1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các thông số đánh giá chấn động nổ mìn khi đào hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn.

62 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 12,52 MB

Nội dung

Nghiên cứu khoa học sinh viên, ĐH Mỏ địa chất Hà Nội. Nghiên cứu các thông số đánh giá chấn động nổ mìn khi đào hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn. Trong đề tài có sử dụng phần mềm ABAQUS để mô phỏng. Hướng dẫn các bạn cách làm một đề tài nghiên cứu khoa học hợp lý nhất.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi đào hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn, chấn động nổ mìn có thể phá hủy khối đá xung quanh và các công trình lân cận như các tòa nhà trên mặt đất hoặc công trình ngầm tồn tại trước đó. Nổ mìn đào hầm có thể làm sụt lún bề mặt. Hiện tượng này đã xảy ra tại Quảng Ninh và một số vùng khác có tiến hành công tác nổ mìn để đào hầm. Do vậy việc nghiên cứu các thông số đánh giá chấn động nổ mìn nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến khối đá và các công trình lân cận là hết sức cần thiết. Đây cũng là cơ sở để đưa ra giải pháp thiết kế và thi công phù hợp. Hiện tại ở Việt Nam có 2 công trình điển hình: - Hầm Cỗ Mã thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả: Hầm Cổ Mã thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Hầm dài 500m, gồm hai hầm song song, mặt cắt ngang tuyến qua khu vực hầm gồm có 2 làn xe, bề rộng mỗi làn là 3,5m tổng chiều rộng của mặt cắt ngang tuyến là ở trong hầm là 8,5m. Vi trí hầm nằm ở khu vực có hầm đường sắt đi qua. Vị trí tương đối của hầm Cổ Mã và hầm đường sắt thể hiện trên Hình 1 và hình 2 và hình 3. [1] Hình 1: Hầm đường sắt số 24. Hình 2 : Hầm Cổ Mã. Hầm đường sắt đã có từ rất lâu và điều kiện địa chất khá phức tạp, đất đá cứng nên phải dùng phương pháp khoan nổ mìn để thi công hầm Cỗ Mã. Vậy nên không thể tránh khỏi những ảnh hưởng lên hầm đường sắt. 1 47m Hình 3 : Vị trí tương đối của hầm đường sắt và hầm Cổ Mã. - Hầm Hải Vân xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Hầm chính dài 6280m, mặt cắt ngang hình vòm diện tích 89m², đáy hầm là mặt đường 2 làn xe, mỗi làn rộng 3,75m và 1,25m lề tránh xe. Chạy song song và cách hầm chính 30m là hầm lánh nạn dài 6286m, mặt cắt ngang diện tích 15,5m². Vấn đề đặt ra ở đây là ta phải đánh giá chấn động dến hầm chính khi người ta mở rộng hầm lánh nạn bằng phương pháp khoan nổ mìn.[2] 30m Hình 4 : Hầm Hải Vân. Nước ngoài cũng có rất nhiều công trình tương tự. 2 - Đường hầm CROIX- ROUSSE ở thành phố Lyon, Pháp là một công trình đô thị nằm ở thành phố Lyon Pháp giữu sông Rhône và sông Saône. Chiều dài đường hầm là 1757.5m với diện tích mặt cắt ngang của hầm là 84,10m². Vị trí hầm nằm ở khu vực rất đông dân cư và có nhiều tòa nhà gần đó, cùng một lúc có một đường hầm tồn tại nằm song song với hầm mới. Khối đá trong đường hầm đào qua, bao gồm đá granite và đá gneis có độ bền lớn. Đường hầm đào bằng phương pháp khoan nổ mìn. [3] Hình 5 : Vị trí tương đối đường hầm CROIX- ROUSSE. Khi tiến hành đào hầm Cỗ Mã, hầm