1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp tỉnh Tuyên Quang

30 901 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 251,5 KB

Nội dung

Vì vậy em trọn đề tài : “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp tỉnh Tuyên Quang”.Mong có thể nghiên cứu phần nào và rút ra điểm mạnh yếu cũng như cơhội và thách thức trong cơ cấu

Trang 1

MôC LôC

4.Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2010, UBND tỉnh Tuyên Quang, 12/2009 29

Trang 2

và phức tạp cả về lý luận và thực tiễn.Vì vậy, để có một cơ cấu kinh tế hợp lýđòi hỏi chúng ta phải có nhận thức và quan điểm đúng đắn về vấn đề này.Đặcbiệt trong ngành công nghiệp cần có cơ cấu hợp lý giữa khai thác, chế biến vàsản xuất Chúng ta cần nâng cao và đảm bảo tỷ trong của công nghiệp chếbiến và sản xuất để đảm bảo tính bền vững cho nền kinh tế cần giữ côngnghiệp khai thác ở một mức độ hợp lý để tránh ô nhiễm môi trường cũng nhưđảm bảo tài nguyên không tái sinh sử dung cho tương lai

Qua nghiên cứu, học hỏi từ các thầy cô và các bạn cùng với những tàiliệu đáng tin cậy, bài viết này sẽ trình bày những vấn đề cơ bản nhất về cơ cấungành công nghiệp, thực trạng cũng như giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơcấu công nghiêp tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới

Lý do chọn đề tài: Tuyên Quang là một tỉnh miền núi đang trên con đường

mở cửa và phát triển, hội nhập với cả nước Tuy được nhiều ưu đãi từ thiênnhiên và sự giúp đỡ phát triển từ trung ương nhưng Tuyên Quang vẫn chưathực sự trở mình phát triển Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chưa mạnh, cóthể nói là chận trong nhưng năm qua Quá trình Công nghiệp hoá – Hiên đạihoá vẫn chua sử dụng hết tiềm năng sức lực của mình

Trang 3

Vì vậy em trọn đề tài : “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp tỉnh Tuyên Quang”.

Mong có thể nghiên cứu phần nào và rút ra điểm mạnh yếu cũng như cơhội và thách thức trong cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh để khi có cơ hội có thểgiúp Tuyên Quang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nghành công nghiệp,giúp Tuyên Quang phát huy hết tiềm năng của mình để phát triển bền, mạnh,vững nền kinh tế tỉnh

Trang 4

1.1.1 Cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế là cấu trúc bên trong của nền kinh tế.Nó bao gồm cácyếu tố,các bộ phận cấu thành nên nền kinh tế quốc dân và các mối quan hệ tỷ

lệ hữu cơ của các bộ phận trong điều kiện thời gian và không gian nhất định

* Nội hàm của cơ cấu kinh tế (phân chia cơ cấu kinh tế theo các tiêu chí):Nhìn dưới góc độ phân công lao động xã hội thì có cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấungành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa cácngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thểnền kinh tế

Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xãhội chungcủa nền kinh tế và trình độ phát triển chung của lực lượng sản xuất Khi phântích cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia người ta thường phân chia thành 3ngành chính:

(1) Ngành nông nghiệp,trong ngành nông nghiệp có 3 ngành nhỏ là nôngnghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp

(2) Ngành công nghiệp bao gồm công nghiệp và xây dựng

(3) Ngành dịch vụ lai bao gồm ngành thương mại,bưu điện,du lịch,…

Nhìn dưới góc độ không gian lảnh thổ thì có cơ cấu vùng kinh tế

Căn cứ vào tính chất : Khu vực thành thị

Khu vực nông thôn

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên,địa lý:Viêt Nam chia thành 8 vùng kinh

tế trong đó có các vùng kinh tế trọng điểm và chuyên môn hóa (Miềm núiTây Bắc bộ,miền núi Đông Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Trung

Trang 5

Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ,đồng bằng sôngCữu Long).

Nhìn dưới góc độ xã hội hóa tư liệu sản xuất thì có cơ cấu thành phần kinh tế.Khi phân tích cơ cấu thành phần kinh tế người ta thường chia thành 2 khuvực,đó là :

Khu vực nhà nước

Khu vực tư nhân

Nhìn dưới góc độ vòng luân chuyển của nền kinh tế thì có cớ cấu khuvực thể chế

Chia thành 5 khu vực: Khu vực hộ gia đình;

Khu vực phi tài chính

Khu vực tài chính

Khu vực nhà nước

Khu vực vô vị lợi

Nhìn dưới góc độ tích lũy và tiêu dung thì có cớ cấu tái sản xuất

Nhìn dưới góc độ xuất nhập khẩu thì có cơ cấu thương mại quôc tế.1.1.2 Khái niệm cơ cấu kinh tế công nghiệp

Cơ cấu kinh tế công nghiệp là gồm các nhóm ngành kinh tế côngnghiệp, kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau nằm trên toàn lãnh thổ của mộtquốc gia cấu thành nền kinh tế của quốc gia đó

1.2 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế công nghiệp

1.2.1.Tính lịch sử nhất định

Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với sự thay đổi không ngừngcủa lực lượng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và đặc điểm chính trị, xã hội củatừng thời kì Cơ cấu kinh tế được hình thành khi quan hệ ngành, lĩnh vực, bộphận kinh tế được xác lập một cách cân đối và sự phân công lao động diễn ramột cách hợp lý

Trang 6

Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất là xu hướng phổ biếncủa mọi quốc gia Song mối quan hệ giữa con người với con người, con ngườivới tự nhiên trong quá trình tái sản xuất mở rộng ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗiquốc gia lại có sự khác nhau Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan hệ sảnxuất, bởi các đặc trưng văn hoá xã hội, bởi các yếu tố lịch sử của mỗi dân tộc.Các nước có hình thái kinh tế-xã hội giống nhau, song có sự khác nhau tronghình thành cơ cấu kinh tế, vì điều kiện kinh tế, xã hội và quan điểm chiếnlược mỗi nước khác nhau

1.2.2 Tính khách quan

Nền kinh tế có sự phân công lao động, có các ngành, lĩnh vực, bộ phậnkinh tế và sự phát triển của lực lượng sản xuất nhất định sẽ hình thành một cơcấu kinh tế với tỉ lệ cân đối tương ứng với các bộ phận, tỉ lệ đó được thay đổithường xuyên và tự giác theo quá trình diễn biến khách quan của nhu cầu xãhội và khả năng đáp ứng nhu cầu đó Cơ cấu kinh tế là biểu hiện tóm tắt, côđọng nội dung chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của từng giai đoạn pháttriển nhất định Nhưng không vì thế mà áp đặt chủ quan, tự đặt cho các ngànhnhững tỉ lệ và vị trí trái ngược với yêu cầu và xu thế phát triển của xã hội.Mọi sự áp đặt chủ quan, nóng vộinhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế theo ý muốn,thường dẫn đến tai hoạ không nhỏ, bởi sai lầm về cơ cấu kinh tế là sai lầmchiến lược, khó khắc phục, hậu quả lâu dài

1.2.3.Tính luôn vận động

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành gắn liền với sự phát triển các yếu

tố về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuát và sự phát triển quan hệ kinh tế thịtrường Chính vì các yếu tố cấu thành nền kinh tế thường xuyên biến độngnên cơ cấu thường không ổn định Nó luôn biến đổi cả chất và lượng Bảnthân kinh tế, nếu quá nhấn mạnh tính ổn định thì dẫn đến trì trệ, bảo thủ, lạchậu; nếu quá coi trọng biến đổi cấu trúc thì sẽ rơi vào chủ quan nóng vội, dẫn

Trang 7

tới khủng hoảng Do vậy, cần có nhận thức đúng đắn, hợp lý về tính vận độngcủa chuyển dịch cơ cấu ngành

Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng: gồm 29 ngành, chia 3 nhóm ngành

- Công nghiệp chế biến

- Công nghiệp khai thác

- Công nghiệp sản xuất

Nhóm ngành công nghiệp khai thác và chế biến chiếm tỷ trọng và giá trịlớn Chủ yếu chỉ dựa vào tài nguyên thô, sản phẩm là hàng gia công và phảiqua nhiều trung gian, do đó, khi nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng,ngay lập tức ngành công nghiệp trong nước bị ảnh hưởng một cách rõ rệt.Chưa có nền tảng vững chắc: Chưa khai thác được lợi thế cạnh tranhthông qua xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

để hình thành chuỗi giá trị gia tăng lớn Tỷ lệ nội địa hóa còn thấp, nguyênvật liệu cho nhiều ngành có thế mạnh xuất khẩu như dệt may, da giầy, sảnphẩm gỗ phải nhập khẩu rất nhiều

1.3 Nội dung của cơ cấu ngành và nội bộ ngành kinh tế công nghiệp

Thứ nhất đó là số lượng các ngành kinh tế: số lượng các ngành kinh tếthường không cố định, nó luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phâncông lao động xã hội Nhà kinh tế học Collin Class căn cứ vào tính chấtchuyên môn hóa của sản xuất đã chia thành 3 nhóm ngành:

- Khai thác tài nguyên thiên nhiên

- Công nghiệp chế biến

- Sản xuất

Nguyên tắc phân ngành được xuất phát từ tính chất phân công lao động

xã hội, biểu hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của cácngành trong quá trình tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ

Trang 8

Thứ hai, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ giữa cácngành vơi nhau Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng.Mặt số lượng thể hiện ở mặt tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh

tế quốc dân còn mặt chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từngngành và tính chất của sự tác độngqua lại giữa các ngành với nhau Sự tácđộng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, thuận chiều hoặc ngược chiều

1.4 Chuyển dich cơ cấu kinh tế công nghiệp

1.4.1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp là sự thay đổi về số lượng, tỷtrọng của các ngành, nhóm ngành, và sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan

hệ trong nội bộ cơ cấu ngành

Nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phùhợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ xung cơ cấu cũ nhằmbiến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn

1.4.2 Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp

Ngành công nghiệp nước ta hiện nay đóng vai trò hết sức quan trọng trongtăng trưởng và phát triển kinh tế Ngành công nghệp đang chiếm tới 41,6%GDP năm 2008 (tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là22,7%; năm 1995 tăng lên 28,8%; năm 2000: 36,7%; năm 2005: 41% và đếnnăm 2008 tăng đến 41,6%) Ngành công nghiệp cung cấp đầu vào cho ngànhnông nghiệp và tiêu thụ sản phảm đầu ra, nâng cao chuỗi giá trị của ngànhnông nghiệp và các ngành khác Công nghiệp có thể coi là xương sống củanền kinh tế

Trang 9

1.4.3 Xu thế chuyển dich cơ cấu kinh tế công nghiệp

Ba nhóm ngành công nghiệp chính nước ta là khai thác tài nguyên thiênnhiên, công nghiệp chế biến, sản xuất Đóng góp vào GDP của 3 nhóm ngànhnày là rất cao, nhưng chủ yếu là khai thác tài nguyên thiên nhiên, sau đó đếncông nghiệp chế biến và cuối cùng là công nghiệp sản xuất

Trong cơ cấu các ngành công nghiệp, ngành công nghiệp khai thác có trị

số cao nhất (62,9%), tiếp theo đến ngành điện nước (43,16%), sản xuất vậtliệu xây dựng (32,62%) Ngành công nghiệp điện tử và CNTT có trị số tỷ lệnày thấp nhất (13,81%) do chủ yếu là lắp ráp giản đơn Ngành luyện kim chủyếu là gia công phôi, nên tỷ lệ này cũng rất thấp (14,18%)

Tỷ trọng ngành khai thác tài nguyên tuy cao nhưng không vững mạnh, đểlại nhiều hậu quả môi trường, vì vậy xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành công nghiệp nước ta là giảm tỷ trọng ngành khài thác tài nguyên thiênnhiên, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp sản xuất lên hàng đầu, kế đó là côngnghiệp chế biến Đặc biệt là nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm Tránh tình trạngxuất khẩu thô nhập khẩu tinh

2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệpNhóm nhân tố tác động từ bên trong

• Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội:

thị truờng và nhu cầu xã hội là người đặt hàng cho tất cả các ngành, lĩnh vực,

bộ phận trong toàn bộ nền kinh tế Nếu như xã hội không có nhu cầu thì tấtnhiên sẽ không có bất kì một quá trình sản xuất nào Cũng như vậy, không cóthị trường thì không có kinh tế hàng hoá Thị trường và nhu cầu xã hội cònquy định chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nên tác động trực tiếp đến quy mô,trình độ phát triển của các cơ sở kinh tế, đến xu hướng phát triển và phâncông lao động xã hội, đến vị trí, tỉ trọng các ngành, lĩnh vực trong cơ cấu củanền kinh tế quốc dân

Trang 10

• Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:

Lực lượng sản xuất là động lực phát triển của xã hội Nhu cầu xã hội là

vô tận và mỗi ngày một cao Muốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội thì trướchết phải phát triển lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu lao động và con người có khả năng

sử dụng tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao đọng, tạo ra sản phẩmhàng hoá và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu xã hội

Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ làm thay đổi quy mô sản xuất,thay đổi công nghê, thiết bị, hình thành các ngành nghề mới, biến đổi laođộng giản đơn thành lao động phức tạp, từ ngành này sang ngành khác Sựphát triển đó phá vỡ cân đối cũ, hình thành một cơ cấu kinh tế với một vị trí,

tỉ trọng các ngành và lĩnh vực phù hợp hơn, thích ứng được yêu cầu phát triểncủa lực lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu xã hội Quá trình đó diễn ra một cáchkhách quan và từng bước tạo ra sự cân đối hợp lý hơn, có khả năn khai thácnguồn lực trong nước và nước ngoài

Sự phát triển của lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sự hìnhthành cơ cấu kinh tế Lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, nên cơ cấukinh tế luôn luôn thay đổi, song sự biến đổi của cơ cấu kinh tế diễn ra chậmchạp, không mang tính đột biến như chính sách, cơ chế quản lý

• Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước trongmỗi giai đoạn nhất định

Cơ cấu kinh tế là biểu hiện tóm tắt những nội dung, mục tiêu định hướngcủa chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Mặc dù cơ cấu kinh tế mang tính chấtkhách quan và lịch sử xã hội, nhưng các tính chất đó cảu cơ cấu kinh tế lại có

sự tác động, chi phối của nhà nước Nhà nước tuy không trực tiếp sắp đặt cácngành nghề, quy định các tỉ lệ của cơ cấu kinh tế, nhưng vẫn có sự tác độnggián tiếp bằng cách định hướng phát triển, để thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu

Trang 11

cầu xã hội Định hướng phát triển của nhà nước không chỉ nhằm khuyếnkhích mọi lực lượng sản xuất xã hội đạt mục tiêu đề ra, mà còn đưa ra các dự

án để thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia, nếu không đạt được thì nhànước phải trực tiếp tổ chức sản xuất, đảm bảo sự cân đối giữa các sản phẩm,các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế

Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội là định hướng chung chomọi thành phần, mọi nhà doanh nghiệp trong cả nước, phấn đầu thực hiệndưới sự điều tiết của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp và các quy định,thể chế chính sách của nhà nước Sự điều tiết của nhà nước gián tiếp dẫn dắtcác ngành, lĩnh vực và thành phâầ kinh tế phát triển, đảm bảo tính cân đối,đồng bộ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế

• Cơ chế quản lý ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơcấu kinh tế

Mọi sự hoạt động của nền kinh tế đều có sự điều tiết của nhà nước, songkhông phải nhà nước can thiệp trực tiếp vào qúa trình sản xuất kinh doanh củacác đơn vị kinh tế Nhà nước điều hành thông qua hệ thống pháp luật và cácchính sách kinh tế

Những sản phẩm nào, ngành nào cần khuyến khích thì nhà nước giảmthuế, hoặc quy định thuế suất thấp để người sản xuất có lợi nhuận cao, còn đốivới những ngành hàng cần hạn chế thì đánh thuế cao, người sản xuất thu được

ít lợi nhuận, tất nhiên họ sẽ hạn chế đầu tư phát triển Những ngành hàng hoặclĩnh vực không ai muốn đầu tư sản xuất, nhưng sản phẩm của nó lại rất cầncho xã hội thì nhà nước tự đầu tư, tự tổ chức sản xuất Nhà nước cũng có thểkhuyến khích lao động chuyển đến các nơi có tài nguyên, có nhu cầu lao độngthông qua các chính sách kinh tế, xã hội; ngược lại, muốn hạt chế di dân thìphải đầu tư phát triển các thị xã, thị trấn, thị tứ để có điều kiện sinh hoạt vậtchất và tinh thần tương đương như các đô thị lớn

Trang 12

Sự tác động của cơ chế quản lý sẽ thực hiện được cơ cấy sản xuất, cơ cấudân cư, tạo ra sự cân đối lực lượng lao động và thu nhập giữa các vùng vàgiảm bớt khoảng cách thành thị và nông thôn

Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài

• Xu thế chính trị, xã hội trong khu vực và thế giới ảnh hưởng đến sựhình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Xét đến cùng, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế Sự biến động vềchính trị, xã hội của một nước hay một số nước, nhất là nước lớn, sẽ tác độngmạnh đến các hoạt động ngoại thương, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao côngnghệ…của các nước khác trên thế giới và khu vực Do đó, thị trường vànguồn lực nước ngoài cũng thay đổi, buộc các quốc gia phải điều chỉnh chiếnlược phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế nướcmình ổn định và phát triển

• Xu thế toàn cầu hoá kinh tế, quốc tế hoá lực lượng sản xuất

Hai xu thế trên tạo sự phát triển đan xen nhau, khai thác thế mạnh củanhau trong sản xuất và trao đổi hàng hoá, dịch vụ

Các thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, sự bùng nổ thôngtin, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất-kinh doanh nắm bắt thông tin, hiểu thịtrường và hiểu đối tác mà mình muốn hợp tác Từ đó giúp họ định hướng sảnxuất, kinh doanh, thay đổi cơ cấu sản xuất, kinh doanh phù hợp với xu thếhợp tác đan xen vào nhau, khai thác thế mạnh của nhau, cùng nhau phân chialợi nhuận

3 Các mô hình chuyển dịch cơ cấu nghành công nghiệp

3.1 Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis

Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis giả định khu vực nông nghiệpmang tính trì trệ tuyệt đối Vì vậy để tăng trưởng nhanh trước hết phải đầu tưphát triển cho công nghiệp nhằm thu hút lao động từ nông nghiệp sang Lợi

Trang 13

nhuận ngày càng nhiều của khu vực công nghiệp chính là động lực tái đầu tưphát triển cho khu vực này Khi khu vực nông nghiệp hết dư thừa lao động thìđiều kiện để tăng trưởng kinh tế phải quan tâm đến đầu tư cho cả 2 khu vực.3.2 Mô hình hai khu vực của trường phái tân cổ điển

Một trong những điểm mới trong tư tưởng nghiên cứu của các nhà kinh

tế thuộc trường phái tân cổ điển là đặt khoa học công nghệ (T) là một yếu tốtrực tiếp và mang tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế Họ cho rằng khuvực nông nghệp không có hiện tương trì trệ tuyệt đối, một sự gia tăng laođộng trong nông nghiệp vẫn tạo ra một mức tổng sản phẩm cao hơn Vì vậykhi xuất hiện khu vực công nghiệp thì ngay từ đầu phải quan tâm đầu tư cho

cả hai khu vực Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào động lực tích lũy

ở cả 2 khu vực kinh tế, trong đó khu vực công nghiệp cần được quan tâmnhiều hơn

3.3 Mô hình hai khu vực của Harry T Oshima

Harry T Oshima nghiên cứu quá trình phát triển trong điều kiện cụ thểcủa các nước đang phát triển thuộc khu vực châu Á gió mùa với đặc trưng cơbản là tính chất thời vụ rõ rệt đối với sản xuất nông nghiệp, vào thời gian caođiểm mùa vụ vẫn có hiện tượng thiếu lao động và khu vực này lại dư thừa laođộng nhiều trong mùa nhàn rỗi Mô hình hai khu vực của Oshima đặt rahướng đi trong quá trình phát triển là:

Giai đoạn đầu: cần tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp nhằm giảiquyết lao động thất nghiệp thời vụ

Tiếp theo đó là đầu tư cho khu vực công nghiệp do yêu cầu cảu nôngnghiệp đặt ra nhằm giải quyết đầy đủ việc làm

Cuối cùng là đầu tư theo chiều sâu cho cả hai khu vực trong điều kiệnthiếu lao động

Trang 14

PHẦN II THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CÔNG

NGHIỆP Ở TỈNH TUYÊN QUANG

1 Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của tỉnh.

Vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía đông giáp tỉnh Bắc Kạn,Cao Bằng và Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Yên Bái, phía nam giáp tỉnhPhú Thọ và Vĩnh Phúc

- Diện tích: 5870,4km²

- Địa hình: Địa hình khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao vàsông suối, đặc biệt ở phía bắc tỉnh Phía nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chiacắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông

- Đơn vị hành chính: Gồm thành phố Tuyên Quang và 5 huyện: NàHang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương

Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/2009, tỉnh Tuyên

Quang có 727.505 người Trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 377.314người, chiếm 55,80% dân số toàn tỉnh Trên địa bàn tỉnh có 23 dân tộc cùngsinh sống Ðông nhất là dân tộc Kinh có 326.033 người, chiếm 48,21%; cácdân tộc thiểu số như dân tộc Tầy có 172.136 người, chiếm 25,45%; dân tộcDao có 77.015 người, chiếm 11,38%; dân tộc Sán Chay có 54.095 người,chiếm 8,0%; dân tộc Mông có 14.658 người, chiếm 2,16%; dân tộc Nùng có12.891 người, chiếm 1,90%; dân tộc Sán Dìu có 11.007 người, chiếm 1,62%;các dân tộc khác chiếm 1,28%

Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, tỉnh Tuyên Quang đã phổ cập giáo dục

tiểu học cho 100% số xã và đã phổ cập THCS cho 135 xã Số học sinh phổ thôngnăm học 2001 - 2002 là 196.252 em Số giáo viên phổ thông là 8.020 người Sốthầy thuốc là 1.291 người, bình quân 19 y, bác sỹ trên 1 vạn dân

Trang 15

12 mỏ thiếc tập trung ở huyện Sơn Dương…

- Tài nguyên du lịch: Tuyên Quang có 386 điểm di tích lịch sử đã đượcNhà nước công nhận, tập trung nhiều ở Sơn Dương, thị xã Tuyên Quang, YênSơn, Chiêm Hoá Tiềm năng du lịch có triển vọng phát triển loại hình du lịchsinh thái kết hợp du lịch lịch sử, văn hoá như: khu di tích lịch sử Tân Trào -ATK, Kim Bình, khu du lịch điều dưỡng suối khoáng Mỹ Lâm, Ngòi Là, NúiDùm, Hang Tiên, Thác Trung Hà, Thác Mơ

- Tài nguyên con người: Nguồn lao động của Tuyên Quang có thế mạnh

là trẻ, 51,8% có trình độ văn hoá trung học cơ sở và trung học phổ thông; Độingũ trí thức khoa học và công nghệ năm 2005 : Toàn tỉnh có 10.096 người cótrình độ Đại học, 80 thạc sỹ, 4 tiến sỹ Hàng năm tỉnh phối hợp với các trườngĐại học trong nước mở thêm các lớp đào tạo tại chức theo các chuyên ngànhnông, lâm nghiệp, xây dựng, giao thông, thuỷ lợi và kinh tế tài chính nhằmđáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông: Là một tỉnh miền núi nên cơ sở hạ tầng giaothông của Tuyên Quang còn nhiều khó khăn Giao thông chủ yếu là đường bộvới các tuyến quốc lộ chạy qua như: quốc lộ 2, 37, 2C Ngoài ra, TuyênQuang còn có mạng lưới sông, suối dày đặc hình thành lên 3 lưu vực sông

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng (chủ biên), Sách giáo trình kinh tế phát triển, trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, NXB Lao động xã hội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo trình kinh tế pháttriển
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
3. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, baohungyen.vn, 20/9/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa
4. Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2010, UBND tỉnh Tuyên Quang, 12/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm2009 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2010
2. Đỗ Hoài Nam (chủ biên), chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành mũi nhọn ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1996 Khác
5. Số liệu thống kê trang thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang, www.tuyenquang.gov.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w