1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may trường giang

99 557 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 857,5 KB

Nội dung

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, Toàn cầu hoá và thương mại hoá nền kinh tế đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế như thuơng mại, tổ chức sản xuất và đầu tư trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, Việt Nam cũng như nhiều nước khác, đều cố gắng hoà nhịp với dòng chảy chung của thế giới. Nhu cầu phát triển kinh tế, xây dựng đất nước không cho phép chúng ta đứng ngoài xu thế, cuộc chơi chung của nhân loại. Biểu hiện tích cực mới đây nhất thể hiện sự chủ động hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới là việc chúng ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Việc gia nhập WTO đem lại cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành may mặc nói riêng rất nhiều cơ hội và thách thức. Những cơ hội về thị trường, dỡ bỏ hạn ngạch, khả năng tiếp cận vốn và công nghệ hiện đại sẽ luôn đi kèm với những thách thức về cạnh tranh gay gắt và nguy cơ đánh mất thị phần ngay trên sân nhà. Trước bối cảnh mới với những cơ hội và thách thức đan xen, yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của ngành may mặc chính là năng lực cạnh tranh thực sự của ngành. Mỗi doanh nghiệp để đảm bảo cho sự tồn tại của mình đã đưa ra những chiến lược cạnh tranh táo bạo nhằm không ngừng tăng cường khả năng cạnh tranh cho mình. Mặt khác, các doanh nghiệp không bao giờ tự thỏa mãn với thị trường chiếm lĩnh được nên luôn tìm cách vươn lên, mở rộng thị trường. Chỉ bằng cách phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành công nghiệp may mặc Việt Nam mới có thể đứng vững trên đôi chân của mình, đón nhận những cơ hội và hạn chế những thách thức do quá trình hội nhập mang lại. Hoà đồng với xu hướng chung này, Công ty Cổ phần may Trường Giang với hơn 30 năm tồn tại và phát triển mặc dù đã trải qua gian nan vất vả nhưng đã thu được nhiều thắng lợi bằng nhiều biện pháp khác nhau, công ty đã từng bước tạo lập và dần nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường, sản phẩm của công ty được người tiêu dùng chấp nhận. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là công ty đã tự hài lòng với thắng lợi của mình. Vì trong tương lai thắng lợi đó 1 luôn luôn bị đe doạ. Các đơn vị may mặc cả trong và ngoài nước luôn tìm mọi cách để cạnh tranh với Trường Giang và mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Do đó việc việc nâng cao năng lưc cạnh tranh của công ty là một tất yếu. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng của ngành công nghiệp may mặc đối với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta đã là thành viên của WTO, cùng với quá trình tìm hiểu thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần may Trường Giang tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần may Trường Giang” để làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phân tích và đánh giá thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty, qua đó tìm hiểu được mức độ ảnh hưởng của môi trường đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và đe doạ của nó trong khả năng cạnh tranh của công ty. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ phần may Trường Giang, Quảng Nam. - Về thời gian: Được nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2014. 4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Đề tài sẽ trình bày những lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, nghiên cứu thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh 2 tranh của Công ty Cổ phần may Trường Giang và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập thông tin: Tiến hành thu thập số liệu và thông tin cần thiết thông qua sổ sách, chứng từ, tư liệu… từ các phòng kế toán, phòng kế hoạch, phòng nhân sự tại công ty. Phương pháp tìm kiếm thông tin trên sách báo, Internet… - Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, đánh giá và rút ra nhận xét. 5. Đóng góp của đề tài Giúp hệ thống hóa các kiến thức về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Những nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cùng với các nhà quản trị của công ty đề xuất những phương án khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh tại doanh nghiệp. Từ đó, đảm bảo cho May Trường Giang luôn có được những công cụ cạnh tranh vững chắc để tạo nên thương hiệu “May Trường Giang” ngày càng vững mạnh hơn trong thời gian tới. Qua quá trình nghiên cứu đề tài cũng tạo điều kiện cho bản thân được trao dồi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng về viết báo cáo, khóa luận… làm nên nền tảng cho những nghiên cứu sau này. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận nội dung kết cấu báo cáo gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh. Chương 2: Thực trạng về khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần may Trường Giang. Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần may Trường Giang. B. PHẦN NỘI DUNG 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1. Cơ sở khoa học về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1. Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao, thường xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các phương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh, cụ thể như sau: Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác. Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng như: Người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ, giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn, giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ. Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một ngành. 4 Vậy Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi trường sống khi cùng quan tâm tới một đối tượng nào đó. Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế lợi hơn trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ cao hơn Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Cạnh tranh làm cho người sản xuất năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của khách hàng, thường xuyên cải tiến kỹ thuật áp dụng những tiến bộ, những nghiên cứu mới nhất vào sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. 1.1.1.2. Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây phạm trù cạnh tranh hầu như không tồn tại giữa các doanh nghiệp. Tại thời điểm này, các doanh nghiệp hầu như được Nhà nước bao cấp hoàn toàn về vốn, chi phí cho mọi hoạt động, kể cả khi các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trách nhiệm này cũng thuộc về Nhà nước. Vì vậy, vô hình dung Nhà nước đã tạo ra một lối mòn trong kinh doanh, một thói quen trì trệ và ỷ lại, doanh nghiệp không phải tự tìm kiếm khách hàng mà chỉ có khách hàng tự tìm đến doanh nghiệp. Chính điều đó đã không tạo được động lực cho doanh nghiệp phát triển. Sau khi kết thúc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) nước ta đã chuyển sang một giai đoạn mới, một bước ngoặt lớn. Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì vấn đề cạnh tranh xuất hiện và có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với người tiêu dùng cũng như nền kinh tế quốc dân nói chung. 5 a. Đối với nền kinh tế quốc dân Đối với nền kinh tế, cạnh tranh không chỉ là môi trường và động lực của sự phát triển nói chung mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá quan hệ xã hội, là điều kiện giáo dục tính năng động của các doanh nghiệp. Ngoài ra, cạnh tranh còn góp phần gợi mở những nhu cầu mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của những sản phẩm mới. Điều đó chứng tỏ đời sống của con người ngày càng được nâng cao về mọi mặt. Bên cạnh đó, cạnh tranh cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, bảo đảm sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu và rộng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mà cạnh tranh đem lại thì nó vẫn mang lại những hậu quả tiêu cực như cạnh tranh không lành mạnh tạo sự phân hoá giàu nghèo, dẫn đến những mối làm ăn vi phạm pháp luật như trốn thuế, buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém phẩm chất, kinh doanh trái phép những mặt hàng mà Nhà nước và pháp luật nghiêm cấm. b. Đối với doanh nghiệp Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh trên thị trường thì đều muốn doanh nghiệp mình tồn tại và đứng vững. Để tồn tại và đứng vững các doanh nghiệp phải có những chiến lược cạnh tranh cụ thể và lâu dài mang tính chiến lược ở tầm vi mô và vĩ mô. Họ cạnh tranh để giành lợi thế về phía mình, cạnh tranh để giành giật khách hàng, làm cho khách hàng tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng nhất. Doanh nghiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, kịp thời, nhanh chóng và đầy đủ các sản phẩm cũng như dịch vụ kèm theo với mức giá phù hợp thì doanh nghiệp đó mới có khả năng tồn tại và phát triển. Do vậy cạnh tranh là rất quan trọng và cần thiết. Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác Marketing bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường để quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Nghiên cứu thị trường để doanh nghiệp xác định được nhu cầu thị trường và chỉ bán những gì mà thị trường cần chứ không bán những gì mà doanh nghiệp có. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, tiện dụng với người tiêu dùng hơn. Muốn vậy, các 6 doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình SXKD, tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, cử các cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn. Cạnh tranh thắng lợi sẽ tạo cho doanh nghiệp một vị trí xứng đáng trên thị trường, tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó sẽ có điều kiện mở rộng SXKD, tái sản xuất xã hội, tạo đà phát triển mạnh cho nền kinh tế. c. Đối với ngành Hiện nay, đối với nền kinh tế nói chung và đối với ngành dệt may nói riêng cạnh tranh đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển. Cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh sẽ tạo bước đà vững chắc cho mọi ngành nghề phát triển. Cạnh tranh sẽ tạo bước đà và động lực cho ngành phát triển trên cơ sở khai thác lợi thế và điểm mạnh của ngành. Như vậy, trong bất cứ một hoạt động kinh doanh nào dù là có quy mô hoạt động lớn hay nhỏ, dù hoạt động đó ở tầm vĩ mô hay vi mô thì không thể thiếu sự có mặt và vai trò quan trọng của yếu tố cạnh tranh. d. Đối với sản phẩm Nhờ có cạnh tranh, sản phẩm sản xuất ra ngày càng được nâng cao về chất lượng, phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã và kích cỡ, tăng thêm lợi ích cho người tiêu dùng. Nhờ có cạnh tranh các doanh nghiệp sẽ không ngừng cải tiến những sản phẩm cũ, thiết kế ra những sản phẩm mới để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng không chỉ trong nước mà còn cung cấp cho thị trường quốc tế. Như vậy, ta có thể thấy rằng cạnh tranh không thiếu sót ở bất cứ lĩnh vực nào của nền kinh tế. Cạnh tranh lành mạnh sẽ tạo ra những nhà doanh nghiệp giỏi và đồng thời là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đảm bảo công bằng xã hội. Do đó, cạnh tranh là một yếu tố rất cần có sự hỗ trợ và quản lý của Nhà nước để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo đúng quy luật vận động của kinh tế thị trường. 1.1.1.3. Các hình thức cạnh tranh Cạnh tranh được phân loại theo các căn cứ khác nhau: 7 a. Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt, cả hai bên đều muốn tối đa hoá lợi ích của mình. Người bán muốn bán với giá cao nhất để tối đa hoá lợi nhuận còn người mua muốn mua với giá thấp nhất nhưng chất lượng vẫn đảm bảo và mức giá cuối cùng vẫn là mức giá thoả thuận giữa hai bên. Cạnh tranh giữa người mua và người mua: Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu, khi trên thị trường mức cung nhỏ hơn mức cầu. Lúc này hàng hoá trên thị trường sẽ khan hiếm, để đạt được nhu cầu mong muốn người mua sẵn sàng mua với mức giá cao hơn, do vậy mức độ cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn giữa những người mua, kết quả là giá cả hàng hoá tăng lên, những người bán sẽ thu được lợi nhuận lớn trong khi những người mua bị thiệt thòi cả về giá cả và chất lượng. Nhưng trường hợp này chủ yếu chỉ tồn tại ở nền kinh tế bao cấp và xảy ra ở một số nơi khi diễn ra hoạt động bán đấu giá một loại hàng hoá nào đó. Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất khi trong nền kinh tế thị trường sức cung lớn hơn sức cầu. Nó có ý nghĩa sống còn đối với các chủ doanh nghiệp. Cạnh tranh giữa những người bán điều chỉnh cung cầu hàng hoá trên thị trường. Khi cung một hàng hoá nào đó lớn hơn cầu thì cạnh tranh giữa những người bán làm cho giá cả hàng hoá đó giảm xuống, chỉ những doanh nghiệp nào đủ khả năng cải tiến công nghệ, trang bị kỹ thuật, phương thức quản lý và giá thành sản phẩm mới có thể tồn tại. Kết quả để đánh giá doanh nghiệp nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là tăng lợi nhuận, tăng doanh số và thị phần. Trong nền kinh tế thị trường, việc cạnh tranh là hiện tượng tất yếu không thể tránh khỏi đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Thực tế cho thấy cạnh tranh giữa những người bán với nhau sẽ đem lại lợi ích cho người mua và trong quá trình ấy những doanh nghiệp nào không có chiến lược cạnh tranh thích hợp sẽ bị gạt ra khỏi thị trường và đi đến phá sản nhưng cũng sẽ có những doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh nhờ nắm chắc “Vũ khí” cạnh tranh và dám chấp nhận “Luật chơi” phát triển. 8 b. Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh Cạnh tranh hoàn hảo: Là cạnh tranh thuần tuý, là một hình thức đơn giản của cấu trúc thị trường trong đó người mua và người bán đều không đủ lớn để tác động đến giá cả thị trường. Nhóm người mua tham gia trên thị trường này chỉ có cách thích ứng với mức giá đưa ra vì cung cầu trên thị trường được tự do hình thành, giá cả do thị trường quyết định. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Đây là hình thức cạnh tranh phổ biến trên thị trường mà ở đó doanh nghiệp nào có đủ sức mạnh có thể chi phối được giá cả của sản phẩm thông qua hình thức quảng cáo, khuyến mại, các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng. Cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh mà phần lớn các sản phẩm không đồng nhất với nhau, mỗi loại sản phẩm mang nhãn hiệu và đặc tính riêng biệt, dù xem xét về chất lượng thì sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể nhưng mức giá mặc định cao hơn rất nhiều. Loại hình cạnh tranh không hoàn hảo hiện nay rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh mà ở đó một hoặc một số chủ thể có ảnh hưởng lớn có thể ép các đối tác của mình phải bán hoặc mua sản phẩm với giá rất cao và những người này có thể làm thay đổi giá cả thị trường. Có 2 loại cạnh tranh độc quyền đó là độc quyền bán và độc quyền mua. Độc quyền bán tức là trên thị trường có rất ít người bán và nhiều người mua, lúc này người bán có thể tăng giá hoặc ép giá khách hàng nếu họ muốn lợi nhuận thu được là tối đa. Còn độc quyền mua tức là trên thị trường có ít người mua và nhiều người bán, khi đó khách hàng được coi là “Thượng đế”, được chăm sóc tận tình và chu đáo nếu không những người bán sẽ không thể lôi kéo được khách hàng về phía mình. Trong thực tế sẽ có tình trạng độc quyền xảy ra nếu không có sản phẩm nào thay thế sản phẩm độc quyền hoặc khi các nhà độc quyền liên kết với nhau. Độc quyền gây trở ngại cho sự phát triển và làm thiệt hại đến người tiêu dùng. Vì vậy, hiện nay ở một số nước đã có luật chống độc quyền nhằm chống lại sự liên minh độc quyền giữa các nhà kinh doanh. Độc quyền tập đoàn: Hình thức cạnh tranh này tồn tại trong một số ngành sản xuất mà ở đó chỉ có một số ít người sản xuất, lúc này cạnh tranh sẽ xảy ra 9 giữa một số lực lượng nhỏ các doanh nghiệp. Do vậy mọi doanh nghiệp phải nhận thức rằng giá cả các sản phẩm của mình không chỉ phụ thuộc vào số lượng mà còn phụ thuộc vào hoạt động của những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Một sự thay đổi về giá của doanh nghiệp cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng đến nhu cầu cân đối với các sản phẩm của doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp tham gia thị trường này là những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh, vốn đầu tư lớn. Do vậy, việc thâm nhập vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh thường là rất khó. c. Căn cứ vào phạm vi kinh tế Cạnh tranh nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất và tiêu dùng cùng một loại sản phẩm. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau, các doanh nghiệp phải áp dụng mọi biện pháp để thu được lợi nhuận như cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cá biệt của hàng hoá nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả là trình độ sản xuất ngày càng phát triển, các doanh nghiệp không có khả năng sẽ bị thu hẹp hoạt động thậm chí còn có thể bị phá sản. Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các ngành kinh tế khác nhau nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất. Như vậy giữa các ngành kinh tế do điều kiện kỹ thuật và các điều kiện khác như môi trường kinh doanh, thu nhập, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng… nên cùng một lượng vốn đầu tư vào ngành này có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn các ngành khác. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều người SXKD ở những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp có xu hướng chuyển dịch sang những ngành thu được tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Kết quả là những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ thu hút ngày càng nhiều đối thủ tham gia vào ngành này dẫn đến cung vượt quá cầu làm cho giá cả hàng hoá có xu hướng giảm xuống, làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Ngược lại, những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp khiến cho một số nhà đầu tư rút vốn chuyển sang lĩnh vực khác làm cho quy mô sản xuất của ngành này giảm, dẫn đến cung nhỏ hơn cầu, kết quả là giá cả hàng hoá tăng và tăng tỷ suất lợi nhuận. 10 [...]... khảo một số bài viết trên các website như: tailieu.vn, doko.vn, luanvan.co, doc.edu.vn,… có rất nhiều bài viết chia sẻ về lý luận cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho những doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay CHƯƠNG 2 29 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG 2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần may Trường Giang 2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần may Trường. .. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần may Sông Hồng” Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học Chu Văn An - Nguyễn Bích Thảo (2007) “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập” Luận văn Tiến sĩ Đại học kinh tế quốc dân Các công trình trên đã đề cập đến vấn đề cơ bản về quan niệm năng lực cạnh tranh, các yếu tố tác động đến năng lực cạnh. .. thời kỳ hội nhập là một trong những điều kiện giúp hàng hóa Việt Nam có chỗ đứng không chỉ trên thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế Nhận thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh thời gian đã qua có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: - Nguyễn Hồng Cẩm (2006) Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần dệt May Thành công đến năm 2015”... những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên khi tác giả bàn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chỉ chú trọng yếu tố nội tại còn yếu tố bên ngoài thật ra tạo cơ hội và thách thức cho mọi doanh nghiệp trong ngành là như nhau Do đó đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty may Trường Giang sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích các yếu tố bên trong tác động đến năng. .. năng lực cạnh tranh của ngành, của doanh nghiệp: Môi trường bên trong, môi trường bên ngoài từ đó đưa ra các giải pháp 28 nâng cao nảng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành Các công trình này đi rất sâu vào phân tích tác động của môi trường bên ngoài ( môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật…) đến năng lực cạnh tranh cảu doanh nghiệp Coi đó như nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp... động đến năng lực cạnh tranh của công ty May Trường Giang, từ đó phân tích đánh giá thực trạng để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Có các bài báo cáo nghiên cứu vấn đề này: Bộ công thương (2008), Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Hà Nội Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng... Trường Giang • Tên Công ty: Công ty Cổ Phần May Trường Giang • Tên giao dịch: TRƯỜNG GIANG GARMENT JOINT STOCK COMPANY • Tên viết tắt: TGC • Trụ sở chính: 239 Huỳnh Thúc Kháng – Tp Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam • Điện thoại: 0510-3859586-3825430-3851286-3851365 • Fax: 0510-3851416 • Email: tgc.truongiang@gmail.com • Logo: 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần may Trường Giang Công ty Cổ phần. .. vốn hiện tại của công ty thì Công ty Cổ Phần May Trường Giang được đánh giá là công ty có quy mô sản xuất vừa và nhỏ 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và triết lý kinh doanh của công ty 2.1.3.1 Chức năng Công ty Cổ Phần May Trường Giang là đơn vị hoạch toán độc lập, thực hiện việc kinh doanh sản xuất kinh doanh, gia công, xuất nhập khẩu trực tiếp sản phẩm may mặc Công ty hoạt động theo luật Doanh... thủ cạnh tranh, thỏa mãn nhu cầu khách ngày càng tăng Chỉ có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển 1.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới hội nhập, năng lực cạnh tranh đựoc coi là một nền tảng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế quốc gia cũng như các doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh. .. lợi nhuận cao 1.1.2.3 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh a Môi trường bên trong Các nhân tố môi trường bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty bởi vậy mà nó được coi là các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của công ty Khả năng tài chính: Vốn là điều kiện vật chất cần thiết cho mọi hoạt động của doanh nghiệp . về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh. Chương 2: Thực trạng về khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần may Trường Giang. Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của. tập tại Công ty Cổ phần may Trường Giang tôi đã chọn đề tài: Một số giải pháp nhm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần may Trường Giang để làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2 Công ty cổ phần may Trường Giang. B. PHẦN NỘI DUNG 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1. Cơ sở khoa học về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

Ngày đăng: 19/04/2015, 06:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PTS Lê Đăng Doanh, Th.S Nguyễn Thị Kim Dung, PTS Trần Hữu Hân (1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước , NXB Lao động Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước
Tác giả: PTS Lê Đăng Doanh, Th.S Nguyễn Thị Kim Dung, PTS Trần Hữu Hân
Nhà XB: NXB Laođộng Hà Nội
Năm: 1998
2. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2003), Chiến lược & chính sách kinh doanh, NXB Thống Kê, trang 31-251-252 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược & chính sáchkinh doanh
Tác giả: Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2003
3. Đặng Thị Hiếu Lá (2006), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, ( Số 335), trang 41-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO
Tác giả: Đặng Thị Hiếu Lá
Năm: 2006
4. GS.TS Phạm Vũ Luận (2001), Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị doanh nghiệp thương mại
Tác giả: GS.TS Phạm Vũ Luận
Nhà XB: NXBQuốc gia Hà Nội
Năm: 2001
5. Kim Ngọc (2006), "Sự vượt trội của tăng trưởng kinh tế", Tạp chí Tài chính ( Số1), trang 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự vượt trội của tăng trưởng kinh tế
Tác giả: Kim Ngọc
Năm: 2006
6. Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, trang 16-17-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh
Tác giả: Michael E. Porter
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹthuật Hà Nội
Năm: 1996
7. Kotler Phillip (1999), Quản trị Marketing, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketing
Tác giả: Kotler Phillip
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1999
8. Phạm Thị Thu Phương (2000), Những giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả ngành may Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 70-75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp chiến lược nhằm nângcao hiệu quả ngành may Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Thu Phương
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2000
10. Các tài liệu liên quan đến Công ty Cổ phần may Trường Giang Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w