Hải Vân cũng như hầm Croix-Rouse,phương pháp khoan nổ mìn đã được sử dụng vì hầm đào qua đất đá rắn cứng có độ bền cao. Do sự phức tạp của điều kiện hiện tại, tác động tiêu cực đến các tòa nhà, đường hầm hiện có nên cần phải nghiên cứu để đưa ra phương án thiết kế và thi công một cách tối ưu nhất. Hiện nay các quy phạm, quy chuẩn về mức độ an toàn của công trình lân cận khi nổ mìn đào hầm là chưa cụ thể, rõ ràng . Các nghiên cứu về ảnh hưởng của công trình lân cận do đào hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn chưa nhiều và chưa sâu. Tóm lại xuất phát từ nhu cầu thực tế và mức độ phức tạp của các công trình hiện nay nên việc nghiên cứu các thông số đánh giá ảnh hưởng của chấn động nổ mìn là rất cần thiết. 3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ II.1. Sự biến đổi vùng đất đá phá hủy bao quanh công trình ngầm khi có sự tác động của công tác khoan nổ mìn Kết quả nghiên cứu lý thuyết cho thấy, việc nghiên cứu sự hình thành vùng một mà không xét tới sự tác động của công tác khoan nổ mìn trên gương thì công sẽ không thỏađáng. Rõ ràng, song nổ mìn lan truyền trong môi trường đất đá và môi trường không khí sẽ gây nên những chấn động có hại, làm gia tăng mức độ nứt nẻ, phá hủy đất đá, làm biến đổi các tính chất cơ lý của khối đá trên biên công trình. Kết quả sẽ làm thay đổi kích thước vùng phá hủy bao quanh công trình ngầm. Đây là những vấn đề mới vẫn chưa được các nhà địa cơ học nghiên cứu một cách đầy đủ. a. Những tác động về sóng chấn động của nồ mìn đến môi trường Công tác khoan nổ mìn được thực hiện nhằm phá vỡ đất đá. Tuy nhiên, phần năng lượng hữu ích của thuốc nổ để đập vỡ đất đá theo yêu cầu chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định. Phần năng lượng còn lại của thuốc nổ sẽ biến thành những dạng công vô ích, tác động xấu đến môi trường xung quanh: tạo nên sóng chấn động tác dụng lên khối đá bao quanh và môi trường không khí trong công trình ngầm. Khi nổ mìn trên gương đường hầm thường sử dụng phương pháp nổ vi sai với thời gian giãn cách nhỏ, khối lượng thuốc nổ khá lớn trong trong từng tiến độ. Điều này trở nên nguy hiểm cho các đối tượng ở gần vụ nổ mìn, vì nó sẽ làm gia tăng xác suất phát sinh các dao động cộng hưởng, làm gia tăng đáng kể sự chuyển dịch, tốc độ dao động của đất đá bao quanh công trình ngầm. Trên thực tế, đất đá có khả năng sử dụng lưu giữ lại kết quả tác dụng của những đợt nổ mìn trước ở những mức độ nhất định. Điều này liên quan đến sự phát sinh, sự tích lũy những nứt nẻ nhỏ thứ sinh trong đất đá. Theo thời gian, mức độ phá hủy của khối đá bao quanh công trình ngầm có thể sẽ gia tăng dần. Vì vậy, nhằm giảm bớt những tác động có hại của các vụ nổ mìn, người thiết kế cần nghiên cứu, tính toán, đánh giá chấn động tải trọng động bổ sung để có thể đề xuất những giải pháp kỹ thuật nổ mìn hợp lý trong từng điều kiện cụ thể. b. Sóng chấn động khi nổ mìn lan truyền trong môi trường đất đá Sau khi nổ mìn, sẽ xuất hiện sự lan truyền sóng năng lượng từ khối thuốc nổ vào đất đá xung quanh. Khi đó những phân tử đất đá sẽ phải chuyển động theo đường lan truyền sóng và gây ra hiện tượng nén-kéo liên tiếp trong môi trường đất đá. Ngoài sóng dọc, trong môi trường đất đá còn lan truyền sóng ngang. Các sóng ngang này sẽ 4 làm cho các phân tử môi trường đất đá chuyển động theo hướng vuông góc với hướng lan truyền sóng và gây nên biến dạng trượt trong môi trường đất đá. Để đánh giá mức độ tác dụng của chấn động khi nổ mìn, người ta dựa vào tốc độ dao động riêng (tốc độ chuyển dịch) của môi trường đất đá “V”. Giá trị “V” có thể xác định theo công thức Xađôvski M.A. V= , m/giây. (1) Trong đó: m=1÷3 – hệ số phụ thuộc vào khoảng cách từ điểm đo đến vị trí nổ; =50÷600 – hệ số phụ thuộc vào tích chất của môi trường, các thông số đặc tính chất nổ và công nghệ nổ mìn; Q – Khối lượng chất nổ được kích nổ đồng thời, kg; R – khoảng cách từ vị trí lượng thuốc nổ đến điểm đo, m. Đối với lượng thuốc nổ tập trung: V= . , m/giây. (2) Tại đây: f(n) – hàm số của chỉ số tác dụng nổ. Đối với lượng thuốc dài phân đoạn. V= (250 ± 150) . ,m/giây. (3) Khi nổ vi sai, hiệu quả chấn động phụ thuộc vào thời gian chậm nổ “T” và số lượng nhóm thuốc “N”. Nếu lượng thuốc nổ trong các nhóm thuốc nổ như nhau thì có thể sẻ dụng công thức sau để xác định tốc dộ dao động riêng của môi trường đất đá: V= ( ) . , m/giây. (4) Theo Xađôvski M.A, sự biến dạng và phá hủy của công trình xảy ra khi tốc độ dao động “V” vượt quá trị số xác định “ ” nào đó: V > . Việc lựa chọn tốc độ cho 5 phép “ ” xuất phát từ điều kiện sao cho khi các vụ nổ lặp lại nhiều lần mà các công trình không bị hư hỏng hoặc có thể tích lũy những biến dạng kín. Khoảng cách an toàn “ ” khi nổ mìn tập trung có thể được xác định theo công thức sau: = ( . . ), m. (5) Trong đó: Q – khối lượng thuốc nổ, kg; - hệ số phụ thuộc vào tính chất nên công trình cần bảo vệ ( = 3÷20); α – hệ số phụ thuộc vào chỉ số tác dụng nổ (α= 0,6÷1,2). c. Một số vấn đề cần nghiên cứu Như vậy, để giải quyết vấn đề xác định mức độ ảnh hưởng định lượng của sự tác động từ công tác nổ mìn đến vùng đất đá bao quanh công trình ngầm, theo Võ Trọng Hùng, bước đầu cần trả lời một số câu hỏi sau: • Kích thước vùng đất đá chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của công tác nổ mìn “ ” tính từ gương thi công bằng bao nhiêu? • Mức độ tác động định lượng của sóng chấn động do nổ mìn nên được đánh giá như thế nào cho các vị trí nằm trong vùng ảnh hưởng “ ”? Trong trường hợp, sau khi xác định được giá trị “ ”, khi sử dụng lượng thuốc nổ lớn nhất “ ” theo yêu cầu của thực tế, từ biểu thức (1) giá trị kích thước vùng đất đá chịu ảnh hưởng trực tiếp từ công tác nổ mìn “ ” tính đến gương thi công (đất đá trong vùng phá hủy hoặc có khả năng tích lũy những biến dạng kín) có thể được xác định theo công thức sau đây: 6 = . , m. (6) Ngoài ra, khi nổ mìn tập trung với lượng thuốc nổ “ ” nhất định, từ công thức (5) ta có thể xác định khoảng cách an toàn “ ” đến gương công trình ngầm có giá trị tối thiểu như sau: ( .α. ), m. (7) Từ quy luật tác dụng của sóng nổ mìn trên gương đến các khu vực đất đá bao quanh công trình ngầm, Võ Trọng Hùng đã xây dựng sơ đồ mô tả các khu vực đất đá chịu sự ảnh hưởng của mỗi vụ nổ mìn tại gương thi công công trình ngầm thể hiện trên Hình 6. Sau khi đặt đại lượng “ ” là khoảng cách từ điểm xem xét phía trái gương đến vị trí gương thi công 5, thì toàn bộ khối đá 2 bao quanh công trình ngầm trong giới hạn 0≤ ≤ luôn phải nằm trong trạng thái chịu sự tác động phá hủy của sóng nổ mìn. Khoảng cách “ ” tính từ gương thi công chính là khu vực chịu ảnh hưởng của mỗi đợt nổ mìn cho một bước tiến gương thực tế sau một chu kì thi công công trình ngầm “ ”. Tại đây: = ( . ); - chiều sâu nổ mìn trung bình cho một chu kì thi công công trình ngầm (bước tiến gương kỳ vọng theo lý thuyết), m; - hệ số sử dụng lỗ mìn (Hình 6). 7 HÌnh 6. Sơ đồ mô tả các khu vực đất đá chịu ảnh hưởng 1.Đường hầm đã thi công xong, 2.Khu vực đất đá phá hủy bao quanh đường hầm vùng 1; 3.Đường hầm chưa được thi công; 4.Khu vực đất đá sẽ bị phá hủy bao quanh đường hầm vùng 3; 5.Gương thi công (theo Võ Trọng Hùng) Tương tự như trên, nếu đặt “ ” là khoảng cách từ điểm xem xét phía phải gương đến vị trí gương thi công 5 (Hình 6), thì toàn bộ khối đá 4 trong giới hạn 0≤ ≤ luôn phải nằm trong trạng thái chịu sự tác dụng phá hủy của sóng nổ mìn từ mỗi đợt nổ mìn cho một bước tiến gương thi công “ ” (Hình 6 ). Trên thực tế, trong vùng ảnh hưởng “ ” sẽ có một số lượng nhất định “k” cắt vùng ảnh hưởng đơn vị có chiều dài bằng một bước tiến gương “ ” (Hình 6). Theo Võ Trọng Hùng, số lượng “k” cắt vùng ảnh hưởng đơn vị sau khi làm tròn (lấy gí trị số nguyên lớn nhất) có thể xác định theo công thức: k= ( ) (8) Rõ ràng, mỗi vùng đất đá đơn vị thứ i" thuộc tập hợp "1 ÷ k" này sẽ chịu sự tác dụng của sóng chấn động từ "k" lần số vụ nổ mìn đơn vị thực hiện lần lượt theo bước tiến gương. 8 Mức độ tác dụng của sóng chấn động do nổ mìn sẽ hoàn toàn khác nhau cho từng vùng đất đá đơn vị khác nhau trong vùng " tùy theo khoảng cách của chúng tính từ gương thi công. Ngoài ra, khi nổ mìn tại gương thứ "n" (gương 5) mức độ ảnh hưởng của sóng chấn động cho các vùng đất đá phía sau gương thi công (2) và phía trước gương thi công (4) sẽ hoàn toàn khác nhau: • Tại vùng đất đá phá hủy phía sau gương thi công (vùng 2, Hình … ): vùng đất đá từ gương thứ (n-1) đến gương (n) chịu mức độ chấn động lớn nhất; sau đó mức độ chấn động sẽ giảm dần từ vùng gương thứ (n-1) đến gương thứ (n-k); vùng đất đá từ gương thứ (n-k) đến gương thứ (n-k+1) sẽ chịu mức độ chấn động nhỏ nhất; • Tại vùng đất đá phá hủy phía trước gương thi công (vùng 4, Hình ): vùng đất đá từ gương thứ (n) đến “gương” thứ (n+1) chịu mức độ chấn động lớn nhất (vùng phá hủy); sau đó mức độ chấn động sẽ giảm dần từ vùng “gương” thứ (n+1) đến “gương” thứ (n+k); vùng đất đá từ “gương” thứ (n+k-1) đến “gương” thứ (n+k) sẽ chịu mức độ chấn động nhỏ nhất. Vì vậy, nếu ta quan niệm sự suy giảm mức độ tác dụng chấn động từ gương thi công “n” (gương 5, HÌnh 6) về phía phải và phía trái gương tuân theo quy luật tuyến tính, thì giá trị định lượng của chấn động tác dụng lên đất đá (thể hiện qua tốc độ dao động riêng “ ” của vùng đất đá đơn vị) tại vị trí nằm giữa