Trong đó có các tài liệu sau nghiên cứu sát vấn đề về biến động tỷ giá: - Đề tài “ Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu máymóc, dụng cụ và thiết bị công nghệ tại côn
Trang 1Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Lịch sử phát triển và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với quá trình lớn mạnhkhông ngừng của nền kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế Cũng giống như vai tròcủa giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tớinhững biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gianói riêng Nó có thể thay đổi vị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tếquốc tế
Tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗiquốc gia, cho nên nó là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong nền kinh
tế, đặc biệt là trong nền kinh tế của các nước đang phát triển, đang từng bước hòanhập vào nền kinh tế thế giới như Việt Nam
Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thươngmại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp mà còn ảnh hưởng không nhỏđến niềm tin của dân chúng Trong thời gian gần đây tỷ giá liên tục biến động, đồngViệt Nam liên tục bị mất giá gây ảnh hưởng xấu đến tình hình phát triển kinh tế Dovậy, vấn đề tỳ giá trở thành vấn đề nóng và mối quan tâm chung của toàn xã hội,đặc biệt đối với các nhà nhập khẩu nói riêng trong đó có công ty SamSungElectronics Việt Nam
Công ty SamSung Electronics Việt Nam là công ty chuyên nhập khẩu các linhphụ kiện điện thoại để sản xuất điện thoại từ các thị trường chính như: Hàn Quốc,Trung Quốc, Nhật Bản do đó thường xuyên phải sử dụng ngoại tệ ( chủ yếu làUSD) để thanh toán cho nên việc biến động tỷ giá USD có ảnh hưởng rất lớn đếncông ty không chỉ về giá, lượng hàng hóa nhập khẩu mà còn cả quá trình nhập khẩucủa công ty Trong bối cảnh USD đang lên giá so với VNĐ, không nằm ngoài sựảnh hưởng đó, công ty SamSung Electronics Việt Nam cũng gặp phải không ítnhững khó khăn do biến động của tỷ giá hối đoái, trước những đợt biến động bấtngờ của tỷ giá, đã không ít lần công ty gặp phải khó khăn, ảnh hưởng đến doanh thu
và lợi nhuận của công ty Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá những ảnhhưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu của công ty là cấp bách và cần
Trang 2thiết, để từ đó đưa ra những dự báo và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro do biến động
tỷ giá gây ra
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong những năm qua có nhiều công trình nghiên cứu về sự biến động của tỷ giá
và chính sách tỷ giá của Việt Nam Trong đó có các tài liệu sau nghiên cứu sát vấn
đề về biến động tỷ giá:
- Đề tài “ Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu máymóc, dụng cụ và thiết bị công nghệ tại công ty Techsimex” của Trần Thị Lan AnhK42E5- Đại học Thương Mại cũng đã làm rõ về tỷ giá hối đoái và sự biến động của
nó tới hoạt động nhập khẩu tại một công ty cụ thể là Công ty dịch vụ kỹ thuật vàXNK Techsimex Đề tài đã đưa ra một số giải pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái vàmột số kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng và bản thân doanh nghiệp
-Đề tài “ Ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ tới hoạt động nhập khẩunguyên liệu của công ty liên doanh Việt Nam- Woosung” của Nguyễn Thị NhànK42E5- Đại học Thương Mại đã chỉ rõ những biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởngnhư thế nào đến hoạt động nhập khẩu của công ty liên doanh Việt Nam- Woosung,
từ đó có những đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của tỷgiá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu của công ty
Các công trình nghiên cứu trước tuy cùng chung vấn đề tỷ giá nhưng có khác biệtvới đề tài của em “Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt độngnhập khẩu của công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam” về không giannghiên cứu, lĩnh vực ngành nghề nghiên cứu, thời gian nghiên cứu Đề tài của emkhông có sự trùng lặp hoàn toàn với các đề tài trước đó
1.3 Mục tiêu cần nghiên cứu của đề tài
- Khái quát, hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến nhập khẩu và tỷ giá hốiđoái, đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa chúng
- Tìm hiểu xu hướng biến động của tỷ giá
- Làm rõ thực trạng ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu củadoanh nghiệp và chỉ ra những hạn chế của công ty TNHH SamSung ElectronicsViệt Nam trong việc đối phó, phòng ngừa với sự biến động tỷ giá hối đoái
Trang 3- Đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế đối phó với tác động tiêu cực của tỷgiá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu và dự báo sự biến động của tỷ giá hối đoáitrong tương lai nhằm phòng chống và chủ động trong kinh doanh.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
- Phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố tới sự biến động tỷ giá
- Phân tích ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu
- Phân tích ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu củacông ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam
Đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam
1.5.3 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu sự biến động tỷ giá giữa VND với một số dòngngoại tệ mạnh như USD ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu linh phụ kiện của công
ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích thống kê mô tả: sử dụng phương pháp để thống kê vềtình hình hoạt động của công ty, thống kê các dữ liệu liên quan đến tỷ giá và miêu
tả chúng trên biểu đồ dữ liệu
Phương pháp so sánh: phương pháp được sử dụng nhằm phản ánh được tìnhhình biến động của tỷ giá hối đoái trong từng thời kì và đối chiếu với kết quả hoạtđộng kinh doanh trong thời kì đó Phương pháp cũng nhằm phản ánh mức độ thayđổi tỷ giá tác động tới sự thay đổi của các số liệu kinh doanh
1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần Lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu… thì nội dung khóaluận tốt nghiệp được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Trang 4Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tỷ giá hối đoái và tác động của nó tớihoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
Chương 3: Phân tích thực trạng ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến hoạtđộng nhập khẩu của công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam
Chương 4: Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt độngnhập khẩu của công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam
Trang 5Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối là nơi mà ở đó xảy ra việc mua bán, trao đổi ngoại hối, trong
đó chủ yếu là trao đổi mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế
Trung tâm của thị trường hối đoái là thị trường liên ngân hàng, thông qua thị trườngnày, mọi giao dịch mua bán ngoại hối có thể được tiến hành mua bán trực tiếp vớinhau Thị trường hối đoái có 3 chức năng cơ bản sau: Một là giúp chuyển đồng tiềnthành đồng tiền khác Hai là cung cấp tín dụng cho các hoạt động ngoại thương Ba
là, thị trường hối đoái tạo rào cản để hạn chế rủi ro hối đoái
2.1.2 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được thể hiện bằngmột đơn vị tiền tệ nước khác Vì vậy có thể hiểu tỷ giá hối đoái là thước đo sức muacủa đồng tiền nước này so với sức mua của đồng tiền nước khác tại một thị trườngứng với thời điểm nhất định
Tỷ giá hối đoái luôn thay đổi hàng ngày hàng giờ Sự biến động của nó kéo theonhững ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước và hầu hết các hoạt động đối ngoại,đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu
Nếu đồng bản tệ lên giá ( tỷ giá giảm) thì hàng hóa, dịch vụ và tài sản trong nước sẽđắt lên so với nước ngoài, các nhà sản xuất, người tiêu dung sẽ có nhu cầu hànghóa, dịch vụ của nước ngoài cao hơn dẫn đến nhập khẩu được kích thích mạnh.Ngược lại, nếu đồng bản tệ giảm xuống ( tỷ giá tăng) thì hàng hóa, dịch vụ trongnước sẽ rẻ đi tương đối so với hàng hóa, dịch vụ nước ngoài và trở thành có lợi thếhơn trong cạnh tranh quốc tế Vì vậy, tỷ giá hối đoái trở thành hình thái biểu hiệngiá cả tương đối của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường thế giới
2.1.3 Nhập khẩu
Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ từ nướcngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc táI xuất nhằm phục vụ mục đích thu lợinhuận Hay nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, các công ty
Trang 6nước ngoàI và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc táIxuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng
2.2 Một số lý thuyết cơ bản về tỷ giá hối đoái và hoạt động nhập khẩu
2.2.1 Lý thuyết cơ bản về tỷ giá hối đoái
2.2.1.1 Phân loại tỷ giá hối đoái
- Tỷ giá chính thức
Tỷ giá chính thức là tỷ giá do ngân hàng Trung ương của một nước quy định
và công bố làm cơ sở cho việc quản lý ngoại hối của Ngân hàng trung ương đó vàlàm cơ sở cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại
Tỷ giá chính thức được tính toán trên cơ sở tỷ giá giao dịch của thị trường ngoại tệ
và dựa vào một số mục tiêu mà ngân hàng Trung ương muốn đạt được trong hiện tại
và tương lai
- Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng
Đó là tỷ giá giao dịch bình quân mà tất cả các phiên giao dịch trong một thờigian nhất định, thông thường là một ngày Tỷ giá giao dịch bình quân của thị trườngngoại tệ lien ngân hàng cũng được sử dụng thay thế cho tỷ giá chính thức khi ngânhàng Trung ương của nhà nước đó thấy cần điều chỉnh chính sách tỷ giá theo thịtrường
- Tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra
Tỷ giá mua vào là tỷ giá mà chủ thể công bố sẵn sang mua vào một loại ngoại tệnào đó với một giá cụ thể bằng một loại tiền cụ thể nào đó
Tỷ giá bán ra là tỷ giá mà chủ thể công bố sẵn sàng bán cho khách hàng một loạingoại tệ nào đó với mức giá cụ thể bằng một loại tiền tệ cụ thể nào đó
Giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra có một chênh lệch nhằm đảm bảo cho ngânhàng có thu nhập để trang trải chi phí và tìm kiếm lợi nhuận thỏa đáng
-Tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế
Để nhận biết được tác động của tỷ giá hối đoái với các hoạt động của nền kinh tếnói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, các nhà kinh tế thường phân biệt
tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là một loại tỷ giá được biết đến nhiều nhất Hiện nay,
tỷ giá hối đoái danh nghĩa gồm ba loại: Tỷ giá do ngân hàng nhà nước quy định, tỷ
Trang 7giá hối đoái do các ngân hàng thương mại quy định và tỷ giá hối đoái trên thị trường
tự do Tỷ giá hối đoái danh nghĩa được biểu hiện thông qua giá thời điểm của đồngtiền
Tỷ giá hối đoái thực tế= ( Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x chỉ số giá cả quốc tế)/ Chỉ sốgiá cả trong nước
-Tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá hối đoái thả nổi
Tỷ giá cố định là tỷ giá hối đoái được áp dụng một cách cố định bởi chính phủ, nókhông được hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường
2.2.1.2 Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về mặt giá trị giữa đồng tiền của các quốc gia
Do đó, nó được hình thành trước hết từ mối quan hệ giữa các quốc gia về mặt tiền
tệ Biểu hiện kinh tế của mối quan hệ này là các quan hệ tài chính quốc tế hay là sựdịch chuyển các đồng tiền giữa các quốc gia, theo nhu cầu của các quan hệ kinh tế
xã hội khác
Vậy cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái là:
-Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia
-Quan hệ phi kinh tế( viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ nhân đạo…)
-Sự khác biệt đồng tiền giữa các quốc gia
2.2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Bất kỳ nguyên nhân nào làm dịch chuyển đường cung và cầu tiền tệ đều làmảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ nước này phảnánh qua đơn vị tiền tệ nước khác Chính vì vậy ngoại tệ là một loại hàng hóa đặcbiệt nhưng nó không nằm ngoài quy luật cung cầu vốn có của hàng hóa Vậy cácnhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái bao gồm:
- Sự vận động của vốn ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá Khi người nước ngoài muatài sản chính, lãi suất có ảnh hưởng mạnh Khi lãi suất của một nước tăng lên tươngđối so với nước khác, thì các tài sản của nó tạo ra tỷ lệ tiền lời cao hơn và có nhiềungười dân nước ngoài muốn mua các tài sản đó Điều ấy làm cho đường cầu về tiền
tệ của một nước dịch chuyển sang phải làm tăng tỷ giá hối đoái của nó
- Cán cân thương mại: Cán cân thương mại của một nước là sự chênh lệch giữa kimngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hóa
Trang 8dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩuphải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hóa dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nướcngoài Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm Ngược lại,khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán chođối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷgiá hối đoái tăng Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hìnhthành tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vàomức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại Nếumột nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hốiđoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng,đồng nội tệ giảm giá.
