Khuyến nghị đối với VIB

Một phần của tài liệu Luận án tốt nghiệp huy động vốn (Trang 126)

II. KHUYẾN NGHỊ

3. Khuyến nghị đối với VIB

Là cơ quan quản lý trực tiếp của VIB Dak Lak, VIB có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh trong hoạt động kinh doanh qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động, một số kiến nghị với VIB như sau:

- Cần phải tăng cường công tác dự báo dà hạn nhằm giúp các chi nhánh nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường để có biện pháp, giải pháp nghiệp vụ phù hợp.

- Cần xây dựng hoàn chỉnh các chức năng, cơ chế huy động vốn mang tính tương đối ổn định nhằm thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển, trên cơ sở đó xây dựng các chế độ nghiệp vụ phù hợp để hướng dẫn các chi nhánh chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh trong từng thời kỳ.

- Cần tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo như đưa những tin tức, hình ảnh liên quan đến các hoạt động thu tiền gửi tiết kiệm, các đợt phát hành các loại chứng từ có giá để làm sao cho người dân có được một số thông tin cần thiết nhằm kích thích và thu hút dân chúng quan tâm đến sản phẩm của mình.

Thứ hai: Kiến nghị về chính sách lãi suất và công tác điều hành nguồn vốn.

- Xây dựng trên cơ sở thực hiện đầy đủ các qui định của NHNN (về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, ký quĩ bão lãnh, đảm bảo khả năng thanh toán…) theo nguyên tắc đánh giá đúng mức đóng góp của từng chi nhánh vào kết quả chung của toàn ngành, thực hiện hỗ trợ qua lãi suất điều chuyển vốn nội bộ nhằm phát huy tính năng động của từng chi nhánh.

- Ban hành cơ chế tổ chức hoạt động, cơ chế điều hành nguồn vốn, cơ chế điều hành lãi suất phù hợp với qui mô và đặc điểm hoạt động của chi từng nhánh. Phải xây dựng theo hướng tạo khuôn khổ pháp lý, nâng cao quyền tự chủ, linh hoạt, phân rõ trách nhiệm trong hoạt động nhằm phát huy tối đa vai trò và vị thế của từng chi nhánh. Các văn bản hướng dẫn phải được ban hành kịp thời, cụ thể và tránh chồng chéo.

Luận văn trên là kết quả đạt được của tôi từ những nghiên cứu lý luận và thực tế trong những năm công tác tại Ngân hàng Quốc Tế DakLak. Tôi mong muốn được đóng một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào hoạt động thực tế nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh DakLak.

Với những đặc điểm phức tạp và thường xuyên thay đổi của thị trường tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động huy động vốn cần phải được nghiên cứu sâu hơn kết hợp cùng với hoạt động sử dụng vốn để có thể đạt được hiệu quả. Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và những người quan tâm để có thể hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Học viện Hành chính Quốc gia đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua để hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Dak Lak: ”Báo cáo tổng

kết kinh doanh” các năm 2010, 2011 và 2012.

2. Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Dak Lak “Bảng cân đối

kế toán” (2009, 2010, 2011, 2012).

3. David Cox (1997), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Fredric S. Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

5. Giáo trình: Ngân hàng thương mại- NXB Thống Kê, năm 2006- Chủ biên PGS. TS. Phan Thị Thu Hà

6. Giáo trình: Tín dụng ngân hàng- NXB Thống kê, năm 2001- Chủ biên TS Hồ Diệu 5. Tạp chí Ngân hàng, Thời báo Kinh tế.

7. KPLC: http://luatkhaiphong.com/Luat-Ngan-hang/Luat-Cac-to-chuc-tin- dung-so-47/2010/QH12-614.html. Văn bản pháp luật Pháp luật Ngân hàng Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.

8. Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam: ”Báo cáo thường niên” các năm 2010, 2011, 2012.

9. Ngân hàng thương mại: Edward Wreed Ph.D, Edward K.Grill Ph.D- Nhà xuất bản thống kê.

10. Ngân hàng thương mại- NXB Thống kê- GS.TS Phan VănTư 8. Đánh giá và

phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng- NXB Thống kê, năm 2002-

TS. Nguyễn Văn Tiến.

11. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại- NXB Thống kê, năm 2003- Chủ biên PGS.TS. Lê Văn Tề.

12. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

13. Peter Rose (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

14. Phan Thị Thu Hà (2009), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

15. Phạm Ngọc Phong (2006), Marketing trong ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

16. Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật các Tổ chức tín

dụng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Theo giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại- PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Phan Thị Cúc. Nhà xuất bản Thống Kê.

18. Tạp chí ngân hàng, Tạp Chí khoa học đào tạo ngân hàng và một số Website các ngân hàng khác.

19. Website: Vib.com.vn, Vib.net.com.vn, http://tailieutonghop.coml, http://www.vnexpress.net, http://www.sbv.gov.vn,

Một phần của tài liệu Luận án tốt nghiệp huy động vốn (Trang 126)