Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần 2 (4/197 2 1973)

Một phần của tài liệu luận văn lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Tuyên Quang (Trang 72)

Những thắng lợi dồn dập mà quân dân cả nước đạt được trong các năm 1968, 1969 đã gây cho Mỹ những thất bại nặng nề về nhiều mặt, làm lung lay ý chí xâm lược của chúng. Song do bản chất ngoan cố và hiếu chiến, chúng không chấp nhận thất bại mà lập tức chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” sau đó là Mỹ hoá trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đồng thời chúng tăng cường đánh phá trở lại miền Bắc trên diện rộng nhằm gây sực ép với ta, tạo ra một lối thoát có lợi cho chỳng trờn bàn đàm phán. Có nghĩa là Mĩ muốn rút lui trong thế thắng.

Khác với trước, trong lần đánh phá này Mĩ sử dụng những biện pháp tổng hợp, trang bị kỹ thuật hiện đại và đánh phá ồ ạt ngay từ đầu với hy vọng có thể dùng bạo lực xoay chuyển cục diện chiến tranh, ép ta theo những điều kiện có lợi cho chúng ở hội nghị Pari.

Trước hành động leo thang bắn phá của Mỹ, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra lời kêu gọi: “Cỏc lực lượng vũ trang nhân dân hãy dũng cảm xông lên, liên tục chiến đấu giết giặc cứu nước, mỗi xí nghiệp, công trường, nông trường, hợp tác xã, cơ quan, truờng học, đường phố,… phải là một chiến hào sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi âm mưu, hành động phiêu lưu của giặc Mĩ và tay sai”.

Hưởng ứng lời kêu gọi của trung ương Đảng, phụ nữ Tuyên Quang anh dũng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ dưới nhiều hình thức, biện pháp khác nhau. Trước hết chị em chống Mỹ bằng cách kết hợp cùng với cán bộ các ngành và quần chúng nhân dân nhanh chóng sơ tán các cơ quan, cơ sở sản xuất, kho tàng ra khỏi khu vực trọng điểm đến những nơi an toàn, cao ráo để vừa tránh máy bay địch bắn phá vừa phòng lũ lụt. Đối với những gia đình phải đi sơ tán về vùng nông thôn, chị em hội viên đến tận nhà hướng dẫn giúp đỡ tận tình. Còn lại những gia đình không đi sơ tán mà nằm trong vùng trọng điểm thì chị em đến nhắc nhở, giúp đỡ và kiểm tra công tác đào hầm hào phòng tránh. Vì vậy chỉ 2 ngày sau khi tỉnh phát động phong trào đào hầm trú ẩn, nhân dân đã hoàn thành việc đào hầm hố cá nhân ở dọc đường giao thông và các nơi trọng điểm địch bắn phá. Toàn tỉnh đã đào đắp được 45.500 hầm hố cá nhân, 98.280 mét giao thông hào. Mọi hoạt động học tập, lao động sản xuất

và sinh hoạt đều được đặt trong tình trạng thời chiến, phân tán thành từng nhóm nhỏ rải rác trên toàn vùng, hạn chế tập trung đông người.

Công tác chuẩn bị được tiến hành khẩn trương chu đáo đã phát huy tác dụng bảo vệ tài sản và tính mạng cho nhân dân. Đây là thắng lợi đầu tiên của quân và dõn Tuyờn Quang trong trận chiến dai dẳng, quyết liệu với tên Đế Quốc đầu sỏ Mỹ bởi ta đã bước đầu đập tan được âm mưu “búp nghẹt, phá hoại công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng miền Bắc; ngăn chặn nguồn tiếp tế của Miền Bắc cho miền Nam và của các nước cho nước ta; làm giảm ý chí chống Mỹ cứu nước cả nhân dân cả hai miền Bắc – Nam, trước mắt là để cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “tạo thế mạnh trong bàn đàm phán ở Paris” của địch.

Mặc dù ta đã giành nhiều thắng lợi trong việc chống giặc bằng phương pháp hoà bình nhưng một tất yếu của bất kỳ cuộc chiến tranh nào là phải lấy bạo lực cách mạng để đánh bại bạo lực phi cách mạng. Vì vậy song song với hoạt động sơ tán tài sản và con người đến nơi an toàn, phụ nữ Tuyên Quang luôn sẵn sàng phối hợp chiến đấu với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và các lực lượng vũ trang khác kiên quyết chống trả đến cùng hoạt động phá hoại của Mỹ trên miền Bắc Xã hội chủ nghĩa.

