Xây dựng hậu phương vững

Một phần của tài liệu luận văn lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Tuyên Quang (Trang 64)

Những thắng lợi giũn ró mà quân và dân hai miền Nam - Bắc giành được trong năm 1968 đã gây cho Mỹ rất nhiều khó khăn và tổn thất. Chúng buộc phải chấm dứt ném bom miền Bắc, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Chớnh phủ ta tại hội nghị Paris. Tuy nhiên, chúng vẫn không chịu từ bỏ âm mưu xâm lược đất nước ta. Vì vậy ngay khi Nicxơn đắc cử tổng thống đã đưa ra chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” nhằm tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, mở rộng Chiến tranh Phá hoại ra miền Bắc.

Để chống lại âm mưu và kế hoạch phá hoại của Mỹ, quân và dân ta phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng hậu phương thật sự vững mạnh về mọi mặt: Kinh tế, Chính trị, Văn hoá- Giáo dục, Y tế…

1.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế

Đứng trước những yêu cầu, đòi hỏi mới của cách mạng dân tộc, chị em phụ nữ Tuyên Quang nhanh chóng nắm bắt tình hình. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Tuyên Quang và Tỉnh hội phụ nữ Tuyên Quang, chị em đã xây dựng được nhiệm vụ cụ thể của mình trong thời kỳ này. Từ đó không ngừng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, đạt được mục tiêu kế hoạch chung của toàn tỉnh trong lĩnh vực phát triển kinh tế.

Thời kỳ này chị em phụ nữ Tuyên Quang tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua 3 đảm đang, tích cực lao động sản xuất, công tác, góp phần khôi phục kinh tế, xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến. Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, vụ mùa năm 1969, phụ nữ tỉnh nhà thi đua làm “vụ mùa năm tấn thắng Mỹ” trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Trận lũ lớn vào

8/1969 đã gây thiệt hại nặng nề về người và của, 66 xã bị ngập lụt, 2.252 ngôi nhà bị xiêu vẹo và đổ, 237 nhà bị cuốn trôi, trên 1.000 tấn hàng hoá chủ yếu là

vật tư nông nghiệp, lương thực bị hỏng do ngập nước. Diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại do ngâm nước lâu ngày chiếm quá nửa diện tích canh tác. Tỉnh hội phụ nữ nhanh chóng phân công cán bộ xuống tận cỏc xó động viên, giúp đỡ phụ nữ cơ sở khắc phục khó khăn. Ở các địa phương, phụ nữ chia sẻ mạ, lúa non cho nhau để nhanh chóng cấy lại điện tích đã bị lũ tàn phá. Mặt khác, các chị em cũn giỳp nhau ngày công té nước rửa bùn cứu được hàng trăm ha lúa.

Với những nỗ lực không mệt mỏi ấy, chị em đã góp phần vào thành tích chung của toàn tỉnh năm 1969: cấy được 16.752ha, đạt 93% kế hoạch diện tích lúa vụ mùa.

Nhưng bước vào vụ Đụng Xuõn 1969 – 1970, trời lại chuyển sang hạn hán. Để bảo vệ mùa màng, đảm bảo đúng thời vụ, ngay từ mùng 2 Tết Nguyên Đán chị em ở cỏc xó đó tổ chức làm thuỷ lợi chống hạn; phấn đấu thực hiện 3 mục tiêu trong sản xuất nông nghiệp là: năng suất lúa đạt 4,2 tấn/ha/năm, mỗi ha gieo trồng có 2 con lợn, một lao động làm 0,8 ha đất gieo trồng. Kết quả là 1972 toàn tỉnh có 50 hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn /ha trở lên, 155 xã đạt từ 4,2 tấn – 4,9 tấn/ha, hàng năm tỉnh luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, nhiệm vụ về lương thực thực phẩm với nhà nước.

