Ngoài ra, nguồn vốn của ngân hàng còn được hìnhthành thông qua việc làm ủy thác, đại lý cho các tổ chức trong và ngoài nước, hoặccung cấp các phương tiện thanh toán như thẻ thanh toán… N
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
-NGUYỄN THỊ THIÊN HƯƠNG
HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM
CHI NHÁNH DAK LAK
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.20
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS THÁI THANH HÀ
ĐĂKLĂK - 2013
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: “Huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế - chi nhánh Dak Lak” là công trình nghiên cứu độc
lập, do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS TháiThanh Hà Các số liệu minh họa trong Luận văn là trung thực, có tríchdẫn cụ thể Những kết quả tổng kết được từ Luận văn chưa được sử dụnghay công bố ở bất kỳ một công trình nào khác
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thiên Hương
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và đầy trách nhiệm
của PGS TS Thái Thanh Hà, Phó Trưởng Ban đào tạo, Học viện hành chính
trong suốt quá trình luận văn được thực hiện Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới quí thầy cô Học viện hành chính, cơ sở Học viện Hành chính khu vực Miền Trung, xin cảm ơn tập thể lớp cao học chuyên ngành Tài chính Ngân hàng tại Phân viện Học viện Hành chính Tây nguyên, cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình Cao học Tài chính Ngân hàng.
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thiên Hương
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC CÁC BẢNG 8
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ 9
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 10
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 10
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 11
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 11
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn 12
6 Những đóng góp mới của luận văn 13
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 13
8 Kết cấu của luận văn 14
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15
1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 15
1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại 15
1.1.1.1 Khái niệm 15
1.1.1.2 Phân loại NHTM 16
1.1.2 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 17
1.1.2.1 Hoạt động cho vay 17
1.1.2.2 Hoạt động huy động vốn 18
1.1.2.3 Hoạt động thanh toán 19
1.1.2.4 Một số hoạt động khác 19
Trang 51.2 Nội dung huy động vốn của ngân hàng thương mại 22
1.2.1 Khái niệm về hoạt động huy động vốn 22
1.2.2 Mục tiêu huy động vốn 23
1.2.2 Mục tiêu huy động vốn 23
1.2.3 Các phương thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 25
1.2.3.1.Phân theo phương thức huy động 25
1.2.3.2 Phân theo đối tượng huy động 26
1.2.3.3 Phân theo công cụ huy động vốn 28
1.2.3.4 Huy động vốn qua phát hành công cụ nợ của ngân hàng. 30
1.2.4 Quan niệm về hiệu quả huy động vốn 31
1.2.4.1 Hiệu quả, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội 31
1.2.4.2 Hiệu quả huy động vốn 33
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn 33
1.2.5.1 Các chỉ tiêu định lượng 34
1.2.5.2 Các chỉ tiêu định tính 42
1.2.6 Các nhân tố tác động đến hoạt động huy động vốn của NHTM. 45
1.2.6.1 Các nhân tố chủ quan (Thuộc về NHTM) 45
1.2.6.2 Các nhân tố khách quan 49
1.3 Kinh nghiệm và bài học của một số ngân hàng 52
1.3.1 Một số kinh nghiệm huy động vốn của các NHTM khác 52
1.3.2 Bài học 56
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH DAKLAK GIAI ĐOẠN 2010-2012 58
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Đăk Lăk 58
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 58
Trang 62.1.2 Mô hình tổ chức và quản lý 60
2.1.3 Hoạt động kinh doanh của VIB Đăk Lăk năm 2010 – 2012 62
2.1.3.1 Huy động vốn 62
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng 65
2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ khác 68
2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 69
2.2 Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam chi nhánh DakLak giai đoạn 2010-2012 70
2.2.1 Các hình thức huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng 70
2.2.2 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn 71
2.2.3 Thị phần huy động vốn của VIB Dak Lak 73
2.2.4 Chi phí nguồn vốn của VIB Dak Lak 74
2.2.4.1 Chi phí huy động nguồn vốn 74
2.2.4.2 Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn 77
2.3 Đánh giá công tác nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM cổ phần Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak 82
2.3.1 Những thành công đã đạt được 82
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 84
2.3.2.1 Hạn chế 84
2.3.2.2 Nguyên nhân 86
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM - CHI NHÁNH DAKLAK 90
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak đến năm 2020 90
3.1.1 Định hướng phát triển chung 90
3.1.2 Định hướng huy động vốn 91
3.2 Giải pháp 92
Trang 73.2.1 Nhóm giải pháp đa dạng hóa hình thức và phương thức huy động
vốn 92
3.2.2 Xây dựng cơ chế lãi suất huy động vốn linh hoạt 94
3.2.3 Nhóm giải pháp cải thiện cơ cấu nguồn vốn 96
3.2.4 Sáng tạo trong việc cung cấp các sản phẩm của VIB 97
3.2.5 Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng 99
3.2.6 Mở rộng, đa dạng hóa khách hàng 102
3.2.7 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 103
3.2.8 Một số giải pháp khác 105
PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 107
I KẾT LUẬN 107
II KHUYẾN NGHỊ 107
1 Khuyến nghị đối với nhà nước 107
2 Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước tỉnh DakLak 108
3 Khuyến nghị đối với VIB 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
Trang 8QHKHCN: Quan hệ khách hàng cá nhân
QHKHDN: Quan hệ khách hàng doanh nghiệp
VIB Dak Lak: Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam
-Chi nhánh Dak Lak VIB: Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.3: Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh.
Trang 9Bảng 2.7: Quy mô nguồn vốn huy động của VIB Dak Lak giai đoạn 2010 –
2012.
Bảng 2.8: Thị phần huy động vốn của VIB Dak Lak.
Bảng 2.9: Lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra các thời kỳ của VIB Dak Lak
giai đoạn 2010 – 2012.
Bảng 2.10: Tình hình huy động vốn, sử dụng vốn trung, dài hạn của VIB
Dak Lak giai đoạn 2010 – 2012.
Bảng 2.11: Tình hình huy động vốn, sử dụng vốn ngắn hạn tại VIB Dak
Lak giai đoạn 2010 – 2012.
Trang 10DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Vib Daklak
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn năm 2010 – 2012 của VIB Đăk LăkBiểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian
Trang 11PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanhtrên lĩnh vực tiền tệ, nhiệm vụ thường xuyên và chủ yếu là huy động vốn,cho vay vàcung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Đối với hoạt động ngân hàng, vốn là yếu
tố quyết định mọi hoạt động kinh doanh Nó quyết định quy mô, hiệu quả, cũng như
sự tồn tại và phát triển của NHTM Nguồn vốn của NHTM được hình thành từ vốnchủ sở hữu, vốn huy động từ doanh nghiệp, dân cư, vốn vay từ tổ chức tín dụng(TCTD) khác, vốn vay từ Ngân hàng Trung ương, trong đó, nguồn vốn chủ sở hữuthường chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, theo tiêu chuẩn Basel II thì vốn chủ sở hữu củaNHTM chiếm 8% trong tổng nguồn vốn, phần còn lại là vốn huy động chiếm gầnnhư toàn bộ tổng nguồn vốn Vì vậy hoạt động huy động vốn là một trong nhữngnghiệp vụ cốt lõi của NHTM, được các ngân hàng luôn chú trọng phát triển, xuyênsuốt trong quá trình hoạt động kinh doanh
NHTM huy động vốn dưới các hình thức: nhận tiền gửi (tiền gửi không kỳhạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm), phát hành các công cụ nợ (tín phiếu, tráiphiếu), và nguồn vốn đi vay Ngoài ra, nguồn vốn của ngân hàng còn được hìnhthành thông qua việc làm ủy thác, đại lý cho các tổ chức trong và ngoài nước, hoặccung cấp các phương tiện thanh toán như thẻ thanh toán… Nguồn vốn NHTM luônbiến động, nhất là đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và vốn ngắn hạn, hơn nữa, vốnhuy động chịu tác động lớn của thị trường và môi trường kinh doanh trên địa bànhoạt động Vì vậy, các NHTM luôn đi sâu tìm hiểu, phân tích, dự đoán trước tìnhhình cung cầu vốn để đưa ra các đối sách phù hợp, đảm bảo phát triển công tác huyđộng vốn, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của mình
Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Đăk Lăk nằmtại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, là một thành phố lớn và năng động nhấtkhu vực Tây Nguyên Đây cũng là nơi tập trung nhiều chi nhánh của các hệ thống
Trang 12NHTM khác nhau Việc cạnh tranh và nhu cầu thu hút nguồn vốn giữa các ngânhàng ngày càng gay gắt Đặc biệt tình hình khó khăn chung của nền kinh tế nhữngnăm gần đây đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của chinhánh Do đó, công tác huy động vốn tại Chi nhánh phải được đặc biệt quan tâm,chú trọng phát triển hơn nữa trong giai đoạn hiện nay
Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề trên, với mongmuốn hiểu sâu hơn về lý thuyết, bản chất và thực tiễn về công tác huy động vốn củaNHTM, nhằm tìm ra giải pháp để tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánhnên tôi chọn đề tài: “Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế ViệtNam - Chi nhánh Dak Lak”
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.