- Đầu tư ra nước ngoài cũng ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái Những cư dân trongnước dùng tiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp hay đầu tư giántiếp, họ muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ Họ muangoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái sẽtăng
- Lạm phát : Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng tiền nội tệ giảm, với tỷ giáhối đoái không đổi, hàng hóa dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nước ngoàitrong khi hàng hóa dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nước Theo quyluật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá
rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài
sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thịtrường giảm, tỷ giá hối đoái tăng Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầungoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoáităng nhanh hơn Trên thị trường tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân
sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy
tỷ giá hối đoái tăng
2.2.2 Lý thuyết cơ bản về hoạt động nhập khẩu
2.2.2.1Vai trò của hoạt động nhập khẩu
- Nhập khẩu góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
Trang 9Nhập khẩu cùng với xuất khẩu là hai bộ phận của hoạt động kinh tế đối ngoại, làchiếc cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế Thông qua hoạt độngxuất nhập khẩu, một nước phát huy được những thế mạnh của mình và khắc phụcnhững điểm bất lợi của nền sản xuất trong nước góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
và cải thiện đời sống nhân dân
- Nhập khâủ thúc đẩy quá trình Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Nước ta cũng như nhiều nước khác đó là có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên vàlao động nhưng trình độ kỹ thuật khoa học công nghệ lại rất lạc hậu do đó nhậpkhẩu sẽ là nhân tố giúp ta tháo bỏ những vướng mắc mà các nước nghèo thường gặpphải, phương châm đó là vay mượn công nghệ của các nước phát triển trong thời kỳCông nghiệp hóa Xu thế nhập khẩu bổ sung để thỏa mãn nhu cầu trong nước cũng
là một điều tất yếu, thông qua đó nước ta có thể từng bước thay đổi hoàn thiện cơcấu tiêu dùng cá nhân theo hướng hiện đại hóa Điều đó cũng đồng thời dẫn tới việcphải nâng cao kỹ thuật công nghệ để phục vụ sản xuất trong nước Do vậy Nhànước ta đã đề ra chính sách nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc, kỹ thuật công nghệcủa nước ngoài từ đó tạo công nghệ nguồn để phát triển kỹ thuật mới ngay trongnước Có thể nói, Nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trìnhCông nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước Điều đó cũng đồng thời nâng cao kỹ thuậtsản xuất trong nước
Nước ta hiện nay vẫn là một nước chậm phát triển, nền kinh tế vẫn còn dựa vàosản xuất nông nghiệp là chính Để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế từNông nghiệp –Công nghiệp – Dịch vụ sang cơ cấu Công nghiệp- Nông nghiệp –Dịch vụ và phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp thì quátrình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa hiện nay của chúng ta cần phải đi theo mộthướng mới đó là tận dụng các thành tựu khoa học của nhân loại, ngoài việc phát huymột cách có hiệu quả nỗ lực của đất nước Giải pháp cơ bản để thực hiện mục đíchnày là mở rộng kinh tế đối ngoại cũng như đa dạng hóa các hình thức kinh doanhquốc tế như việc: tạo điều kiện hình thành các liên doanh, thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài, xây dựng các chiến lược nhập khẩu máy móc thiết bị, các sáng kiến
kỹ thuật… Nhằm tranh thủ vốn kỹ thuật tiên tiến tạo tiền đề cho Công nghiệp Hiện đại hóa đất nước
Trang 10hóa Nhập khẩu là chiếc cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế
Tình hình kinh tế thế giới hiện nay, các nước không ngừng mở rộng, thống nhấtthị trường quốc tế thì sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ kinh tế quốc tế càng lớnmạnh Việc hình thành các trung tâm thương mại, các khu vực mậu dịch tự do đãphá bỏ rào cản thương mại giữa các quốc gia, hàng hóa được tự do di chuyển trênthế giới
Quan hệ cung cầu trên thị trường không phải lúc nào cũng ở điểm cân bằng tối ưu
mà nhiều khi do tác động của các nhân tố chủ quan lẫn khách quan gây nên nhữngbiến động trên thị trường hàng hóa Trong điều kiện hiện nay khi mà tất cả các quốcgia đều tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế và tập trung phát triểnngành hàng có lợi thế của mình Trong khi đó nhu cầu của con người ngày càng đadạng Chính vì vậy mà hàng loạt nhu cầu không thể đáp ứng bằng các nguồn sảnxuất trong nước Điều này tất yếu dẫn đến việc nhập khẩu hàng hóa mang tính chu
kỳ và tương đối ổn định
Nhập khẩu là một biện pháp để giải quyết sự mất cân đối giữa sản xuấ và tiêu dùng,giữa cung và cầu hàng hóa –dịch vụ, nghĩa là nó góp phần làm cho quá trình sảnxuất tiêu dùng diễn ra thường xuyên và ổn định Chúng ta có thể nhập khẩu hànghóa về phục vụ tiêu dùng trực tiếp trong nước nhưng hiện nay người ta chú trọngvào nhập khẩu những nguyên vật liệu quý hiếm, máy móc thiết bị, công nghệ, phátminh khoa học về phục vụ sản xuất và nâng cao trình độ công nghệ trong nước.Nhập khẩu máy móc và công nghệ còn phục vụ chiến lược lâu dài là tiến tới làmchủ khoa học công nghệ góp phần nâng cao năng suất lao động
Nhập khẩu còn là công cụ để chính phủ thực hiện điều tiết giá cả thị trường nội địanhằm loại bỏ những tác động không lành mạnh của cơ chế thị trường như tình trạngđầu cơ ép giá
2.2.2.2 Các hình thức nhập khẩu
- Nhập khẩu tự doanh
Đây là hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập khẩutrực tiếp đứng tên ra để ký kết và thực hiện các hợp đồng ngoại thương bằng chínhnguồng vốn của mình, sau đó trực tiếp thiết lập hệ thống kênh phân phối bán hàngnhằm mục đích thu lợi nhuận
Trang 11Đây là hình thức nhập khẩu chủ yếu mà các doanh nghiệp áp dụng hiện nay vì nóđảm bảo sự thống nhất giữa các khâu của quá trình nhập khẩu nhằm đạt được kếtquả của toàn bộ doanh nghiệp.
