Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường hoạt động của trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Yên Phong

115 1K 4
Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường hoạt động của trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Yên Phong

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA XỬ LÝ NƯỚC THẢI 6 CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KCN YÊN PHONG VÀ THỰC TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ở KCN YÊN PHONG 26 CHƯƠNG III: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ HIỆU QUẢ, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA KCN YÊN PHONG – NGHIÊN CỨU TỪ TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỒN RƯỢU HÀ NỘI 38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC 1: 54 PHỤ LỤC 2: 62 PHỤ LỤC 3: 66 PHỤ LỤC 5 74 PHỤ LỤC 6: 105 SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT KCN Khu công ngiệp CBA Phân tích chi phí lợi ích. NPV Giá trị hiện tại ròng. BCR Tỷ suất lợi nhuận. IRR Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ. TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam. XLNT Xử lý nước thải QC Quy chuẩn HSMT Hồ sơ mời thầu SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đánh giá của phương pháp CBA. .Error: Reference source not found Bảng 2-1: Nhiệt độ không khí tb từ năm 2006-2010( o C). Error: Reference source not found Bảng 2-2: Lượng mưa các tháng trong một số năm gần đây (mm) Error: Reference source not found Bảng 2-3. Chất lượng nước đầu vào, đầu ra của trạm xử lý nước thải KCN Yên Phong Error: Reference source not found Bảng 2-4: Đặc tính nước thải của nhà máy sản xuất bánh Chocopie.Error: Reference source not found Bảng 2-5: Đặc tính nước thải của nhà máy Cồn Rượu Hà Nội Error: Reference source not found Bảng 3-1: Đặc tính nước thải của nhà máy Cồn Rượu Hà Nội Error: Reference source not found Bảng 3-2: Tổng chi phí đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải nhà máy Cồn Rượu Hà Nội Error: Reference source not found Bảng 3-3:Mức đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung: Error: Reference source not found Bảng 3-4: Danh mục các lợi ích chưa lượng hóa được Error: Reference source not found SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng LỜI NÓI ĐẦU Khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) là một mô hình phát triển công nghiệp mới ở Việt Nam xuất hiện trong những năm đầu của thập kỉ 90. Bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển công nghiệp nói chung và hệ thống các khu công nghiệp nói riêng ở Việt Nam đang tạo ra nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, nước thải và khí thải công nghiệp gây ra.Hoạt động đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại các khu công nghiệp chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các nhà đầu tư, có thể do nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp còn hạn chế, có thể do các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm về bảo vệ môi trường, hoặc có thể do các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn thích hợp để đầu tư xây mới và mở rộng các khu xử lý nước thải tập trung. Trên thực tế, nếu chỉ trông chờ vào nguồn thu phí thu gom, xử lý nước thải từ các doanh nghiệp thì chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp khó có thể bù đắp được các chi phí cho việc xây dựng và vận hành hệ thống cống thu gom, trạm bơm, trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp. Rủi ro càng cao hơn khi trạm xử lý nước thải phải được xây dựng trước khi các nhà đầu tư xem xét vào khu công nghiệp, khu công nghiệp không thu hút được nhà đầu tư, tỷ lệ lấp đầy thấp. Trong quá trình phát triển của mình, Bắc Ninh đã chọn công nghiệp làm hướng đi mũi nhọn, trong đó đóng vai trò chủ đạo là các KCN trên địa bàn, điển hình là Khu công nghiệp Yên Phong. Ngày 28/10/2009, Tổng công ty Viglacera chính thức khởi công trạm xử lý nước thải tại KCN Yên Phong - Bắc Ninh giai đoạn I. Đây là trạm xử lý nước thải thứ hai (sau trạm xử lý nước thải đầu tiên đã đưa vào vận hành năm 2008 tại KCN Tiên Sơn – Bắc Ninh) trong các KCN tập trung được khởi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, sử dụng các thiết bị nhập khẩu ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đức…với tổng vốn đầu tư 23 tỷ đồng. Trạm sử dụng công nghệ “Hóa lý và sinh học hiếu khí liên tục kết được hoàn thành và đưa vào khai thác vận hành trong quý I/2010. Kết quả 3 năm hoạt động của hệ thống xử lý nước thải cho thấy đã thực hiện được các mục đặt ra như trong thiết kế, tuy nhiên về vấn đề kinh tế có thật sự là giải pháp tối ưu trong việc xử lý nước thải của toàn bộ KCN Yên Phong hay chưa vẫn còn là một dấu hỏi. SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng Với lý do trên trong phạm vi chuyên đề tốt nghiệp, em xin chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường hoạt động của trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Yên Phong ” 1. Mục tiêu nghiên cứu: - Tổng quan phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án - Phân tích hiện trạng môi trường và đánh giá sự cải thiện chất lượng môi trường sau khi có hệ thống xử lý nước thải - Sử dụng phương pháp phân tích chi phí hiệu quả đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Yên Phong - Đề xuất các giải pháp nhằm duy trì và phát huy hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải KCN Yên Phong 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động của trạm xử lý nước thải KCN Yên Phong và ảnh hưởng tích cực của hệ thống xử lý nước thải đến môi trường khu vực - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Trạm xử lý nước thải KCN Yên Phong và vùng lân cận. +Về thời gian: Trước và sau khi đưa trạm xử lý nước thải vào vận hành (2010). 