Hiện tại có rất nhiều tài liệu trong và ngoài nước đề cập đến việc tăng cườngcông tác huy động vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần như:
- Tăng cường công tác huy động vốn tại ngân hàng công thương Việt Nam.(Tác giả:Dương Văn Hùng thực hiện năm 2009 tại Hà Nội)
- Tăng cường công tác huy động vốn tại ngân hàng Đầu Tư và Phát TriểnĐông Triều Quảng Ninh (Tác giả: Quách Thị Thanh Hải thực hiện năm 2005 tạiQuảng Ninh)
- Tăng cường công tác huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam CN Thanh Xuân Hà Nội(Tác giả: Nguyễn Thị ThuHuyền thực hiện năm 2007 tại Hà Nội)
Tuy nhiên việc nghiên cứu một cách thống nhất toàn diện đặc biệt là NHTM cổphần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak chưa có một công trình nào đề cập đến
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại, và hoạtđộng huy động vốn của ngân hàng thương mại
Trang 13Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - chinhánh DakLak, tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh DakLak giai đoạn2010-2012 trong đó đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốncủa chi nhánh DakLak.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề ra các giải pháp nhằm tăng cường công táchuy động vốn (chủ yếu là nguồn tiền gửi của khách hàng) một cách hiệu quả nhấttại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Dựa vào cơ sở phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàngthương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak để đánh giá những kếtquả làm được, những mặt còn tồn tại, hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp và kiếnnghị để tăng cường công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phầnQuốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak
5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn.
Các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng trong luận văn bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp thông kê, mô phỏng và lượng hoá, phương pháp chuyên gia, v.v… Kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học, một số mô hình phân tích hoạt động của các ngân hàng thương mại được chọn lọc và sử dụng
Trang 14trong quá trình đánh giá hiệu quả huy động vốn cũng như nghiên cứu và đề xuất cácgiải pháp, kiến nghị và kết luận.
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Về lý luận:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn củangân hàng thương mại Phân tích các nhân tố ảnh hửơng đến huy động vốn củaNHTM
- Về thực tiễn:
+ Phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàngthương mại cổ phần Quốc Tế Dak Lak để làm rõ những măt đã đạt được và nhữngmặt còn hạn chế
+ Trên cơ sở đó đề suất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công táchuy động vốn tai chi nhánh
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Xây dựng cơ chế lãi suất huy động vốn linh hoạt
- Sáng tạo trong việc cung cấp các sản phẩm của Ngân hàng Quốc Tế
- Mở rộng, đa dạng hóa khách hàng
Trang 15- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Việc nghiên cứu giúp cho Ngân hàng cũng như khách hàng có cơ hội tìm đếnnhau thỏa mãn những nhu cầu phù hợp và có lợi nhất cho cả hai bên Tạo ra sự tăngtrưởng nguồn vốn của ngân hàng, sự an tâm đối với khách hàng Bên cạnh đó có thểlấy kết quả nghiên cứu này làm nguồn tài liệu tham khảo trong chiến lược phát triểncho các NHTM khác
8 Kết cấu của luận văn.
Để đạt được mục đích và những nội dung nghiên cứu, cấu trúc của luận văngồm 3 chương ngoài phần mở đầu và phần kết luận và kiến nghị, mục lục, danhmục bảng biểu và thuật ngữ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dungnghiên cứu được kết cấu thành các chương Cụ thể như sau:
Chương 1 - Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại Chương 2 - Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Dak Lak giai đoạn 2010-2012.
Chương 3 - Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Dak Lak.
Trang 16PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại.
1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại.
1.1.1.1 Khái niệm.
Theo điều 4, luật tổ chức tín dụng (TCTD)năm 2010, được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16tháng 6 năm 2010.[18] thì:
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạtđộng ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật TCTDnhằm mục tiêu lợi nhuận
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặcmột số các nghiệp vụ sau đây:
+ Nhận tiền gửi;
+ Cấp tín dụng;
+ Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản
* Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thứctiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉtiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc cóhoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận
Trang 17* Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiềnhoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằngnghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngânhàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
* Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiệnthanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủynhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho kháchhàng thông qua tài khoản của khách hàng
1.1.1.2 Phân loại NHTM.
* Các loại hình NHTM chia theo hình thức sở hữu gồm:
- Ngân hàng thương mại sở hữu cá nhân, do cá nhân thành lập, bằng vốn của
cá nhân, loại ngân hàng này thường nhỏ, phạm vi hoạt động trong từng địa phương
- Ngân hàng thương mại sở hữu của các cổ đông ( Ngân hàng cổ phần): Ngânhàng này được thành lập thông qua việc phát hành cổ phiếu Việc nắm giữ cổ phiếucho phép người sở hửu có quyền tham gia quyết định các hoạt động của ngân hàng,tham gia chia cổ tức từ thu nhập của ngân hàng đồng thời phải gánh chịu các tổnthất có thể xảy ra Do vốn hình thành thông qua sự tập trung, các ngân hàng cổ phần
có khả năng tăng vốn nhanh chóng, vì vậy thường là các ngân hàng lớn, các ngânhàng cổ phần thường có phạm vi hoạt động rộng lớn, hoạt động đa năng, có nhiềuchi nhánh hoặc công ty con
- Ngân hàng sở hữu nhà nước: Đây là loại ngân hàng mà vốn sở hữu do nhànước cấp, được thành lập theo những mục tiêu nhất định, thường là do chính sáchcủa nhà nước quy định Những ngân hàng nhà nước thường được nhà nước hỗ trợ
về mặt tài chính và bảo lãnh páht hành giấy nợ, do vậy rất ít khi bị phá sản tuynhiên trong nhiều trường hợp, các ngân hàng này phải thực hiện các chính sách củanhà nước có thể gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh
- Ngân hàng liên doanh được hình thành dựa trên góp vốn của hai hoặc nhiều
Trang 18bên, thường là giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài để tận dụng ưuthế của nhau.
* Các loại ngân hàng thương mại chia theo tính chất hoạt động:
- Tính chất đơn năng: Tập trung cung cấp một số dịch vụ ngân hàng ví dụnhư chỉ cho vay đối với đầu tư xây dựng cơ bản, hoặc đối với nông nghiệp…
- Tính chất đa năng: Là ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng cho mọiđối tượng Đây là xu hướng chủ yếu hiện nay của các NHTM
- Ngân hàng cung cấp dịch bán buôn: Dịch vụ ngân hàng cung cấp cho chínhphủ, các định chế tài chính và các doanh nghiệp lớn giá trị dịch vụ lớn thường doHội sở chính cung cấp
- Ngân hàng cung cấp dịch vụ bán lẻ: Dịch vụ ngân hàng cung cấp cho hàngtriệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ
* Theo điều 6, luật tổ chức tín dụng thì NHTM được chia theo các hình thức
1.1.2 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại.
