1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Tuyên Quang

91 440 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 475 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ở đâu ta cũng thấy hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam "anh hùng bất khuất , trung hậu đảm đang" luôn vượt lên khó khăn thử thách để khẳng định bản thân và đóng góp công sức vào sự nghiệp chung. Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất là truyền thống nổi bật của chị em đã hình thành từ khi tổ tiên ta bắt đầu dựng nước. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, liên tục, đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam - đảng của giai cấp công nhân ra đời do Hồ Chí Minh lãnh đạo thì truyền thống quý báu đó càng được bồi dưỡng, phát huy một cách đầy đủ, mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đồng chớ Lờ Duẩn trong tác phẩm “Vai trò cuả phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng” đã từng nhận xét: “…đâu đâu cũng có mặt chị em phụ nữ, những người gan vàng, dạ sắt không hề khiếp sợ, không chịu cúi đầu, hiên ngang đến cùng để cứu nước, cứu nhà. Hàng vạn nữ thanh niên ngày đêm lăn lội trên khắp nẻo đường của đẩt nước, xông pha lửa đạn, phá bom nổ chậm, sửa chữa cầu đường, giữ vững mạch máu giao thông, phục vụ tiền tuyến. Những người vợ, những bà mẹ… hiến dâng những người thân yêu nhất của mình cho Tổ Quốc. Sức mạnh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa - căn cứ địa cách mạng của cả nước, có một phần rất quan trọng là sức mạnh của người phụ nữ đã vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ nước nhà". Hay chính bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói: “ nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam –Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta". Điều đó chứng tỏ: người phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của lịch sử xã hội. Do đó công tác nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ có ý nghĩa rất quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc. Nó góp phần làm sáng tỏ, cụ thể, sinh động lịch sử mỗi địa phương và lịch sử toàn dân tộc. Trong bối cảnh cả nước đang anh dũng chống Mỹ cứu nước, người phụ nữ Việt Nam hơn bao giờ hết đã biết đoàn kết nhau lại, phát huy khả năng bản thân, biến phong trào của mình trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào chung, đóng góp công sức vào thắng lợi chung của toàn dân tộc. Ở miền Nam, chị em trực tiếp tham gia chiến đấu chống địch, giành độc lập dân tộc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước. Còn ở miền Bắc, chị em hăng say thi đua sản xuất, xây dựng hậu phương Xã hội chủ nghĩa vững mạnh, sẵn sàng làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn đối với miền Nam anh hùng. Để giành được những thành tựu to lớn ấy chị em các địa phương trên toàn miền Bắc đã không quản ngày đêm, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ở Tuyên Quang, hoà chung khí thế lao động và chiến đấu sục sôi của cả dân tộc, quân và dân Tuyên Quang cũng không ngừng phấn đấu giành nhiều thành tích trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá giáo dục, ổn định chính trị, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Góp phần công lao không nhỏ trong số đó là những người phụ nữ địa phương thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Suốt chặng đường dài 1965- 1975, phụ nữ các dân tộc Tuyên Quang đã chiến đấu, hy sinh anh dũng để xõy dựng Chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Với những khẩu hiệu: “Tay cày tay sỳng”, “tay búa tay sỳng”, “vừa sản xuất vừa chiến đấu”,… chị em đã không những giỏi việc nước mà còn đảm việc nhà. Từ trong phong trào thi đua sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu giỏi đã xuất hiện hàng chục ngàn chị em là chiến sỹ thi đua, lao động tiên tiến, chiến sỹ quyết thắng, phụ nữ ba đảm đang, …Nhiều cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc đã được nhà nước, các cấp, các ngành tặng thưởng huân chương lao động, huân chương chiến công, cờ luân lưu, bằng khen,… Đặc biệt, chị em còn vinh dự được nhà nước tặng huân chương lao động hạng 3. Vì vậy công tác tìm hiểu, nghiên cứu về phong trào phụ nữ Tuyên Quang sẽ có tác dụng bổ sung nguồn kiến thức, làm cụ thể, sâu sắc hơn những cống hiến của quân và dân tỉnh nhà trong cuộc kháng chiến kéo dài hơn 20 năm ấy. Từ đó tạo cơ sở để dựng lại bức tranh chân thật nhất về cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và dõn Tuyờn Quang. Đồng thời góp phần tô thắm những trang sử vẻ vang chống xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân cả nước. Mặt khác, nghiên cứu lịch sử phong trào phụ nữ cũn giúp trình bày một cách logic quá trình hoạt động và những cống hiến lớn lao của các thế hệ phụ nữ trong tỉnh với sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Qua đó thêm thấu hiểu lòng yêu nước thiết tha, đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, vượt lên gian khổ hy sinh của các me, các chị. Chiến thắng mà quân và dõn Tuyờn Quang giành được trong kháng chiến chống Mỹ ở một góc độ nào đó chính là sự chiến thắng của lòng nhân ái trước bạo lực phi nghĩa. Do đó nó khẳng định nguồn sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân trong đó có lực lượng đông đảo phụ nữ, khẳng định truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng anh dũng của các thế hệ phụ nữ Tuyên Quang. Ngoài ra việc nghiên cứu này cũn giỳp thế hệ trẻ Tuyên Quang hiểu sâu sắc hơn truyền thống cách mạng của chị em phụ nữ tỉnh nhà. Từ đó hình thành ở họ lòng tự hào, ý thức bảo vệ và ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên xây dựng quê hương giàu mạnh , xứng đáng với truyền thống hào hùng của các bà, các mẹ, các chị. Với những lý do như trên em mạnh dạn lựa chọn đề tài “Phụ nữ Tuyên Quang trong kháng chiến chống Mỹ” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề: Đề tài “Phụ nữ Tuyên Quang trong kháng chiến chống Mỹ” không phải là một đề tài hoàn toàn mới mà đã được nghiên cứu, tìm hiểu. Tuy nhiên, các tác phẩm nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của vấn đề hoặc còn tản mạn ở nhiều cuốn sách khác nhau nên chưa mang tính hệ thống. Cuốn “Truyền thống cách mạng phụ nữ tỉnh Tuyên Quang (1937- 2001)” được Hội liên hiệp Phụ nữ Tuyên Quang biên soạn và phát hành năm 2003 là cuốn sách đầu tiên chính thức đề cập đến vấn đề này. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có việc thiếu nguồn tư liệu mà cuốn sách mới chỉ dừng lại ở việc trình bày truyền thống cách mạng mà thôi. Vấn đề phụ nữ Tuyên Quang trong kháng chiến chống Mỹ đã hoạt động cách mạng như thế nào? Những cống hiến của họ đối với sự nghiệp chung là gì? chỉ được đề cập đến một cách sơ lược, rời rạc ở từng năm khác nhau chứ chưa có sự liên kết thành vấn đề lớn. Do đó, chưa làm nổi bật được vai trò của họ đối với sự nghiệp cách mạng của địa phương nói riêng nói riêng và của cả dân tộc nói chung. Ngoài ra vấn đề còn được nhắc đến trong một vài cuốn sách khác như: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang”, “Tuyờn Quang-lịch sử kháng chiến chống Mỹ(1954-1975)”, “Truyền thống phụ nữ Việt Nam”, “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại”,… Tuy vậy, tất cả các cuốn sách này chỉ đề cập vấn đề ở mức độ sơ lược hoặc rất vụn vặt. Như vậy, tựu trung lại có thể thấy: vấn đề “Phụ nữ Tuyên Quang trong kháng chiến chống Mỹ” mặc dù đã được đề cập đến trong một số tác phẩm nhưng chưa mang tính hệ thống, khoa học. Trong khi đó, đây lại là một vấn đề lý thú và rất quan trọng nên cần phải được nghiên cứu, nhìn nhận đúng mức. 3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài: Vấn đề được chọn nghiên cứu ở đây thuộc về lịch sử điạ phương mà cụ thể là phụ nữ Tuyên Quang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đề tài sẽ nghiên cứu, phân tích và làm nổi bật đóng góp của các thế hệ phụ nữ tỉnh nhà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trờn cỏc lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá giáo dục và tư tưởng; trong việc hoàn thành các nhiệm vụ mà cách mạng đề ra. Phạm vi của đề tài chủ yếu tập trung vào những cống hiến của phụ nữ Tuyên Quang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ(1954-1975). 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài này chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau: Nguồn tài liệu thành văn: bao gồm các tài liệu của Trung ương và địa phương như: “Truyền thống phụ nữ Việt Nam” - NXB KHXH, “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” - NXB KHXH, “Phong trào phụ nữ ba đảm đang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” - NXB Phụ nữ, “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước(1954-1975)” - Viện LSQSVN, “Miền Bắc Việt Nam trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược” - NXB Sự Thật. Các cuốn sách của địa phương như: “Truyền thống cách mạng phụ nữ tỉnh Tuyên Quang(1937-2001)”, “Tuyên Quang-lịch sử kháng chiến chống Mỹ(1954- 1975)”, “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang”; các tài liệu tuyên truyền, vận động, học tập của Tỉnh hội phụ nữ Tuyên Quang; các báo cáo tổng kết phong trào ba đảm đang, các phong trào thi đua của Tỉnh hội,… Ngoài ra, chúng tôi còn khai thác các nguồn tư liệu khác từ các nhân chứng lịch sử, hồi ký cá nhân của các vị lão thành cách mạng. 5. Đóng góp của đề tài: Việc nghiên cứu về phụ nữ Tuyên Quang trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) sẽ giúp bổ sung, hoàn thiện nguồn kiến thức về đóng góp của chị em phụ nữ Tuyên Quang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Từ đó, người đọc có được cái nhìn tương đối toàn diện về vai trò của phụ nữ địa phương ở thời kỳ này. Đồng thời, góp phần làm cụ thể, sinh động hơn nguồn tư liệu của địa phương về lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh, khẳng định những cống hiến vĩ đại và vai trò quan trọng của chị em đối với sự phát triển của lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cung cấp nguồn tài liệu cho công tác giảng dạy lịch sử địa phương trong các nhà trường phổ thông tại Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng cuả địa phương. Từ đó, tạo động lực, ý chí quyết tâm xây dựng quê hương giàu mạnh, xứng đáng với truyền thống ấy. 6. Bố cục khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khoá luận gồm 3 chương chính: Chương 1: Khái quát về tỉnh Tuyên Quang Chương 2: Phụ nữ Tuyên Quang trong thời kỳ khôi phục kinh tế, cải tạo Xã hội Chủ nghĩa, củng cố hậu phương, chống chiến tranh phá hoại lần I (1954 - 1968) Chương 3: Phụ nữ Tuyên Quang trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại lần II, chi viện cho miền Nam giành toàn thắng (1969-1975) NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYấN QUANG I. Điều kiện tự nhiên – xã hội 1. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên Tuyên Quang là một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam, nằm trải dài từ 21.29’ đến 21.42’ vĩ bắc và 104.50’ đến 105.36’ kinh đông. Phía bắc tỉnh giáp với Hà Giang, phía Nam giáp với Phú Thọ, phía Đông giáp với Thỏi Nguyờn và Cao bằng, phía Tây giáp với Yờn Bái. Tuyên Quang có tổng diện tích tự nhiên là 5.800 Km2 trong đó có 73.2% là đồi núi, còn lại 20% là đất nông thôn, 6.8% là các loại đất khác. Thổ nhưỡng nơi đây dễ bị xói mòn, đa phần là ít thấm nước, có nơi có đá vôi, đỏ xít hay đất sét. Cũng giống như nhiều tỉnh miền núi khác địa hình Tuyên Quang tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi dày đặc và những dãy núi trùng điệp có xen lẫn các thung lũng sâu. Càng đi về phía Bắc càng thấy nhiều núi cao trên 100m như: núi Chàm Chu, núi Pia – Phương, Pia – Hộc, nỳi Khuổi Ma, Khuổi Phầy, núi Thanh Tương … Nhưng càng xuống phía Nam địa hình càng bằng phẳng hơn với đồi núi thấp, thung lũng và đồng bằng nhỏ ven sông suối như: thung lũng Tuyên Quang, đồng bằng Sụng Lụ, sụng Gâm, sụng Phú Đỏy … Như vậy có thể nói địa hình Tuyên Quang gồm 2 vựng khỏ rõ nét là vùng núi cao phía Bắc rộng 291.497 ha, chiếm hơn 50% diện tích toàn tỉnh với độ cao trung bình vào khoảng 600m so với mực nước biển và vựng phớa Nam có độ cao trung bình thấp hơn. Tuyên Quang may mắn được thiên nhiên ưu đãi ban cho một nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú. Với 73.2% diện tích là đồi núi và thảm thực vật nhiệt đới dày, tươi tốt thuộc nhiều chủng loại, nguồn tài nguyên rừng của tỉnh có thể nói là vô cùng đa dạng phong phú với nhiều loại gỗ quý: đinh, lim, sến, táu, … tập trung chủ yếu ở vùng núi cao phía Bắc. Ngoài ra ở đây cũn cú cỏc loại đặc sản: nấm hương, mộc nhĩ, mật ong, hổ báo, gấu, trăn,… và nhiều động vật quý hiếm khác của quốc gia cũng như của thế giới. Đất đai của tỉnh chủ yếu là đất Ferarit ít màu mỡ, có tính chua, khó thấm nước nhưng dễ bị rửa trôi, do đó không thuận lợi cho việc trồng cây hoa màu, cây lương thực. Tuy nhiên tiềm năng kinh tế của Tuyên Quang không chỉ có vậy, ẩn dưới lớp đất chua ấy là vô vàn khoáng sản quý hiếm: vàng, kẽm, thiếc, mangan, cao lanh, đá vôi, cát sỏi … Từ nguồn khoáng sản sẵn có này Tuyên Quang có đủ điều kiện để đẩy mạnh ngành khai thác mỏ, sản xuất vật liệu xây dựng, làm giàu cho địa phương. Tuyên Quang có hệ thống sông suối chằng chịt với nhiều suối và sông lớn nhỏ: Sụng Lụ, Sụng Gâm, Sụng Phú Đỏy, sụng Năng … Trong đó lớn nhất là sụng Lụ, bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Hà Giang vào địa phận Tuyên Quang rồi xuôi về Phú Thọ hợp với sông Hồng, sụng Gâm tạo nên thành phố ngã ba sông Việt Trỡ. Sụng Gâm cũng bắt nguồn từ Trung Quốc sau khi đi qua Cao Bằng, Hà Giang thì đổ vào địa phận Tuyên Quang. Ngoài ra những con sông khác như sụng Phú Đỏy, sụng Năng và hàng trăm các con ngòi lạch nhỏ tạo nên một mạng lưới sông ngòi dày đặc. Mạng lưới sông ngòi dày đặc đã đem lại cho tỉnh nhiều nguồn lợi. Trước hết, nó là nguồn cung cấp nước tưới dồi dào cho nền kinh tế trồng trọt của người dân. Sau đó cung cấp thức ăn, thực phẩm cho cộng đồng dân cư sinh sống, đồng thời cũng là một tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh nối liền với Hà nội, Hà Giang và các tỉnh trung du đồng bằng Bắc bộ. Bên cạnh đó với ưu thế về độ dốc, lượng nước và sức