Ngoài ra Tỉnh hội còn phối hợp với Ty Nông nghiệp, Tỉnh Đoàn Thanh niên phát động phong trào thi đua cấy theo phương pháp mới và tổ chức hội thi cấy giỏi. Với khẩu hiệu “Sạch làng tốt ruộng” chị em tận dụng mọi nguồn phân để đảm bảo bón được 5 – 6 tấn phân / ha. Công tác bồi dưỡng kĩ thuật cấy và vận động sử dụng giống mới cũng được tiến hành thường xuyên cho hơn 9.000 người. Những năm 1971 – 1972 toàn tỉnh đó cú 45% diện tích được cấy giống mới, việc áp dụng kĩ thuật canh tác mới được triển khai trên diện rộng. Nhiều tấm gương điển hình trong sản xuất nông nghiệp xuất hiện như: chị Cần ở hợp tác xã Thanh Tương (Na Hang), 4 năm liền được bầu là chiến sỹ thi đua, làm đội trưởng sản xuất đạt 320 cụng/năm; bà Bao – 9 năm liền là phó chủ nhiệm hợp tác xã Ngầu (Chiờm Hoỏ), lãnh đạo hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn trong 4 năm liên tục, 6 năm liền đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua; chị Thịnh - chủ nhiệm hợp tác xã Bình Ca được bầu là “phụ nữ 3 đảm đang” trong 6 năm

liên tục. Trong 8 năm chống Mỹ toàn tỉnh có 50.018 nữ xã viên hợp tác xã đạt danh hiệu phụ nữ 3 đảm đang, 450 chị đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua.

Càng về sau này cuộc chiến đấu giữa ta và địch càng trở nên căng thẳng, quyết liệt, nhu cầu về sức người, sức của cho tiền tuyến càng tăng lên. Ở hậu phương chị em phụ nữ càng ý thức được điều đó nờn đó lao động sản xuất không ngưng nghỉ, dồn toàn bộ sức lực chi viện cho miền Nam. Các phong trào thi đua đã được phát động nay được đẩy mạnh hơn nữa, đồng thời tiến hành thêm nhiều đợt thi đua mới. Chưa bao giờ khí thế lao động sản xuất lại bừng bừng như lúc này. Trong các hợp tác xã nông nghiệp phong trào thi đua đạt danh hiệu kiện tướng làm phân bón hay dũng sỹ làm phân bón diễn ra sôi nổi. Chị em phụ nữ hăng hái thu hoạch nhanh gọn vụ mùa, làm đất chuẩn bị cho vụ Đụng Xuõn. Tính đến ngày 28/11, toàn tỉnh đã thu hoạch xong 92,4% diện tích, gieo được 590.044 kg mạ. Vụ Đụng Xuõn rét buốt kéo dài nhưng kết quả gieo cấy vấn vượt 9% so với kế hoạch đề ra. Không những thế sản lượng lúa năm 1973 tăng 2.270 tấn so với 1972, năng suất lúa chiêm đạt 18,2 tạ/ha, lúa mùa đạt 23,2 tạ/ha.

Vụ Đụng Xuõn 1973 – 1974 do hạn hán và rét đậm kéo dài nên một bộ phận lúa chiêm bị chết. Với tinh thần “lấy mựa bự chiờm”, phong trào lao động sản xuất vụ mùa 1974 diễn ra vô cùng khẩn trương, sôi nổi. Tại cỏc xó Thượng Lâm, Năng Khả (Na Hang), Phỳ Bỡnh và Kiên Đài (Chiờm Hoỏ) cũng những xó khỏc ở Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, chị em ra đồng từ 2, 3 giờ sáng, làm việc đến 7 -8h tối mới nghỉ. Nhờ đó, diện tích gieo cấy đạt 98,8% kế hoạch.

Song song với phát triển trồng cây lương thực, chị em còn chú ý đảm bảo duy trì và phát triển hoa màu, cây công nghiệp và chăn nuôi để luôn giữ vững sự cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi. Nếu như năm 1965 chị em chỉ trồng được 4.894 ha ngô, 989 ha khoai lang thì giữa năm 1971 con số đã tăng lên 6.800 ha ngô, 2.500 ha khoai lang. Phong trào chăn nuôi và tiết kiệm được tiếp tục duy trì và đẩy mạnh trong hộ gia đình, trong các hợp tác xã. Mỗi chị em phấn đấu nuôi ít nhất là 2 con lợn. Chị em làm việc trong các trại chăn nuôi hợp tác xã Linh Thuận (Trung Mụn, Yờn Sơn), Vinh Quang (Kim Phỳ, Yờn

Sơn), Vĩnh Yên (Na Hang)… ngày đêm chăn sóc đàn lợn tập thể như đàn lợn của gia đình mình.

Hoà trong không khí lao động sản xuất sục sôi ấy, chị em ngành công nghiệp - tiểu thủ công và thương nghiệp cũng vươn lên giành nhiều thắng lợi mới, thi đua cùng chị em nông dân, cùng góp sức xây dựng hậu phương Tuyên Quang vững mạnh. Chị em phụ nữ tham gia lao động trong các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, nông lâm trường trải qua quá trình phát triển lâu dài đến nay đã dần trưởng thành và có những bước tiến bộ vượt bậc. Hưởng ứng phong trào 3 đảm đang chị em đã tích cực phát huy sáng tạo, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Năm 1969, 41/110 tổ, đội đạt danh hiệu tổ lao động Xã hội chủ nghĩa và tổ lao động tiên tiến có lực lượng lao động 100% là nữ. Trong cỏc nụng, lâm trường, chị em thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật thu hái chè, cà phê, xây dựng mô hình

“Đồi chè 10 tấn”, “Dũng sĩ hái chè vạn cõn”…

Trong các hơp tỏc xó thủ công nghiệp, các công trường, xí nghiệp chị em đẩy mạnh cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, mở rộng ngành nghề, làm việc theo tinh thần lao động mới, có kỷ luật, có kỹ thuật, có hiệu quả cao. Với phong trào vận động làm thêm giờ, tăng công, chị em ở nhiều nhà máy, xí nghiệp đã đạt 26 – 28 cụng/thỏng. Chị em ngành thương nghiệp, lương thực, thực phẩm kiên quyết bám trụ vận chuyển hàng hoá, cải tiến phương thức bán hàng, mang hàng phục vụ tại các cơ quan xí nghiệp, gia đình để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nhân dân.

Như vậy, từ việc nhận thức được mục tiêu nhiệm vụ mới do yêu cầu của lịch sử và sự phát triển của cách mạng dân tộc đề ra, chị em phụ nữ Tuyên Quang đã tích cực, chủ động, tự nguyện, tự giác hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển vững mạnh. Dù ở lĩnh vực kinh tế nào, nông nghiệp, công nghiệp, tiểu công nghiệp hay thương nghiệp chị em đều hưởng ứng nhiệt tình các phong trào thi đua do Tỉnh hội cũng như các cơ quan cấp trên phát động. Trong sản xuất nông nghiệp, theo khẩu hiệu: “Thợ gặt lên bờ thợ cày xuống ruộng”, “Thu hoạch đến đâu

cày bừa đến đú”,… chị em tận dụng thời gian, triệt để áp dụng các cải tiến kỹ

cung cấp thực phẩm – lương thực cho nhân dân và chi viện cho tiền tuyến. Trong công nghiệp - tiểu công nghiệp và thương nghiệp, chị em hăng say lao động vì mục tiêu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo phát triển cân đối , hài hoà, phù hợp với điều kiện của địa phương, tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển và tạo những chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội. Nhìn chung kinh tế Tuyên Quang trong những năm 1969 - 1973 được ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. Đây sẽ là nền móng cho chính trị - văn hoá – xã hội địa phương khởi sắc.

1.2 Ổn định chính trị - xã hội.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ V được tiến hành từ ngày 28/03 đến ngày 11/04/69 nhấn mạnh mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của tỉnh trong nhưng năm tới là :”Phỏt huy vai trò của chính quyền các cấp, tăng

cường chuyên chính vô sản, củng cố hậu phương căn cứ địa, tăng cường xây dựng Đảng vững mạnh về mọi mặt, phát huy vai trò của các tổ chức quần chỳng”.

Để hoàn thành được nhiệm vụ chung này đòi hỏi mỗi cán bộ Đảng viên phải tự ý thức, làm việc có trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tiếp tục phát huy truyền thống anh dũng, năng động sáng tạo trong công tác trong suốt những năm qua, chị em phụ nữ Tuyên quang không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức của bản thân, ngày càng trưởng thành trong công việc, khẳng định được tài năng và bản lĩnh của giới nữ. Qua đó, chất lượng Đảng viên được nâng cao, chị em phụ nữ ngày càng nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền.

Năm 1971, trong đoàn đại biểu quốc hội khoá IV của tỉnh có 2 nữ đại biểu là đồng chí Quan Thị Toan và đồng chí Nguyễn Thị Tám. Ngoài ra cũn cú một nữ Uỷ viên Uỷ ban Hành chính tỉnh, 9 nữ phó Chủ tịch huyện, 109 uỷ viên Uỷ ban Hành chớnh xó, 30,26% đại biểu Hội động nhân dân tỉnh, 34,73% đại biểu Hội đồng nhân dân huyện thì và 30,18% đại biểu Hội đồng nhân dân xã là nữ.