1.1.2.1 Hoạt động cho vay.
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu làchuyển tiết kiệm thành đầu tư với sự tiếp xúc của hai loại tổ chức, cá nhân trong nềnkinh tế đó là: tổ chức, cá nhân tạm thời thâm hụt chi tiêu, cần bổ sung vốn; và tổ
Trang 19chức, cá nhân thặng dư trong chi tiêu, có tiền để tiết kiệm Chức năng trung gian tàichính được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM vì nó phản ánh bản chấtcủa NHTM là “đi vay để cho vay”, trong đó hoạt động cho vay được coi là mộttrong những hoạt động cơ bản của NHTM, đây là hoạt động cung ứng vốn của ngânhàng trực tiếp cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên cơ sở thoả mãn các điều kiện vayvốn của ngân hàng.
Nhờ hoạt động cho vay của ngân hàng mà người đi vay có thể thỏa mãnđược nhu cầu vốn kinh doanh tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp, chi tiêu, thanh toán
mà không chi phí nhiều về sức lực thời gian cho việc tìm kiếm những nơi cung ứngvốn riêng lẻ (ngân hàng đã làm giảm phí tổn tín dụng cho người đầu tư, từ đó màkhuyến khích đầu tư) thông qua đó đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế để đảm bảoquá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sản xuất góp phầnthúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu cho ngân hàng, phần lớnvốn của ngân hàng tập trung cho hoạt động này Khi thực hiện nghiệp vụ cho vay,Ngân hàng có thể kiểm soát trực tiếp và thường xuyên mục đích sử dụng tiền vay.Các hình thức cho vay chủ yếu bao gồm: chiết khấu thương phiếu, cho vay ứngtrước, cho vay vượt chi, tín dụng uỷ thác hay bao thanh toán, cho vay thuê mua
1.1.2.2 Hoạt động huy động vốn.
Khi thực hiện chức năng trung gian tài chính, NHTM đóng vai trò là cầu nốigiữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Hoạt động huy động vốn là hoạtđộng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế của ngân hàng, là hoạt động tạovốn của ngân hàng Cùng với hoạt động cho vay, hoạt động huy động vốn chính làhoạt động cơ bản giúp ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính
Nhờ hoạt động huy động vốn của ngân hàng mà người gửi tiền được hưởnglợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho
họ và ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các
Trang 20dịch vụ thanh toán tiện lợi (ngân hàng đã làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm, từ
đó mà khuyến khích tiết kiệm)
Hoạt động huy động vốn là hoạt động chủ yếu tạo ra nguồn vốn để ngânhàng cho vay từ đó tạo ra lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãisuất cho vay Các hình thức huy động vốn chủ yếu bao gồm tiền gửi thanh toán, tiềngửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn
1.1.2.3 Hoạt động thanh toán.
Ngày nay, ngân hàng đã trở thành trung gian thanh toán lớn nhất ở hầu hếtcác quốc gia, các ngân hàng cung cấp cho khách hàng rất nhiều hình thức thanhtoán đa dạng, ngoài ra các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhauthông qua NHTW và các trung tâm thanh toán, mạng lưới thanh toán không chỉtrong phạm vi quốc gia mà vươn ra tầm quốc tế vì thế đã làm tăng tính hiệu quả củathanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quantrọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế
Ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của khách hàng để thanh toántiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bánhàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Các NHTM cung cấp cho khách hàngnhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rúttiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, L/C… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọncho mình phương thức thanh toán phù hợp Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế khôngphải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù
ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoảnthanh toán Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian,lại đảm bảo thanh toán an toàn, giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đếntiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản,…
1.1.2.4 Một số hoạt động khác.
Trang 21Theo giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại- PGS.TS Nguyễn Thị Nhà xuất bản Thống kê:
Mùi Hoạt động đầu tư: Đầu tư vào chứng khoán là hình thức phổ biến trongnghiệp vụ tài sản có của các NHTM và các TCTD Ngân hàng có thể đầu tư vào tráikhoán chính phủ hoặc trái khoán công ty để thu lợi tức đầu tư, mang lại thu nhậpcho ngân hàng, nâng cao khả năng thanh toán cho ngân hàng, bảo tồn ngân quỹ
- Nghiệp vụ quản lý ngân quỹ: Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền củaphần lớn các doanh nghiệp và nhiều cá nhân, nhờ đó, ngân hàng có mối liên hệ chặtchẽ với nhiều khách hàng Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năngtrong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lýngân quỹ, trong đó ngân hàng chấp nhận quản lý việc thu và chi cho một công tykinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứngkhoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanhtoán
- Hoạt động mua bán ngoại tệ: Ngân hàng thực hiện kinh doanh ngoại tệ,
đứng ra mua bán một loại tiền này, lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ.Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hànglớn thực hiện bởi các giao dịch như vậy có độ rủi ro rất cao, đồng thời yêu cầu phải
có trình độ chuyên môn cao
- Bảo quản vật có giá: Các ngân hàng thực hiện việc lưu trữ vàng và các vật
có giá khác cho khách hàng, ngân hàng giữ vàng và giao cho khách hàng tờ biênnhận, khách hàng phải trả phí bảo quản cho ngân hàng
- Tài trợ các hoạt động của Chính phủ: Ngày nay, chính phủ dành quyền cấp
phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng, các ngân hàng được cấp giấy phépthành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chínhsách của chính phủ và tài trợ cho chính phủ Các ngân hàng phải mua trái phiếuchính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy độngđược hoặc phải cho vay với các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước
Trang 22- Bảo lãnh: Ngân hàng có thể bảo lãnh cho các khách hàng của mình, với sự
bảo lãnh này khách hàng có thể dễ dàng tiến hành các hoạt động kinh doanh củamình Do khả năng thanh toán của ngân hàng rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiềngửi của khách hàng, nên ngân hàng có uy tín bảo lãnh cho khách hàng Trong nhữngnăm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh
- Hoạt động cho thuê thiết bị trung và dài hạn (Leasing): Các ngân hàng có
vốn lớn thường tiến hành mua tài sản về sau đó cho thuê, nhiều ngân hàng tích cựccho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiếtthông qua hợp đồng thuê mua Hợp đồng cho thuê thường phải đảm bảo yêu cầukhách hàng phải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê, do vậy, cho thuê củangân hàng cũng có nhiều điểm giống cho vay, và được xếp vào tín dụng trung dàihạn
- Cung cấp dịch vụ uỷ thác tư vấn: Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng có rất nhiều chuyên gia tài chính, vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp
đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và hoạt động tài chính Dịch vụ uỷ thác còn pháttriển sang cả uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư
- Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm: Các ngân hàng bán bảo hiểm cho khách
hàng để đảm bảo trường hợp khách hàng gặp rủi ro như khi khách hàng bị chết, bịtàn phế, hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán, thông thườngngân hàng liên doanh với công ty bảo hiểm hoặc thành lập ra công ty bảo hiểm,ngân hàng cung cấp dịch vụ tiết kiệm gắn với bảo hiểm như tiết kiệm an sinh, tiếtkiệm hưu trí
- Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: Nhiều ngân hàng đang
phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thỏa mãn mọi nhucầu, đây chính là lý do khiến các ngân hàng bắt đầu bán dịch vụ môi giới chứngkhoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứngkhoán khác, thông thường các ngân hàng thành lập ra công ty chứng khoán hoặccông ty môi giới chứng khoán để cung cấp dịch vụ môi giới
Trang 23- Cung cấp các dịch vụ đại lý: Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động
không thể thiết lập chi nhánh ở khắp mọi nơi vì thế nhiều ngân hàng (thường làngân hàng lớn) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác nhưthanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trongđồng tài trợ …