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: lấy số liệu từ cơ quan liên quan: nhà đầu tư chính, số liệu kỹ thuật về nước thải từ KCN… - Phương pháp Phân tích chi phí hiệu quả: tiếp cận đánh giá so sánh lợi ích của 2 kịch bản chính là có hoặc không có trạm xử lý nước thải KCN Yên Phong. - Phương pháp phân tích định tính: sử dụng điều tra xã hội học để đánh giá mức độ hài lòng của các doanh nghiệp và người dân quanh KCN về cải thiện chất lượng môi trường sau khi có trạm xử lý nước thải. 4. Cấu trúc đề tài. Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương: SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng Chương 1: Cơ sở lý luận về xử lý nước thải KCN và đánh giá hiệu quả kinh tế của xử lý nước thải. Chương 2: Hiện trạng môi trường KCN Yên Phong và Thực trạng xử lý nước thải ở khu công nghiệp Yên Phong Chương 3: Sử dụng phương pháp phân tích chi phí hiệu quả, Đánh giá hiệu quả hoạt động trạm xử lý nước thải của KCN Yên Phong – trường hợp công ty Cồn Rượu Hà Nội. SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2013 Sinh viên: Hà Thúc Long SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Thạc Sỹ Nguyễn Quang Hồng, khoa Môi trường – Đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Xử lý môi trường, Tổng công ty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận các nguồn tài liệu cần thiết và có những ý kiến đóng góp và tư vấn giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Môi trường – Đô thị, trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đồng thời, trong thời gian nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn để hoàn thành đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình và bạn bè. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Sinh viên KTVQLMT – K51 Hà Thúc Long SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA XỬ LÝ NƯỚC THẢI 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Nước thải. Hiến chương Châu Âu đã định nghĩa nước ô nhiễm như sau: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó. Người ta còn định nghĩa nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở trong việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc công nghệ xử lý. * Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác. * Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu. * Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí. * Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng. * Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các loại nước thải trên. Bằng trực giác, con người có thể nhận thấy được các chất hoà tan trong nước thải có hàm lượng tương đối cao. Nước thải có những biểu hiện đặc trưng sau: SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng * Độ đục: Nước thải không trong suốt. Các chất rắn không tan tạo ra các huyền phù lơ lửng. Các chất lỏng không tan tạo dạng nhũ tương lơ lửng hoặc tạo váng trên mặt nước. Sự xuất hiện của các chất keo làm cho nước có độ nhớt. * Màu sắc: Nước tinh khiết không màu. Sự xuất hiện màu trong nước thải rất dễ nhận biết. Màu xuất phát từ các cơ sở công nghiệp nói chung và các sơ sở tẩy nhuộm nói riêng. Màu của các chất hoá học còn lại sau khi sử dụng đã tan theo nguồn nước thải. Màu được sinh ra do sự phân giải của các chất lúc đầu không màu. Màu xanh là sự phát triển của tảo lam trong nước. Màu vàng biểu hiện của sự phân giải và chuyển đổi cấu trúc sang các hợp chất trung gian của các hợp chất hữu cơ. Màu đen biểu hiện của sự phân giải gần đến mức cuối cùng của các chất hữu cơ. * Mùi: Nước không có mùi. Mùi của nước thải chủ yếu là do sự phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong thành phần có nguyên tố N, P và S. Xác của các vi sinh vật, thực vật có Prôtêin là hợp chất hữu cơ điển hình tạo bởi các nguyên tố N, P, S nên khi thối rữa đã bốc mùi rất mạnh. Các mùi: khai là Amôniac (NH3), tanh là các Amin (R3N, R2NH-), Phophin (PH3). Các mùi thối là khí Hiđrô sunphua (H2S). Đặc biệt, chất chỉ cần một lượng rất ít có mùi rất thối, bám dính rất dai là các hợp chất Indol và Scatol được sinh ra từ sự phân huỷ Tryptophan, một trong 20 Aminoaxit tạo nên Prôtêin của vi sinh vật, thực vật và động vật. * Vị: Nước tinh khiết không có vị và trung tính với độ pH=7. Nước có vị chua là do tăng nồng độ Axít của nước (pH<7). Các Axít (H2SO4, HNO3) và các Ôxít axít (NxOy, CO2, SO2) từ khí quyển và từ nước thải công nghiệp đã tan trong nước làm cho độ pH của nước thải giảm xuống. Vị nồng là biểu hiện của kiềm (pH>7). Các cơ sở công nghiệp dùng Bazơ thì lại đẩy độ pH trong nước lên cao. Lượng Amôniac sinh ra do quá trình phân giải Prôtêin cũng làm cho pH tăng lên. Vị mặn chát là do một số muối vô cơ hoà tan, điển hình là muối ăn (NaCl) có vị mặn. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu sau: * Nhiệt độ: SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51 7 [...]... xử lý nước thải tại Trạm xử lý nước thải KCN Yên Phong là công nghệ xử lý sinh học kết hợp với xử lý hoá lý Đây là công nghệ tiên tiến dùng để xử lý nước thải các khu công nghiệp hiện nay Công nghệ này có ưu điểm là hiệu quả kinh tế cao, xử lý đơn giản, hiệu quả và bền Đặc biệt, hệ thống được trang bị những thiết bị mang tính tự động hoá cao, ổn định, hiệu quả và cần ít SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế. .. Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp theo hệ thống đường ống được dẫn v trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp Bảng 2-3 Chất lượng nước đầu vào, đầu ra của trạm xử lý nước thải KCN Yên Phong STT Chỉ Tiêu thông số kỹ SV: Hà Thúc Long Đơn vị tính Giá trị vào Giá trị ra Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51 Chuyên đề tốt nghiệp 31 GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng Bảng 2-3 Chất lượng nước đầu vào,... vi khu n ra, trong nước thải còn có các loại nấm meo, nấm mốc, rong tảo và một số loại thuỷ sinh khác Chúng làm cho nước thải nhiễm bẩn sinh vật SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51 Chuyên đề tốt nghiệp 9 GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng 1.1.2 Xử lý nước thải và các phương pháp xử lý nước thải a Xử lý nước thải Mục đích của xử lý nước thải là khử các tạp chất sao cho nước sau khi xử lý. .. Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp trong đó - Điểm b, mục 3 điều 4 quy định:”KCNC, KCN và CCN phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung Nhà máy xử lý nước thải tập trung có thể chia thành nhiều đơn nguyên (modun) nhưng phải bảo đảm xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. .. trường, hiện trạng xử lý nước thải tại KCN Yên Phong SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51 Chuyên đề tốt nghiệp 26 GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KCN YÊN PHONG VÀ THỰC TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ở KCN YÊN PHONG 2.1 Điều kiện tự nhiên KCN Yên Phong nằm trên địa bản hành chính của 4 xã là Long Châu, Đông Tiến, Yên Trung và Đông Phong thuộc huyện Yên Phong tỉnh Bắc... thống xử lý nước thải quy định rõ khu, cụm công nghiệp làng nghề phải có hệ thống xử lý nước thải và phải đảm bảo các yêu cầu: có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý; đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh; xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám... trạng xử lý nước thải Khu công nghiệp Yên Phong 2.3.1 Giới thiệu về khu xử lý nước thải KCN Yên Phong Ngày 28 /10/2009 Tổng công ty Viglacera chính thức khởi công trạm xử lý nước thải với công suất 2000m3/ngày đêm, tổng vốn đầu tư 23 tỷ đồng tại KCN Yên Phong – Bắc Ninh Nhà thầu: Công ty Cổ phần kỹ thuật SEEN Trạm xử lý nước thải hoàn thành và đưa vào khai thác vận hành trong Quý I/2010 Công nghệ được... tính hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một dự án Trong đó, do tính ưu việt và phù hợp của phương pháp phân tích chi phí hiệu quả, tôi đã chọn phương pháp này cho việc đánh giá hiệu quả của dự án xây dựng trạm xử lý nước thải KCN Yên Phong – Bắc Ninh Vì vậy, tôi đã tập trung giới thiệu và phân tích phương pháp chi phí hiệu quả Và sau đây, ở chương 2, tôi sẽ trình bày về hiện trạng môi trường, ... bối cảnh và bản chất các lợi ích của dự án môi trường đánh giá khâu tính lợi ích môi trường là khâu quan trọng nhất SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51 Chuyên đề tốt nghiệp 25 GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng Tiểu kết chương 1 Như vậy, ở chương 1, tôi đã trình bày về các khái niệm về nước thải, xử lý nước thải, công nghệ xử lý nước thải nói chung, pháp luận Việt Nam về xử lý nước thải, ... Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51 Chuyên đề tốt nghiệp 14 GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng 1.2.2 Quy định về chất lượng nước thải sau khi xử lý Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và ban hành các bộ tiêu chuẩn môi trường nước, - TCVN 5945-2005 – Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải - QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, - QCVN 24:2009/BTNMT quy định giá trị . Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng 1.1.2. Xử lý nước thải và các phương pháp xử lý nước thải. a. Xử lý nước thải. Mục đích của xử lý nước thải. Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA XỬ LÝ NƯỚC THẢI 1.1 hiệu quả, Đánh giá hiệu quả hoạt động trạm xử lý nước thải của KCN Yên Phong – trường hợp công ty Cồn Rượu Hà Nội. SV: Hà Thúc Long Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường 51 3 Chuyên đề tốt nghiệp

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Mục tiêu nghiên cứu:

  • 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 3. Phương pháp nghiên cứu

  • 4. Cấu trúc đề tài.

  • 1.1. Các khái niệm

    • 1.1.1. Nước thải.

    • 1.1.2. Xử lý nước thải và các phương pháp xử lý nước thải.

    • 1.2. Cơ sở pháp lý về xử lý nước thải KCN củaViệt Nam

      • 1.2.1. Các quy định trong văn bản pháp luật về xử lý nước thải

      • 1.2.2. Quy định về chất lượng nước thải sau khi xử lý

      • 1.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án xử lý nước thải

        • 1.3.1.Phương pháp phân tích chi phí lợi ích.

          • 1.3.1.1. Khái niệm phân tích chi phí lợi ích.

          • 1.3.1.2.Mục đích và ý nghĩa của CBA.

          • 1.3.1.3.Các bước tiến hành CBA.

          • 1.3.1.4.Các chỉ tiêu trong phân tích CBA.

          • 1.3.2. Phương pháp chi phí hiệu quả

            • 1.3.2.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội

            • 1.3.2.2. Hiệu quả môi trường.

            • 2.1. Điều kiện tự nhiên.

            • 2.2. Hiện trạng môi trường.

              • 2.2.1. Hiện trạng môi trường đất.

              • 2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí

              • 2.2.3. Hiện trạng môi trường nước

                • 2.2.3.1. Lượng mưa.

                • 2.2.3.2. Môi trường nước

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan