1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng khi trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình.

45 526 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 382,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Mác và Ăng-ghen khi nghiên cứu lịch sử tiến hoá của xã hội loài người đã dựa trên quan điểm duy vật, khẳng định vai trò của gia đình trong sự phát triển của xã hội: "Những trật tự xã hội của con người ở một thời đại lịch sử của một quốc gia do hai yếu tố con người quyết định. Đó là, trình độ phát triển của lực lượng lao động và trình độ phát triển của gia đình” Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải chú ý hạt nhân cho tốt" Tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình đã được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Từ đó, các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội ra sức chăm lo gia đình và cơ hội để gia đình góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Ở bất kỳ thời đại nào, gia đình đều giữ vai trò là tế bào của xã hội, là một trong những nhân tố quyết định sự hưng thịnh của một quốc gia. Những năm gần đây, gia đình Việt Nam đã có nhiều biến đổi sâu sắc về mặt quy mô, cấu trúc và phương thức tổ chức hoạt động sống. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải đối mặt và xử lý không ít những vấn đề khó khăn, phức tạp nảy sinh dưới tác động của nền kinh tế thị trường. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự khủng hoảng trong những mối quan hệ gia đình đang là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của các hiện tượng tiêu cực như ngoại tình, ly thân, ly hôn, cha mẹ bỏ bê không chăm sóc con cái, con cái ngược đãi cha mẹ…Một trong những vấn đề đang thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và dư luận xã hội là tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn còn tồn tại.Bạo lực gia đình để lại những hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là phụ nữ, trẻ em.Riêng đối với trẻ em ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới chúng càng sâu sắc.Trẻ em phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình sẽ tổn hại đến suy nghĩ, tâm hồn và tình cảm trong sáng của trẻ, ảnh hưởng tới tương lai của trẻ.“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai’ – điều này nhắc nhở tất cả chúng 1 ta rằng, tương lai của Việt Nam tùy thuộc vào việc chúng ta đầu tư như thế nào vào trẻ em ngày hôm nay.Người ta thường quan tâm tới hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ mà ít khi quan tâm tới ảnh hưởng khi trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình.Vì sự phát triển tốt đẹp của trẻ cần nâng cao hiểu biết về tác động của bạo lực gia đình đối với sự phát triển của trẻ em, giúp các bậc cha mẹ nâng cao nghĩa vụ, vai trò của mình đối với trẻ, hạn chế những ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với sự phát triển của trẻ. Bài nghiên cứu của tôi nhằm cung cấp những thông tin về ảnh hưởng khi trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình.Tôi mong muốn mọi người nhất là các bậc cha mẹ nâng cao nhận thức, vai trò của mình trong việc nuôi và dạy con cái, tránh những ảnh hưởng xấu từ gia đình cũng như ngoài xã hội tới sự phát triển toàn diện của trẻ. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài. Trên thế giới vấn đề bạo lực gia đình được bắt đầu nghiên cứu từ năm 1975. Điển hình là một số nghiên cứu sau: - Smith (Canada,1987) điều tra ngẫu nhiên qua điện thoại phát hiện thấy trong số 604 phụ nữ độ tuổi từ 18-50 đã có chồng thì có tới 36,4% bị hành hạ về thể chất. - Kim và Cho (Hàn Quốc,1992) điều tra 707 phụ nữ phát hiện thấy có 37,5% phụ nữ bị chống đánh trong đó có 12,4% là bị đánh nghiêm trọng. - Rao (Ấn Độ, 1993) nghiên cứu 170 phụ nữ trong độ tuổi sinh con ở vùng miền nam Karnataka thấy có 22% phụ nữ bị hành hạ thể chất, số bị chồng đánh trung bình 265lần/tháng chiếm 12%. Ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề bạo lực gia đình như: - Bạo lực trên cơ sở giới: trường hợp ở Việt Nam, TS Vũ Mạnh Lợi, TS Vũ Tuấn Huy, TS Hữu Minh, Jennifer Clenment thực hiện tại cuộc nghiên cứu thăm dò cởi mở đối với người Việt Nam về thực trạng bạo lực chống lại phụ nữ ở các xã phường… 2 - Báo cáo về bạo lực với phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam(1999), TS Lê Thi Quý. - Bình đẳng giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản và chống bạo lực gia đình(2002) của Hội kế hoạch hoá gia đình Việt Nam. - Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam(1999), GS.Lê Thi, NXB Phụ nữ Hà Nội. - Bạo lực trong gia đình, Bùi Thu Hằng. - Vì một xã hội không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em(2002), Trung tâm sức khoẻ phụ nữ và gia đình Workbank. Nhìn chung đã có nhiều đề tài nghiên cứu về bạo lực gia đình nhưng chỉ đề cập bạo lực giữa vợ chồng với nhau hoặc là bạo lực của người lớn với trẻ em (cha mẹ bạo lực con cái, ông bà bạo lực cháu, anh chị bạo lực với nhau) mà chưa có đề tài nào nghiên cứu về ảnh hưởng khi trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình.Sự khiếm khuyết này trong nghiên cứu không chỉ làm nghèo đi nội dung của nghiên cứu bạo lực gia đình mà còn khiến cộng đồng, xã hội nhận thức sai lệch, không đầy đủ về bạo lực gia đình do thiếu thông tin. Điều đó cũng làm cho các bậc cha mẹ không chú ý, quan tâm tới vai trò nuôi dạy con cái của mình đặc biệt là làm thế nào để con cái khoẻ mạnh và phát triển toàn diện.Xuất phát từ những lí do trên tôi lựa chọn nghiên cứu về “Những ảnh hưởng trẻ em gặp phải khi chứng kiến bạo lực gia đình” 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng nghiên cứu. Những ảnh hưởng khi trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình. 3.2 Khách thể nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu trong bài nghiên cứu này là 40 trẻ gồm 20 trẻ nữ và 20 trẻ nam từ 6-16 tuổi (Trẻ là con của nhóm phụ nữ bị bạo lực khu 6 và khu 7) Nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình tại khu hành chính số 6 và số 7 xã Ngọc Quan- Đoan Hùng- Phú Thọ. 3 3.3 Phạm vi nghiên cứu. Điển cứu tại Ngọc Quan-Đoan Hùng-Phú Thọ 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4.1 Mục đích nghiên cứu. Tìm hiểu những ảnh hưởng trẻ em gặp phải khi chứng kiến bạo lực gia đình. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu. - Tìm hiểu việc bảo vệ quyền trẻ em qua pháp luật quốc tế và Việt Nam. - Tìm hiểu những ảnh hưởng khi trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình. + Tinh thần. + Thể chất. + Nhân cách. + Hành vi. - Khuyến nghị về vai trò của cha mẹ trong việc hạn chế những ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với sự phát triển của trẻ. 5. Phương pháp nghiên cứu. ◘ Phương pháp nghiên cứu lí luận. Sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu , bổ sung và tích luỹ vốn tri thức lí luận liên quan đến đề tài ở nhiều góc độ: Triết học, tâm lí học lứa tuổi, công tác xã hội đồng thời nghiên cứu những chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật, các công trình khoa học về bạo lực gia đình, những hậu quả của nó tới phụ nữ và đặc biệt là trẻ em. Mục đích của phương pháp này là thu thập những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như: bạo lực, gia đình, bạo lực gia đình, trẻ em.Vì đó là cơ sở lí luận cho việc điều tra, phân tích về ảnh hưởng mà trẻ em gặp phải khi chứng kiến bạo lực gia đình ở địa phương tôi nói riêng và ở nước ta nói chung. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu từ phim ảnh, internet, sách, báo, băng hình… phân tích, sàng lọc thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.Kết hợp tham khảo một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn có liên quan đến đề tài trước đó để tham khảo thêm về phương pháp nghiên cứu làm cơ sở bổ sung cho đề tài của mình. 4 ◘ Phương pháp phỏng vấn: Tôi sử dụng phương pháp này làm phương tiện cho các phương pháp nêu trên đồng thời thu thập một số thông tin cụ thể, chính xác góp phần tăng độ tin cậy và sức thuyết phục của bài nghiên cứu.Cụ thể tôi tiến hành trao đổi, trò chuyện trực tiếp với nhóm phụ nữ bị bạo lực tại khu 6 và khu 7 và 40 trẻ là con của họ.Tôi cũng tiến hành trò chuyện và thu thập thông tin từ chính quyền xã, hội phụ nữ, cơ quan dân số…tại địa phương.Phương pháp này giúp tôi nhận biết được ý kiến, thái độ, suy nghĩ của trẻ khi chứng kiến bạo lực gia đình. - Phỏng vấn cấu trúc: Sử dụng bảng hỏi đưa ra những câu hỏi phù hợp với nội dung của đề tài và nghi nhận lại thông tin của người trả lời.Bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp trên cơ sở các nguyên tắc tâm lí, logic và theo một nội dung nhất định tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện quan điểm của mình và người nghiên cứu thu thập được những thông tin cá biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu nghiên cứu.Phỏng vấn cấu trúc trong bài nghiên cứu này được sử dụng cho 40 em học sinh là con của nhóm phụ nữ bị bạo lực tại nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình khu hành chính 6 và 7- xã Ngọc Quan. - Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu nhóm 40 trẻ là con của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Quan. Phỏng vấn sâu nhóm phụ nữ bị bạo lực tại nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình khu 6 và 7 xã Ngọc Quan. Phỏng vấn sâu 8 giáo viên chủ nhiệm tại trường tiểu học Ngọc Quan và 4 giáo viên chủ nhiệm của trường trung học cơ sở Ngọc Quan. ◘ Phương pháp quan sát. Quan sát là chú ý tới những đặc điểm của người , vật, tình huống…mục đích là sử dụng những dữ kiện quan sát được để hiểu thêm về đối tượng, sự việc.Khi nghiên cứu chúng ta thường sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin một cách trực tiếp, cụ thể, chính xác.Chúng ta thường quan sát 5 môi trường xung quanh đối tượng nghiên cứu, mối quan hệ và vai trò của đối tượng nghiên cứu trong môi trường. Quan sát đối tượng: Hành vi, ngoại hình, thái độ, cử chỉ, dấu hiệu lo lắng, bất an, ngôn ngữ cơ thể…Trong bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập thêm thông tin, hiểu rõ hơn về trẻ sống trong gia đình có bạo lực thông qua ngôn ngữ, thái độ, giao tiếp với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. ◘ Phương pháp điều tra thu thập thông tin. Đây là phương pháp cơ bản của đề tài. Để tìm hiểu những ảnh hưởng của bạo lực gia đình tôi sử dụng phương pháp này với mục đích: - Tìm hiểu ảnh hưởng khi trẻ sống trong gia đình có bạo lực: thu thập thông tin từ 40 trẻ là con của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình tại khu hành chính số 6 và số 7 xã Ngọc Quan. - Tìm hiểu về vai trò của cha mẹ trong việc hạn chế ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với sự phát triển của trẻ. 6. Đóng góp khoa học của đề tài. Đề tài góp phần tìm hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với sự phát triển của trẻ .Từ trước tới nay các đề tài nghiên cứu về bạo lực trong gia đình hầu như chỉ quan tâm tới thực trạng bạo lực gia đình hoặc ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với phụ nữ mà chưa nghiên cứu ảnh hưởng đối với sự phát triển của trẻ . Đề tài góp phần cung cấp kiến thức bổ ích cho cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái để trẻ phát triển khoẻ mạnh và toàn diện. 7. Kết cấu của đề tài: Chương I: Cơ sở khoa học của đề tài. Chương II: Những ảnh hưởng khi trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình. Chương III: Vai trò của cha mẹ trong việc hạn chế ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với trẻ . 6 CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1. Các khái niệm liên quan. 1.1 Bạo lực: Là hành vi bạo lực thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận gây tổn thương thân thể, gây thương tích, tàn tật. lăng nhục về tinh thần, là sự xúc phạm danh dự và nhân phẩm người khác. (Nguồn: Wikipedia- tiếng Việt) 1.2 Gia đình. Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ giáo dục.Gia đình có lịch sử từ sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến xã hội. (Nguồn: Wikipedia- tiếng Việt) 1.3 Bạo lực gia đình. Luật phòng, chống bạo lực gia đình “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” “Bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ- vợ hoặc mẹ của đối tượng, với nam giới họ là nạn nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp” (Nguồn: Wikipedia- tiếng Việt) 7 1.4 Trẻ em. Một trẻ em là một con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh và tuổi dậy thì. Định nghĩa pháp lý về một "trẻ em" nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa tới tuổi trưởng thành. Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên Hợp Quốc định nghĩa một đứa trẻ là "mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn." Về mặt sinh học, một đứa trẻ là bất kỳ ai trong giai đoạn phát triển của tuổi thơ ấu, giữa sơ sinh và trưởng thành. (Nguồn: Wikipedia- tiếng Việt) 1.2 Một số lí thuyết liên quan. 1.2.1 Thuyết tâm lí xã hội của Erickson. - Cho cái nhìn tổng quát sự phát triển về cái tôi và khả năng tương tác xã hội của trẻ trong suốt thời kì thơ ấu. - Xác định những thời kì, giai đoạn chính mà trẻ sẽ học được về bản thân và các em sẽ tương tác với người khác. - Chỉ ra những nhân tố môi trường cần thiết để trẻ phát triển phù hợp. - Cung cấp một cách để giải thích tại sao trẻ không phát triển phù hợp được ở mỗi giai đoạn. Tổn hại sảy ra cho trẻ theo thuyết này là: -Tổn hại sảy ra cho trẻ em nếu các em không thể hoàn thành những nhiệm vụ của mỗi giai đoạn khủng hoảng một cách tích cực. - Tổn hại sảy ra cho trẻ em nếu các em không thể tiến đến giai đoạn phát triển tiếp theo. -Tổn hại sảy ra cho trẻ em nếu các em tiến đến giai đoạn phát triển tiếp theo với những giải pháp tiêu cực, điều này sẽ dẫn đến việc các giai đoạn phát triển tiếp theo đó cũng bị giải quyết theo những tiêu cực đó. 1.2.2 Thuyết gắn bó của John Bowlby. Học thuyết này được phát triển để hiểu rằng tổn hại sẽ sảy ra cho trẻ em nếu các em không hình thành được những quan hệ gắn bó hoặc những mối quan hệ gắn bó bị phá huỷ hoặc các mối quan hệ gắn bó tồi. 8 Có 4 dạng quan hệ gắn bó: - Gắn bó an toàn. - Gắn bó không an toàn và lẫn lộn. - Gắn bó không an toàn và lảng tránh. - Gắn bó không an toàn và mất phương hướng. Sự phát triển xã hội bắt đầu bằng sự thiết lập mối quan hệ gần gũi giữa trẻ và người chăm sóc.Mối quan hệ gắn bó này có ảnh hưởng mạnh mẽ, lâu dài và hữu ích đến sự phát triển của trẻ.Nếu trẻ có mối liên hệ và ràng buộc chặt chẽ thì trẻ ít có nguy cơ bị xâm hại.Tình trạng thiếu các quan hệ gần gũi, yêu thương ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt thể chất, tâm lí và xã hội. 1.2.3 Thuyết bình quyền. - Thuyết bình quyền xem xét khái niệm “ Quyền lực” trong mối quan hệ của con người đặc biệt là lạm dụng quyền lực. - Đấu tranh với những truyền thống cũ mà phụ nữ và trẻ em bị xem như vật dụng hoặc vật sở hữu của nam giới. 1.2.4 Thuyết thương tổn. - Con người đều có cảm xúc mạnh mẽ về một kinh nghiệm đau thương nào đó.Tuy nhiên trẻ em có thể không nói ra vì sao các em cảm thấy như vậy mà bộc lộ qua cách cư xử. - Ảnh hưởng của thương tổn khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi trẻ. - Tác động của thương tổn tới trẻ phụ thuộc vào khả năng “ phục hồi” của trẻ. Để có được thì trẻ cần có nền tảng vững chắc, một mạng lưới hỗ trợ tốt, các mối quan hệ bạn bè và các giá trị tích cực trong cuộc sống. - Sự việc gây thương tổn có thể gây thương tổn vào thời điểm diễn ra hoặc các triệu chứng của thương tổn có thể xuất hiện trong các giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển. - Những phản ứng đối với thương tổn có thể kéo dài nhiều tuần hay nhiều tháng và trẻ sẽ vượt qua các giai đoạn phục hồi với sự trợ giúp từ những người khác. 9 1.3 Một số văn bản pháp luật có liên quan. 1.3.1 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em là một công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. Các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Cơ quan giám sát thi hành công ước này là Ủy ban quyền trẻ em Liên Hợp Quốc bao gồm các thành viên từ các quốc gia trên khắp thế giới. Mỗi năm một lần, ủy ban này đệ trình một bản báo cáo cho Ủy ban thứ 3 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và cũng nghe chủ tịch ủy ban công ước này báo cáo và Đại hội đồng ra một nghị quyết về quyền trẻ em. Các quốc gia đã phê chuẩn công ước này phải báo báo trước Ủy ban về quyền trẻ em Liên Hợp Quốc theo định kỳ để ủy ban này kiểm tra việc quá trình tiến triển trong việc thực thi công ước và tình trạng quyền trẻ em ở quốc gia đó. Tất cả các quốc gia trên thế giới là thành viên của Liên Hợp Quốc, ngoại trừ Hoa Kỳ và Somalia, đều đã phê chuẩn công ước này. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã phê chuẩn bản công ước này vào luật quốc tế trong một nghị quyết tư vấn vào ngày 20 tháng 11 năm 1989; bản công ước này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2 tháng 9 năm 1990 sau khi đã được số quốc gia phê chuẩn theo quy định. Theo công ước này, trẻ em là người có độ tuổi dưới 18. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990 . 1.3.2 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 5. Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Điều 6. Thực hiện quyền của trẻ em. Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 10 [...]... nhóm trẻ không chứng kiến bạo lực gia đình là 0 trẻ 29 Hình 2.7 Tương tự đối với nhóm 20 trẻ chứng kiến bạo lực gia đình và 20 trẻ không chứng kiến bạo lực gia đình của trường Trung học cơ sở Ngọc Quan cho thấy: Tỉ lệ trẻ đạt học lực giỏi ở nhóm trẻ không chứng kiến bạo lực gia đình (5 trẻ) nhiều hơn tỉ lệ này ở nhóm trẻ chứng kiến bạo lực gia đình.Tỉ lệ trẻ có học lực yếu ở nhóm trẻ chứng kiến bạo lực. .. chứng kiến bạo lực gia đình và 20 trẻ sống trong gia đình bình thường tức là không chứng kiến bạo lực gia đình cho thấy: Tỉ lệ trẻ đạt học lực giỏi ở nhóm trẻ phải chứng kiến bạo lực gia đình (3 trẻ) thấp hơn tỉ lệ trẻ ở nhóm không chứng kiến bạo lực gia đình (7 trẻ) .Về học lực trung bình và yếu thì kết quả ngược lại.Đặc biệt ở nhóm trẻ chứng kiến bạo lực gia đình có 3 trẻ có học lực yếu trong khi đó số... lực gia đình là 3 trẻ trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm trẻ không chứng kiến bạo lực gia đình là 1 trẻ Hình 2.8 30 Đối với trẻ trung học cơ sở, kết quả về hạnh kiểm cũng cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực khi trẻ chứng kiến bạo lực gia đình .Trẻ chứng kiến bạo lực gia đình thường đạt hạnh kiểm trung bình, yếu và rất ít trẻ đạt hạnh kiểm tốt, khá.Tỉ lệ trẻ đạt hạnh kiểm tốt, khá ở nhóm trẻ không chứng kiến bạo. .. kiến bạo lực gia đình cao hơn so với tỉ lệ này ở nhóm trẻ chứng kiến bạo lực gia đình.Nhưng ngược lại, tỉ lệ trẻ đạt hạnh kiểm trung bình, yếu ở nhóm trẻ không chứng kiến bạo lực gia đình lại thấp hơn tỉ lệ này ở nhóm trẻ chứng kiến bạo lực gia đình Hình 2.9 Thông qua điều tra thu thập thông tin về mặt lí luận và thực tiễn ta thấy rằng: Trẻ em sẽ bị ảnh hưởng khi chứng kiến bạo lực trong gia đình.Nếu... và khi p sợ của con trẻ khi phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình.Nhiều trẻ đã nói rằng, chúng chưa từng có cảm giác sợ hãi điều gì hơn là khi phải chứng kiến những hành vi bạo lực của bố mẹ.Ánh mắt thơ ngây của trẻ sẽ không còn trong sáng khi tận mắt chứng kiến những hình ảnh bạo lực của gia đình Nó trở thành nỗi ám ảnh khó phai, nhiều khi ảnh 19 hưởng đến tâm lý của trẻ cả ở tuổi trưởng thành Di chứng. .. trẻ từng chứng kiến bạo lực gia đình thì có 7 trẻ có hành vi đánh bạn, 26 7 trẻ có hành vi trộm cắp, 3 trẻ thường xuyên sử dụng rượu, bia và 3 trẻ có hành vi bình thường.