- Thứ nhất, công ty SamSung Electronics Việt Nam nên đa dạng hóa ngoại tệ trong hoạt động xuất nhập khẩu của mình . Đây là chiến lược kinh doanh nhằm chia sẻ rủi ro,công ty không nên tập trung vào một ngoại tệ đó là USD như hiện nay. Công ty nên tích cực thực hiện thanh toán theo các ngoại tệ mạnh khác như đồng EUR, JPY, SGD, GBP… Việc SamSung Electronics Việt Nam chủ yếu sử dụng đồng USD trong thanh toán như hiện nay chắc chắn đã ảnh hưởng bất lợi tới việc đẩy mạnh giao lưu hàng hóa với nước khác. Hơn nữa khi tỷ giá USD so với các ngoại tệ khác thay đổi sẽ gây ra thiệt hại đối với hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.
- Thứ hai, công ty nên chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ, xây dựng một bộ phận chuyên trách về lĩnh vực tiền tệ, tỷ giá với trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm. Bộ phận này với những am hiểu thị trường ngoại hối, được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực dự báo và phòng ngừa, hạn chế rủi ro hối đoái. Bộ phận này phải theo dõi thông tin liên quan đến tỷ giá và sự biến động tỷ giá một cách thường xuyên và kịp thời.Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể hạn chế rủi ro biến động tỷ giá gây ra. Có hai cách để phân tích và dự báo tỷ giá là phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Trong đó phân tích kỹ thuật là dựa vào các nghiên cứu ở quá khứ, tâm lý các quy luật xác xuất. Phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào đồ thị tỷ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỷ giá trong tương lai. Còn phân tích cơ bản là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống. Nó chú ý đến các lực lượng tác động đến cung cầu trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư….Ngoài ra, công ty nên áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dự báo biến động thị trường.
Thứ ba, để giảm thiểu những rủi ro do biến động tỷ giá, công ty cần phải lựa chọn những công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá như sử dụng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau…
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mà việc giao hàng và thanh toán sẽ là một ngày nào đó được chỉ ra trong tương lai, kể từ khi bản hợp đồng được ký kết. Đặc điểm của
hợp đồng này là tỷ giá giao dịch được xác định trước và không thay đổi trong thời gian thực hiện hợp đồng. Vì thế số lượng ngoại tệ thu về hay chi ra được tính toán trước và là cố định cho dù tỷ giá trên thị trường tỷ giá trên thị trường có biến động tăng lên hay giảm đi so với tỷ giá kỳ hạn.
Còn hợp đồng giao sau là hợp đồng có sẵn những tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng chủng loại mặt hàng, điều kiện vận chuyển và giao nhận hàng.. tất cả đều được tiêu chuẩn hóa, vấn đề duy nhất là phải thỏa thuận giá cả. Giá cả sau khi được quyết định tại phiên giao dịch gọi là giá giao sau. Đó là mức giá được tính toán gần giống như giá giao trong tương lai. Tuy nhiên do tính chất đặc thù của loại hợp đồng này, hai bên mua bán không hề có thêm bất kỳ thỏa thuận nào trừ giá cả. Nên hàng hóa mua bán theo loại hợp đồng này thường được quy định giao nhận hàng ở một vài thời điểm nhất định trong năm mà thôi, khi đó giá giao sau sẽ là giá giao kỳ hạn với thời điểm kỳ hạn chính là mốc định sẵn ở trên.