguồn nước sạch và sức khỏe con người Sốt rét, dịch tả, suy dinh dưỡng, say nắng và dị ứng phấn hoa chỉ là một số ít trong những vấn về sức khoẻ mà con người phải đối mặt khi nhiệt độ Trái Đất ấm dần lên Đây là dự báo của các chuyên gia Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu trong một báo cáo tại hội nghị ở... 35.000 người đã chết trong hai tuần đầu tháng 8 Chỉ riêng ở Pháp, có thêm gần 15.000 người đã chết khi nhiệt độ tăng cao Các chuyên gia khẳng định nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng này là những vấn đề về tim mạch ở những người lớn tuổi, trở nên xấu đi do cái nóng khắc nghiệt Khi nhiệt độ cao, chúng ta đổ mồ hôi để chống lại cái nóng Trong suốt quá trình đó, máu được đưa tới da, nơi nhiệt độ mát... khai thác nước lớn hơn 20%, và tới năm 2025 khoảng 60% sẽ sống trong các quốc gia được coi là thiếu nước chỉ vì nguyên nhân gia tăng dân số Nhiệt độ cao sẽ làm tình hình xấu đi Tuy nhiên, biện pháp thích ứng thông qua thực hiện quản lý nước có thể giảm thiểu tác hại Mặc dù biến đổi khí hậu chỉ là một nhân tố gây thiếu nước trong bối cảnh dân số toàn cầu tăng nhưng rõ ràng nó là nhân tố quan trọng Các bối... trọng đối với dinh dưỡng, sức khỏe và giáo dục Trong đó người nghèo sẽ phải chịu nguy cơ gấp đôi Khả năng những người này sinh sống ở những vùng dễ ngập lụt là cao hơn, song khả năng sống trong những ngôi nhà kiên cố, vững chắc thì thấp hơn 2.6 Các biện pháp làm giảm thiểu hiện tượng Trái đất nóng lên Theo diễn đàn sinh viên bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, có 7 cách chủ yếu để làm giảm thiểu hiện tượng... nóng lên như sau: * Giảm dùng, tái sử dụng, tái chế Điều đó sẽ giúp giảm lượng rác thải, không những thế nó còn tiết kiệm chi phí cho bạn Và khi có thể hãy giảm lượng rác thải, tái chế giấy, nhựa, báo, kính và những lon hộp bằng nhôm Bằng cách tái chế một nửa lượng rác thải sinh hoạt, bạn có thể giảm được gần 1 tấn chất CO2 khỏi môi trường hàng năm * Đổi bóng đèn Bất cứ ở đâu, hãy dùng đèn huỳnh quang... của nó * Khuyến khích người khác cùng bảo vệ Hãy tuyên truyền, chia sẻ thông tin về cách tái chế và bảo tồn nhiên liệu với bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp, đồng thời đưa ra những cơ hội khuyến khích các nhà chức trách một cách công khai để thiết lập những chương trình và chính sách có lợi cho môi trường” (http://bkhcm.info/forums/showthread.php?t=6183) 17 3 KẾT LUẬN Sự biến đổi khí hậu toàn cầu, trái . nước Nga, nhiệt độ trung bình đã tăng từ 3 – 4 o C. Mức tăng này gần gấp hai lần mức trung bình toàn cầu. Ở Barrow, Alaska (thành phố ở cực bắc của Hoa Kỳ), nhiệt độ trung bình tăng từ 2,5. ra, dấu hiệu, tác động của hiện tượng đến các quốc gia trên thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. 2 2. NỘI DUNG. 2.1. Các khái niệm tổng quan a. Hiệu ứng nhà kính Theo các nhà khoa. này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy mũi băng Bắc Cực ngày càng mỏng dần. Khí thải từ ôtô và nhà máy là thủ phạm chính. Theo các chuyên gia khí hậu, sự gia tăng nhiệt độ ở vùng cực nhanh

Ngày đăng: 06/05/2014, 09:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w