Ở Tuyên Quang lực lượng tác chiến chủ yếu là lực lượng vũ trang địa phương và các đơn vị bộ đội chủ lực tại chỗ của Trung ương và quân khu Việt Bắc. Thế trận chiến tranh nhân dân nhanh chóng được phát động, huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia trong đó có đội quân phụ nữ đông đảo. Toàn tỉnh đã xây dựng được 312 đội dân quân tự vệ trực chiến trong đó cú trờn 20% đội viên là nữ, thậm trí có đội tự vệ 100% là nữ; 70 tổ “tay cày, tay sỳng”, “tay búa, tay sỳng”, được trang bị súng trung liên, đại liên. Là những đội viên tích cực, chị em luôn sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ trực chiến, phục vụ các đơn vị phòng không chiến đấu, đồng thời đi đầu trong phong trào “3 cử, 3 nguyện”

động viên thanh niên tòng quân. Các đội tự vệ được chuẩn bị tốt, tính sẵn sàng chiến đấu cao, khả năng phối hợp hiệp đồng tác chiến chặt chẽ nên ngay từ những ngày đầu đã kịp thời giáng trả máy bay địch những đòn chí mạng. Hoạt động chiến đấu chống biệt kích và chống tập kích bằng lực lượng bộ binh được chuẩn bị sẵn sàng.

Trong Chiến tranh Phá hoại lần 2, các đơn vị vũ trang của tỉnh đã độc lập chiến đấu hơn 20 trận, các lực lượng hiệp đồng tác chiến bắn rơi 5 máy bay Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái. Chiến công này đã góp phần cựng quõn và dân miền Bắc đập tan cuộc Chiến tranh Phá hoại lần 2 và cuộc tập kích chiến lược đường không vào Hà Nội - Hải Phũng thỏng 12/1972 với điển hình là trận “Điện Biên Phủ trên không” làm chấn động thế giới. Ngoài bộ phận trực tiếp chiến đấu, còn lại lực lượng dân quân tự vệ cùng toàn dân tham gia phục vụ chiến đấu, khắc phục hậu quả do bon đạn gây ra, bảo đảm thông suốt giao thông vận tải và thông tin liên lạc, đồng thời đóng vai trò là lực lượng nòng cốt trong sản xuất. Do đó quân dân Tuyên Quang luôn đảm bảo đủ nhân lực cho sản xuất và chiến đấu khi cần.

Có thể nói những năm từ 1969 – 1973 là những năm tháng hào hùng, oanh liệt của phụ nữ Tuyên Quang nói riêng và quân dân Tuyên Quang nói chung. Trong bối cảnh chiến tranh đang đi vào giai đoạn gay go và ác liệt nhất, phụ nữ Tuyên Quang luôn kiên cường đứng vững trên mọi trận tuyến. Các bà, các mẹ, các chị đã vượt lên bom đạn của kẻ thù để lao động sản xuất khôi phục kinh tế, ổn định chính trị, phát triển văn hoá – xã hội và chăm lo chu đáo các công việc khác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, biến Tuyên Quang trở thành hậu phương vững mạnh góp sức người sức của chi viện cho tiền tuyến. Phụ nữ Tuyên Quang tự hào vỡ đó được “chia lửa” cùng cả dân tộc đánh bại chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ, buộc chúng phải ngừng ném bom miền Bắc, nối lại cuộc đàm phán với chính phủ ta ở Paris. Ngày 27/01/1973 hiệp định Paris được ký kết. Đây là một mốc quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Từ đây cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, quân dân Tuyên Quang cùng cả nước tiến hành chuẩn bị bước vào cuộc chiến cuối cùng có tính chất quyết định: Dồn sức chi viện cho Miền Nam giành thắng lợi hoàn toàn, thống nhất đất nước.

II. Chi viện cho miền Nam giành toàn thắng

Theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương về việc tiếp tục đẩy mạnh lao động sản xuất, tăng cường công tác động viên, tuyển quân, tạo sức mạnh toàn diện cả về kinh tế, chính trị lẫn an ninh quốc phòng, đảm

bảo sẵn sàng chi viện cho miền Nam bất cứ lúc nào. Tỉnh uỷ Tuyên Quang cũng ra nghị quyết quán triệt nhiệm vụ xây dựng hậu phương Tuyên Quang vững mạnh. Theo đó tỉnh phải “tớch cực xây dựng Tỉnh hội, Huyện - Thị đội,

cơ sở quân tự về mạnh… để tập trung lãnh đạo, chỉ đóo xây dựng lực lượng chi viện cho tiền tuyến, đảm bảo đủ quân số, chất lượng tốt, đúng thời hạn trong bất kỳ tình huống nào.”

Trên cơ sở sự chỉ đạo của Bộ Chính trị và nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh uỷ, phụ nữ các dân tộc Tuyên Quang tích cực ủng hộ, chi viện cho miền Nam bằng những việc làm cụ thể và có ý nghĩa. Trước hết chị em phấn đấu hoàn thành nghĩa vụ lương thực, thực phẩm với nhà nước theo đúng khẩu hiệu

“Thúc không thiếu một cõn, quõn không thiếu một người”. Ngoài ra chị em

còn tiếp kiệm thóc và tiền cho nhà nước vay. Phong trào gửi tiền tiết kiệm, lập

“Hũ gạo chống Mỹ cứu nước” được các cấp hội, hội viện tích cực thực hiện. Ở

thị xã Tuyên Quang, bình quân mỗi hội viên gửi tiết kiệm 300 đồng, năm 1972 số dư tiết kiệm trong toàn tỉnh đạt 1.117.120 đồng. Những năm 1973 – 1975 toàn huyện Sơn Dương đã cho nhà nước vay 106 tấn thúc, riờng chi hội xó Xuõn Võn cú 53 chị cho tập thể vay 662 kg thúc. Cỏc chi hội xã Mỹ Bằng, An Khang, Trung Sơn đã ủng hộ nhà trẻ Bình Thuận 474 đồng. Các chi hội huyện Hàm Yên cùng với nhân dân cho nhà nước vay 6.000 kg thóc, 450 kg gạo và 5.461 đồng. Nhân dân các dân tộc huyện Hàm Yờn cũn gửi tặng 15 con trâu cho đồng bào miền Nam.

Không chỉ hoàn thành nghĩa vụ lương thực - thực phẩm đối với nhà nước, phụ nữ Tuyên Quang còn tích cực phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền vận động tuyển quân, xây dựng lực lượng an ninh quốc phòng đủ để duy trì trật tự an ninh ở địa phương và chi viện cho tiền tuyến. Các khẩu hiệu như “tiền tuyến gọi hậu phương trả lời”, các phong trào “Ba cử, ba

nguyện” được chị em hưởng ứng nhiệt tình. Việc động viên và tổ chức đưa

tiễn chồng con, thanh niên địa phương lên đường chiến đấu luôn được chị em quan tâm, hoàn thành tốt. Do đó, Tuyên Quang luôn là tỉnh hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch tuyển quân, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.

Đợt tuyển quân tháng 8/1973 Tuyên Quang hoàn thành vượt chỉ tiêu cấp trên giao cho. Năm 1974 có hai đợt tuyển quân và tháng 5 và tháng 7 nhưng

chỉ riêng đợt tháng 7 tỉnh đã đạt 105,5%. Năm 1975 tỉnh lại đạt 104% chỉ tiêu tuyển quân của năm. Trong suốt thời gian 1973 – 1975 tỉnh luôn đạt và vượt chỉ tiêu tuyển quân. Đó là một minh chững rõ nét cho tấm lòng hết mình vì miền Nam thân yêu của nhân dân Tuyên Quang.

Sở dĩ có thể đạt được kết quả cao như vậy ngoài việc giáo dục động viên đạt kết quả tốt cũn cú một nguyên nhân nữa. Đó là do chị em phụ nữ đã làm rất tốt công tác hậu phương, chăm lo cho các gia đình chính sách, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tỉnh hội phụ nữ đặc biệt quan tâm đến công tác tham hỏi gia đình thương binh liệt sĩ, đỡ đầu cha mẹ và con liệt sĩ, hàng ngày giúp đỡ nắm gạo, bó củi, ngày công. Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ, các ngành thương binh xã hội đều tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ ưu tiên đối với các đối tượng chính sách. Nhờ có những hoạt động thiết thực trên, đời sống các hộ nghốo, cỏc gia đình chính sách dần ổn định, chiến sĩ ngoài tiền tuyến yên tâm chiến đấu, niền tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và ngày toàn thắng sắp đến trong mỗi người dân ngày càng được củng cố vững chắc hơn.