Điều đó nói lên ảnh hưởng sâu sắc về hành vi khi trẻ em phải chứng kiến bạo lực gia đình. ánh bạn và trộm cắp là hai trong số những hành vi lệch chuẩn mà trẻ chứng kiến bạo lực gia đình ở Ngọc Quan tìm đến nhiều nhất Hình 2.4 Bạo lực. .. chứng của bạo lực gia đình đã in sâu vào tiềm thức và điều khi n hành vi của trẻ Những con số thống kê bạo lực gia đình ngày càng tăng, trong khi đó người ta vẫn ít khi để ý tới những trường hợp trẻ em chứng kiến cảnh bạo lực gia đình.Nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình là trẻ em và quan trọng hơn là nó đã gây chấn thương tâm thần cho trẻ ở mức trầm trọng Những trẻ em sinh ra, lớn lên ở những gia đình.. . lí mà trẻ chứng kiến bạo lực gia đình nói chung gặp phải và biểu hiện đó cũng thấy rõ khi nghiên cứu tại xã Ngọc Quan.Những vết thương về thể chất đối với trẻ chứng kiến bạo lực gia đình đã khó hàn gắn nhưng những ảnh hưởng về mặt tinh thần khi trẻ em chứng kiến bạo lực giữa cha mẹ chúng lại càng khó phai, nó khắc dấu ấn sâu đậm trong tâm trí và có ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển về sau của trẻ. .. chồng-thủ phạm gây bạo lực cũng có xu hướng có mẹ từng bị bạo lực hoặc bản thân bị đánh đập khi còn nhỏ Trong khi bản thân việc sống trong một gia đình có mẹ bị bạo lực đã ảnh hưởng xấu đến trẻ thì việc trực tiếp chứng kiến cảnh bạo lực xảy ra với mẹ có ảnh hưởng nhiều hơn đến đời sống của trẻ Cũng cần nhận thấy rằng những đứa trẻ chứng kiến bạo lực có thể sao chép những hành vi của bố mẹ bởi chúng hiểu... hưởng của bạo lực gia đình đến sự phát triển thể chất của trẻ Trẻ em phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình làm tâm lí trẻ lo sợ, buồn chán không muốn ăn uống, vận động, mọi sinh hoạt của trẻ bị ảnh hưởng Đồng thời sự căng thẳng tinh thần làm cho các cơ quan trên cơ thể trẻ cũng có những rối loạn trong hoạt động như vậy ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất ở trẻ 17 Trẻ em chứng kiến dễ làm tổn thương . về “Những ảnh hưởng trẻ em gặp phải khi chứng kiến bạo lực gia đình 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng nghiên cứu. Những ảnh hưởng khi trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình. 3.2. là bạo lực của người lớn với trẻ em (cha mẹ bạo lực con cái, ông bà bạo lực cháu, anh chị bạo lực với nhau) mà chưa có đề tài nào nghiên cứu về ảnh hưởng khi trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình. Sự. năm. 12 CHƯƠNGII NHỮNG ẢNH HƯỞNG KHI TRẺ EM CHỨNG KIẾN BẠO LỰC GIA ĐÌNH Hình 2.1 (Ảnh minh họa) 2.1 Thực trạng bạo lực gia đình ở Vat Nam. Hàng năm ở nước ta có khoảng 2/3 trong tổng số gia đình có hành vi bạo lực

Ngày đăng: 18/04/2015, 16:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thanh Bình, Gia đình học,NXB Đại học sư phạm Hà Nội Khác
2. Báo cáo tình hình bạo lực gia đình, BCĐ phòng chống BLGĐ xã Ngọc Quan- Đoan Hùng- Phú Thọ Khác
3. Báo cáo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình tại Việt Nam, Tổng cục thống kê Việt Nam Khác
4. Báo cáo nghiên cứu tại 6 tỉnh về bạo lực gia đình, Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED) Khác
5. Hoàng Duy Chúc (Chủ biên), Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Thọ, Nguyễn Thị Vân (2007), Hành vi con người và môi trường xã hội, Tập bài giảng Khác
6. Tạ Hải Giang (2010), Quyền trẻ em, Tập bài giảng Khác
7. Bùi Thu Hằng (2001), Bạo lực trong gia đình, Tạp chí khoa học về phụ nữ Khác
8. Chu Thị Kim Ngân (2010), Công tác xã hội với trẻ em bị xâm hại, Tập bài giảng Khác
9. Lê Mậu Hãn (2008) ,Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB chính trị quốc gia Khác
10. Đỗ Công Tuấn (2008),Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB chính trị quốc gia Khác
11. Nguyễn Xuân Thức (2006), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học sư phạm Khác
12. Vì một xã hội không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em (2002), Trung tâm sức khoẻ phụ nữ và gia đình Workbank.Website Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w