- Nhập khẩu ủy thác
Là hoạt động nhập khẩu trong đó người mua hàng không trực tiếp đứng tên mình
ký hợp đồng ngoại thương mà phải ký hợp đồng uỷ thác với doanh nghiệp thươngmại để ủy thác cho doanh nghiệp đó đứng ra ký kết và thực hiện hợp đồng đó bằngchính nguồn vốn của người được ủy thác và bên ủy thác sẽ phải trả cho bên kia mộtkhoản tiền nhất định tùy theo sự thỏa thuận của hai bên, khoản tiền đó gọi là phí ủythác
Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác nhập khẩu: Bên nhận ủy thác phải ký hợp đồng nhậpkhẩu với điều kiện có lợi cho bên ủy thác, thực hiện các thủ tục hải quan, kiểm trachất lượng hàng hóa, báo tin hàng về… và giúp đỡ mọi mặt để bên ủy thác có thểnhận hàng, tiến hành các biện pháp hạn chế tổn thất nếu hàng về có hư hỏng tổnthất
Nghĩa vụ của bên ủy thác nhập khẩu: bên ủy thác phải dựa vào đơn hàng kèm theo,xác nhận của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về khả năng thanh toán, tham giacác giao dịch mua hàng, khi hàng về phải mở hàng trong vòng một tháng và nếuphát hiện hàng không đúng hợp đồng hoặc tổn thất, phải để nguyên trạng và mờicông ty giám định tới lập biên bản giám định và phải trả phí ủy thác
2.2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu
-Nhu cầu tiêu dùng trong nước đối với một mặt hàng
Nhu cầu trong nước đối với một mặt hàng sẽ tác động đến hoạt động nhập khẩu mặthàng đó, yếu tố này phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế trong nước, chínhsách như thuế quan, hạn ngạch… tâm lý tiêu dùng của người dân Ví dụ như nềnkinh tế đang trong chu kỳ tăng trưởng thì nhu cầu nhập khẩu hàng phục vụ cho xuấtkhẩu cũng như tiêu dùng sẽ tăng lên làm gia tăng sức cầu đối với hàng hóa nhậpkhẩu
-Tương quan quyền lực thương lượng giữa nhà nhập khẩu với nhà cung ứng nướcngoài
Trang 12Hoạt động nhập khẩu một mặt hàng trong nước cũng sẽ bị tác động bởi tương quanquyền lực thương lượng giữa nhà nhập khẩu với nhà cung ứng nước ngoài Nếu sốlượng các nhà cung ứng càng nhiều thì sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng cànglớn, nguồn cung ứng hàng nhập khẩu cho công ty càng dồi dào đem đến cho công tynhiều lựa chọn hơn giúp công ty có thể nhập hàng chất lượng cao với giá cạnh tranh
và ngược lại, nếu số lượng nhà cung ứng hạn chế thì quyền lực thương lượng lạinghiêng về phía nhà cung ứng, gây khó khăn cho công ty trong hoạt động nhậpkhẩu của công ty
-Các chính sách vĩ mô của nhà nước
Chính sách thuế quan và hạn ngạch các loại thuế tác động đến hoạt động nhập khẩubao gồm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập đặc biệt, thuế thu nhập, thuế giá trị giatăn… Hạn ngạch của một mặt hàng cụ thể có thể có những tác động mạnh mẽ đếnhoạt động nhập khẩu mặt hàng đó Ví dụ như thuế nhập khẩu là loại thuế mà mộtquốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc nước ngoài trong quátrình nhập khẩu, khi hàng hóa bị đánh thuế sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu dẫn đếngiá thành sản phẩm tăng hay như với hạn ngạch nhập khẩu một hàng hóa, một hànghóa bị áp dụng hạn ngạch nhập khẩu nghĩa là hàng hóa đó sẽ chỉ đươc nhập khẩu ởmột mức nhất định còn ở ngoài hạn ngạch sẽ không được nhập khẩu hoặc phải chịumức thuế cao hơn thông thường rất nhiều Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng nhập khẩu , ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nhập khẩu một mặt hàng