Sự hi sinh, những đóng góp về vật chất, tinh thần mà chị em phụ nữ Tuyên Quang đã cống hiến cho công cuộc chống Mỹ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội đã góp phần cùng những chiến công của quân dân cả nước đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi cuối cùng, bảo vệ được độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, đưa cả nước bước vào thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội. Riêng đối với Tuyên Quang, các chị đã có công tô thắm những trang sử vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh nhà.

KẾT LUẬN

Cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta đã kết thúc thắng lợi với việc ký hiệp định Giơnevơ – 1954. Tuy nhiên, đất nước lại bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc đã được giải phóng, còn miền Nam vẫn nằm dưới ách cai trị của đế quốc Mỹ và các lực lượng tay sai. Sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước chưa hoàn thành. Từ đây nhân dân Việt Nam bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đẩy mạnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam đi đến thắng lợi cuối cùng; thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước.

Trong bối cảnh chung đó phụ nữ Tuyên Quang cùng với quân dân toàn tỉnh đoàn kết một lòng, khắc phục mọi khó khăn, phát huy truyền thống đó cú, nỗ lực vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giành nhiều thắng lợi quan trọng cả trong kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế,… Những thành tựu đã đạt được ấy với ý nghĩa to lớn đối với công cuộc xây dựng hậu phương Tuyên Quang vững mạnh, đảm bảo các điều kiện để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, góp phần cùng cả nước hoàn thành 2 nhiệm vụ chiến lược của Đảng đã đề ra.

Là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Đông Bắc của Tổ quốc, Tuyên Quang có địa hình tương đối hiểm trở với nhiều núi cao, giao thông đi lại không thuận tiện, dân cư thưa thớt thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Vì vậy nhìn chung kinh tế cũn nghốo, trình độ văn hoá của chị em phụ nữ trong tỉnh còn thấp đặc biệt là chị em dân tộc ít người. Họ vẫn bị trói buộc bởi những tập tục cổ xưa và lạc hậu. Do đó vai trò của họ đối với xã hội hầu như chưa được biết đến. Nhưng dưới ánh sáng và ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, phụ nữ Tuyên Quang đã nỗ lực không ngừng, vươn lên về mọi mặt, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong đời sống, dần khẳng định được tài năng và vị trí của mình trong xã hội. Đồng thời chị em còn đóng góp công sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Trong kháng chiến chống Pháp, ngay từ những ngày đầu tham gia phong trào cách mạng dự cũn nhiều băn khoăn, lo lắng và bỡ ngỡ những nhờ có

Đảng, cú cỏc cấp cán bộ Việt Minh chỉ đạo, hướng dẫn, phụ nữ Tuyên Quang nhanh chóng làm quen với công việc, hoà mình vào khí thế chung của toàn dân tộc mà anh dũng đấu tranh. Chị em đã không quản ngại khó khăn nguy hiểm, tích cực che giấu cán bộ, làm liên lạc viên, tham gia vào các đội tự vệ, đấu tranh chống bắt phu, bắt lính, chống lấy đất lập đồn điền, tích cực chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. Khi thời cơ đến, Nhật đảo chính Pháp, chị em nhanh chóng phối hợp với quân dân toàn tỉnh làm khởi nghĩa thành công, giành chính quyền về tay nhân dân. Tiếp đó chị em lại gúp cụng, gúp của xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ đứng vững trước những âm mưu và hành động chống phá của kẻ thù.

Từ năm 1954 trở đi, cuộc cách mạng của dân tộc chuyển sang một giai đoạn mới với những yêu cầu, nhiệm vụ mới. Phụ nữ Tuyên Quang tiếp tục phát huy truyền thống đó cú, vững bước tiến vào cuộc kháng chiến chống Mỹ với quyết tâm cao độ sẽ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ cấp trên giao phó, góp phần giành lại độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Dưới sự

Một phần của tài liệu luận văn lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Tuyên Quang (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w