1.2 Nội dung huy động vốn của ngân hàng thương mại.
1.2.1 Khái niệm về hoạt động huy động vốn.
Như đã khái quát trên đây, nguồn vốn có vai trò vô cùng quan trọng tronghoạt động kinh doanh của các NHTM Nguồn vốn là cơ sở hình thành nên toàn bộtài sản để tiến hành các hoạt động kinh doanh với quy mô Do vậy huy động để cónguồn vốn với quy mô đủ lớn, cơ cấu hợp lý với nhu cầu sử dụng và chi phí hiệuquả luôn là mục tiêu phấn đấu của các NHTM
Các nhà kinh tế tài chính luôn có các quan điểm và cách tiếp cận khác nhaukhi nghiên cứu về nguồn vốn của NHTM, tuy nhiên quan điểm được sử dụngnghiên cứu trong luận văn là: Nguồn vốn của NHTM là tổng giá trị tiền tệ của vốnchủ sở hữu NHTM và vốn tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tưhoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác Như vậy nguồn vốn của NHTM có thểđược phân chia thành hai bộ phận cơ bản: (1) Nguồn vốn do chủ sở hữu đóng góp,gọi là nguồn vốn chủ sở hữu; (2) Nguồn vốn tạo lập hoặc huy động từ các chủ thểkhác của nền kinh tế Trên báo cáo cân đối kế toán, nguồn vốn của NHTM, cũngđược chia thành: vốn chủ sở hữu và nguồn vốn nợ bao gồm: tiền gửi, vốn vay vàcác nguồn vốn khác
Vốn chủ sở hữu là một bộ phận quan trọng trong nguồn vốn, được hình thànhtuỳ theo loại hình tổ chức của NHTM và được bổ sung từ kết quả hoạt động kinhdoanh theo chính sách phân phối thu nhập của mỗi ngân hàng Mặc dù, vốn chủ sởhữu phản ánh khả năng tài chính, khả năng huy động vốn và khả năng chịu đựng rủi
ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, song lại chiếm một tỷ trọng rất nhỏtrong tổng nguồn vốn hoạt động do vậy, nguồn vốn được tạo lập hay huy động vốn
Trang 24từ các chủ thể khác trong nền kinh tế mới là nguồn vốn quan trọng và phổ biến nhấtcủa các NHTM Nói cách khác, để gia tăng nguồn vốn, các NHTM không chỉ dựavào việc tăng vốn chủ sở hữu dưới hình thức tăng sự đóng góp của chủ sở hữu hoặc
bổ sung thêm từ lợi nhuận của NHTM mà phải tăng cường huy động từ các chủ thểkinh tế khác Các nghiệp vụ thu hút các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh
tế để tạo lập nguồn vốn của NHTM được gọi là hoạt động huy động vốn Tuy cókhác nhau về cách thức hình thành song vốn nợ tức là vốn của chủ thể khác vàmuốn được sử dụng, NHTM phải nhận ủy thác (nhận tiền gửi và thực hiện tráchnhiệm ủy thác từ khách hàng) và đi vay trong hệ thống ngân hàng và trên thị trườngtài chính Như vậy theo nghĩa chung nhất thì đây chính là nguồn vốn huy động từcác chủ thể khác
Tóm lại, hoạt động huy động vốn của NHTM là hoạt động mà trong đó cácNHTM tìm kiếm nguồn vốn khả dụng từ các chủ thể khác trong nền kinh tế nhằmđáp ứng cho hoạt động kinh doanh của bản thân NHTM cũng như nhu cầu sử dụngvốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nâng cao mức sốngcủa các tầng lớp dân cư Hay, huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn củaNHTM, trong đó, các NHTM thực hiện các biện pháp tìm kiếm và thu hút cáckhoản vốn để sử dụng nhằm thu lợi nhuận Vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng đốivới hoạt động của NHTM, nguồn vốn không chỉ giúp NHTM tồn tại, hoạt độngđược mà nó còn cho phép NHTM mở rộng quy mô hoạt động, vươn tới nhiều lĩnhvực mới, giúp ngân hàng có đủ uy tín và sức mạnh để tồn tại và phát triển trênthương trường Do đó, các NHTM phải luôn chú trọng đến việc phát triển nguồnvốn một cách ổn định cả về vốn huy động và vốn tự có, và hoạt động huy động vốnphải luôn được xem là hoạt động được ưu tiên hàng đầu
1.2.2 Mục tiêu huy động vốn.
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ chốt của NHTM, tạo ra đầuvào để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh và có ảnh hưởng đáng kể tới các
Trang 25hoạt động khác như cho vay, đầu tư…Với vai trò quan trọng như vậy, huy động vốntrong ngân hàng phải đảm bảo các mục tiêu sau[12][13][15][18]:
Thứ nhất, huy động vốn để tạo ra nguồn vốn đủ lớn đáp ứng quy mô cho vay
và đầu tư của ngân hàng, quy mô nguồn vốn quyết định quy mô tài sản của ngânhàng, chẳng hạn, để mua 1000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, nguồn vốn của ngânhàng phải lớn hơn 1000 tỷ đồng Nếu như hoạt động sử dụng vốn của ngân hàngđược thực hiện tốt, ngân hàng tìm kiếm được nhiều cơ hội cho vay và đầu tư nhưnghuy động vốn của ngân hàng lại không đủ để tài trợ cho các khoản mục tài sản nàythì ngân hàng sẽ phải bỏ lỡ cơ hội gia tăng lợi nhuận, vì vậy, mục tiêu đầu tiên củahuy động vốn là tạo ra một cơ sở vốn vững chắc để ngân hàng có thể chủ độngtrong sử dụng vốn, tận dụng tối đa các cơ hội cho vay và đầu tư nhằm gia tăng lợinhuận
Thứ hai, huy động vốn để tìm kiếm cơ cấu nguồn vốn có chi phí thấp nhất và
phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, các ngân hàng khác nhau có cơ cấu danh mục tàisản khác nhau, để ngân hàng hoạt động hiệu quả thì cơ cấu nguồn vốn phải phù hợpvới cơ cấu sử dụng vốn, chẳng hạn, ngân hàng chuyên cho vay trung dài hạn thìkhông thể chỉ toàn huy động vốn ngắn hạn, ngân hàng chuyên cho vay nhập khẩuhàng hóa phải tăng cường huy động ngoại tệ,…Do đó, trong hoạt động huy động vốn,bên cạnh mục tiêu về quy mô, các ngân hàng còn quan tâm đến việc điều chỉnh cơcấu vốn huy động (cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu loại tiền,…) sao cho phù hợp với cơ cấu sửdụng vốn Bên cạnh đó, trong báo cáo thu nhập chi phí của mọi ngân hàng thươngmại, chi phí trả lãi luôn là khoản chi lớn nhất, chiếm khoảng 80-90% tổng chi phí, vìvậy, để gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, song song với việc duy trì cấu trúc vốn phùhợp với sử dụng vốn, huy động vốn trong ngân hàng phải còn phải đảm bảo đó là cấutrúc vốn có chi phí thấp nhất có thể thỏa mãn nhu cầu sử dụng vốn
Thứ ba, huy động vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng,
nhiều ngân hàng lớn, do thực hiện hoán đổi kỳ hạn của nguồn (nguồn với kỳ hạnngắn được chuyển sang cho vay và đầu tư với kỳ hạn dài hơn) và duy trì tỷ lệ dự trữ
Trang 26thấp rất quan tâm tới khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới để đáp ứng nhu cầu thanhkhoản, đặc biệt là các nguồn ngắn hạn Do đó, tìm kiếm nguồn vốn mới với chi phí vàthời gian nhỏ nhất cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của huy động vốn.
Thứ tư, huy động vốn hướng tới phát triển các công cụ nợ mới, lịch sử phát
triển của các ngân hàng cũng là lịch sử phát triển các công cụ nợ, bên cạnh vayNHNN và vay trên thị trường liên ngân hàng trong nước, các ngân hàng đang vươntới các thị trường liên ngân hàng quốc tế Nhiều ngân hàng đang phát triển và sửdụng các chứng chỉ tiền gửi, các hợp đồng mua bán lại, các giấy nợ ngân hàng…Môi trường kinh tế phát triển ngày càng khó khăn, cuộc cạnh tranh giữa các ngânhàng, các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng diễn ra ngày càng gay gắt, để duy trìmột cơ sở vốn vững chắc cho hoạt động kinh doanh, huy động vốn của ngân hàngphải hướng tới việc phát triển các công cụ nợ mới
1.2.3 Các phương thức huy động vốn của ngân hàng thương mại.
Huy động vốn là hoạt động cơ bản của các NHTM hay còn gọi là hoạt độngtạo vốn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm thu hút vốn từ các tổ chức và
cá nhân trong nền kinh tế để phục vụ mục đích kinh doanh của mình Như vậy, việcđưa ra các hình thức huy động phù hợp linh hoạt là điều rất cần thiết đối vớiNHTM Có thể phân loại vốn huy động của ngân hàng theo các tiêu thức khác nhau:
1.2.3.1.Phân theo phương thức huy động.
* Căn cứ theo thời gian:
NHTM làm nhiệm vụ đi vay (tạo vốn) và cho vay hoặc đầu tư với mục đíchhưởng chênh lệch lãi suất Quá trình tạo vốn của ngân hàng thương mại được thựchiện dưới các hình thức sau:
Huy động ngắn hạn : Đặc điểm là chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồnvốn huy động, được sử dụng chủ yếu để cho vay ngắn hạn nhỏ hơn 1 năm, lãi suấtđược huy động thường thấp Để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, ngân hàng đãchia nhỏ từng kỳ hạn thành nguồn 1, 3, 6, 9, 12 tháng với mức lãi suất phù hợp và
Trang 27thấp hơn so với loại có kỳ hạn dài hơn.
Huy động trung hạn : loại vốn này có thời hạn từ trên 1 đến 5 năm, ngân
hàng sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp vay khoản tín dụng trung hạn: đầu tưcải tiến công nghệ, sản phẩm Ngân hàng thường sử dụng nguồn vốn này để cho vaytrung hạn, vì vậy nó đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh củangân hàng Các ngân hàng cần phải thực hiện có hiệu quả các giải pháp để thu hútđược nhiều hơn nguồn vốn này
Huy động dài hạn: đây là khoản vay mà ngân hàng huy động từ trên 5 nămtrở lên, chi phí cho việc huy động cao, được dùng cho các khoản tín dụng dài hạn:đầu tư xây dựng cơ bản, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Theo từng loại tiền:
Vốn huy động bằng VNĐ: Ngân hàng huy động vốn bằng VNĐ thôngqua các tất cả các hình thức huy động vốn với các mục đích sử dụng khác nhau.Trong nguồn vốn ngân hàng huy động được thì nguồn vốn huy động bằng VNĐchiếm tỷ trọng cao, đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn của ngân hàng
Vốn huy động bằng ngoại tệ : Ngoài huy động bằng VNĐ, ngân hàng
cũng tiến hành huy động vốn bằng ngoại tệ Mục đích huy động vốn ngoại tệ củangân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế cũng như các hoạt động chovay bằng ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng
1.2.3.2 Phân theo đối tượng huy động.
- Huy động vốn từ dân cư
Tiền gửi của dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền của các tầng lớp dân cưtrong xã hội gửi vào ngân hàng nhằm mục đích tiết kiệm, lấy lãi và để thanh toán.Đây là nguồn vốn có tiềm năng lớn và khá ổn định đối với NHTM
Nguồn vốn này rất đa dạng vì nó có thể huy động dưới nhiều hình thức đểphục vụ mục tiêu phát triển của ngân hàng Các hình thức huy động từ dân cư gồm:
Trang 28tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi cá nhân (có kỳ hạn và không kỳ hạn), giấy tờ có giá Đâyđược xem là nguồn huy động đáng kể của ngân hàng để phục vụ cho hoạt động kinhdoanh của mình.
- Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp do yêu cầu của hoạt đông sản xuất kinh doanh nên các đơn
vị này thường gửi một khối lượng lớn tiền vào ngân hàng để hưởng tiện ích trongthanh toán Do có sự đan xen giữa các khoản phải thu và các khoản phải thanh toánnên luôn tồn tại một số dư tiền gửi nhất định tại ngân hàng Nguồn này được ngânhàng huy động, có chi phí thấp và sử dụng cho vay không chỉ ngắn hạn mà còn cảtrung hạn Tuy nhiên nguồn này có hạn chế là tính ổn định thường không cao và độlớn phụ thuộc vào quy mô, loại hình của doanh nghiệp
- Vốn huy động từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác
Việc vay vốn từ các đối tượng này chủ yếu nhằm giải quyết tình trạng thiếuvốn tạm thời (ngắn hạn) của ngân hàng Theo quy định, ở Việt Nam vốn vay giữahai ngân hàng được thoả thuận bằng hợp đồng tín dụng, vốn cho vay phải được bảođảm bằng hình thức thế chấp hoặc cầm cố bằng tài sản đi vay, tiền mặt tại quỹ, tiềngửi tại NHTW, các chứng từ có giá khác
Trong trường hợp, các NHTM đã vay mượn lẫn nhau nhưng vẫn thiếu vốn,mất khả năng thanh toán thì NHTM có thể vay NHTW thông qua việc chiết khấu,tái chiết khấu các giấy tờ có giá NHTW tiến hành vai trò “người cứu cánh cuốicùng” bằng việc cho vay để bổ sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn theo kế hoạch đãphân phối cho các ngân hàng quốc doanh; tái chiết khấu các thương phiếu, tráiphiếu kho bạc mà các tổ chức tín dụng đã cho khách hàng vay chưa đáo hạn
Ngoài hình thức vay NHTW, các NHTM còn tiến hành vay ở các ngân hàng
và các tổ chức tín dụng khác Ở Việt Nam hoạt động vay mượn này chủ yếu đượcdiễn ra thông qua thị trường nội tệ (hình thành giữa các NHTM, TCTD và NHTW,được thành lập 07/1993 sau một thời gian hoạt động đã giúp các NHTM Việt Nam
Trang 29bổ sung nguồn vốn, khắc phục thiếu hụt trong thanh toán); qua thị trường ngoại tệ(thành lập 10/1994 giúp NHTM giải quyết sự khan hiếm ngoại tệ).
1.2.3.3 Phân theo công cụ huy động vốn.
Đây là những hình thức huy động mà các NHTM thường hay sử dụng nhất.Các công cụ huy động này gồm:
Huy động tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi có thể phát hành séc)
Đây là loại tiền gửi mà cá nhân có thể rút tiền hoặc trả cho bên thứ ba bằngcách phát hành séc; ở các nước phát triển loại tiền gửi này phần lớn được rút thôngqua điện thoại hay máy rút tiền tự động ATM Đặc điểm quan trọng, đối với ngườigửi là: chuyển nhượng dễ dàng, mục đích giao dịch là chính, thường được mệnhdanh là tiền gửi theo yêu cầu, không đem lại lãi suất cụ thể Đối với ngân hàng, chỉcần bỏ ra một ít chi phí cho việc quản lý tài khoản hoặc trả lãi (nếu có thì cũng rấtnhỏ)
Số dư của loại tiền này phụ thuộc vào từng thời kỳ trong năm và khả năngcủa ngân hàng trong việc dự đoán về sự biến động Ngân hàng thường bảo quản loạitiền gửi trên hai loại tài khoản: tài khoản thanh toán và tài khoản vãng lai
- Tài khoản thanh toán: là loại tài khoản mà chủ tài khoản có toàn quyền sử
dụng số tiền trong phạm vi số dư tiền gửi (loại tài khoản này luôn có số dư)
- Tài khoản vãng lai: là tài khoản thường được sử dụng cho các tổ chức kinh
tế, nó có thể có số dư bên có và bên nợ Dư bên có phản ánh số tiền hiện có trong tàikhoản của khách hàng, ngược lại số dư bên nợ phản ánh khoản tín dụng ngân hàngcấp cho khách hàng vay Lãi suất bên nợ cũng như bên có đều do ngân hàng vàkhách hàng thoả thuận
Do tiền gửi không có kỳ hạn có chi phí huy động thấp, nếu thu hút được sốlượng khách hàng lớn, bảo đảm luôn có một số dư ổn định, ngân hàng có thể dễdàng trong việc đa dạng hoá nghiệp vụ của mình thông qua việc mua các loại chứngkhoán có tính linh hoạt cao như kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc Vì vậy, trên thực tế các
Trang 30ngân hàng đã dần dần xoá bỏ sự khác biệt giữa hai loại tài khoản này.
Tóm lại, loại tiền gửi này có đặc điểm là tính ổn định thấp (muốn sử dụng có
hiệu quả nguồn này phải mở rộng quy mô huy động vốn); chi phí huy động rẻ (cónhững ngân hàng áp dụng mức lãi 0% hoặc nếu có thì cũng rất thấp); luôn là đốitượng phải chịu dự trữ bắt buộc, điều này tạo nên một chi phí thực cao hơn chi phídanh nghĩa; có tính thanh khoản cao
Huy động tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm
Nếu tiền gửi không kỳ hạn số dư tăng giảm phụ thuộc vào tình hình sản xuấtkinh doanh của khách hàng gửi tiền, thì tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn lạiphụ thuộc vào lãi suất
Tiền gửi có kỳ hạn:
Là loại tiền mà chủ tài khoản có quyền rút ra theo như thời hạn đã đượcthoả thuận với ngân hàng, mục đích của loại tiền gửi này là hưởng lãi chứ khôngphải là hưởng các tiện ích trong thanh toán Đặc điểm của loại tiền gửi này là khôngđược dùng để thanh toán; hiệu quả sử dụng nguồn này đối với ngân hàng rất cao vì
nó có thời hạn rõ ràng; chi phí để huy động đối với ngân hàng là khá đắt vì lãi suấthuy động thường cao (thông thường lãi suất tỷ lệ thuận theo thời gian: thời gian gửicàng dài thì lãi suất phải trả càng cao)
Tiền gửi tiết kiệm
Đối với ngân hàng thương mại tiền gửi tiết kiệm là công cụ huy động vốntruyền thống.Vốn huy động từ các tài khoản tiết kiệm thường chiếm một tỷ trọngđáng kể trong tiền gửi của các ngân hàng Thường phân chia loại tiền này thành 3loại như sau:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Đặc điểm là chủ tài khoản có thể rút ra bất
kỳ lúc nào mà không phải báo trước, số dư tài khoản này thường không lớn, ưuđiểm hơn tiền gửi giao dịch là số dư này ít biến động, ngân hàng thường phải trả lãisuất cao hơn so với tiền gửi thanh toán
Trang 31- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Nguyên tắc của loại tiền này là một khi khách
đã gửi tiền vào tài khoản này, họ sẽ không được rút ra (cả gốc lẫn lãi) trừ khi đã hếthạn gửi tiền Tuy nhiên do yếu tố cạnh tranh thu hút tiền gửi, một số ngân hàngthương mại vẫn cho phép khách hàng rút tiền trước thời hạn; đồng thời để hạn chếviệc khách hàng rút tiền trước thời hạn, một phần tiền lãi mà khách hàng đượchưởng đã bị khấu trừ (có thể là ngân hàng không chấp nhận trả lãi cho một số thángnào đó hoặc có thể khách hàng chỉ được hưởng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệmkhông kỳ hạn cho khoảng thời gian khách hàng gửi tiền)
Ở Việt Nam đây là loại hình khá phổ biến và quen thuộc, kỳ hạn mà cácngân hàng Việt Nam thường áp dụng là huy động tiết kiệm với kỳ hạn từ 1 thángđến 12 tháng
- Tiền gửi tiết kiệm dài hạn: Loại tiền này rất phổ biến ở một số nước côngnghiệp, mục đích thu hút số tiền nhàn rỗi tạm thời trong thời hạn dài, đặc điểm chủtài khoản có thể gửi vào với số lượng không hạn chế và mọi lúc, nhưng chỉ được rút
ra khi đến hạn Đây là loại hình tiết kiệm mà ngân hàng cần tận dụng để tạo cácnguồn vốn có tính ổn định cao phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng dài hạn chomình
1.2.3.4 Huy động vốn qua phát hành công cụ nợ của ngân hàng.
Đây là nguồn vốn ngân hàng huy động một cách chủ động trên thị trường tàichính gồm: thị trường tiền tệ và thị trường vốn Là trung gian tài chính, phải luônđáp ứng nhu cầu về vốn, do vậy việc ngân hàng thiếu vốn là điều không thể tránhkhỏi Trong những trường hợp này, ngân hàng có thể sử dụng nghiệp vụ huy độngvốn trên thị trường tài chính: phát hành các giấy tờ có giá trị như các giấy tờ vay nợngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Việc chuyển nhượng các giấy tờ trên từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữukhác phụ thuộc vào thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng Ngân hàng có thểphát hành kỳ phiếu và phát hành trái phiếu
Trang 32+ Trái phiếu là một giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ của khách hàng đối
với người chủ ngân hàng với cam kết như thanh toán một số tiền xác định vào mộtngày xác định trong tương lai với thời hạn xác định cho trước Trái phiếu ngânhàng lại được phân ra thành nhiều loại, với các tiêu thức phân chia khác nhau:
Theo thời hạn: có 2 loại trái phiếu là trái phiếu ngắn hạn và dài hạn
Theo tính chất chuyển đổi: có 2 loại trái phiếu là trái phiếu vô danh và tráiphiếu ký danh
Việc phát hành trái phiếu của ngân hàng được tiến hành trong toàn hệ thốngngân hàng chủ yếu là để huy động vốn trung và dài hạn phục vụ cho những kếhoạch kinh doanh có quy mô lớn và dài hạn Do tính chủ động trong việc huy độngvốn nên lãi suất trái phiếu phải hấp dẫn, cao hơn lãi suất của các công cụ nợ khác và
tỷ lệ thuận với kỳ hạn của khoản nợ
+ Kỳ phiếu ngân hàng là một loại giấy nhận nợ ngắn hạn do ngân hàng phát
hành nhằm huy động vốn trong dân cư, chủ yếu là để phục vụ cho những kế hoạchkinh doanh xác định của ngân hàng như một dự án, một chương trình kinh tế
Kỳ phiếu ngân hàng được phát hành theo từng đợt hay còn gọi là kỳ phiếu cómục đích, phát hành dựa trên cơ sở tình hình nguồn vốn và nhu cầu sử dụng vốntrong thời kỳ trước mắt của ngân hàng Loại này có ưu điểm vốn huy động đượckhá linh hoạt, có tính lỏng cao, dễ dàng chuyển đổi sang tiền hoặc các hình thứckhác; mệnh giá, loại tiền sử dụng, phương thức trả lãi đa dạng đáp ứng nhu cầu củangười mua Lãi suất của kỳ phiếu thường ổn định và hấp dẫn (mức độ tuỳ thuộc vàomức độ cần thiết về vốn của ngân hàng)
1.2.4 Quan niệm về hiệu quả huy động vốn.
1.2.4.1 Hiệu quả, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội.
Các nhà quản trị hành chính cho rằng: Hiệu quả là mục tiêu chủ yếu củakhoa học hành chính, là sự so sánh giữa các chi phí đầu tư với các giá trị của đầu ra,
Trang 33sự tăng tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồnlực và tỷ lệ đầu ra - đầu vào.
Đối với các nhà kinh tế quan tâm tới hiệu quả thương mại Họ cho rằng hiệuquả thương mại phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ racủa quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ trên thị trường Thực chất, đó là trình độ sửdụng các nguồn lực trong thương mại nhằm đạt tới những mục tiêu đã xác định Ởđây, nguồn lực được hiểu là các phương tiện, còn kết quả chính là các mục tiêu, cáiđích cần đạt tới của hoạt động thương mại Do vậy, theo nghĩa rộng, hiệu quảthương mại được thể hiện ở mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện tổ chức quátrình trao đổi hàng hoá, dịch vụ
Hiệu quả thương mại gồm: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
- Hiệu quả kinh tế là một bộ phận quan trọng, cơ bản nhất của hiệu quảthương mại Trên tầm vĩ mô, nó phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạtđược với chi phí về các nguồn lực tài chính, lao động và các yếu tố vật chất kỹ thuậtkhác trong quá trình tổ chức trao đổi hàng hóa và cung cấp dịch vụ trên thị trường.Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế của thương mại, tuỳ theo mục tiêu xác định
có thể bao gồm lưu chuyển hàng hoá bán lẻ/vốn lưu thông (vòng quay), kim ngạchxuất khẩu/chi phí xuất khẩu, giá trị gia tăng/vốn đầu tư trong thương mại (mức đónggóp GDP trên vốn), kim ngạch xuất nhập khẩu/thu nhập quốc dân ("độ mở" nềnkinh tế), thu nhập quốc dân sản xuất/thu nhập quốc dân sử dụng Trên tầm doanhnghiệp, các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh doanh được xác định dựa vào các kếtquả như mức lưu chuyển, giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ, lợi nhuận so vớicác chi phí về vốn cố định, vốn lưu động và vốn sức lao động
- Hiệu quả xã hội là bộ phận hiệu quả thương mại phản ánh kết quả đạt đượctheo mục tiêu hay chính sách xã hội so với các chi phí nguồn lực bỏ ra nhằm đạtmục tiêu đó Hiệu quả xã hội của thương mại thể hiện ở tương quan giữa chi phí,nguồn lực bỏ ra nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội về hàng hoá, dịch vụ,
Trang 34đảm bảo chất lượng phục vụ và các giá trị văn hoá, nhân văn, việc thu hút lao động
và giải quyết việc làm, mức độ hạn chế gia tăng thất nghiệp
1.2.4.2 Hiệu quả huy động vốn.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về hiệu quả huy động vốn Đó là sự gia tăngquy mô vốn huy động so với vốn chủ sở hữu hay đó là chi phí thấp khi huy độngvốn, hay đó là lợi nhuận mang lại khi sử dụng vốn… Có nhiều cách hiểu như vậy là
do đứng trên các giác độ khác nhau để xem xét, đánh giá
Trong luận văn này hiệu quả huy động vốn được hiểu “Là kết quả huy động vốn mà ngân hàng đạt được phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững, an toàn và sinh lời cao của ngân hàng trong từng thời kỳ”.
Như vậy, trên giác độ ngân hàng, để đạt được hiệu quả huy động vốn cao,ngân hàng cần bám sát nhu cầu sử dụng vốn, huy động vốn không những đáp ứngnhu cầu mà còn phù hợp về cơ cấu, kỳ hạn và loại tiền với chi phí huy động thấpnhất Đồng thời phải duy được tính ổn định cao của các nguồn tiền huy động Cónhư vậy mới hạn chế được rui ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và gia tăng lợi nhuậncho ngân hàng
Trên giác độ khách hàng, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đạt được khithoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng về tính đa dạng của sản phẩm huy động vốn,
về lãi suất, về thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng Nói cách khác, hiệu quảhuy động vốn của ngân hàng cao khi tạo cho khách hàng cảm giác thuận tiện, antoàn khi gửi tiền vào ngân hàng cũng như khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn.
Đánh giá hiệu quả huy động vốn là việc làm cần thiết và quan trọng đối vớimỗi NHTM, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay Việc làm nàygiúp cho các NHTM thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của mình trong công
Trang 35tác huy động vốn, từ đó có những điều chỉnh thích hợp nhằm phát huy điểm mạnh,hạn chế điểm yếu và nâng cao hiệu quả huy động vốn.
Để đánh giá hiệu quả huy động vốn, các NHTM cần đưa ra được các chỉ tiêuđánh giá
1.2.5.1 Các chỉ tiêu định lượng.
* Chi phí huy động vốn[12][15]
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, NHTM cần phải biết mỗikhoản mục chi phí bao gồm những gì Điều này đặc biệt đúng đối với huy động vốnbởi vì đối với hầu hết các NHTM, chi phí trả cho nguồn vốn huy động luôn chiếm
tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí, do vậy, chi phí huy động vốn có ảnh hưởng rấtlớn đến lợi nhuận của ngân hàng Chi phí huy động vốn thấp sẽ tạo điều kiện thuậnlợi để ngân hàng gia tăng lợi nhuận, đảm bảo lãi suất cho vay cạnh tranh Chi phíhuy động vốn bao gồm các khoản mục chi phí như sau:
(Chi phí huy động khác)Trong đó:
Chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọnglớn nhất trong chí phí huy động vốn, thông thường phải chiếm trên 80%:
(Chi phí lãi trả cho
nguồn vốn huy động) =
(Quy môhuy động vốn) x
(Lãi suấthuy động vốn)Lãi suất huy động vốn là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý chiphí trả lãi của ngân hàng Lãi suất huy động vốn càng cao (tức chi trả càng cao) thìcàng có thể huy động được nguồn vốn lớn hơn, từ đó có thể mở rộng cho vay vàđầu tư Tuy nhiên, lãi suất cao làm gia tăng chi phí của ngân hàng, và nếu doanh thukhông tăng kịp chi phí, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm tương ứng, vì thế việc
Trang 36quản lý lãi suất huy động vốn có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý lãi suất chovay và đầu tư của ngân hàng.
Lãi suất huy động vốn gắn liền với mỗi loại sản phẩm huy động của NHTM
và với mỗi NHTM Lãi suất huy động thay đổi thường xuyên và chịu ảnh hưởngcủa nhiều nhân tố như: khả năng tiết kiệm và gia tăng tiết kiệm của quốc gia; nhucầu đầu tư của các doanh nghiệp, nhà nước và hộ gia đình; tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ sinhlời của các hoạt động đầu tư khác; trình độ phát triển của thị trường tài chính; khảnăng sinh lời của ngân hàng; độ an toàn của các ngân hàng…
Trên cơ sở tác động của hàng loạt các yếu tố đã hình thành nên lãi suất huyđộng của NHTM Lãi suất huy động tại mỗi ngân hàng được phân biệt theo nhiềuhình thức khác nhau như: lãi suất phân biệt theo thời gian (thời gian huy động càngdài thì lãi suất càng cao); lãi suất phân biệt theo loại tiền (theo nhận định của tôi, tạiViệt Nam, lãi suất huy động VND thường cao hơn nhiều so với lãi suất huy độngbằng ngoại tệ); lãi suất phân biệt theo mục đích gửi, theo mục đích huy động; lãisuất phân biệt theo rủi ro của ngân hàng, các ngân hàng nhỏ, ngân hàng tư nhân, lãisuất cao hơn các ngân hàng lớn hoặc ngân hàng của nhà nước; lãi suất phân biệttheo các dịch vụ đi kèm ví dụ như tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm bảo hiểm lãi suấtthấp hơn tiết kiệm khác; lãi suất phân biệt theo quy mô…, nhìn chung, tiện ích màngân hàng cung cấp cho người gửi tiền càng cao thì lãi suất càng thấp, ở một sốnước, lãi suất ngân hàng trả cho một số loại tiền gửi bằng không và người gửi tiềnphải trả phí để được hưởng tiện ích của ngân hàng
Lãi suất chính là công cụ để đo lường chi phí huy động vốn, nói rõ ra là chiphí trả lãi, phần chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí huy động vốn bêncạnh các khoản chi phí khác như chi phí nhân lực, chi phí quản lý và các khoản chiphí nghiệp vụ khác Người ta thường quan tâm đến ba loại lãi suất sau:
* Lãi suất danh nghĩa:
Là mức lãi suất mà các ngân hàng niêm yết trên bảng thông báo lãi suất củacác ngân hàng, đây là mức lãi suất mà người gửi tiền quan tâm nhất Có nhiều mức
Trang 37lãi suất danh nghĩa khác nhau tùy theo tính chất của từng khoản nợ, đó là các mứclãi suất cá biệt Ví dụ, lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND loại thời hạn 1 tháng là 1
%/tháng thì lãi suất danh nghĩa là 1 %/tháng, loại 3 tháng là 1,1%/tháng thì lãi suấtdanh nghĩa là 1,1 %/tháng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm USD loại thời hạn 12 tháng là2%/năm, thì lãi suất danh nghĩa là 2%/năm Cùng với sự cạnh tranh, để mở rộngnguồn vốn huy động, các ngân hàng đều cố gắng tạo ra các ưu thế khác biệt trong
đó có ưu thế về lãi suất cạnh tranh, một ngân hàng có thể đưa ra lãi suất danh nghĩacao hơn các ngân hàng khác, tức là đã tạo ra lãi suất cạnh tranh nhằm thu hút thêmnguồn tiền mới
* Lãi suất thực:
Là mức lãi suất ngân hàng phải tính toán chính xác xem chi phí thực tế bỏ ra
để có nguồn tiền đó, tránh tình trạng thua lỗ do chi phí huy động thực tế của nguồntiền đó quá cao trong khi lãi suất cho vay không bù đắp được.Tuy nhiên, chi phíthực còn phụ thuộc vào phương thức trả lãi: số lần trả lãi trong một kỳ , tỷ lệ dự trữbắt buộc số lần trả lãi trong một kỳ càng nhiều , tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng cao thìchi phí thực tế càng lớn
* Lãi suất bình quân:
Ngân hàng huy động rất nhiều nguồn tiền với các mức lãi suất, kỳ hạn khácnhau, quy mô khác nhau mà thực tế cho vay không phân biệt rạch ròi từ nguồn nào
do đó ngân hàng phải tính toán lãi suất bình quân để làm cơ sở xác định lãi suất chovay để đảm bảo lợi nhuận tổng thể cho ngân hàng Lãi suất bình quân đóng một vaitrò quan trọng trong việc xác định chênh lệch lãi suất, phản ánh khả năng sinh lờicủa ngân hàng Thông thường, người ta sẽ tính toán lãi suất bình quân của mộtnguồn hay một nhóm nguồn trong kỳ, hoặc lãi suất bình quân của các nguồn phảitrả lãi tại một thời điểm hoặc trong kỳ Lãi suất bình quân cho thấy xu hướng thayđổi lãi suất của nguồn, mức độ thay đổi lãi suất mỗi nguồn, sự kết hợp giữa lãi suất
cá biệt và tỷ trọng mỗi nguồn, nó cũng cho thấy nguồn đắt tương đối (lãi suất cábiệt > lãi suất bình quân) và các nguồn rẻ tương đối (lãi suất cá biệt < lãi suất bìnhquân) Điều này rất có ý nghĩa đối với hoạch định chiến lược nguồn vốn
Trang 38Chi phí huy động vốn khác rất đa dạng và không ngừng gia tăng trong điềukiện các ngân hàng gia tăng cạnh tranh phi lãi suất nhất là khi NHNN quy định ápdụng mức lãi suất trần huy động vốn, nó bao gồm chi phí trả trực tiếp cho người gửitiền (quà tặng, quay số trúng thưởng, kèm bảo hiểm …), chi phí tăng tiện ích chongười gửi tiền (mở chi nhánh, quầy, phòng, điểm huy động, trang bị thêm mấy đếm,soi tiền cho khách hàng kiểm tra, huy động tại nhà, tại cơ quan …), chi phí lươngcủa cán bộ phòng huy động vốn, chi phí bảo hiểm tiền gửi … Và một số chi phíkhác được tính chung vào chi phí quản lý và rất khó phân bổ cho hoạt động huyđộng vốn.
Xác định chi phí huy động vốn là công việc phức tạp, quyết định tới chấtlượng của nguồn vốn huy động, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng của tài sản, đòi hỏitính nhạy bén của nhà quản lý ngân hàng Ngân hàng cần phải phân tích các nhân tốảnh hưởng tới quy mô và cấu trúc nguồn huy động, để xác định lãi suất (từ đó tính
ra chi phí lãi trả cho nguồn vốn huy động) và các chi phí huy động khác Chính haiyếu tố lãi và phi lãi này là yếu tố cần phải được xem xét kỹ lưỡng để có thể định giáchính xác nguồn vốn huy động, trên cơ sở đó để tính toán lợi nhuận kinh doanh
Việc tìm ra phương pháp xác định chi phí huy động vốn thích hợp rất hữu íchcho ngân hàng để xây dựng một chính sách kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt làchiến lược quản trị tài sản nợ của ngân hàng Hiện nay, có 3 phương pháp xác địnhchi phí huy động vốn thường được các ngân hàng áp dụng phổ biến là: chi phí vốnbình quân; chi phí vốn cận biên và chi phí huy động hỗn hợp
* Phương pháp chi phí vốn bình quân:
Chi phí lãi bình quân phản ánh lãi suất trung bình mà ngân hàng phải trả chomỗi đồng vốn huy động.[6][14][15]
Việc tính toán như trên là chưa hoàn chỉnh, vì nó chỉ dừng lại ở mức độ xem
Trang 39xét giá vốn của nguồn vốn, nhiều chi phí khác có liên quan đến huy động vốn vẫnchưa được đề cập như: tiền lương và chi phí quản lý gián tiếp, mức dự trữ bắt buộctheo qui định, phí bảo hiểm tiền gửi, … Các chi phí này gọi chung là chi phí phi lãi.
Như vậy, tỷ suất sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí (tỷ suất thu nhập hoàvốn) được tính như sau:
Công thức trên có nghĩa là thu nhập từ các tài sản sinh lời tối thiểu phải bằng
tỷ lệ này để có thể bù đắp tổng chi phí huy động vốn
Tuy nhiên, liệu các cổ đông ngân hàng đòi hỏi một tỷ lệ thu nhập là baonhiêu để họ tiếp tục duy trì số vốn đã góp Vì thế, các NHTM cần quan tâm đến chiphí nguồn vốn chủ sỡ hữu tức là chi phí cơ hội thể hiện lợi nhuận kỳ vọng của cổđông ngân hàng Nếu ngân hàng không tạo ra được tỷ suất sinh lợi thỏa đáng trênvốn sở hữu, thì các cổ đông góp vốn sẽ bắt đầu rút vốn ra và tìm nơi đầu tư hấp dẫnhơn Để tính chi phí vốn chủ sở hữu, một phương pháp hợp lý là ước tính mức tỷsuất sinh lợi cần thiết mà các cổ đông cho rằng cần thiết để duy trì vốn góp hiện tại.Như vậy, tỷ suất sinh lợi tối thiểu cần thiết phát sinh từ toàn bộ các nguồn vốn huyđộng và vốn sở hữu của ngân hàng sẽ là:
Trong đó: [8][18]
* Phương pháp chi phí vốn cận biên[6][15][17]:
Phương pháp chi phí bình quân tuy có ưu điểm là đơn giản nhưng chỉ nhìn về
Tỷ suất sinh lời tối thiểu để
bù đắp chi phí =
Tổng chi phí lãi+chi phí phi lãi
Tổng tài sản Có sinh lời
+
(Tỷ suất sinh lời trước thuế cho cổ đông)
Tỷ suất sinh lời
trước thuế cho
Trang 40quá khứ (backward) để xem xét chi phí và tỷ suất lợi nhuận tối thiểu đã thực hiệncủa ngân hàng Trong khi đó, phần lớn các quyết định kinh doanh của ngân hàng làcho hiện tại và tương lai, phương pháp chi phí vốn cận biên nhằm khắc phục nhượcđiểm của phương pháp chi phí bình quân.
Chi phí biên là chi phí bỏ ra để có thêm một đồng vốn huy động Căn cứ vàochi phí biên, ngân hàng xác định mức lợi nhuận tối thiểu cần đạt được từ những tàisản có thêm từ các nguồn vốn này
Lợi nhuận thu được từ tài sản Có sinh lời tăng thêm nhờ sử dụng nguồn vốnhuy động thêm:
Công thức chi phí vốn cận biên thường được áp dụng trong trường hợp cầnxác định chi phí huy động của một loại nguồn vốn hoặc để ngân hàng đưa ra quyếtđịnh nên huy động từ một loại nguồn vốn nào
Tuy nhiên trong thực tế, để phân định nguồn vốn nào sử dụng cho mục đíchnào không phải là việc dễ dàng, ngân hàng thường huy động từ nhiều nguồn vốnkhác nhau cho các mục đích khác nhau, mỗi tài sản đầu tư sinh lợi của NHTMthường không thay đổi tương ứng với một nguồn vốn nhất định mà thực chất cácchi phí là sự tập hợp của nhiều nguồn vốn khác nhau, do vậy, cần phải quan tâmxem xét chi phí huy động vốn hỗn hợp từ một số loại nguồn vốn
* Chi phí huy động vốn tổng hợp[12][15]:
Chi phí vốn cận biên =
Chi phí trả lãi tăng thêm
Tổng vốn huy động tăng thêm
Tỷ suất sinh lời cận biên =
Chi phí trả lãi tăng thêm
Tài sản Có sinh lời tăng thêm