vùng 2 (và tương tự như ở vùng 4) có thể xác định nhờ công thức (1) bằng cách thay giá trị R= (0,5. ). Trong trường hợp này, tốc độ dao động riêng “ ” sẽ là giá trị trung bình cho toàn bộ các vùng đất đá đơn vị chịu sự tác động từ mỗi vụ nổ mìn trên gương thi công công trình ngầm. Từ đây, Võ Trọng Hùng đã tìm ra công thức xác định giá trị tốc độ dao động riêng “ ” của vùng đất đá đơn vị tại vị trí nằm giữa vung 2 (và tương tự như ở vùng 4) như sau: = , m/giây. (9) 9 Kết quả, mỗi vùng đơn vị thuộc hai vùng 2 và 4 (Hình 6) sẽ phải chịu tổng số “2.k” lần chấn động: “k” lần từ các vụ nổ mìn theo vùng 4 và “k” lần lặp lại theo vùng 2 ( ở không gian nổ mìn tiếp theo). Như vậy, đại lương tốc độ dao động riêng “ ” của môi trường đất đá tại từng vùng đơn vị nằm trong các vùng 2 và 4 sẽ bị lập đi lập lại “2.k” lần. Tốc độ dao động riêng “ ” của môi trường đất đá sau mỗi lần nổ mìn sẽ lặp lại gần bằng giá trị tính theo công thức (9). Chính sự lặp đi lặp lại chấn động này sẽ làm gia tăng mức độ phá hủy tiếp theo ( gia tăng mật độ, số lượng nứt nẻ) của khối đá trong khu vực ảnh hưởng từ công tác nổ mìn tại gương thi công ở các chu kỳ nối tiếp nhau. Từ những kết quả nghiên cứu trên, để xác định sự ảnh hưởng của công tác khoan nổ mìn đến sự hình thành và phát triển vùng phá hủy đất đá bao quanh công trình ngầm, theo Võ Trọng Hùng, nên tiếp tục xem xét một số vấn đề sau: - Sự ảnh hưởng của sóng nổ mìn đến quá trình hình thành, gia tăng mức độ phá hủy và kích thước vùng phá hủy đất đá trên biên công trình ngầm. - Sự ảnh hưởng của sóng nổ mìn làm thay đổi tính chất cơ học, cấu trúc, mức độ nứt nẻ, số lượng nứt nẻ của khối đá bao quanh công trình ngầm. - Nghiên cứu sự ảnh hưởng của sóng nổ mìn đến mức độ ổn định của toàn bộ hệ thống “ kết cấu chống giữ - khối đá” để có các biện pháp hiệu quả bảo vệ công trình ngầm: - Sự ảnh hưởng của sóng nổ mìn đến các loại máy và thiết bị thi công công trình ngầm - Sự ảnh hưởng của sóng nổ mìn đến khả năng phá hủy, biến dạng của các loại kết cấu chống giữ trong công trình ngầm tại khu vực gần gương. d. Nghiên cứu sự tác động của sóng nổ mìn đến kết cấu chống giữ công trình ngầm Trên thực tế, các vụ nổ mìn ngầm, nổ mìn lộ thiên, nổ mìn hỗn hợp ngầm – lộ thiên sẽ gây nên những tác dụng có hại đối với kết cấu chống giữ công trình ngầm phía trong không gian công trình ngầm và nằm trong chính khối đá bao quanh công trình ngầm thông qua các loại sóng chấn động, sóng va đập không khí. 10 [...]... xác định được giá trị của ứng suất nổ và giới hạn bền của vật liệu môi trường có thể xác định bán kính vùng phá vỡ, bán kính vùng ảnh hưởng, chấn động II.4 .Các thông số đánh giá chấn động nổ mìn khi đào hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn Để đánh giá chấn động nổ mìn khi đào hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn người ta thường sử dụng các thông số cơ bản: + Vận tốc dao động phần tử lớn nhất ( Peak Particle... giữ dạng bị động Sóng chấn động, sóng va đập trong các vụ nổ mìn ngầm, nổ mìn lộ thiên, nổ mìn hỗn hợp ngầm - lộ thiên Các môi trường truyền sóng nổ và các chủng loại sóng nổ Sóng chấn động và va đập truyền trong môi trường hỗn hợp Tổ hợp các điểm nghiên cứu, xem xét tác động của các loại sóng nổ mìn đến kết cấu công trình ngầm Đặc tính tác dụng tương hỗ giữa các thành phần cấu thành kết cấu Các quy luật... quả nghiên cứu trên, theo Võ Trọng Hùng để xác định sự ảnh hưởng của các loại sóng nổ mìn đến kết cấu chống giữ nên tiếp tục xem xét, nghiên cứu một số vấn đề sau :  Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống “kết cấu chống giữ - vùng đất đá phá hủy – khối đá bao quanh” dưới các tác động từ các vụ nổ mìn thi công công trình ngầm;  Nghiên cứu xây dựng các quy luật lan tỏa các loại sóng nổ mìn trong các. .. này được 33 sử dụng để xác định K, chặn các trục vận tốc hạt, và α không đổi khác, đó là độ dốc của đường hồi quy Hình 15: Biểu đồ liên hệ giữa PPV và SD Khi thực hiện hiện thí nghiệm đo chấn động của đất đá bằng cách sử dụng thông số đánh giá PPV với các laoi thuốc nổ ANFO và thuốc nổ lỏng ta được các bảng số liệu sau Bảng 1 :Bảng tính PPV khi sử dụng thuốc nổ ANFO với 21 lần thử: STT Khối lượng Tỉ... lớn nhất =[P + ] khi r = a và tiến tới 0 khi r tiến tới vô cùng iii) - Giả thiết tại thời điểm t = sau khi nổ ứng với khoảng cách từ buồng nổ , giá trị σ (r,t) = đến điểm xem xét r=r( )= (sóng ứng suất) có giá trị bằng giới hạn bền của đá Khi đó sóng đập và tạo nên ranh giới các vùng: - Khi: r 0≤ r : σ (r,t) ≥ - vùng phá huỷ; - Khi: r > r0 : σ (r,t) ≤ - vùng dao động đàn hồi (vùng chấn động) : đá không... loại sóng tác động (sóng chấn động truyền trong môi trường đất đá) sóng va đập truyền trong môi trường không khí, sóng chấn động va đập truyền trong môi trường hỗn hợp) - Các đặc điểm tác động của các loại sóng nổ mìn đến kết cấu chống giữ công trình ngầm, - Chủng loại kết cấu chống giữ công trình ngầm (các loại kết cấu chống giữ dạng bị động, các loại kết cấu chống giữ dạng chủ động, các loại kết cấu... động – chủ động “ bê tông phun – khối đá gia cường – vì neo” - Chủng loại kết cấu chống giữ dạng “l” – Kết cấu chống giữ hỗn hợp bị động – chủ động “ khung chống – khối đá gia cường – vì neo” 16 d.3 Đánh giá sự tác dụng của sóng nổ đến một số kết cấu chống giữ công trình ngầm Việc đánh giá sự ảnh hưởng của các loại sóng nổ mìn lan truyền trong các môi trường khác nhau bao quanh công trình ngầm và các. .. có giá trị hữu hạn; 26 iii) iiii) + ( - ,τ ,η,α) + - - - =0 ; (22) , α) + A(α,t) + bF(t) +eP=0; ,η,α) + (23) trong (23) ngoài các tham số đã biết: F(t) - Hàm sung lượng sóng nổ; P- áp lực tĩnh tác dụng lên đất đá; b, e - các hằng số; α - tham số phụ thuộc dạng truyền sóng (α =1 khi sóng cầu, α = 2 khi sóng trụ) Việc giải (22) không đơn giản Bằng các kinh nghiệm từ các bài toán riêng rẽ và bằng cách... (bằng khoảng (20-70).108 N/m² ) Dưới tác dụng của sóng nổ (sóng ứng suất) và áp lực khí nổ trong môi trường đá hình thành các vết nứt hướng tâm và vết nứt vòng do tác dụng của các ứng suất pháp và ứng suất tiếp Khi càng ra xa lượng thuốc ứng suất nổ nhỏ dần và thấp hơn giới hạn bền của đá, khi này các phần tử của môi trường không bị phá huỷ mà chỉ dao động quanh vị trí cân bằng tạo nên vùng chấn động. .. vùng đá phá huỷ tiếp giáp vùng chấn động là có thể xác định theo công thức (29) hoặc theo công thức thực nghiệm trong [6]: = trong (18): ); , (30) - đường kính buồng thuốc nổ; - hệ số mở rộng buồng nổ ( - bán kính vùng đập nhỏ đất đá giáp lượng thuốc; giới hạn của đá 30 = 2÷ 5; =2 - ứng suất kéo Vùng chấn động là tiêu chuẩn để kiểm tra tình hình địa chấn, tình hình chấn động các công trình xung quanh

Ngày đăng: 19/04/2015, 23:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Kolsky H,( 1955). Sóng ứng suất trong vật rắn. NXB "Ngoại văn",Nguyễn Văn Cận, Nguyễn Xuân Mãn. Sóng ứng suất và biến dạng nổ trong môi trường đất đá có tính lưu biến. Tuyển tập các công trình khoa học. Hội nghị KH lần thứ 10 Trường ĐH Thuỷ Lợi. Tập III, Tr.,22-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại văn
Nhà XB: NXB "Ngoại văn"
11. Moxinhetx V.N,(1976). Tác dụng đập vỡ và chấn động nổ mìn trong đá. M., NXB “Lòng đất”, (bản tiếng Nga) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lòng đất
Tác giả: Moxinhetx V.N
Nhà XB: NXB “Lòng đất”
Năm: 1976
3. Đặng Văn Kiên (2014), “Ảnh hưởng của loại phần tử biên đến điều kiện biên và kết quả mô hình số trong việc phân tích chấn động nổ mìn khi đào hầm bằng Khác
4. Đặng Văn Kiên (2014), Đánh giá ảnh hưởng của chấn động do nổ mìn đào hầm ở khu vực thành phố: Đường hầm Croix-Rousse, Lyon, Cộng Hòa Pháp. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Khoa học lần thứ 21, Đại học Mỏ-Địa chất -11/2014,tr97- 104 Khác
5. Đặng Văn Kiên(2014). Khảo sát chấn động nổ mìn khi đào hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn ở khu vực thành phố bằng mô hình 2D. Tạp chí Công nghiệp Mỏ Khác
7. Nguyễn Văn Cận, (1991). Trường ứng suất xung quanh một số công trình mỏ trong đá có tính lưu biến di truyền . Tuyển tập Hội nghị Cơ học vật rắn biến dạng, Hà Nội 9. Nguyễn Đình Ấu, Nhữ Văn Bách, (1996). Phá vỡ đất đá bằng phương pháp khoan- nổ mìn. NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
10. Nguyễn Xuân Mãn, , (2010). Hoàn thiện các thông số khoan nổ mìn phá đá tại các mỏ đá vùng Đông Nam bộ. Đề tài khoa học cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tp. Hồ Chí Minh Khác
12. Park, D. et al, A Numerical Study on the Screening of Blast-Induced Waves fo Reducing Ground Vibration, Rock Mech Rock Eng (2009) Khác
13. GS.TS.Võ Trọng Hùng,( 2013), Bảo vệ môi trường trong xây dựng Công trình ngầm và mỏ, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ Khác
14. V.K.Dang, V.K. Limam, A., Surin, D., Humbert, E., (2013), Blast vibration induced during tunnel excavation in urban areas: Numerical simulation and measure results. Conference Franco –Vietnamienne CIGOS 2013 Construction et Developpement Durable. 04-05, Avril 2013, Lyon, France Khác
15. V.V. Jrevxki, , (1977). Vật lý đá. Dịch từ tiếng Nga. NXB Giáo dục, Hà Nội.Park, D. et al, A Numerical Study on the Screening of Blast-Induced Waves fo Reducing Ground Vibration, Rock Mech Rock Eng (2009) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w