-Chính sách tỷ giá
Tỷ giá tác động đến hoạt động nhập khẩu ở chỗ khi tỷ giá tăng đồng nội tệ mất giá
so với đồng ngoại tệ thì giá nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng lên, lượng hàng nhậpkhẩu giảm Ngược lại, khi tỷ giá giảm, đồng nội tệ tăng giá sẽ khuyến khích nhậpkhẩu, lượng hàng nhập khẩu tăng
-Các chính sách khác
Lãi suất, chính sách thương mại của nhà nước có tác động lớn tới hoạt động nhậpkhẩu Các chính sách thương mại cho biết mặt hàng nhập khẩu cần được khuyếnkhích hay hạn chế, những rào cản thương mại bao gồm rào cản kỹ thuật và rào cảnphi kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu sẽ ngăn cản sự xâm nhập hàng hóa từ thịtrường bên ngoài vào thị trường quốc gia đó
Trang 13- Các nhân tố khác
Thu nhập dân cư: Nhập khẩu còn phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trongnước Thu nhập của người cư trú trong nước càng cao, nhu cầu hàng hóa dịch vụnhập khẩu càng cao điều này dẫn tới lượng nhập khẩu tăng
Chi phí nhập khẩu: chi phí nhập khẩu bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau tùythuộc từng mặt hàng nhập khẩu và phương thức thanh toán nhưng nói chung chúngbao gồm các chi phí như chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm, chi phí hải quan
2.3 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
2.3.1 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến giá và lượng nhập khẩu của doanh nghiệp
Khi tỷ giá hối đoái tăng lên có nghĩa là đồng nội tệ có giá trị giảm xuống so vớiđồng ngoại tệ, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi sẽ tác động tiêu cực tớihoạt động nhập khẩu Trong trường hợp này tỷ giá hối đoái tăng lên, hàng nhậpkhẩu đắt hơn nên các nhà nhập khẩu hạn chế kinh doanh hàng nhập khẩu( vì nhànhập khẩu phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua ngoại tệ thanh toán cho hàng nhậpkhẩu) gây nên tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa ngoại nhậplàm tăng giá các mặt hàng này gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước nhất
là các doanh nghiệp chỉ sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu Trong trường hợp tỷgiá hối đoái giảm xuống có tác động tích cực tới hoạt động nhập khẩu thì đây là cơhôi thực sự tốt cho các nhà nhập khẩu vì nhà nhập khẩu chỉ phải bỏ ra ít đồng nội tệhơn để mua ngoại tệ thanh toán cho khách hàng, nhất là nhập khẩu nguyên liệu,máy móc để phục vụ sản xuất trong nước
2.3.2 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động thanh toán của doanh `nghiệp
Để mua hàng hóa từ nước ngoài, doanh nghiệp phải dùng một loại tiền để trả chonhà xuất khẩu, có thể là đồng tiền nước xuất khẩu hoặc đồng tiền mạnh khác tùytheo thỏa thuận các bên Như vậy, nếu như tỷ giá tăng lên thì nhà nhập khẩu khimua hàng hóa sẽ bị mất một số tiền bằng đồng nội tệ còn nhà xuất khẩu sẽ thu vềđồng ngoại tệ Còn khi tỷ giá giảm thì nhà nhập khẩu sẽ được hưởng lợi vì phải bỏ
Trang 14ra ít nội tệ hơm để mua ngoại tệ để thanh toán hàng nhập Vì vậy sự biến động tỷgiá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khoản phải trả của nhà nhập khẩu.
