Đánh giá hiệu quả kinh tế của các biện pháp bảo vệ môi trường của công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam

40 987 3
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các biện pháp bảo vệ môi trường của công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GVHD: Th.s Nguyễn Quốc Tiến Trường Đại Học Thương Mại CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì, đảm bảo sự sống của con người cũng như tạo điều kiện để quốc gia, doanh nghiệp phát triển kinh tế bền vững. Quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng như hiện nay đặt ra không ít những thách thức, áp lực đối với việc bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường tự nhiên nói riêng. Theo khảo sát gần đây của bộ công thương khẳng định, có đến 40% nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp. Số còn lại là do hoạt động sinh hoạt của người dân và giao thông vận tải. mức độ ô nhiễm ở các khu công nghiệp tăng cao là do những biện pháp xử lý chất thải còn khá đơn giản, nhiều doanh nghiệp không tự giác áp dụng các công nghệ vào xử lý chất thải hoặc cố ý xả thải không qua xử lý. Tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề nan giải trong công tác bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường đã và đang thực sự trở thành vấn đề nóng và giành được nhiều sự quan tâm sâu sắc của các quốc gia trên thế giới và của Việt Nam. Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường là ba nội dung không thể tách rời khỏi trong mọi hoạt động nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất, nhà máy chế biến … chưa tiến hành kiểm kê, đăng ký và tự giác thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam với 100% vốn đầu tư nước ngoài có vị trí nằm trong KCN của Bắc Ninh nơi mà hiện nay đang tập trung thu hút các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, tạo giá trị gia tăng lớn trên đơn vị sản phẩm; phấn đấu phát triển thành các cụm ngành công nghiệp điện tử, trung tâm công nghệ cao của cả nước. Chính vì vậy mà tình hình ô nhiểm môi trường hiện nay ở Bắc Ninh đang trở thành vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của người dân xung quanh và chính quyền. Công ty được thành lập thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng điện thoại. Các sản phẩm của Samsung chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản… đặc biệt ở các thị trường này là người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Chính vì vậy công ty cũng buộc phải có sự chuẩn bị ứng phó với yêu 1 Khoa Thương Mại Quốc Tế Nguyễn Thị Hường – K45E4 GVHD: Th.s Nguyễn Quốc Tiến Trường Đại Học Thương Mại cầu ngày càng cao về môi trường đến từ phía chính quyền địa phương cũng như khách hàng và các tiêu chuẩn môi trường quốc tế. Sự ô nhiễm môi trường ở công ty tuy không thể hiện rõ và trực tiếp ra bên ngoài nhưng nó vẫn tiềm ẩn xung quanh khu vực làm việc và có những tác động xấu đến sức khỏe CBCNV trong công ty. Để góp phần vào việc giữ chân người lao động, đảm bảo sức khỏe cho CBCNV yên tâm công tác thì việc quản lý chất thải cũng như việc tiến hành xử lý chất thải là hết sức quan trọng. Ý thức được vấn đề nghiêm trọng này ngay từ đầu công ty cũng đã có những biện pháp bảo vệ môi trường và nó cũng giúp ích khá nhiều trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty. Chính vì vậy để biết được những biện pháp bảo vệ môi trường của công ty SamSung đem lại những hiệu quả như thế nào em xin chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các biện pháp bảo vệ môi trường của công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam”. 