Những chị em này đã có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình củng cố, kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp, đảm bảo tính pháp chế, dân chủ trong hoạt động, nâng cao hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ Đảng viên,

khắc phục sự cồng kềnh, quan liêu trong bộ máy nhà nước và một bộ phận cán bộ nhà nước.

Song song với việc củng cố chính quyền, kiện toàn bộ máy hành chính, nâng cao ý thức chính trị và chất lượng Đảng viên là công tác tuyên truyền, vận động bồi dưỡng nhận thức chính trị cho đông đảo quần chúng nhân dân. Qua các cuộc vận động, sinh hoạt chính trị hầu hết quần chúng đều có những chuyển biến tốt về tư tưởng, ý thức đoàn kết. Các tổ chức, đoàn thể của quần chúng không ngừng được cải tiến, mở rộng, hoạt động có hiệu quả, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Do đó, ngày càng thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Trong quá trình hoạt động đó, nhiều cá nhân ưu tú, xuất sắc đã được cử đi học các lớp bồi dưỡng chính trị, được giới thiệu vào Đảng và trở thành cánh tay phải đắc lực của Đảng Lao Động Việt Nam. Các cơ quan nhà nước, chính quyền, các tổ chức của quần chúng do đó ngày càng mang đậm tính nhân dân và dân chủ. Lòng tin của người dân vào cán bộ Đảng viên và sự lãnh đạo của Đảng được củng cố và tăng cường đặc biệt là qua các lần bầu cử quốc hội khoá IV và bầu cử hội đồng nhân dân tỉnh khoá VIII diễn ra vào 4/1971. Đây thực sự là những dịp sinh hoạt chính trị, những cơ hội cho người dân khẳng định quyền làm chủ của mình, vì vậy hiệu quả về chính trị, tư tưởng mà nó mang lại là vô cùng to lớn.

1.3. Phát triển văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng.

Từ năm 1969 trở đi, Đế quốc Mỹ phải từng bước xuống thang trong cuộc Chiến tranh Phá hoại miền Bắc, song không vì thế mà công tác giáo dục tư tưởng , văn hoá, xã hội, y tế của tỉnh Tuyên Quang bị xao nhãng đi. Ngược lại, trên đà thắng lợi ấy chị em phụ nữ trong tỉnh càng tích cực phấn đấu hơn nữa trong công cuộc phát triển văn hoá – xã hội ở địa phương.

Các cấp hội nhiều lần tổ chức các đợt sinh hoạt học tập đạo đức người phụ nữ mới, học tập và thi hành điều lệ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Trung ương, Tỉnh uỷ và Tỉnh hội của chị em. Sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 02/09/1969 là một mất mát quá lớn đối với toàn thể dân tộc. Vì vậy phụ nữ các dân tộc Tuyên Quang bày tỏ long thương tiếc Người bằng cách tổ chức lễ truy điệu, để tang người, tổ chức học tập và thực hiện di chúc của Người. Sau những hoạt động

này, tinh thần và hành động Cách mạng của chị em có những biến chuyển mạnh mẽ. Chị em quyết ”biến đau thương thành hành động cách mang”, đẩy mạnh thi đua hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Cụ thể trong ngành giáo dục: chị em chiếm tỷ lệ 40 - 50%, thậm chí có trường đạt 80 – 90% tổng số cán bộ giáo viên. Trong điều kiện dạy và học còn khó khăn: trường lớp sơ tán, thiếu giáo viên và phương tiện giảng dạy chị em vẫn không quản ngại khó khăn gian khổ, thậm chí cả hy sinh tính mạng để đảm bảo dạy tốt, đúng phân phối chương trình và an toàn cho học sinh. Các trường Hưng Thành (Yên Sơn), Yờn Nguyờn (Chiờm Hoỏ), Tràng Dương (Hàm Yên) đều được công nhận là tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa. Trong đó tổ giáo viên Trường Tiến (Ỷ La) và tổ giáo viên xó Yờn Nguyờn đó 3 – 4 năm liền đạt tổ lao động Xã hội chủ nghĩa. Nhiều chị xung phong lên dạy học ở các vùng cao. Trong bom đạn, các chị vẫn thi đua thực hiện “2 tốt”, góp phần đưa giáo dục của tỉnh nhà phát triển đi lên. Mặt khác chị em trong ngành giáo dục mầm non vẫn tiếp tục xây dựng nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp học mẫu giáo, đảm nhiệm công tác

Một phần của tài liệu luận văn lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Tuyên Quang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w