2.3.3 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến thực hiện hợp đồng và lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
Nếu tỷ giá ổn định ít biến động sẽ thuận lợi cho các nhà quản trị trong việc lãnh đạodoanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã đề ra nhưng khi tỷ giá biến động mạnh thì chiphí cho hoạt động nhập khẩu tăng lên và lợi nhuận sẽ giảm, điều này có thể dẫn đếnmục tiêu về doanh thu và chi phí như doanh nghiệp dự đoán sẽ không đạt đươcthem vào đó việc khó dự báo tỷ giá trong tương lai làm cho các nhà quản trị gặp khókhăn trong việc tính toán các chi phí phải trả cho nhập khẩu trong tương lai, từ đótác động đến việc lập kế hoạch kinh doanh trong dài hạn của doanh nghiệp
2.3.4 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp
Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái tác động lớn đến doanh thu vàlợi nhuận của công ty Đa phần các hợp đồng thương mại quốc tế các doanh nghiệpthường xuyên sử dụng các đồng ngoại tệ mạnh như USD hay EUR rất hiếm vàthường không bao giờ sử dụng đồng tiền yếu như VND trong thanh toán Vì vậythường xảy ra chênh lệch lớn về doanh thu và lợi nhuận của các công ty so với kếhoạch hay năm trước đó khi quy đổi từ đồng ngoại tệ mạnh về đồng nội tệ của nướcmình Ở đây là sự quy đổi từ đồng ngoại tệ mạnh USD hay EUR… về VND Sựthay đổi đó bắt nguồn từ sự thay đổi từ biến động tỷ giá được miêu tả như sau:Đạt kế hoạch đầu năm về doanh thu khi tính bằng đồng ngoại tệ nhưng khi quy đổisang đồng nội tệ thì doanh thu tính bằng nội tệ có thể vượt kế hoạch đề ra hoặckhông đạt kế hoạch Nguyên nhân đó chính là tỷ giá đồng ngoại tệ trên đồng nội tệgiữa đầu năm lập kế hoạch và cuối năm là khác nhau Mức tăng giảm của tỷ giá nàygiữa đầu năm lập kế hoạch và cuối năm đã dẫn đến mức tăng giảm của doanh thutính bằng nội tệ
Do doanh thu bằng đồng ngoại tệ là không đổi mà công tác thanh toán của các công
ty xuất khẩu Việt Nam lại chủ yếu bằng đồng ngoại tệ nên sản lượng nhập khẩu sovới kế hoạch là không đổi Sản lượng không đổi nhưng doanh thu đồng nội tệ lại
Trang 15tăng(giảm) chính vì vậy đã đẩy lợi nhuận của công ty tăng( giảm) tương tự Lợinhuận này khi tính bằng đồng ngoại tệ cũng không vượt( giảm) mức kế hoạch đề ra.
2.4 Phân định nội dung nghiên cứu
Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các hoạt động mang tính quốc tếđều phải sử dụng USD để thanh toán Sự biến động của tỷ giá hối đoái không chỉảnh hưởng tới một quốc gia mà còn ảnh hưởng tới rất nhiều doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực thương mại quốc tế Có thể nói, rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuấtnhập khẩu là rủi ro tỷ giá thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với cáccông ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Những ảnh hưởng không thểlường trước được của tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến doanh số, giá cả, lợi nhuận củadoanh nghiệp nhập khẩu
Qua quá trình thực tập tại công ty SamSung Electronics Việt Nam, đây là một công
ty chuyên nhập khẩu linh phụ kiện điên tử và sản xuất điện thoại từ thị trường nướcngoài, bên cạnh đó, công ty chủ yếu dùng USD để thanh toán và vấn đề tỷ giáVND/USD hiện nay luôn làm cho các nhà quản trị của công ty phải giải quyếtnhững vấn đề khó khăn khi tỷ giá thay đổi Tuy các nhà quản trị của công ty đã cónhững giải pháp hạn chế rủi ro của sự biến động tỷ giá hối đoái nhưng vẫn chưa thật
sự hiệu quả Qua sự phân tích ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhậpkhẩu của doanh nghiệp , em nhận thấy sự biến động tỷ giá ảnh hưởng mạnh tới công
ty SamSung Electronics Việt Nam ở những nội dung sau:
-Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới giá và lượng hàng nhập khẩu
Giá và lượng hàng nhập khẩu là những chỉ tiêu để các doanh nghiệp thực hiện hoạtđộng kinh doanh Vì thế, tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn tới giá và lượng hàng nhậpkhẩu của các công ty Khi tỷ giá tăng lên, đồng nghĩa với giá hàng hóa nhập khẩutăng, để hoàn thành kế hoạch kinh doanh thì số tiền mà công ty phải bỏ ra để nhậphàng sẽ lớn hơn số tiền dự kiến Bên cạnh đó, công ty sẽ phải bán hàng hóa sảnphẩm với giá cao hơn vì vậy người tiêu dùng có thể hạn chế mua sản phẩm củacông ty Và ngược lại, khi tỷ giá giảm xuống, giá hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm dovậy số tiền mà công ty phải bỏ ra để nhập khẩu hàng hóa sẽ nhỏ hơn số tiền dự kiếnnên công ty sẽ bán hàng hóa sản phẩm với giá thấp hơn vì vậy có thể làm gia tăngnhu cầu mua sản phẩm của công ty Cho nên khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ ảnh hưởng
Trang 16tiêu cực đến giá và lượng hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp và ngược lạikhi tỷ giá giảm sẽ ảnh hưởng tích cực đến giá và lượng hàng nhập khẩu của doanhnghiệp.