1.2. Tổng quan đề tài nghiên cứu Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện đang ngày càng trở nên cấp bách tài Việt Nam nhất là tại các khu công nghiệp. Trong đó mặt hàng điện tử có thể xếp vào một trong những ngành sản xuất gây ô nhiễm nhất. Mặt khác khi bị phát hiện vi phạm các quy định về môi trường công ty thường bị phạt rất nặng. Đặc biệt là đối với một thương hiệu lớn như samsung một khi bị phát hiện vi phạm sẽ chịu sự tẩy chay lớn từ phía người tiêu dùng cũng như việc rút đơn đặt hàng từ các đối tác có yêu cầu cao về bảo vệ môi trường. Chính vì vậy vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề quan trọng được các công ty quan tâm tới để hướng đến phát triển bền vững Thực tế đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất tại Việt Nam. Trên thế giới vấn đề này cũng rất được quan tâm và đã được tiến hành nghiên cứu từ nhiều năm nay. Những năm trước đã có khá nhiều đề tài luận văn nghiện cứu về vấn đề này như: Luận văn tốt nghiệp đề tài giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn điện tử công nghiệp Việt Nam của Nguyễn Hoàng Anh – K43E6… luận văn tốt nghiệp đề tài giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất gia công mặt hàng da sang thị trường Đài Loan tại công ty TNHH Thành Hưng của Phạm Thị Thùy Vân – K43E5 tuy nhiên các đề tài nghiên cứu hầu hết chỉ là đánh giá hiệu về mặt xã hội 2 Khoa Thương Mại Quốc Tế Nguyễn Thị Hường – K45E4 GVHD: Th.s Nguyễn Quốc Tiến Trường Đại Học Thương Mại chưa nhắc đến nhiều hiệu quả về mặt kinh tế mà các biện pháp bảo vệ môi trường đem lại cho công ty. Đặc biệt là công ty SamSung Electronics Việt Nam đã có những biện pháp bảo vệ môi trường vừa đảm bảo về mặt xã hội vừa đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cao cho công ty. Chính vì vậy trong bài khóa luận của em muốn nghiên cứu một số vấn đề nghiên cứu sau: - Trình bày và làm rõ thực trạng môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường mà công ty. - Đánh giá xem là những biện pháp đó đem lại những hiệu quả kinh tế như thế nào đối vơi công ty - Đánh giá thực trạng bảo vệ môi trường của công ty - Đưa ra một số giải pháp để duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế. Và qua những hành động của công ty thì rút ra bài học gì cho những công ty khác đặc biệt là những công ty của Việt Nam. 1.3. Mục đích nghiên cứu đề tài. - Làm rõ xem là hiện tại môi trường của Samsung như thế nào và nguyên nhân của vấn đề tồn tại. - Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ môi trường của Samsung đưa ra là gì. - Đánh giá hiệu quả kinh tế các biện pháp bảo vệ môi trường đem lại cho công ty - Đánh giá được thực trạng bảo vệ môi trường của công ty như thế nào. - Đưa ra được các giải pháp nhăm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh tế hơn nữa cho công ty 1.4. Đối tượng nghiên cứu. - Các lý thuyết về vấn đề ô nhiễm môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường, lý thuyết về đánh giá hiệu quả kinh tế. - Tình hình môi trường xung quanh công ty (KCN Yên Phong – Bắc Ninh) và trong phạm vi khu vực nhà máy sản xuất chính của công ty. - Các biện pháp bảo vệ môi trường công ty và các hoạt động vì cộng đồng - Các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường công ty và nâng cao hiệu quả kinh tế qua việc bảo vệ môi trường. 1.5. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ quý 3 năm 2008 đến hết năm 2012. 3 Khoa Thương Mại Quốc Tế Nguyễn Thị Hường – K45E4 GVHD: Th.s Nguyễn Quốc Tiến Trường Đại Học Thương Mại - Phạm vị nghiên cứu về không gian: o Nghiên cứu tình hình môi trường xung quanh công ty (KCN Yên Phong – Bắc Ninh) o Nghiên cứu trong phạm vi khu vực nhà máy sản xuất chính của công ty. o Các nhà cung cấp linh kiện cho SamSung. 1.6. Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề. Nghiên cứu vấn đề được thực hiện bằng hệ thống các phương pháp nhằm có được cái nhìn tổng quán và khách quan nhất về thực trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất mặt hàng điện tử của công ty. Các phương pháp cự thể sau: 1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu. 1.6.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Tiến hành phát phiếu điều tra tại các phân xưởng của công ty để thăm dò về tình hình môi trường trên thực tế cũng như cảm nhận, đánh giá của người lao động về môi trường làm việc. 1.6.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - Tìm kiếm thông tin trên thư viện, sách báo để tìm hiểu về cách thức phân tích, các kết luận, nghiên cứu liên quan tới ô nhiễm môi trường trong sản xuất giày. - Thu thập số liệu, báo cáo chi tiết về tình hình thực tế của vấn đề ô nhiễm môi trường tại công ty SEV trong các hồ sơ dữ liệu tại các phòng ban. - Tìm kiếm thông tin trên Internet các thông tin về quá trình sản xuất điện thoại, tình hình ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay, các biện pháp hạn chế, các quy chuẩn quốc gia… 1.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu. 1.6.1.3. Phương pháp so sánh đối chiều: Dựa trên những nghiên cứu thực trạng, tiến hành so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn môi trường để rút ra kết luận về thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gây ra. 1.6.1.4. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp: Từ những thông tin thu thập được đem thống kê, phân tích số liệu và thông tin để đưa ra những đánh giá về thực trạng ô nhiễm, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp giảm thiểu 4 Khoa Thương Mại Quốc Tế Nguyễn Thị Hường – K45E4 GVHD: Th.s Nguyễn Quốc Tiến Trường Đại Học Thương Mại 1.6.1.5. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích mở rộng: Phương pháp này để lượng giá các chi phí và lợi ích có đươc từ việc bảo vệ môi trường trong công tác quản lý doanh nghiệp, quản lý môi trường của công ty. So sánh để tìm ra phương án tối ưu để hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả dựa trên cơ sở thân thiện, bảo vệ môi trường. 1.7. Kết cấu của khóa luận Bài làm được chia thành 4 chương với nội dung các chương như sau: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu vấn đề. - Chương 2: Một số lý luận cơ bản về đề tài nghiên cứu. - Chương 3: Thực trạng của các biện pháp bảo vệ môi trường và đánh giá hiệu quả kinh tế của các biện pháp bảo đó tại công ty TNHH SamSung Electronics Việt nam. - Chương 4: Định hướng phát triển đề tài nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Môi trường - Khái niêm về môi trường: Theo bộ luật Bảo Vệ môi trường của nước cộng hòa XHCN Việt Nam (2005) thì: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật 5 Khoa Thương Mại Quốc Tế Nguyễn Thị Hường – K45E4 GVHD: Th.s Nguyễn Quốc Tiến Trường Đại Học Thương Mại chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” - Phân loại môi trường: Theo chức năng môi trường sống được phân chia thành môi trường thiên nhiên, môi trường nhân tạo, và môi trường xã hội: o Môi trường thiên nhiên ba gồm các nhân tố tự nhiên như: vật lý, hóa học (trong khoa học môi trường gọi chung là vật lý), sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, ít chịu chi phối của con nguời. o Môi trường nhân tạo bao gồm các nhân tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người. o Môi trường xã hội là tổng hợp các quan hệ giữa người và người tạo nên sư thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của cá nhận và cộng đồng. 2.1.2. Ô nhiễm môi trường. 2.1.2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường Theo luật bảo vệ môi trường của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. - Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tô vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. 2.1.2.2. Các dạng ô nhiễm môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: - Ô nhiễm môi trường nước: o Khái niệm: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi thành phần tính chất của nước, gây tác động có hại đến cuộc sống của con người và vi sinh vật do sự có mặt của một hay nhiều hóa chất lạ vượt quá ngưỡng chịu của sinh vật. o Nguyên nhân và phân loại ô nhiễm môi trường nước: có thể chia làm hai loại là ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và ô nhiễm nguồn nước tự nhiên do tác động của con người. Trong khuôn khổ bài luận văn chỉ xét: ô nhiễm nguồn nước tự nhiên do tác động con người.  Ô nhiễm từ khu công nghiệp, khu chế xuất, nước thải từ các xí nghiệp ắc quy có độ chì và axit cao.  Nước thải từ các nhà máy bột giấy, nhà máy dệt may, nhuộm vải… chứa nhiều chất rắn lơ lửng, phenol… 6 Khoa Thương Mại Quốc Tế Nguyễn Thị Hường – K45E4 GVHD: Th.s Nguyễn Quốc Tiến Trường Đại Học Thương Mại  Nước thải của vùng nông – lâm – nghiệp có sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón gây ô nhiễm.  Hiện tượng tràn dầu, dịch bệnh hay chiến tranh, giao thông vận tải…  Ô nhiễm từ khu dân cư do nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, các cơ quan có chất thải trong sinh hoạt… - Ô nhiễm không khí: o Khái niệm: Các chất được thải vào không khí với nồng độ vượt quá giới hạn chịu đựng của sức khỏe con người, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển, sinh trưởng của động thực vật, phá hủy vật liệu, làm giảm cảnh quan đều gây ô nhiễm môi trường và đều được gọi là chất ô nhiễm. Vậy bụi, các chât hữu cơ bay hơi… là chất ô nhiễm, không khí chứa các chất ô nhiễm gọi là không khí đã bị ô nhiễm. o Nguyên nhân và phân loại ô nhiễm không khí: Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:  Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí.  Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.  Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện, vật liệu xây dựng, hóa chất và phân bón, dệt và giấy, luyện kim, thực phẩm, các xí nghiệp cơ khí, các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người. - Ô nhiễm tiếng ồn: o Khái niệm: Âm thanh được gọi là tiếng ồn khi nó trở nên mạnh hơn và khó chịu, đặc biệt khi nó gây chấn thương sinh lý, bệnh tật, chấn thương tâm thần… cho con người. 7 Khoa Thương Mại Quốc Tế Nguyễn Thị Hường – K45E4 GVHD: Th.s Nguyễn Quốc Tiến Trường Đại Học Thương Mại o Nguyên nhân và phân loại ô nhiễm tiếng ồn: tiếng ồn trong sản xuất sinh ra từ các hoạt động của máy móc như máy nổ, máy nén, quá trình va chạm, chấn động, rung chuyển, ma sát của các vật liệu, thiết bị, máy móc. Mức độ tiếng ồn khoảng 50dBA có thể làm giảm hiệu suất làm việc, nhất là đối với lao động trí óc. Mức độ ồn khoảng 70 dBA sẽ làm tăng nhịp tim, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp. Sống và làm việc trong môi trường có mưc ồn khoảng 90dBA sẽ bị mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, gây mất thăng bằng cơ thể. 2.2. Một số lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Một số tiêu chuẩn của Việt Nam về môi trường 2.2.1.1. Tiêu chuẩn đối với việc bảo vệ môi trường nước Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận Bảng 2.1: Giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp TT Thông số Đơn vị Giá trị C A B 1 pH - 6-9 5,5-9 2 Mùi - Không khó chịu Không khó chịu 3 BOD 5 (20 0 C) mg/l 30 50 4 COD mg/l 50 100 5 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 50 100 6 Đồng mg/l 2 2 7 Kẽm mg/l 3 3 8 Sắt mg/l 1 5 ( Nguồn: BTNMT 2009) Trong đó: - Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; - Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; 2.2.1.2. Tiêu chuẩn đối với việc bảo vệ môi trường không khí và tiếng ồn • Không khí 8 Khoa Thương Mại Quốc Tế Nguyễn Thị Hường – K45E4 GVHD: Th.s Nguyễn Quốc Tiến Trường Đại Học Thương Mại Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp được quy định tại Bảng 1 dưới đây: Bảng 2.2: Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp TT Thông số Nồng độ C (mg/Nm 3 ) A B 1 Bụi tổng 400 200 2 Cacbon oxit, CO 1000 1000 3 Amoniac và các hợp chất amoni 76 50 4 Lưu huỳnh đioxit, SO 2 1500 500 5 Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF 50 20 6 Đồng và hợp chất, tính theo Cu 20 10 7 Kẽm và hợp chất, tính theo Zn 30 30 ( Nguồn: BTNMT 2009) Trong đó: - Cột A quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động trước ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014; - Cột B quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với: • Tiếng ồn: Các nguồn gây ra rung, chấn động do các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ không được vượt quá mức giá trị quy định tại Bảng 2. Bảng 2.3: Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ TT Khu vực Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép, dB 6 giờ - 21 giờ 21 giờ - 6 giờ 1 Khu vực đặc biệt 60 55 2 Khu vực thông thường 70 60 ( Nguồn: BTNMT 2009) 9 Khoa Thương Mại Quốc Tế Nguyễn Thị Hường – K45E4 GVHD: Th.s Nguyễn Quốc Tiến Trường Đại Học Thương Mại 2.2.1.3. Tiêu chuẩn đối với việc thu gom, xử lý chất thải rắn, rác thải công nghiệp. Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2005. với mục tiêu: 80% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 70% được thu hồi để tái sử dụng và tái chế, 60% tổng lượng chât thải rắn nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được xử lý đảm bảo môi trường Nghị định số 59/2007/NĐ-CP: quy định về quản lý chất thải rắn, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến chất thải rắn. 2.2.2. Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính… ISO 14001 là Hệ thống quản lý môi trường là tiêu chuẩn dùng để xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000. ISO 14001 quy định yêu cầu đối với thiết lập một hệ thống để quản lý các vấn đề về môi trường của tổ chức, doanh nghiệp nhưng cho phép linh hoạt cách thức đáp ứng, vì vậy các loại hình doanh nghiệp khác nhau, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia đều có thể tìm được cách thức riêng trong việc xác định mục tiêu môi trường cần cải tiến và kế hoạch cần thực hiện để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường. Khi áp dụng hệ thống quản lý ISO 14001 công ty có thể đạt được những lợi ích sau: - Về quản lý: o Giúp tổ chức/doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn diện. o Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường. o Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi trường. - Về tạo dựng thương hiệu: 10 Khoa Thương Mại Quốc Tế Nguyễn Thị Hường – K45E4 [...]... rắn - Đề ra phương hướng giải quyết cho các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường tại công ty CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ ĐÓ TẠI CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM 3.1 Tổng quan về công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Tên đơn vị: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Địa chỉ: KCN Yên Phong 1, Yên Trung,... qua các biện pháp BVMT công ty đảm bảo sức khỏe cho công nhân viên công ty qua đó sẽ góp phần nâng cao năng suất hiệu quả trong sản xuất - Qua việc tuyên truyền bảo vệ môi trường đến công chúng góp phần nâng cao uy tín hình ảnh của công ty - Đặc biệt công ty hướng tới bảo vệ môi trường song song với cắt giảm chi phí, nâng cao hiêu quả sản xuất 3.3.1.2 - Các biện pháp bảo vệ môi trường mà công ty đưa... liệu xem có bảo đảm sản phẩm thân thiên không là khó nhất 3.3 Thực trạng của các biện pháp bảo vệ môi trường 3.3.1 Mục đích và các biện pháp bảo vệ môi trường mà công ty đưa ra 3.3.1.1 Mục đich biện pháp bảo vệ môi trường của công ty - Với mục đích bảo tồn thiên nhiên tươi đẹp của đất nước Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung, Mọi thứ SEV làm là được định hướng trên màu xanh của việc quản lý,... BVMT của công ty chưa thực sự đem lại hiệu quả khi mà chúng chỉ có B/C =1,1 có nghĩa là với 1 đồng chi phí chỉ đem lại có 1,1 đồng lợi ích trong khi mục tiêu của công ty là đạt B/C =1,2 => Công ty chưa đạt được mục tiêu đề ra, chính vì vậy công ty cần xem xét lại hoạt động bảo vệ môi trường của mình 3.5 Đánh giá thực trạng bảo vệ môi trường của công ty SamSung Electronics Việt Nam 3.5.1 Thành công. .. cụ thể ở đây là tăng gấp 3 lần Điều này chứng tỏ rằng môi trường làm việc đang ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ CNV 3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các biện pháp bảo vệ môi trường 3.4.1 Trường hợp công ty áp dụng triệt để các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm Theo kế hoạch công ty sẽ chi ra một khoản để đầu từ cho hoạt động bảo vệ môi trường trong đó có các chi phí sau: - Chi phí xây dựng, sửa chữa hệ thống... Tế Nguyễn Thị Hường – K45E4 GVHD: Th.s Nguyễn Quốc Tiến Mại Trường Đại Học Thương của các công ty Điều này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động bảo vệ môi trường của công ty Đòi hỏi công ty phải quan tâm hơn, có nhiều biện pháp bảo vệ môi trường hơn để đáp ứng với những yêu cầu mà chính quyền địa phương đặt ra 4.1.2 Dự báo tình hình môi trường của công ty trong những năm tiếp theo Với mục đích bảo. .. Là kết quả của 8 bước trên và các quyết định đưa ra chứng tỏ nguồn lực phân bổ là hiệu quả nhất 2.3 Phân định nội dung nghiên cứu - Vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra, do hoạt động sản xuất tại công ty SamSung Electronics Việt Nam Đi sâu vào phân tích các biện pháp mà công ty đang sử dụng và thực trạng của ô nhiễm môi trường của công ty như thế nào Kết hợp với phân tích chí phí và lợi ích của hoạt... quản lý môi trường tại công ty Từ đó đưa ra những đánh giá, những phát hiện và giải pháp giải quyết vấn đề - Việc nghiên cứu các vấn đề ô nhiễm môi trường tại công ty SEV được gắn liền với các yếu tố tác động đến nó như: luật pháp Việt Nam về bảo vệ môi trường, tiêu 14 Khoa Thương Mại Quốc Tế Nguyễn Thị Hường – K45E4 GVHD: Th.s Nguyễn Quốc Tiến Mại Trường Đại Học Thương chuẩn kỹ thuật đối với môi trường. .. còn tồn tại Mặc dù công ty đã ý thức được sự quạn trọng của vấn đề môi trường và có sự quan tâm đến chúng ngay từ khi thành lập công ty Tuy nhiên công ty vẫn chưa thực sự đầu tư một cách có hiệu quả vào việc bảo vệ môi trường nên vẫn còn một số tồn tại sau: - Công ty sử dụng một lượng nước rất lớn phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của công nhân Tuy nhiên công ty vẫn chưa đưa ra biện pháp để tái chế nước... tuy nhiên ta có thể thấy được các biện pháp mà công ty đưa ra dường như nó chỉ tác động đến việc tạo dựng uy tín, hình ảnh của công ty đến với đối tác, cộng đồng xung quanh, còn thực tế thì các biện pháp bảo vệ môi trường của công ty chưa thực sự đem lại hiệu quả cao đặc biệt trong một số vấn đề sau: • Tình hình nguồn nước khu vực quanh công ty 24 Khoa Thương Mại Quốc Tế Nguyễn Thị Hường – K45E4 GVHD: . BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ ĐÓ TẠI CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM. 3.1. Tổng quan về công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Tên. trường của công ty SamSung đem lại những hiệu quả như thế nào em xin chọn đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế của các biện pháp bảo vệ môi trường của công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam . 1.2 cứu. - Chương 3: Thực trạng của các biện pháp bảo vệ môi trường và đánh giá hiệu quả kinh tế của các biện pháp bảo đó tại công ty TNHH SamSung Electronics Việt nam. - Chương 4: Định hướng phát

Ngày đăng: 14/04/2015, 08:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.

  • 1.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu.

  • 2.1.1. Môi trường

  • 2.1.2. Ô nhiễm môi trường.

  • 2.2.1. Một số tiêu chuẩn của Việt Nam về môi trường

  • 2.2.2. Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001

  • 2.2.3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của các biện pháp bảo vệ môi trường.

  • 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.

  • 3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty.

  • 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty

  • 3.1.4. Tình hình sử dụng lao động của công ty

  • 3.1.5. Tình hình cơ sở vật chất và tài chính của công ty

  • 3.2.1. Tình hình kinh doanh của công ty

  • 3.2.2. Quy trình sản xuất kinh doanh.

  • 3.3.1. Mục đích và các biện pháp bảo vệ môi trường mà công ty đưa ra

  • 3.3.2. Thực trạng môi trường hiện nay

  • 3.4.1. Trường hợp công ty áp dụng triệt để các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.

  • 3.4.2. Trường hợp công ty chưa thực hiện triệt để các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.

  • 3.5.1. Thành công đạt được

  • 3.5.2. Những vấn đề còn tồn tại

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan