0
Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Kiến nghị với các cơ quan cấp nhà nước

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM (Trang 33 -33 )

-Kiến nghị đối với nhà nước.

Thứ nhất, là cung cấp thông tin một cách chính xác, nhanh chóng và kịp thời cho các doanh nghiệp.

Nhà nước cần thông báo rộng rãi các thông tin, số liệu liên quan đến tỷ giá lãi suất, tình hình lạm phát… để giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng và chính xác. Qua đó, các doanh nghiệp có thể phân tích và đưa ra các dự báo nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, Nhà nước cần hoàn thiện chính sách quản lý trạng thái ngoại tệ

Hoàn thiện xây dựng các chính sách về tỷ giá, tiền tệ nhằm kiểm soát tốt những biến động của tỷ giá trong tương lai giúp các doanh nghiệp tránh được những thiệt hại do biếu động bất thường của tỷ giá. Các chính sách cần mang tính hiệu quả và có tính ổn định nhằm giúp cho doanh nghiệp có đủ thời gian thích nghi cũng như có sự chuẩn bị tốt nhất. Nhưng đồng thời cũng vẫn mở cửa thị trường ngoại hối tăng khả năng tự bảo vệ của doanh nghiệp thông qua các công cụ trên thị trường.

Chính phủ cần ban hành những quy định, quyết định mang tính chặt chẽ đối với hoạt động mua bán ngoại tệ, các tổ chức tài chính, tín dụng… đảm bảo thuận tiện

cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Củng cố và phát triển thị trường liên ngân hàng với đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh.

Thứ ba, nhà nước bên cạnh những chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu thì cũng nên có những chính sách hỗ trợ cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất.

Thứ tư, nhà nước nên mở rộng mối quan hệ thương mại với nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và bổ sung các cam kết quốc tế, những cam kết mở rộng hiệp định thương mại như các hiệp định tự do, song phương qua đó làm tăng quan hệ đầu tư thương mại giúp kích thích việc sử dụng đồng tiền khác trong thanh toán, thu hẹp dần khu vực đồng đôla mà lâu nay thường dùng thay thế đồng tiền mạnh khác.

Thứ năm là quản lý ảnh hưởng biến động tỷ giá bằng công cụ hạn mức

Để đo lường và hạn chế rủi ro, các nhà lãnh đạo ngân hàng nên giới hạn trạng thái ngoại hối của từng loại ngoại tệ vào cuối mỗi ngày giao dịch. Ngân hàng có thể so sánh trạng thái ngoại hối với tổng tài sản vốn có. Với giải pháp này ngân hàng sẽ xác định được mức lỗ có thể xảy ra và giới hạn nó trong khả năng chịu đựng rủi ro tối đa của ngân hàng. Ngoài ra, biện pháp này còn nhằm mục đích đảm bảo chắc chắn rằng lỗ về tỷ giá không làm nguy hại đáng kể đến độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng.

Khi đồng nội tệ bị mất giá, ngân hàng hạn chế tối đa để các ngoại tệ, đặc biệt là ngoại tệ mạnh ở trạng thái an toàn và không nên để các ngoại tệ dễ mất giá, khó chuyển đổi ở trạng thái bình thường.

-Kiến nghị đối với Ngân Hàng

Thứ nhất, NHNN cần phải thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá để đưa giá trị của VND về đúng tỷ giá cân bằng , hướng tới một tỷ giá thị trường, linh hoạt và tỷ giá phải là sản phẩm của quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

Thứ hai, NHNN cần đảm bảo được điều kiện lãi suất cân bằng. Tỷ giá và lãi suất là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Tỷ giá và lãi suất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạt động của nền kinh tế và NHNN có thể cân thiệp, điều hành tỷ giá thông qua chính sách lãi suất. Chính vì vậy, NHNN phải phối hợp hài hòa giữa chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá và lãi suất đều ổn định.

Thứ ba, ngân hàng thương mại cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh. Ngoài ra, cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật nghiệp vụ phái sinh ngoại hối, phân tích, tổng hợp thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM (Trang 33 -33 )

×