nước, sông ngòi còn là nguồn cung cấp điện lâu dài cho đời sống nhân dân và mọi hoạt động của tỉnh thông qua nhà máy thuỷ điện. Tuy nhiên mặt trái của nó là độ dốc lớn, nhỏ hẹp, lắm thác ghềnh dẫn đến khó khăn cho việc đi lại bẳng đường thuỷ. Đặc biệt, vào mùa mưa thường xảy ra lũ quét, ngập lụt gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Nằm trong khu vực Đông Bắc của Tổ quốc do đó khí hậu Tuyên Quang mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới rừng núi, lượng mưa trung bình hàng năm lớn, độ ẩm cao. Một năm có 2 mùa tương đối rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình vào khoảng 28ºC, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 với nhiệt độ trung bình vào khoảng 16ºC nhưng cũng cú lỳc xuống đến 10ºC. Khí hậu có sự thay đổi thất thường, liên tục nên hay gây ra những trận lũ to hoặc lốc mạnh. Môi trường rừng núi nóng ẩm cũng là tác nhân gây ra các bệnh thấp khớp, sốt rét, bướu cổ hoặc tạo điều kiện cho nhiều dịch bệnh khác phát triển lan tràn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Song nguồn lợi mà kiểu khí hậu này mang lại cũng rất lớn. Thảm động thực vật có môi trường thuận lợi để phát triển với rất nhiều loại cây, con thú quý hiếm và có giá trị kinh tế cao như: rừng cây dược liệu, cây công nghiệp, hổ, báo, lợn rừng … Như vậy có thể nhận thấy rằng rừng và khoáng sản là 2 thế mạnh lớn nhất của Tuyên Quang. Điều kiện tự nhiên của tỉnh vừa mang đặc điểm chung của các tỉnh miền núi phái Bắc lại vừa có những nét khác biệt riêng của mình. Trong đó không thể phủ nhận rằng điều kiện tự nhiên đó gõy không ít khó khăn cho quá trỉnh phát triển đi lên về mọi mặt của Tỉnh. Nhưng cũng chính nó lại tạo ra những ưu thế, thuận lợi đặc biệt cho sự nghiệp đổi mới phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra điều kiện tự nhiên còn chi phối ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán, phương thức sản xuất của đồng bào các dân tộc trong Tỉnh. Do đó tựu chung lại cũng góp phần tạo ra những nét đặc trưng văn hoá – xã hội của Tỉnh. 2. Tình hình kinh tế - xã hội – văn hoá Yếu tố điều kiện tự nhiên và khí hậu có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế của Tuyên Quang. Địa hình đồi núi chiếm tỷ lệ lớn cộng với kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm làm cho tài nguyên rừng có điều kiện phát triển một cách đa dạng phong phú. Do đó nông nghiệp và lâm nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của Tỉnh. Ngược lại công nghiệp, thủ công nghiệp lại có mức độ phát triển thấp hơn. Đối với kinh tế nông nghiệp, 73.2% diện tích là đồi núi vì vậy đất canh tác của tỉnh hầu như bị chia cắt làm nhiều mảnh nhỏ, manh mún, không có đồng bằng rộng lớn đặc biệt là vùng núi cao phía Bắc. Toàn tỉnh chỉ có một vài đồng bằng nhỏ như Đồng bằng Sụng Lô (thị xã Tuyên Quang), đồng bằng Yên Sơn (Sơn Dương), còn lại chỉ là những bãi soi, bãi bồi, mảnh ruộng nhỏ ven sông suối hoặc ven cỏc chõn nỳi. Song do diện tích nhỏ hẹp nờn cỏc đồng bằng này chủ yếu trồng lúa và hoa màu bằng phương pháp thủ công chứ không thể áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Do đó năng suất đem lại tương đối thấp. Sản lượng lương thực thu được hàng năm không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân trong Tỉnh. Vì vậy Tuyên Quang vẫn phải nhập lúa gạo từ các tỉnh miền xuôi lên. Ở những vùng núi cao người dân canh tác trờn cỏc thửa ruộng bậc thang, họ trồng lúa nương và các cây lương thực khác. Sản phẩm lúa nương đã trở thành đặc sản có giá trị kinh tế đối với đồng bào nơi đây. Những hoạt động kinh tế này đã xuất hiện từ rất sớm và là nét đặc trưng của Tỉnh. Việc tận dụng đất đai đưa vào sản xuất như trên vừa giúp đồng bào chủ động trong việc cung cấp lương thực cho gia đình, giải quyết nạn đói đồng thời góp phần bổ sung vào nguồn lương thực còn thiếu hụt của Tỉnh, ổn định đời sống nhân dân. Tuy nhiên nó cũng có mặt trái là tạo ra một nền kinh tế tự cung tự cấp đóng kín, tạo nên rào cản cho hoạt động giao lưu buôn bán giữa các làng bản, vùng miền trong và ngoài Tỉnh, dẫn đến tình trạng duy trì nhiều phong tục, tập quán lạc hậu không phù hợp với thực tế, cản trở sự nghiệp đổi mới và phát triển toàn diện đưa miền núi theo kịp miền xuôi của Đảng cũng như của Tỉnh. Ngoài cây lương thực và hoa màu ra, nhân dân trong Tỉnh còn trồng một số cây công nghiệp, cây ăn quả có thế mạnh như: chè, quế, xả, cam, dứa … Sản phẩm chè của Tuyên Quang đã có mặt ở thị trường nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước cũng như một số thị trường nước ngoài đem lại nguồn thu ổn định cho Tỉnh. Bà con cũng nuôi một số loại gia súc, gia cầm như trõu, bũ, lợn, gà … nhưng chủ yếu là để cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và làm thực phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày nên ít có giá trị kinh tế. Đối với ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Tuyên Quang có đủ điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến trong đó tiêu biểu là chế biến chè. Nhà máy chè Tân Trào (Sơn Dương) đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau như chè đen, chè xanh, chố dõy, chố đắng … cung cấp cho cả thị trường trong và ngoài nước đem lại nguồn kinh tế lớn cho Tỉnh đồng thời góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, giảm bớt gánh nặng thất nghiệp của xã hội. Ngoài chăn nuôi và trồng trọt, các dân tộc Tuyên Quang còn biết làm nhiều nghề thủ công khác. Từ thời Pháp thuộc người Pháp cũng đã từng khẳng định: “kỹ thuật của họ cũng khéo, biết làm rèn, đồ đồng, bạc, làm dao, súng (súng kíp, súng hoả mai, ), làm lưỡi cày, làm đồ nữ trang do họ tiện lấy”, “họ cũng thông thạo làm các dụng cụ gia đình, làm đồ nữ [...]... 1965) của tỉnh nhà Đầu năm 1961, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn tỉnh được tổ chức đã thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến và đi đến đề ra nhiệm vụ phong trào phụ nữ năm 1961 Đại hội đã phát động phong trào thi đua “Phất cao cờ đỏ Minh Khai, tiến quân vào chiến dịch sụng Lụ nổi súng” Từ đó trong toàn tỉnh diễn ra hàng loạt các phong trào thi đua ở mọi cấp ngành Riêng trong công nghiệp có phong trào thi... nuôi lợn, gửi tiền tiết kiệm, được Trung ương hội cấp bằng khen và cờ luân lưu năm 1965 Ngoài các phong trào do Tỉnh hội phụ nữ phát động, chị em còn hưởng ứng các phong trào thi đua khác do tỉnh đề ra như: phong trào “Bốn chống, ba chăm, năm giỏi”, phong trào “Vụ mùa thắng Mỹ”, phong trào “thửa ruộng Nguyễn Văn Trỗi”, khẩu hiệu “ngày làm không đủ tranh thủ làm đờm” Chị em không quản nắng mưa, trưa, tối,... qua các hoạt động cụ thể dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, chị em phụ nữ Tuyên Quang đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ tổ quốc, phát huy tích cực truyền thống vẻ vang lâu đời của mình trong suốt chiều dài lịch sử tỉnh cũng như lịch sử dân tộc CHƯƠNG II PHỤ NỮ TUYấN QUANG TRONG THỜI KỲ KHÔI PHỤC KINH TẾ, CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, CỦNG CỐ HẬU... đạo của cấp trên, ngày 25/03/1965 Tỉnh Hội Phụ nữ Tuyên Quang phát động phong trào thi đua “Ba đảm đang” trong phụ nữ toàn tỉnh, chỉ đạo đẩy mạnh củng cố các chi hội, đào tạo cán bộ nữ thay thế nam giới đi chiến đấu và công tác, xây dựng tác phong lãnh đạo nhanh nhạy, đi sâu đi sát cơ sở Mặt khác, động viên khen thưởng kịp thời để khích lệ tinh thần chị em, đưa phong trào hội phát triển theo kịp sự vận... trữ quốc gia Hưởng ứng phong trào thi đua sôi nổi đang diễn ra trên toàn miền Bắc, chị em phụ nữ Tuyên Quang đã chủ động phát động các phong trào thi đua trong sản xuất như: thi đua làm phân bón, thi đua làm thuỷ lợi chống hạn hán lũ lụt, thi đua với hợp tác xã Đại Phong, phong trào “Sụng Lô nổi súng” … Với sự nở rộ của các phong trào thi đua như vậy nền sản xuất nông nghiệp của Tỉnh nhà đó cú những... thắng lịch sử Điờn Biờn Phủ chấn động địa cầu, kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ 80 năm chống Pháp của dân tộc, đưa toàn thể nhân dân ta bước vào một thời kỳ mới, đưa lịch sử dân tộc bước sang trang mới với vô vàn chiến công mới Như vậy: Kể từ khi phong trào cách mạng bắt đầu được xây dựng ở Tuyên Quang (1937) cho tới khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi (7/1954) phụ nữ Tuyên Quang. .. của cán bộ Việt Minh như vợ chồng ông Ninh Văn Kiến Tại nhà ông, chi bộ mỏ than – chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Tuyên Quang được thành lập vào ngày 20/03/1940 với 1/7 đảng viên của chi bộ là nữ Đồng chí Trần Thị Minh Châu đã rất năng nổ, tích cực vận động chị em phụ nữ Nhờ đó số lượng phụ nữ trong tỉnh được giác ngộ ngày càng tăng Họ hăng hái với phong trào do chi bộ Mỏ than tổ chức, hăng hái... cơ cực dưới hai tầng áp bức phong kiến và thực dân Tiếp tục phát huy truyờn thống lâu đời, phụ nữ Tuyên Quang tham gia đấu tranh chống thuế, đình công, bãi thị, phản đối chính sách thống trị của Pháp Mặt khác, phụ nữ Tuyên Quang lại lo hậu cần, đảm bảo tiếp tế cho quân ta tiêu diệt địch tại Hoà Mục (nay thuộc Yên Sơn), vây hãm chúng tại thành nhà Mạc (thuộc thị xã Tuyên Quang) Trong cuộc vận động... vào khí thế chung ấy, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang nói chung và phụ nữ Tuyên Quang nói riêng bước vào công cuộc cải tạo Xã hội chủ nghĩa quê hương mình với 2 nhiệm vụ cụ thể đã được Tỉnh hội xác định đó là: Thứ nhất vận động phụ nữ tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, chính phủ và Trung ương hội Thứ hai: xây dựng củng cố tổ chức hội tuyên truyền giáo dục chính trị cho hội viên... địa Tuyên Quang Phụ nữ Tuyên Quang một lần nữa lại cựng quõn – dân trong tỉnh làm cuộc tiêu th kháng chiến lần 2, vận động thanh niên tòng quân, làm tốt công tác hậu phương quân đội Từ đó nâng cao tinh thần và sức mạnh chiến đấu của chiến sĩ ngoài mặt trận, góp phần không nhỏ vào thành tích chung: diệt gần 200 tên địch, bắt sống 30 tên, làm bị thương 20 tên, đánh tan chiến dịch càn quét của địch Phụ nữ . mạng phụ nữ tỉnh Tuyên Quang( 1937-2001)”, Tuyên Quang -lịch sử kháng chiến chống Mỹ(1954- 1975)”, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang ; các tài liệu tuyên truyền, vận động, học tập của Tỉnh hội phụ. trong một vài cuốn sách khác như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang , “Tuyờn Quang -lịch sử kháng chiến chống Mỹ(1954-1975)”, “Truyền thống phụ nữ Việt Nam”, Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại”,…. trên em mạnh dạn lựa chọn đề tài Phụ nữ Tuyên Quang trong kháng chiến chống Mỹ” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề: Đề tài Phụ nữ Tuyên Quang trong kháng chiến chống

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w