Để thấy rõ được sự ảnh hưởng của biến đó, lấy ví dụ cụ thể như : Việt Nam nhậpkhẩu hàng hóa từ thị trường Mỹ, tỷ giá ban đầu là 1USD= 19000 VND, sau khi tỷgiá biến động tăng lên 1USD = 21000VND Như vậy, nhà nhập khẩu Việt Nam sẽphải mất thêm VND để thanh toán cho nhà xuất khẩu Việc tăng giá trong khi lượngtiền mua hàng là không đổi sẽ dẫn đến lượng hàng nhập khẩu giảm đi
-Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán
Trong quan hệ mua bán, đặc biệt là quan hệ mua bán giữa các quốc gia thì phươngthức thanh toán là rất quan trọng Nó được thể hiện rất rõ trong hợp đồng mà haibên ký kết Việc thực hiện đúng hợp đồng sẽ đảm bảo uy tín của các bên Có rấtnhiều phương thức thanh toán và các công ty nhập khẩu phải lựa chọn phương thứcphù hợp nhất với công ty và tránh được rủi ro của sự biến động tỷ giá hối đoái trongtương lai để có thể áp dụng phương thức thanh toán có lợi nhất cho công ty Nếucông ty chọn phương thức thanh toán đảm bảo tiêu chuẩn của cả hai bên thì thờigian nhập hàng sẽ thuận lợi, điều đó làm cho công ty có thể nắm bắt thời cơ kinhdoanh mới Bên cạnh đó, phương thức thanh toán cũng góp một phần rất lớn choviệc giảm chi phí của công ty từ đó gia tăng lợi nhuận Chính vì thế, ảnh hưởng của
tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán của các doanh nghiệp.-Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch kinh doanh
Nếu tỷ giá ổn định hoặc có thể dự báo được thì sẽ thuận lợi cho công tác lập kếhoạch kinh doanh ngắn hạn và cũng có chiến lược kinh doanh dài hạn cho doanhnghiệp Vì khi đó doanh nghiệp có thể ước tính được lợi nhuận dự kiến Tuy nhiênkhi tỷ giá biến động liên tục với biên độ dao động lớn sẽ khó đưa ra được các chỉtiêu dự kiến, khó xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh Việc lập kế hoạchthường đưa ra vào đầu năm tài chính Trong kế hoạch này các nhà nhập khẩu sẽ dựbáo nhu cầu, mức giá trị, chi phí, chủng loại cũng như tổng giá trị nhập khẩu Biếnđộng tỷ giá cho dù được dự báo trước nhưng cũng có những biến động khó lường
và có thể ảnh hưởng không nhỏ đối với kết quả kinh doanh so với dự đoán ban đầu.-Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
Trang 17Tại bất kỳ công ty nào, lợi nhuận luôn là vấn đề được các công ty quan tâm nhất đặcbiệt là các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vì chi phí mà các công
ty này bỏ ra khi nhập hàng hóa về rất lớn
Công thức tính lợi nhuận trong kinh doanh là:
Lợi nhuận= Doanh thu- Chi phí
Từ đó suy ra, lợi nhuận trong kinh doanh nhập khẩu sẽ bằng doanh thu từ hoạt độngnhập khẩu trừ đi chi phí nhập khẩu Công thức trên cho ta thấy lợi nhuận của doanhnghiệp phụ thuộc vào hai yếu tố: doanh thu và chi phí Giả thiết một trong hai yếu
tố trên là không đổi, ta có lợi nhuận tăng khi doanh thu tăng hoặc chi phí giảm vàngược lại lợi nhuận giảm khi doanh thu giảm hoặc chi phí tăng Việc doanh thu haychi phí trong hoạt động nhập khẩu tăng giảm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, đặcbiệt là yếu tố về tỷ giá Như phân tích ở trên, tỷ giá tăng làm cho nhà nhập khẩuphải mất nhiều nội tệ hơn để thanh toán, các chi phí tính bằng ngoại tệ tính sang nội
tệ cũng sẽ tăng Trong khi đó, lượng hàng nhập khẩu giả dẫn đến doanh thu giảmtheo Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶGIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY SAMSUNGELECTRONICS VIỆT NAM
3.1 Giới thiệu công ty
Tên đơn vị: Công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam.
Địa chỉ: KCN Yên Phong 1, Yên Trung, Yên Phong, Bắc Ninh.
Mã số thuế : 2300519248
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam là công ty con thuộc sở hữu củanhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới –Tập đoàn Samsung Tọa lạc tạikhu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh,công ty SamSung Electronics Việt Namchính thức khai trương nhà máy sản xuất đầu tiên của mình vào ngày 28/10/2009,với tổng vốn đầu tư ban đầu lên đến gần 700 triệu USD Đây là nhà máy sản xuất